CÔNG DÂN VNCH VÀ HẬU DUỆ VNCH CẦN BIẾT VỀ TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN CỦA VNCH ĐƯỢC GHI TRONG HIẾN PHÁP 1956 VÀ 1967.

Cũng cần biết thêm lãnh thổ chủ quyền của Quốc Gia VN là từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau cho tới ngày 10/10/1954. Từ ngày 19/12/1946 Việt Minh không có đất dung thân, đồng nghiã với việc Việt Minh không có đất để thành lập quốc gia và đặt thủ đô. Hà Nội thuộc chủ quyền của Quốc Gia VN dưới sự lãnh đạo của Bảo Đại, không còn thuộc lãnh thổ của Việt Minh. Trong thời gian này toàn bộ lực lượng của VM, rút lui vào bưng biền, mà VM gọi là "tiêu thổ kháng chiến", đồng nghiã với việc không đũ lực lượng để giử các phần đất đã cướp được từ cái gọi là cuộc cách mạng tháng 8 giả hiệu.

HIẾN PHÁP VNCH ĐỆ NHẤT RA ĐỜI 1956

Chủ quyền lãnh thổ VNCH sao lại ghi trong điều 1 là "lãnh thổ bất khả phân". Người viết xin được giải thích thêm. VNCH là kế thừa của Quốc gia VN, và lãnh thổ của  Quốc Gia VN sẽ được VNCH kế thừa, như vậy chủ quyền được VNCH tuyên bố là từ Ài Nam Quan tới mũi Cà Mau, trong đó bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho tới hiệp định Geneve ra đời, đều là lãnh thổ của VNCH.


Thủ đô Quốc Gia VN lúc dó là Sài Gòn. Nhưng Bảo Đại thì làm việc ở Đà Lạt. Đây là chính sử, mà đám đầu lĩnh Ba Đình rất mập mờ ghi trong Wikipedia sau này ( trước đó vẩn bưng bít). 

Riêng việc tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa của Quốc Gia VN đã từng tuyên bố trong Hội nghị San Francisco 1951, trong hội nghị này không có mặt phái đoàn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (TQ) , cũng KHÔNG có mặt phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan"), cũng không có phái đoàn của cái gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do hồ chí minh thành lập ngày 2.9.1945 hiện diện trong hội nghị này.






VNCH CHIA LÀM HAI THỜI KỲ VỚI ĐỆ NHẤT VÀ ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ.

Tuy được chia ra làm hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà, nhưng về tuyên bố xác định chủ quyền của đất nước đều không thay đổi: " là một đất nước bất khả phân"

Bản HP đầu tiên được ban hành vào ngày 26.10.1956, một năm sau khi chính thể VNCH chính thức được thành lập và ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên của nước VNCH. Quốc Hội Lập  Hiến ra mắt ngày 4.3.1956, sau đó trở thành QH Lập Pháp đầu tiên của VNCH gồm 123 dân biểu, có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp làm cơ sỏ Pháp Lý cho VNCH.. Tỷ lệ đầu phiếu là 80% vơi 405 ứng củ viên tham gia. Sau nhiều lần trao đổi giửa QH và TT Ngô Đình Diệm một bản Hiến Pháp được ra đời ngày 26.10.1956. Hiến Pháp gồm 98 điều và 8 thiên (chương). http://www.vietnamvanhien.org/HienPhapVIETNAMCONGHOA1956.pdf

Trong lời mở đầu Hiến pháp nêu rõ: "… dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.".

Và điều 1 thiên thứ nhất:

Dù chính quyền miền Nam Việt Nam hầu như chưa từng phát động phong trào Bắc tiến hay “giải phóng miền Bắc” như cách mà đám lãnh đạo Pắc Bó đã làm, bản Hiến pháp 1956 xác định chính quyền Việt Nam Cộng hòa “ý thức rằng Hiến pháp phải thể hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà-Mau đến Ải Nam-Quan” 





Điều này lại được khẳng định thêm một lần nữa tại Điều 1 của Thiên Thứ Nhất, khẳng định “Việt Nam là một nước Cộng-Hòa, Độc-Lập, Thống-Nhất với lãnh-thổ bất khả phân”. 

Như vậy, có thể thấy nhà nước Việt Nam Cộng hòa cũng có mong muốn đại diện cho toàn bộ Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Về mặt chính trị, điều này thật ra là vô cùng cần thiết bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn thường xuyên sử dụng hình ảnh của các triều đại trước đó như nhà Trần, nhà Lê, huyền sử Hùng Vương… để thể hiện sự tiếp nối tính chính danh của mình.


Song, như đã nhắc đến ở trên, chính quyền hầu như không phổ biến quan điểm đưa quân vượt lằn ranh vĩ tuyến 17 để giải phóng miền Bắc. Trái lại, VNCH thường hay kêu gọi người dân miền Bắc rời bỏ chủ nghĩa cộng sản để vào miền Nam sinh sống. Một chính sách đầy nhân văn của VNCH trong thời chiến.

Người có trách nhiệm công bố Hiến pháp và luật theo hiến định là Tổng thống, từ các Điều 57 và 59 quy định. Theo đó, trong vòng 07 ngày từ khi thông qua dự thảo Hiến pháp, Quốc hội phải chuyển văn bản này đến Tổng thống. Trong vòng 30 ngày, Tổng thống sẽ ký sắc lệnh ban hành Hiến pháp. Trường hợp khẩn cấp, do Quốc hội quyết định, Thời hạn này sẽ được rút ngắn còn 07 ngày. Trong khoảng thời gian để ký sắc lệnh ban hành đó, nếu Tổng thống không có Thông điệp đề nghị Quốc hội phúc nghị, đồng thời cũng không ký sắc lệnh ban hành thì dự thảo đã được Quốc hội thông qua sẽ đương nhiên có hiệu lực sau khi kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn nói trên.

Hiến pháp 1956 của nền đệ nhất cộng hoà được xây dựng trên tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc, tinh thần này được tiếp tục duy trì trong Hiến pháp 1967. 


Hiến pháp của Việt Nam Cộng hòa 1956 trong Thiên thứ II, có điều 7 ghi:  không cho phép người cs hay thân cộng nôm na là " cánh tả" hoạt động trong phạm vi nước VNCH "Những hành vi phổ biến hoăc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong hiến pháp."

Trong thiên thứ II, điều 10 có ghi về việc bắt bớ các phần tử phạm pháp như sau:" không ai có thể bắt bớ, giam giữ, tù đày một cách trái phép. Trừ trường hợp phạm pháp quả tang .."

HIẾN PHÁP ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ 1967

Nền đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Diệm bị sụp đổ sau cuộc đảo chính vào tháng 11/1963. Hiến pháp 1956 được thay thế bởi một Hiến pháp Lâm thời ( còn gọi là Hiến Ước tạm thời) ) được ban hành vào 4/11/1963.




Sau đó, nhiều bản hiến pháp dự thảo được bàn luận trong các phiên họp khoáng đại của Quốc Hội tân lập. Một bản Hiến pháp Lâm thời thứ hai được ban hành thay thế cho bản thứ nhất vào 02/07/1964. Liên tiếp sau đó là bản Hiến pháp Lâm thời thứ ba nhanh chóng được ban hành vào 16/04/1964. Rồi bản HP thứ 4, thứ 5. thư 6... ra đời vì bị các tưng lãnh đảo chính làm thay đổi quyền lực liên miên sau ngày 1/11/1963.

Vào tháng 9/1966, một Quốc hội lập hiến gồm 117 Dân biểu được bầu ra bằng một cuộc bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, nhằm mục đích soạn thảo một bản Hiến pháp chính thức mới, quy định trở lại một nhà nước dân sự kết thúc giai đoạn quân quản. Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đã nghiên cứu và tham vấn nhiều bản Hiến pháp khác nhau, đặc biệt là Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn. Công tác lập hiến lần này nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Quốc tế, đặc biệt là Mỹ.

Bản Hiến pháp thứ 7 này (kể từ Hiến pháp 1956 và các Hiến pháp Lâm thời) được công bố vào 01/04/1967. Hiến p háp 1967 lập ra một thể chế với người lãnh đạo là Tổng thống, được bầu trực tiếp từ dân, hai cơ quan lập pháp là Hạ Viện và Thượng Viện (lưỡng viện), bên cạnh đó là một cơ quan tư pháp độc lập. 

Tương tự như nền Đệ nhất Cộng hòa, Điều 113 quy định Quốc hội lập hiến 1966 sẽ đảm nhiệm quyền lập pháp cho đến khi Quốc hội lập pháp đầu tiên được triệu tập. Dù diễn đạt bằng ngôn ngữ khác nhưng rõ ràng, ở trường hợp này phương án , hậu lập hiến, Quốc hội lập hiến sẽ trở thành Quốc hội lập pháp vẫn được lựa chọn áp dụng.

Điều 1 chuơng một về tuyên bố chủ quyền quốc gia VNCH: cũng tương tự như HP 1956, là chủ quyền bất khả phân. Tức là chủ quyền trọn vẹn VN cùng hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.

Trong HP 1967 có qui định về hai viện: Hạ và Thượng Viện.

Quân đội phi đảng phái

Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa năm 1956 không quy định gì về mối quan hệ giữa quân đội và đảng phái, nhưng bản Hiến pháp 1967 thì nói rất rõ tại khoản 2, Điều 23: “Quân nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái”.

Quy định này, một mặt xuất phát từ những học thuyết tách rời quân đội khỏi chính trị, mặt khác có căn nguyên từ một nỗi ám ảnh chính trị khác ở Sài Gòn: chế độ quân quản sau TT Diệm.

Bản Hiến Pháp nước Việt Nam Cộng Hòa còn có một số đặc điểm nổi bật như:

1. Các quyền tự do căn bản đã được chính phủ bảo đảm, đặt biệt là quyền tư hữu;
2. Xây dựng được một nền dân chủ tam quyền phân nhiệm, phân lập và phân quyền;
3. Xây dựng thành công một nền văn hóa giáo dục, lấy nhân bản, khai phóng và dân tộc làm căn bản;
4. Tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển;
5. Báo chí tự do;
6. Theo kinh tế thị trường tự do;
7. Nhưng vẫn bảo đảm được công bằng xã hội và dân sinh như : giáo dục phỏ cập , y tế đại chúng ...và việc thực hiện luật Cải Cách Điền Địa và Người Cày Có Ruộng một cách hợp lý và rất công bằng, khác với chính  sách Cải Cách Ruộng Đất của miền Bắc là mang tính chất cướp của và giết người, gây phẩn nộ quần chúng khắp nơi, sau đó sửa sai trên hàng trăm ngàn xác chết của người dân vô tội. Con số do csVN đưa ra là : 172.008 người bị giết chết, trong đó sau này có 123.266 người (nghĩa là 71,66%) được chính thức xác nhận là bị chết oan. Người ta có đất có ruộng tới cướp rồi đưa ra xử ở một phiên toà mọi rợ gọi là Toà án nhân dân (?!) xong rồi đem ra giết. Các nước văn minh không có cái toà dị hợm như cs Bắc Việt đã làm trong những năm 1953-1956.
8. Một xã hội dân sự phát triển.

Để có thêm cái nhìn về tính ưu Việt của hai bản HP 1956 và 1967 của VNCH, chúng tôi xin đưa ra những nhận định rất hiện thực của một người cộng sản với 45 tuổi đảng, tưng giử nhiều chúc vụ quan trong trong bộ máy cầm quyền của thành Hồ. Ông Lê Hiếu Đằng, (6 tháng 1 năm 1944 – 22 tháng 1 năm 2014) là luật gia, nhà hoạt động xã hội, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên là phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM. Tính tới 2013, ông  có 45 năm là Đảng viên Đảng CSVN. Từ 1975 đến 1983 ông là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Ông sinh hoạt cùng thời với Việt gian Huỳnh Tấn Mẩm, Lê văn Nuôi, Nguyễn Trọng Nho.... Ông này là một luật gia sống trong cả hai chế độ (trước và sau 1975 ở miền nam VN). Một năm trước khi qua đời, ông đã xin ra khỏi đảng csVN (2013), ông mất ngày 22.1.2014. Xem tiểu sử của ông LHĐ tại link: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Hi%E1%BA%BFu_%C4%90%E1%BA%B1ng




TÓM LẠI:

HP nước VNCH đã nêu lên được những điểm nổi bật về tuyên bố chủ quyền quốc gia là một lãnh thổ bất khả phân, tính dân chủ đa đảng trong sinh hoạt của chế độ chính trị miền nam trước năm 1975, đây cũng chính là cấu trúc dân chủ tự do đúng theo xu hướng chính trị của các hầu hết chế độ tự do dân chủ , văn minh ngày nay trên thế giới.HP - VNCH đã cho thấy được những quyền lợi căn bản của người dân, trong đó quyền tư hữu được tôn trọng tuyệt đối.
Người viết gần đây thấy đám đầu cơ chính trị, lợi dụng HP/VNCH để tuyên xằng bậy về lãnh thổ của VNCH từ Bến Hải đến Cà Mau (?). Hiến pháp VNCH còn ghi rỏ , đó là nguyện vọng chung của toàn dân từ mũi Cà Mau đến Ải Nam  Quan. Những ai mượn danh VNCH để lường gạt đồng bào, là một trọng tội và sẽ được kết án sau khi chế độ cộng sản cáo chung.

Người lính VNCH Vũ Thái An 03-09-2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét