KHU MỘ CÁC CHIẾN SĨ TIỂU ĐOÀN 2 TRUNG ĐOÀN 5 SĐ 2

Chùa Dương Lâm Xã Tam Dân ( xã Kỳ Long ) huyện Tam Kỳ Tỉnh Quảng Nam ( Quảng Tín ) nơi đây là khu mộ các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 bô binh. Những chiến sĩ đã chiến đấu chận địch và đã hy sinh vào các ngày 22,23/03/1975 tại xã Tam Dân quận Phú-Ninh thuộc tỉnh Quảng-Nam.

Thôi thúc từ tiếng gọi đến với đồng đội mà một thời tôi đã sống với họ, qua diễn đàn “tìm mộ lính” cuả thanh niên cờ vàng đăng tải. Tôi quyết định tìm về với họ dù phải vượt quãng đường dài nửa vòng trái đất từ Mỹ về Sài gòn, từ Sài gòn bay ra Đa nẵng, từ Đà-nẵng đáp tàu lửa xuôi Nam vào ga Tam-kỳ thuộc tỉnh Quảng-Nam để đến khu mộ.

xe thồ bốc băng đồng ngược lên vùng đồi núi trùng điệp trong mưa phùn gió bấc rét mướt mùa đông miền Trung. Trong chiếc áo mưa mong manh giá 3000đ/vn =$1.50xu/Mỹ không đủ ấm khiến chân tay tôi tê cóng. Ở Mỹ cái lạnh cũng Khi xe đến chùa Dương-Lâm,chúng tôi vào chùa dâng hương cúng Phật và sau đó vòng quanh chùa quan sát, nghe kể chuyện xưa... 

Ngày ấy… 37 năm trước, quanh ngôi chùa nầy,một ngọn đồi thoai thoải rậm rạp,đã xảy ra một cuộc chiến đẩm máu giữa Tiểu-đoàn 2/5 cuả Trung-đoàn 5 thuộc Sư-đoàn 2 bộ binh và một bộ phận của Sư-đoàn 711 cuả VC. Hai bên kịch chiến suốt hai ngày 22 và 23 tháng 03 năm 1975. Mặc dù hết nguồn yểm trợ, cô thế, tiểu đoàn 2/5 vẫn chiến đấu cho đến khi phòng tuyến bị tràn ngập và chấp nhận hy sinh tại giao thông hào của mình.

Tử thương hai phía đều nặng, Việt cộng vận động dân khiêng xác và thương binh của họ đi chôn cất và cứu chữa còn xác của lính “Cộng-hòa” thì dầm mưa giải nắng không ai ngó ngàng đến. Mùi tử khí xông bốc lên khiến dân không thể ra đồng cày cấy được, họ thầm lặng lấp đất tại chổ những tử thương trong e dè sợ sệt vì dể bị kết tội tiếp tay cho “kẻ thù”.

Thế rồi sau đó thoảng trong đêm, có tiếng rên la vật vã, có bóng người vật vờ xuất hiện xin nước, xin cơm, xin áo quần vì đói lạnh, dân quanh vùng khiếp sợ vì đúng là bóng hình của các anh lính ”Cộng-hoà” đã bị tử trận ngày nào nay oan hồn còn vất vưỡng quanh đây hiện về.

Họ đến chùa trình với thầy trụ trì xin thiết lễ cầu siêu tế độ cho các vong linh trên được siêu thoát.Đã có lễ trai đàn chẩn tế diễn ra, hằng năm xem như các ngày 22+23/03 là ngày giổ. Sau đó là cuộc vận động của thầy trụ trì, muốn đào tìm và di dời hài cốt của các tử sĩ nầy vào một cuộc đất khác, xa chùa để chính thức là nơi yên nghỉ vĩnh viển của họ. Trong nhiều năm lặng lẽ và e-dè làm việc vì ngại có sự dòm ngó của địa phương, mãi đến năm 2008 khu mộ mới hoàn thành, bên cạnh sườn đồi thoai thoải cách xa chùa 5km yên vị được 61 ngôi, còn 25 hài cốt nữa sẽ được vân tập về đây một ngày không xa, (đang chờ tài chánh của thập phương yểm trợ để phá thêm đất rừng). Nhìn thành qủa tốt đẹp đó, xin tán thán công đức của vị thầy trụ trì mới, tuy còn trẻ mà đạo tâm cao cả, và của các Phật tử mạnh thường quân đã đem tâm vô úy lo cho các vong linh có được một nơi yên nghỉ tốt đẹp.

Nhìn khu mộ theo địa lý và phong thủy, thì đây là một phần thưởng xứng đáng cho các chiến sĩ ta sau bao năm bị vùi thây trong lòng đất. Trước mặt là hồ chứa nước mênh mông của đập thủy lợi Phú-Ninh, nguồn sống chính của thị xã Tam-kỳ, bao quanh là các núi đồi soi mình xuống mặt hồ phẳng lặng, tạo nên bức tranh sơn thủy lung linh giữa cảnh hoang vắng u-tịch hắt hiu!

Các chiến sĩ của Tiểu đoàn 2/5 đang nằm đây, họ đến từ muôn phương của đất nước, họ đến từ mọi lứa tuổi của tuổi thanh xuân để chống giặc bảo vệ miền Trung. Nam- Ngãi (Quảng-Nam, Quảng-ngãi vùng trách nhiêm của SĐ2). Họ chận địch đang tràn xuống đồng bằng để mưu đồ cắt quốc lộ một không cho đồng bào ta từ Quảng-ngãi, Tam-kỳ kéo ra Đà-nẵng tị-nạn. Thế rồi họ bị hy sinh nơi đây vào giờ phút bi đát nhất của lịch sử cuộc chiến. Không có báo cáo tổn thất của đơn vị nên không có danh tánh, không được mai táng theo lễ nghi quân cách của quân đội, gia đình không nhận được sự trợ cấp nào của Chính phủ theo luật định, vợ con họ mãi đến giờ nầy vẫn không biết họ nơi đâu! Quả là một sự thiệt thòi to lớn mà họ và gia đình họ đã nhận chịu, vì cuộc chiến đã tàn, không ai còn trách nhiệm với những kẻ xấu số đang nằm nơi đây!Đốt lần hương cuối tưởng niệm. ”Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa” vâng, năm xưa,39 năm về trước.Ngày 27 tháng 01 năm 1973 khi hiệp định oan nghiệt Paris vừa ký kết, VC lại vi phạm,tràn quân xuống đồng bằng chiếm hải cảng Sa-Huỳnh thuộc tỉnh Quảng-Ngãi, chúng mưu đồ cắt miền Trung ra làm đôi dành thêm đất.Để bẻ gãy âm mưu trên. Sư-đoàn2/BB có lệnh tái chiếm.Để nghi binh, một Tiểu đoàn được tàu há mồm bốc ra khơi, ý cho VC biết là ta sẽ đổ bộ vào Sa-Huỳnh bằng đường biển. Quân báo của VC báo về bộ chỉ huy và ngay sau đó chúng cho một đơn vị tràn xuống bờ biển nghênh chiến Nhưng chúng đã bị ”hố”. Tàu ra khơi chỉ là động tác giả, tàu chỉ chạy vòng vòng vài giờ rồi trở vào bờ đổ quân ở vị trí khác. Để biết chắc đơn vị địch cấp độ nào hòng đối phó. Ta cho trực thăng vận đổ xuống một đại đội trinh sát để thăm dò, nhưng chỉ trung đội đầu vừa chạm đất thì bị tổn thất, như vậy đủ biết lực lượng địch khá mạnh. Quân Đoàn đã tung liên đoàn 2 tiếp ứng Biệt Động Quân làm mũi tấn công chính đánh từ trong đất liền ra, lùa VC đến bờ biển để phi pháo tiêu diệt. Kết quả bắt sống một số tù binh và diệt gọn một tiểu đoàn của VC.

Riêng Trung đoàn 5, đặc biệt là Tiểu đoàn 2/5 đánh từ quốc lộ 1 tiến lên diệt chốt ở đồi 274 phiá Tây ngay cảng Sa-Huỳnh. Sau một tháng hợp đồng tác chiến giữa các quân binh chủng, quân ta đã đánh tan sư đoàn 2 Sao Vàng của VC. Quốc lộ 1 đã được giải tõa, mang lại mùa xuân yên vui cho đồng bào năm đó.

Tưởng nhớ năm xưa với các anh Tiểu đoàn 2/5 oai hùnh lẩm liệt là thế, mà nay cũng trận đánh kềm chân địch, giữ lộ cho đồng bào di tản thì các anh lại nằm đây trong hoang lạnh cuả núi rừng. Còn nỗi đau nào diển tả hết sự oan nghiệt cuả chiến trường.

Giã từ khu mộ trong chiều hoang mây xám, lòng se thắt buồn! Xin gởi các anh lại cho núi rừng địa linh Quảng-Nam ôm ấp. Nơi có danh thơm đất Ngũ Phụng Tề Phi, quê hương cuả các cụ Phan chu Trinh, Huỳnh thúc Kháng, Nguyễn duy Hiệu, Trần qúy Cáp, Trần cao Vân và nhiều danh nhân khác nữa… Mong các anh sẽ thanh thản yên nghỉ. Còn lại, chúng tôi luôn ”thắp hương tưởng niệm” các anh trong tâm mình! ..... hết trích.

Đốt Hương Tưởng Niệm Trước Mồ Ngô Văn Thu (phần 1 và còn tiếp).

Tác giả cho biết ông sinh tháng 10/1939. hiện là cư dân Houston, Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ. 

NGUỒN: FB Jimmy Vu Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét