PHẬT GIÁO MYANMAR LINH HỒN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ
Ngày 1/2/2021, quân đội Myanmar thông báo “thanh trừng” chính quyền thời bà Aung San Suu Kyi làm cố vấn nhà nước, theo đó loại bỏ 24 bộ trưởng và thứ trưởng, đồng thời chọn 11 người vào thay thế bên trong chính quyền mới sau khi thực hiện cuộc đảo chính (theo cách gọi của truyền thông phương Tây) vào cùng ngày, theo Hãng tin Reuters. Thông báo trên được đưa ra trên kênh truyền hình Myawaddy do quân đội Myanmar sở hữu.
Những người mới được bổ nhiệm sẽ giữ các vị trí lãnh đạo trong các bộ tài chính, y tế, thông tin, ngoại giao, quốc phòng, biên giới và nội vụ.
Cũng vào sáng 1/2/2021, quân đội Myanmar đã bắt giữ Tổng thống Win Myint, Cố vấn nhà nước, bà Aung San Suu Kyi và các nhân vật khác của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) - đảng giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử vào tháng 11-2020.
Chính quyền Myanmar lọt vào tay quân đội do Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, ông này tạm thời nắm quyền điều hành đất nước. Myanmar (Miến Điện) bổng chốc trở thành tâm điểm của các bản tin thế giới. Quân đội không chấp nhận đảng phái họ chống lưng thua đậm trong cuộc bầu cử. Họ đảo chính, bắt giam bà Aung San Suu Kyi cùng hàng trăm quan chức khác. Hàng loạt các cuộc biểu tình bùng nổ, nhiều nơi dẫn đầu là các nhà sư. Tại Myanmar, sự tham gia của giới sư sãi không đơn thuần chỉ là với tư cách người dân phản kháng.
Quá trình dân chủ hóa ở Myanmar là rất “ngoạn mục” và được coi đó là cuộc cách mạng nhung ở xứ chùa vàng. Ngoạn mục ở chỗ việc chuyển đổi thể chế chính trị từ độc tài quân sự sang dân chủ và chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự (dưới sự thống lĩnh của Thống tướng Than Shwe 1992-2010) sang chính quyền bán dân sự (dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein 2010-2015) và cuối cùng là chính quyền dân sự hoàn toàn (dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Htin Kyaw mà điều hành trực tiếp phía sau là Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi từ 2016 đến nay) đã diễn ra một cách hòa bình, hầu như không có sự đổ máu thương vong nào như thường thấy trong các cuộc cách mạng màu ở một số nước khác trên thế giới.
Nhìn tổng thể trong một thập niên qua, chính quyền tại Myanmar từ 2010 đến nay đã có nhiều cố gắng thành lập một nền dân chủ liên bang, làm nền tảng cho nền hòa bình lâu dài trong sự hợp nhất để phát triển tốt việc hòa giải dân tộc, và tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân Miến Điện. Tuy nhiên các cấp lãnh đạo quân đội Miến rất khó mà từ bỏ được quyền lực chính trị tối cao, họ tự cho mình là những người có quyền lực trong việc ban phát nền dân chủ cho đất nước Myanmar. Lúc thì họ cởi trói cho đất nước có được dân chủ, có lúc thì họ tước bỏ dân chủ, lập lại độc tài chuyên chuyên chế .
Việc quân đội đảo chánh và bắt giữ các lãnh đạo của chính quyền đương nhiệm, đã làm người dân phẫn nộ, từ đó các cuộc biểu tình đã diễn ra khắp nơi hơn một tháng nay tại đất nước chùa vàng này.
NHỮNG NHÀ SƯ DŨNG CẢM CỦA MYANMAR
Phật Giáo là một động lực góp phần không nhỏ về sức ảnh hưởng đến cấu trúc chính trị của xứ chùa vàng Miến Điện, để chuyễn hóa từ quân phiệt sang chế độ dân chủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi.
Với một cái nhìn khách quan về tình hình chính trị ở Myanmar, suốt 50 năm kể từ cuộc đảo chính năm 1962, Myanmar bị cô lập và thống trị bởi quân đội. Trong thời gian này các nhà sư Myanmar đã lãnh đạo nhiều cuộc biểu tình chống lại thế lực quân phiệt. PG là một yếu tố then chốt đã đưa được đất nước Myanmar thoát khỏi chế độ độc tài do quân đội nắm giử, bởi một cuộc cách mạng nhung với 80.000 nhà sư biểu tình vào ngày 19 tháng 8 năm 2007 tại Burma. Việc này cho thấy một thế lực chính trị đến từ Phật Giáo, đã là một đối trọng với độc tài quân phiệt, có tầm ảnh hưởng lớn trong việc thay đổi bộ mặt xã hội ở xứ chùa vàng.
Bên cạnh những hành động tích cực của PG làm cho dân chủ lớn mạnh. Nhưng trong lúc bà Aung Sun Suu Kyi lãnh đạo được PG hậu thuẫn với chủ nghĩa PG cực đoan, bà Sưu Kyi đã bị phương Tây tẩy chay và lên án trong việc tranh giành ảnh hưởng với những người Hồi Giáo thiểu số trên đất nước này vào năm 2017. PG Miến Điện từ lâu cũng mất đoàn kết trong vấn đề thống nhất lãnh đạo của PG, đưa đến tình trạng có nhiều tông phái và nhiều Tăng Thống lãnh đạo trong quá khứ.
Nhìn chung các nhà sư PG của xứ chùa vàng đã góp phần không nhỏ vào việc khiến chế độ do quân đội lãnh đạo bắt buộc phải chuyển hoá dân chủ, chia quyền lực với đối lập, để nhường cho chế độ chính trị mang màu sắc dân chủ được thành hình vài năm sau đó, khi bà Aung San Suu Kyi được thả và trở thành nhà lãnh đạo của đất nước Myanmar.
Miss Suu Kyi (cách gọi của báo chí phương Tây) là một phật tử thuần thành của Phật Giáo Nguyên Thủy. Bà là người tin tưởng vào tinh thần Bi, Trí Dũng trong đạo Phật là chìa khóa sẽ đưa đến thành công trong vấn đề giải quyết bài toán Dân Chủ trên quê hương của bà. Đó là: sự vị tha trong chính trị, dũng mãnh tinh tấn đi tới với một trí huệ bát nhã.
Vào thời kỳ tiền dân chủ trên đất Myanmar bắt đầu từ năm 2011 đem lại cho các nhà sư nhiều quyền lực ảnh hưởng xã hội hơn với các hội đoàn dân sự cũng như các tổ chức chính trị khác có mặt vào thời điểm đó. Từ đó các nhà sư PG đã trở thành những nhà chính trị trong chiếc áo cà sa. Thế lực của PG Miến có thể xem như là một thực thể chính trị mềm và mạnh nhất đứng sau quân đội.
Hình ảnh về một vị sư đứng dang hai tay chận lực lượng vũ trang đàn áp người biểu tình đã lan truyền nhanh trên mạng xã hội. Đó là câu chuyện đã xảy ra tại Quận Namsai thuộc Arunachal Pradesh mới cách đây hơn một tuần, tại một bang phía đông bắc Myanmar. Khi cảnh sát tiến hành bắt bớ và đàn áp đoàn biểu tình của người dân nơi đây, Sư Trụ trì (chức sắc là Sayadaw) của Ngôi chùa Vàng Namsai, vốn có truyền thống lịch sử và nổi tiếng với người Khamti, đã quyết liệt đứng ra ngăn cản đà tiến quân của cảnh sát và quân đội. Ông thậm chí còn nói to: "Tôi không có vũ khí, muốn thì cứ bắn vào tôi!”
Nỗ lực thuyết phục của Vị Trụ trì Chùa Vàng Namsai đã giúp 2 thanh niên được lập tức thả ra và lực lượng quân của chính quyền đảo chính rút lui, ngừng đàn áp.
SỐ NGƯỜI BIỂU TÌNH THIỆT MẠNG Ở MYANMAR
Theo Văn phòng Nhân quyền LHQ, cho đến nay, hơn 54 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Dù những báo cáo khác đưa ra con số cao hơn nhiều. Thứ Tư là ngày đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra, với 38 người biểu tình bị sát hại ở các thành phố và thị trấn trên khắp cả nước.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet kêu gọi các lực lượng an ninh "dừng đàn áp tàn ác đối với những người biểu tình ôn hòa".
Hàng chục quốc gia hiện đã lên án bạo lực ở Myanmar, dù điều này phần lớn đã bị các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính phớt lờ. Khối Asean cũng đã họp trực tuyến để lên tiếng lo ngại trước sự đàn áp thô bạo của quân đội và cảnh sát.
TẢN MẠN VỀ ĐẤT NƯỚC MYANMAR
Cộng Hòa Liên Bang Myanmar còn gọi là Miến Điện phía Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Phía Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Burma và ngày nay là Myanmar, có diện tích 676.577 km² (261.288 mi²). Thủ đô mới của quốc gia này là Naypyidaw còn thành phố lớn nhất là Yangon (thủ đô cũ) hay còn gọi là Rangoon. Dân số: 55.294.979 người (năm 2021), GDP đầu người danh nghĩa là 1.333 đô la. Myanmar từng là thuộc đia của Anh và Ấn. Quân đội Myanmar nắm quyền lực tại đất nước trong một thời gian dài trên 50 năm.
Các lực lượng võ trang Myanmar được gọi là Tatmadaw, với số lượng 488.000 người. Quân đội có nhiều ảnh hưởng trong nước, các vị trí chủ chốt trong chính phủ và trong quân đội đều do các sĩ quan quân sự nắm giữ. Trong Quốc Hội Myanmar số lượng đại biểu thuộc đảng quân đôi chiếm 25% không qua bầu cử. Điều đó đã làm cho lãnh đạo quân đội trở thành những kiêu binh và tự cho là mình có quyền ban phát dân chủ trên đất nước này.
Myanmar dành được độc lập từ tay thực dân Anh vào năm 1948. Kể từ cuộc đảo chính năm 1962 lật đổ chính phủ dân cử của Thủ tướng U Nu, tướng Ne Win cùng tập đoàn quân nhân cực hữu do ông đứng đầu lên cầm quyền cho đến năm 1988; Trong gần 3 thập niên ấy Ne Win đã cai trị Miến Điện một cách độc đoán, đặt quyền lợi của tập đoàn cầm quyền lên trên cả quyền lợi đất nước, và áp dụng nhiều kiểu nhà nước chuyên chế, kể cả thử nghiệm một kiểu chính quyền xã hội chủ nghĩa “đầu cua tai heo” thân Trung Quốc Mao-ít vào thập niên 70.
Tuy đã từng được gọi là “vựa thóc” của vùng Đông Nam Châu Á, nhưng đến cuối thời kỳ Ne Win (1987), Miến Điện bị liệt vào danh sách những quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới. Chính quyềnđộc tài quân phiệt Miến Điện hiện nay dưới danh nghĩa “Ủy ban Quốc gia vì Hòa bình và Phát triển” (State Peace and Development Council) là nguyên nhân – và là nguyên nhân duy nhất - của nghèo đói và khổ cực của nhân dân Miến Điện. Chính quyền Miến Điện, đã đổ lỗi nghèo đói là do các biện pháp trừng phạt của thế giới. Sự chạy tội làm dân nghèo giống như chxhcnvn đã từng đỗ lỗi cho chiến tranh và sự cấm vận của Mỹ- Đó là một cách giải thích không mang tính thuyết phục.
Năm 1990, chính quyền quân nhân cho phép tổ chức bầu cử đa đảng, và kết quả Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã dành được thắng lợi vang dội. Bất ngờ và sợ hãi trước kết quả ấy, tập đoàn quân phiệt đã tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử, thẳng tay đàn áp lực lượng dân chủ và cầm tù tại gia lãnh tụ Aung San Suu Kyi suốt từ năm 1990 cho đến nay, chỉ trả tự do cho bà trong những giai đoạn ngắn trước áp lực của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Từ ngày ấy đến nay, chính quyền ở Miến Điện, núp dưới danh nghĩa “Ủy ban Quốc gia vì Hòa bình và Phát triển” (SPDC) – mà trước đó là “Ủy ban Quốc gia Tái hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC), vẫn tiếp tục hành xử như một chính quyền độc tài, một thứ “chính quyền Ne Win không có Ne Win”. Chính quyền này, do tướng Than Shwe đứng đầu, đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan đồng thời với tinh thần bảo thủ về tôn giáo (ở đây là Phật-giáo), một thói quen thường thấy ở các chế độ độc tài cực hữu; Về đối ngoại nhà cầm quyền Yangon theo đuổi chính sách tự cô lập, chỉ mở cửa một cách hạn chế với các nước trong cùng khu vực, về đối nội thì thẳng tay đàn áp những tiếng nói đối lập ở trong nước. Năm 1997 Miến Điện chính thức trở thành hội viên của khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á).
PHẬT GIÁO MYANMAR
Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanmar là người Miến, người Shan và người Karen. Cả nước Myanmar có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanmar theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12 giờ trưa, sau 12 giờ trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.
Phật giáo xuất hiện rất sớm ở đất nước này, có lịch sử đến nay trên 2500 năm, với tỉ lệ 87.6% người Miến Điện theo Phật Giáo - từng đã trở thành quốc giáo từ thế kỷ 12 đến thế kỷ thứ 19. Khi đến Myanmar (Miến Điện), người Phật Tử không thể không viếng thăm Bagan - một thành phố cổ với hơn 2,000 ngôi chùa tháp Phật giáo, được công nhận là công trình quý giá với ‘di tích khảo cổ tráng lệ và đầy ngạc nhiên nhất ở Châu Á’. Sự nguy nga và yên tĩnh của những ngôi chùa, tháp cổ này đã cuốn hút khách hành hương chiêm bái, làm họ ngỡ như mình đang lạc vào cảnh “thần tiên” ngay khi bước vào mảnh đất linh thiêng này.
Theo bia khắc ghi lại, “Bagan” nghĩa đen là “Arimaddana pura” nghĩa là "đánh bại kẻ thù", hiểu theo Phật Giáo là "chiến thắng các ác ma".
Bagan nằm trên bờ phía đông của sông Ayeyyawaddy, cách thành phố Mandalay 193km về phía nam. Trên 42 km2 của Bagan sừng sững những ngôi chùa, tháp cổ được xây dựng vào đầu thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Bagan thoạt đầu được xây dựng như một toà thành có tường bao quanh vào năm 849. Kể từ triều đại vua Anawrahta (1044-1077), Bagan trở thành vương quốc hùng mạnh, trải rộng tới vùng Bhamo ở phía Bắc, Salween ở phía Đông, Assam, Aranka cùng vùng Chin ở phía Tây và vương quốc Mon ở phía Nam. Vua Anawrahta đã chinh phục người Mon, đưa quốc vương, hoàng gia, các nhà nghệ thuật cũng như thợ thủ công người Mon về Bagan, đồng thời đem theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) với sự trợ giúp đắc lực của vị sư uyên bác Shin Arahan. Nhờ vậy, Phật giáo Nguyên thủy đã phát triển thịnh vượng qua nhiều triều đại kế tiếp. Chính các vị vua này đã cho xây dựng những ngôi chùa tháp cao nghiêm, tráng lệ để bày tỏ sự tôn kính, lòng mộ đạo của mình.
Ban đầu, Bagan có đến 13,000 ngôi chùa, tháp. Sau đó, Bagan chẳng may rơi vào tay người Mông Cổ năm 1287. Nhiều ngôi chùa đã bị sập nát trong lúc phòng thủ chiến đấu. Năm 1975, lại thêm nhiều ngôi chùa bị phá hủy vì trận động đất tại Bagan.
CÁC NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG Ở BAGAN
1.Chùa Ananda: ngôi chùa với những tác phẩm nghệ thuật tráng lệ, được vua Kyansittha xây dựng vào năm 1090.
2.Chùa Shwezigon: đây là ngôi chùa dát vàng đầu tiên được xây dựng tại Miến Điện.
3.Chùa Thatbyinnyu: với độ cao 66 mét, cùng với kiến trúc nguy nga tuyệt diệu, ngôi chùa này trở thành chùa cao nhất ở Bagan. Chùa được vua Alaungsithu cho xây vào giữa thế kỷ 12
4.Chùa Dhamma-Yangyi: ngôi chùa đồ sộ nhất ở Bagan, được vua Narathu cho xây dựng vào năm 1170
Đất nước Miến Điện nghèo nàn và lạc hậu ấy, nghịch lý thay, lại là một quốc gia cất giữ những kho tàng vô giá về lịch sử và văn hóa nói chung, và về mỹ thuật Phật-giáo nói riêng, giữa một thiên nhiên vừa đẹp vừa đa dạng và gần như chưa hề bị ô nhiễm. Tuy là chính quyền quân nhân quân phiệt nhưng những lãnh đạo quân đội và cảnh sát đều rất tôn sùng Phật Giáo. Không như đám tướng lãnh và các đảng viên đảng csvn trong CA và QĐND của VN.
HỘI ĐỒNG BẢO AN LHQ LÊN ÁN SỰ ĐÀN ÁP Ở MYANMAR
Cuối cùng rồi ngày hôm nay 11.3.2021 Hội Đồng Bảo An LHQ cũng đồng thuận trong việc lên án mạnh mẻ chính quyền quân phiệt ở Myanmar đàn áp người biểu tình ôn hòa, sau hơn 24 tiếng trì hoản vì bị Trung Công, Nga VN và Ấn Độ ngăn cản ra nghị quyết.
Biên khảo chính trị từ hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 11.03.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét