ĐÂU LÀ SỰ THẬT VỀ NGÀNH SẢN XUẤT XE Ô TÔ CỦA MA DZÊ IN VN - CHỈ MỚI CHẾ TẠO ĐƯỢC CON ỐC VÍT BẮT BẢNG SỐ XE.

Phạm Nhật Vượng và các tên đầu lĩnh Ba Đình từng nổ như bấp rang về việc Vinfast sẽ bắt kịp các ông lón trong ngành sản xuất ô tô, và sẽ “trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu ở Đông Nam Á - nơi hội tụ của ngành công nghiệp thế giới để tạo ra các sản phẩm đẳng cấp quốc tế....". Vinfast và hệ thống chế thuốc nổ của đảng: "Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng". Trong khi đó thì tại buổi hội thảo ngày 21.2.2023, người VN trong và ngoài nườc mời biết được một sự thật về nghệ thuật lừa bịp dân của đảng và các đỉnh cao trí tuệ về đẳng cấp của kỹ nghệ lắp ráp xe ô tô tại VN hiện nay.

Theo thông tin tại cuộc Hội thảo về Automechanika 2023 tổ chức ngày 21/2/2023, tại Hà Nội vừa qua. Giám đốc Tập đoàn Messe Frankfurt (Hồng Kông) Calvin Lau chia sẻ, tháng 6 năm 2023 – sẽ có tổ chức một cuộc triển lãm tại Sài Gòn v Automechanika, dự kiến có khoảng 400 doanh nghiệp từ các quốc gia như: Đức, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam tham gia, đây cũng là lần th 5 được tổ chức.

Triển lãm Automechanika tại Sài Gòn sẽ tập trung vào công tác số hóa và điện khí hóa nhằm thúc đẩy phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước cũng như thị trường xe điện. “Thông qua Triển lãm năm nay chúng tôi cũng mong muốn giúp doanh nghiệp và khách hàng nắm được, hiểu được nguồn năng lượng mới - đó là xe điện. Đây sẽ là xu hướng phát triển mới trong tượng lai” - ông Calvin Lau chia sẻ. Nguồn:https://baomoi.com/400-doanh-nghiep-du-automechanika-phat-trien-chuoi-cung-ung-o-to-viet-nam/c/45099586.epi

Phát biểu tại buổi hội thảo chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô Automechanika 2023, ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) phát biểu: "Sản lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam chưa đạt mức trung bình 500.000 xe/năm, các sản phẩm chủ yếu đến từ việc nhập khẩu và lắp ráp. Điều này khiến nền công nghiệp ô tô nước ta chưa thể kiện toàn".

Nhận định từ giới chuyên môn còn cho rằng, với 30 năm Hàn Quốc đã thành công trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô, đóng góp quan trọng đưa nước này trở thành quốc gia công nghiệp hóa. Việt Nam cũng phát triển ngành công nghiệp ô tô được 30 năm, song đến nay vẫn chỉ mới giai đoạn sơ khai.

Hiện VN có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… So với các quốc gia trong khu vực, những con số này rất khiêm tốn.

Đơn cử như Thái Lan có gần 700 doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp 1 thì tại Việt Nam có chưa đến 100 doanh nghiệp. Đối với nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, Việt Nam chỉ có chưa đến 150 doanh nghiệp, trong khi Thái Lan có khoảng 1.700 doanh nghiệp.

“Trên một chiếc ô tô hiện nay có hơn 20.000 chi tiết linh kiện, cần tới hơn 200 mã kim loại (mã thép). Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thể chế tạo được một mã kim loại nào trong tổng số 200 mã đó. Chúng ta chỉ mới làm được cái ốc vít bắt biển số xe”, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), nói tại buổi hội thảo chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô Automechanika 2023, theo VietnamFinance. Nguồn: https://vietnamnet.vn/viet-nam-da-tu-san-xuat-duoc-bao-nhieu-chi-tiet-tren-o-to-768777.html

Nhiều cơ sở chế tạo phụ tùng hiện tại cũng gặp một số rào cản khi bán sản phẩm. Dự kiến đến hết năm 2023 sẽ chỉ có 38 đơn vị sở hữu chứng chỉ IATF 16949 (bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho công nghiệp ô tô được Hiệp hội Ô tô Quốc tế công nhận); con số được cho là quá ít để thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.
Theo Chủ tịch VASI, muốn có một nền công nghiệp ô tô thì trước tiên cần phải có một nền công nghiệp khoa học kỹ thuật cơ bản vững chắc, tiếp theo đó là nền công nghiệp vật liệu (sản xuất ra thép hợp kim).

Chủ tịch VASI cũng cho biết các tập đoàn sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước như Thaco, Trường Hải, Vinfast,… thừa nhận rằng họ chưa thể dẫn dắt doanh nghiệp trong nước chế tạo những linh kiện cốt yếu, về cơ bản họ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Nguồn:https://tapchibonbanh.com/kham-pha/van-hoa-xe/chu-tich-vasi-viet-nam-chung-ta-moi-chi-san-xuat-duoc-cai-oc-vit-bien-so-xe-o-to-tren-tong-so-20000-chi-tiet.html

TÓM LẠIMuốn ngành ô tô phát triển thì kỹ thuật hỗ trợ, tức là sản xuất các cơ phận chi tiết trong một chiếc xe, phải phát triển. Tuy nhiên, kỹ thuật sản xuất hiện còn quá yếu kém, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu ngành kỹ thuật chế tạo vật liệu đ cung cấp nguyên liệu cho đầu vào và các sản lượng có giá trị còn quá thấp.

Việt Nam đang ở mức xuất siêu các cơ phận trong ô tô, với tổng giá trị xuất khẩu năm 2019 đạt 5,46 tỷ USD. Tuy nhiên việc sản xuất các cơ phận trong xe ô tô, hầu hết đều do các Doanh Nghiệp FDI thực hiện. Phần lớn các doanh nghiệp này, họ đưa máy móc và kỹ thuật vào Việt Nam, rồi nhập khẩu nguyên vật liệu về để sản xuất, chủ yếu là họ tận dụng nguồn thị trường nhân lực chi phí thấp và hưởng những ưu đãi từ cái ngu của nhà nước chxhcnVN.


Người lính già xa quê hương, Trịnh Khánh Tuấn 24.2.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét