TẠP GHI VỀ HỘI NGHỊ AN NINH MUNICH (MSC) VỪA KẾT THÚC

Hội nghị An ninh München hay Hội nghị An ninh Munich (MSC; tiếng Đức: Münchner Sicherheitskonferenz) là một hội nghị thường niên về chính sách an ninh quốc tế được tổ chức tại Munich ( München), tiểu bang Bayern, Đức từ năm 1963. Với phương châm: "Hoà bình thông qua đối thoại". Đặc biệt trong lần Hội nghị lần thú 59 (năm 2023) đã thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước, gần 100 bộ trưởng cùng hàng nghìn chuyên gia về chính sách an ninh đến từ các nước. Đại diện nước Mỹ dự MSC lần này là Phó Tổng thống Kamala Harris. Cùng đi với bà Harris còn có Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken và khoảng 60 nghị sỹ. Trung Quốc cử ông Vương Nghị - Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham dự, trong khi Nga không được mời tới tham dự hội nghị Munich lần này. 

Trọng tâm của Hội nghị lần này là cuộc xung đột tại Ukraine và các biện pháp cần thiết trong việc giúp đở nước này chống lại cuộc xâm lược của Nga. Bên cạnh đó sẽ là các cuộc thảo luận tập trung vào vấn đề mở rộng liên minh NATO, có bao gồm cả Thụy Điển và Phần Lan. Đơn xin gia nhập NATO của Ukraine cũng sẽ được thảo luận nhưng dự kiến sẽ không dẫn đến bất kỳ quyết định nào trong thời gian ngắn của hội nghị, đồng thời các vấn đề khác như về kinh tế, năng lượng...cũng được bàn tới trong kỳ họp lần này.

Đây là cuộc họp lớn nhất thế giới về vấn đề an ninh và hoà bình thế giới. Lần đầu tiên kể từ thập niên 1990, không có mời Nga, vì hội nghi này không muốn tạo ra một diễn đàn cho "những tên tội phạm chiến tranh trong điện Kremlin" đến để tuyên truyền, đó chính là sự lên án của tân lãnh đạo hội nghị, ông Christoph Heusgen, cựu cố vấn của cựu Thủ tướng Angela Merkel (CDU). Do đó, ngay từ đầu hội nghị đã thể hiện tình đoàn kết của các nườc phương tây đối với cuộc chiến tự vệ của Ukraine.

Trong hơn bốn thập niên qua, Hội nghị An ninh Munich đã trở thành diễn đàn độc lập quan trọng nhất để trao đổi quan điểm giữa các nhà lãnh đạo về chính sách an ninh quốc tế. Mỗi năm, hội nghị này thu hút khoảng 350 người đứng đầu từ hơn 70 quốc gia trên khắp thế giới để tham gia vào cuộc tranh luận rộng rãi về các thách thức an ninh trong hiện tại và tương lai.

Danh sách các khách mời bao gồm các nhà lãnh đạo, chính phủ và tổ chức quốc tế, các bộ trưởng, các thành viên của nghị viện, các đại diện cao cấp của lực lượng vũ trang, khoa học, xã hội dân sự, cũng như doanh nghiệp và truyền thông. Danh sách các chính khách được mời có thể tham khảo nơi đường link: https://securityconference.org/assets/02_Dokumente/230213_MSC2023_List_of_Selected_Registered_Participants.pdf. Hội nghị được tổ chức hàng năm vào tháng 2 tại khách sạn Bayerischer Hof ở Munich (München), thủ phủ tiểu bang Bayern, Đức.

Hội nghị an ninh đã kết thúc, nhưng vẫn không đưa ra được một cam kết hay một ký kết hiệp ước nào về việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken cho biết Hoa Kỳ không có đưa ra một lời hứa hẹn nào về việc cung cấp hoả tiễn tầm xa và máy bay chiến đấu F.16 cho Ukraine. Nhưng sẽ tiếp tục chuyễn giao vũ khí và các nhu cầu quân sự cần thiết, để Ukraine có thể sử dụng trong những tháng ngày tới, không chỉ trong vài năm tới mà đến khi chiến sự tại Ukraine chấm dứt.

Trong hội nghị, Phó Thủ tướng Ukraine, ông Olexander Kubrakow và Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba đã cố gắng thuyết phục các quốc gia đồng minh tiếp tục chuyễn giao nhanh chóng các vũ khí hạng nặng cho Ukraine.

Mặc dù Mđã nói không với các vũ khí tâm xa, nhưng Vương quốc Anh tuyên bố rằng họ sẽ là quốc gia đầu tiên cung cấp "vũ khí tầm xa" cho Ukraine.

"Bây giờ là thời điểm để tăng cường hỗ trợ quân sự của chúng tôi," Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết tại cuộc họp thượng đỉnh trước lễ kỷ niệm cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vào thứ Sáu tới 24.2.2023. "Cùng nhau, chúng ta phải làm hết sức của mình đ giúp Ukraine bảo vệ các thành phố thoát sự oanh tạc, pháo kích của bom đạn Nga và các máy bay không người lái của Iran sản xuất", ông Sunak nói.Tuy nhiên chính phủ Anh muốn hỗ trợ đào tạo phi công Ukraine, nhưng cũng không có sự hứa hẹn nào về việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine.

Ông Tổng Thư Ký NATO, Jens Stoltenberg cũng đã kêu gọi các nước châu Âu đừng quá lệ thuộc nguồn năng lượng của Nga trong thời gian tới.


Thủ tướng Estonia, bà Kallas nhấn mạnh tầm quan trọng của việc buộc Nga phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến tranh của mình, Moscow sẽ phải trả một cái giá đắt cho cuộc xâm lược Ukraine.

Ngày áp cuối cuả Hội nghị, ông Vương Nghị đại diện của Trung Quốc đã gây bất ngờ khi tuyên bố một sáng kiến ​​hòa bình cho Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich. Được coi là bất ngờ vì TQ là một quốc giá từng đi xâm lược nhiều nước láng giềng như hành động của Nga với Ukraine, lại lên tiếng kêu gọi hoà bình tại Ukraine.


Tuy nhiên, đại diện chính phủ ở Kiev tỏ ra hoài nghi về khả năng đưa Nga vào bàn đàm phán với những điều khoản có thể chấp nhận được.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Bundestag, đương kim Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao của Đức Michael Roth, cũng hoài nghi về sáng kiến ​​hòa bình do Trung Quốc công bố cho cuộc chiến Ukraine. “Trên nguyên tắc về đề nghị của Vương Nghi, sẽ được hoan nghênh nếu Trung Quốc cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế khi muốn đóng vai trò xây dựng hoà bình trong việc chấm dứt chiến tranh tại Ukraine” ông Roth đã nói với mạng xã luận Đức. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc ủng hộ chế độ Nga về mặt chính trị và kinh tế. "Do đó, tôi nghi ngờ liệu Trung Quốc, vốn có lập luận nước đôi về cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, cũng hiểu một nền hòa bình công bằng có nghĩa là kẻ xâm lược Nga không được đền đáp hay không."

Một bất ngờ khác trong hội nghị lần này, ông Emmanuel Macron tổng thống Pháp đã lên án mạnh mẻ hành động xâm lược của Nga. Và Pháp sẽ: "chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu với Nga".


Tóm lại hội nghị MSC lần thứ 59  tại Munich trong cuối tuần qua chỉ có mục đích tạo sự đoàn kết gắn bó cuả các quốc gia châu Âu với Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga.

Người lính gìa xa quê hương Trinh Khánh Tuấn, 20.2.1023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét