CHUYỆN TRÉO CẲNG NGỖNG XỨ THIÊN ĐƯỜNG CHXHCNVN - MỘT CỰU ĐNG VIÊN TỪNG LÀ ĐBQH THƯA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN RA ICC. 

Luật pháp nước chxhcnVN từ lâu được xem một thứ rừng luật do đảng cs phối hợp với các đại biểu quốc hội lập ra. Hệ thống luật pháp này đã tạo ra không biết bao nhiêu oan sai vì bị đảng ngồi xổm bên trên để lào lái cán cân công lý. Các quan toà đều là những tay sai, công cụ của đảng. Nên các bộ luật chỉ là hình thức để che mắt mọi người về tính công bằng, nghiêm minh. Từ lâu toà án nhân dân đã được coi là cơ quan thi hành án lệnh từ đảng , chứ không từ các quan toà. 

Cách đây vài ngày, bà Đặng Thị Hoàng Yến tức  bà Maya Dangelas từng là đại biểu Quốc Hội khoá XIII, cũng từng là một trong 500 người góp sức chung vai xây dựng bộ luật cho nhà nước Pháp Quyền XHCNVN, đã nộp đơn tại toà án Liên Bang Hoa Kỳ để kiện một số doanh nghiệp và cá nhân gây thiệt hại cho bà.

Điều này mang ý nghĩa: một người từng làm luật của VN đã nhờ luật pháp Hoa Kỳ  luật quốc tế để kiện một số người và toà án VN. Việc này được coi là một cái tát thật mạnh vào cái gọi là nhà nước pháp quyền xhcnVN và hệ thống toà án VN. Bà từng là một đảng viên đảng csVN, từng nhiều lần được đảng huấn luyện tinh thần chống Mỹ cứu nước, nhưng nay lại dùng luật Mỹ và quốc tế để chống lại đảng và nhà nước cộng sản VN, thiệt tức cười đến vỡ mật!! 

Bà Maya Dangelas, thường được biết đến với tên khai sinh Đặng Thị Hoàng Yến, sinh năm 1959 tại Hải Phòng, là một cựu doanh nhân Việt Nam hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ. Bà hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Tân Tạo , Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo, cựu chủ tịch của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.

Bà đã bị bãi miễn chức danh đại biểu Quốc hội Việt Nam năm 2012 với lý do liên quan đến người chồng Việt kiều Mỹ đã ly dị. Sau đó bà sang Mỹ định cư và đổi tên thành Maya Dangelas sau khi nhập quốc tịch Mỹ. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Th%E1%BB%8B_Ho%C3%A0ng_Y%E1%BA%BFn

*Trước đó vào tháng 9 năm 2019, bà ủy quyền 4 công ty luật đ đâm đơn kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra Tòa Trọng tài Quốc tế, với lý do ông Dũng đã khiến công ty của bà b thiệt hại 2.5 tỷ USD về lợi nhuận và đầu tư trong thời gian ông Dũng còn tại chúc.

*Và vào ngày 6.7.2022, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã đưa ra trọng tài quốc tế  (ICC) thủ tục kiện chính phủ Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ vì hệ thống toà án Việt Nam vào ngày 25/1/2018 đã ra phán quyết buộc Tân Tạo phải làm thủ tục phá sản để trả khoản nợ hơn 21 tỷ đồng (900.000 USD) và từ chối quyền chống án của họ.

Theo báo Thanh Niên ngày 6-9-2023: Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán ITA) vừa công bố thông tin về vụ kiện của Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Thị Hoàng Yến đối với một số doanh nghiệp và cá nhân. Nhưng hệ thống truyền thông của nhà nước đã che dấu vụ kiện Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ chxhcnVN.

Thông tin công bố liên tiếp mới đây từ Tân Tạo cho biết có 3 vụ kiện của bà Maya Dangelas - tức bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty với tư cách cá nhân đã khởi kiện một số cá nhân và pháp nhân tại Việt Nam lên Tòa án Liên bang Mỹ. Tổng số tiền Chủ tịch ITA đòi bồi thường là 500 triệu USD, trong đó có 300 triệu USD bồi thường cho cá nhân bà.

Cụ thể, bà Đặng Thị Hoàng Yến với danh nghĩa cá nhân đã chính thức khởi kiện Công ty CP Xây dựng - Giao thông Đức Hạnh đòi bồi thường 100 triệu USD về việc vi phạm hợp đồng thi công xây dựng tường vây Trung tâm Điện lực Kiên Lương thuộc xã Ba Hòn, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang theo hợp đồng kinh tế ký ngày 6.11.2009. Nguồn: https://thanhnien.vn/tan-tao-cong-bo-chu-tich-dang-thi-hoang-yen-kien-mot-so-doanh-nghiep-tai-my-185230906165457462.htm

VỀ TOÀ ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ ICC

Toà án Trọng tài quốc tế (tiếng Anh: International Court of Arbitration) là một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Toà án Trọng tài Quốc tế là một phần của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Toà án bao gồm hơn 100 thành viên từ khoảng 90 quốc gia. Trụ sở trung ương ICC đặt tại Paris, Pháp.

Trong những năm 1920, ICC tập trung vào giải quyết vấn đề bồi thường các khoản nợ chiến tranh. Sau đó, các thuế quan Smoot-Hawley thảm khốc tại Hoa Kỳ thiết lập các cảnh cho các dân tộc kinh tế của những năm 1930. 

ICC ban hành phiên bản đầu tiên của Uniform Hải quan và thực hành về tín dụng chứng, vẫn còn được sử dụng bởi các ngân hàng trên toàn thế giới để tài trợ thương mại, vào năm 1933. Incoterms® các định nghĩa thương mại tiêu chuẩn quen thuộc với tất cả các nhà kinh doanh đến năm 1936, cập nhật bất cứ khi nào cần thiết vì sau đó. Và, năm sau, ICC giới thiệu luật quốc tế đầu tiên của quảng cáo thực hành.

ICC đã được trao vị trí cố vấn cấp cao nhất của Liên Hợp Quốc vào năm 1946, và kể từ đó đã đại diện cho khu vực tư nhân tham gia vào một loạt các hoạt động với Liên Hợp Quốc và các cơ quan chuyên ngành của mình.

ICC ủng hộ và mở ra các hệ thống thương mại đa phương thông qua các vòng thương mại liên tiếp, bao gồm cả các vòng đàm phán Doha. Thành viên ICC bao gồm càng nhiều nước đang phát triển, tổ chức đã tăng cường nhu cầu đối với sự mở cửa của thị trường thế giới với các sản phẩm của họ, đặc biệt là nông nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu của các thành viên của nó, ICC đã mở rộng hoạt động của mình trong những năm qua. ICC Commercial Crime Services, có trụ sở tại London, được thành lập vào những năm 1980 để giải quyết tất cả các khía cạnh của tội phạm thương mại. Liên đoàn Chambers Thế giới cung cấp một trung tâm cho các phòng thương mại trên toàn thế giới.

Ngày nay, ICC bao gồm 13 cơ quan/tiểu ban, gồm các chuyên gia từ khu vực tư nhân bao gồm các lĩnh vực chuyên ngành của mối quan tâm trực tiếp đến kinh doanh quốc tế. Đối tượng bao gồm từ kỹ thuật ngân hàng để nộp thuế, từ luật cạnh tranh cho các quyền sở hữu trí tuệ, viễn thông và công nghệ thông tin, từ giao thông, môi trường và năng lượng để đầu tư quốc tế và chính sách thương mại.

Tất cả các hoạt động của ICC nhằm thực hiện đầy đủ các cam kết trong hiến pháp của chính ICC "để tiếp tục sự phát triển của một nền kinh tế thế giới mở với niềm tin vững chắc rằng giao lưu thương mại quốc tế có lợi cho cả hai sự thịnh vượng toàn cầu lớn hơn và hòa bình giữa các dân tộc."

Tính đến ngày 9 tháng 1 năm 2020, tòa án đã nhận xử đến 25.000 vụ án, trong đó có kỷ lục hàng năm là 869 vụ vào năm 2019.

Toà trọng tài thương mại ICC này đã từng xử vụ kiện của ông vua Chả giò Hoà Lan, Trịnh Vĩnh Bình vào năm 2021. Toà sau đó đã ra phán quyết, yêu cầu Việt Nam phải trả cho ông Bình 37.581.596 đô la thiệt hại và gần 7,9 triệu đô la án phí. Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-pays-millions-dollars-to-spring-roll-king-04232021113249.html

Tóm lại vụ bà Đng Thị Hoàng Yến kiện một số doanh nghiệp và cá nhân ở VN, đã cho thấy đây là một vụ kiện lịch sử. Đảng và nhà nước cộng sản VN đã bị một cựu đảng viên cộng sản đưa ra toà tài phán thương maị quốc tế, trong đó có tên trùm tham nhũng , cựu thủ tướng nước chxhcnVN Nguyễn Tấn Dũng. Giá trị về tài sản trong vụ án lần này có giá trị cao hơn vụ Trịnh Vĩnh Bình, sự bồi thường nếu bị thua sẽ lên đến hàng tỷ đô la, đó là chưa kể đến tiền luật sư phải trả.

Bình luận từ người lính VNCH Vũ Thái An 07-09-2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét