PHI VỤ BẮC PHẠT và ANH HÙNG PHẠM PHÚ QUỐC!


Phạm Phú Quốc sinh ngày 29.8 năm 1935, gốc làng Đông Bàn, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là cháu gọi ông Phạm Phú Thứ là cố nội, một đại thần triều nhà Nguyễn và là con của ông Phạm Phú Phò, một phú thương thành công ở Đà Nẳng trong thập niên 1930-1940.

Thưở nhỏ, Phạm Phú Quốc học tại trường Chasseloup-Laubat (bây giờ là trường Lê Quý Đôn). Thời gian còn là học sinh, ông rất đam mê về máy bay, bao nhiêu tiền mẹ ông cho để ăn quà, Quốc đều dành để gởi mua tận bên Pháp các sách kỹ thuật dạy cách chế tạo các loại máy bay nhỏ (tạp chí Mécanique populaire) lắp ráp đem ra thực dụng trên bầu trời thuộc Tân Sơn Nhất bây giờ.

Sau khi thi tốt nghiệp trung học, gia đình định cho Quốc sang Pháp để tiếp tục con đường học vấn, nhưng Quốc cũng vì quá ham thích máy bay nên xin gia đình được đầu quân vào binh chủng không quân.



Phạm Phú quốc gia nhập không quân ngày 15-6-1954. Được gửi đi thụ huấn tại các trường đào tạo phi công của Pháp. Anlnat, Marrakech, trường phi công khu trục Bordeaux và tốt nghiệp trở về phục vụ tại phi đoàn Khu Trục Biên Hòa vào năm 1956.

Xuất thân từ khóa phi công khu trục đầu tiên của Không Quân Việt Nam trung tá Phạm Phú Quốc đã lái những khu trục cơ F8-F cũng là những khu trục cơ đầu tiên của KQVN. Sau đó được gửi đi tu nghiệp xuyên huấn trên khu trục cơ A-1 Skyraider tại Hoa Kỳ và khóa Air Ground Operation School tại Okinawa.

             
khu trục cơ A-1 Skyraider VNCH


Trung tá Phạm-Phú-Quốc đã liên tiếp đảm nhiệm những chức vụ :

- Trưởng Phòng Hành Quân năm 1960
- Chỉ huy trưởng phi đoàn 516 năm 1964
- Tư Lệnh Không Đoàn 23

Suốt 10 năm cánh bằng ngang dọc trung tá Quốc đã nhận :
* 2 Anh Dũng BộI Tinh vớI Ngôi Sao Đồng
* 5 Anh Dũng BộI Tinh vớI Ngôi Sao Bạc
* 1 Anh Dũng BộI Tinh vớI Ngôi Sao Vàng
* 1 Anh Dũng BộI Tinh vớI Ngành Dương Liễu
* Phi Dũng BộI Tinh vớI Cánh Chim Vàng
* Đệ Nhị Không Lực Huy Chương
* Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương vớI Ngành Dương Liễu
* VớI 12 lần được tuyên dương công trạng và nhiều lần khen thưởng

OANH TẠC DINH ĐỘC LẬP 

Trong Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, chắc ai cũng đều biết tới tên anh Phạm Phú Quốc. Anh bắt đầu nổi tiếng không chỉ sau khi anh tử trận trong một phi vụ Bắc Phạt vào năm 1965, hay nhờ bản nhạc mà nhạc sĩ Phạm Duy đã biến anh thành "Người Hùng Mang Tên Quốc" mà chính là qua vụ anh đã tham gia vào cuộc oanh tạc Dinh Độc Lập trong năm 1962. Từ đó đến nay, không biết có ai đã viết về vụ oanh tạc này hay chưa, tuy đó là một sự kiện liên quan mật thiết đến quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, nếu không nói là nó có tầm quan trọng không ít đối với lịch sử cả nước Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn trình bày trong sự hiểu biết của chúng tôi để lưu lại mai sau những dữ kiện có thật.

Nếu bạn đọc tìm hiểu về anh Phạm Phú Quốc qua cuốn Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa (mà chúng tôi có đánh máy lại kèm theo phần tài liệu tham khảo dưới đây) thì bạn sẽ thấy trình bày về phi vụ cuối cùng của anh trong năm 1965, một vài dòng tiểu sử, và phần lớn nói về việc cải táng cho anh Quốc từ vùng anh bị tử trận ở Hà Tĩnh đến nơi an nghỉ vĩnh viễn tại quê nhà ở Hội An tỉnh Quảng Nam

Dinh độc lập bi ném bom ngày 27.2.1962


Hai chiến khu trục cơ của Trung Uý phạm Phú Quốc và Thiếu úy Nguyễn văn Cự trong ngày 27.2.1962


Chiếc khu trục cơ của Trung Uý Phạm Quốc được vớt lên trên sông Sài Gòn


Trung uý Phạm Phú Quốc với Quốc Trưởng Phan Khắc Sữu 1964

Vào năm 1962, Trung Úy Phạm Phú Quốc giữ chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514 đồn trú tại Biên Hòa trong Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân (CC2TLKQ).
Phi Đoàn 514 là đơn vị biệt lập, ngang hàng với một tiểu đoàn, có quân số vào khoảng 400 người, với trang bị theo bản cấp số quân dụng là 25 phi cơ khu trục. Lúc đó, Phi Đoàn 514 sử dụng phi cơ A-1H Skyraider. Đơn vị có tất cả ba phòng sở. Phòng Hành Quân lo việc huấn luyện và hành quân sử dụng hoa tiêu khu trục hiện hữu vào khoảng 25 người, nếu tính tỷ lệ trên số phi cơ hiện hữa thì ta có 1/1, nghĩa là một người bay một phi cơ. Đó là một tỷ lệ quá kém chỉ áp dụng trong thời bình. Vì cả KQVN chỉ có 2 phi đoàn trong năm 1962, một ở Nha Trang là Phi Đoàn 516 thành lập trong năm 1962, và một ở Biên Hòa thành lập từ năm 1956, nên công tác không chỉ xuất phát từ hậu cứ nơi đồn trú mà còn phải biệt phái nhiều nơi khác nhau như ở Sóc Trăng để tham dự Chiến Dịch Bình Tây, ở Đà Nẵng trong các cuộc hành quân Lam Sơn, tại Nha Trang hay Pleiku (khi PĐ516 chưa được thành lập) để tăng cường yểm trợ cho Vùng 2 Chiến Thuật. Công tác huấn luyện chuyển tiếp đơn vị từ các hoa tiêu các ngành khác trên phi cơ A-1H như từ C-47, T-28, T-33 hay O-1A. Việc huấn luyện chuyển tiếp cho các hoa tiêu này cần đến phi cơ T-6 rút từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang về, nâng cấp số phi cơ thêm 9 chiếc T-6 nữa. Thời đó, mọi người đều trẻ trong nghề, trẻ trong chức vụ chỉ huy, nhưng trách nhiệm thật tình khó mà lường được.

Ngoài Phòng Hành Quân còn có hai Phòng biệt lập nữa với trọng trách thật to lớn, đó là Phòng Hành Chánh và Phòng Vật Liệu.

Phòng Hành Chánh chỉ lo việc quản lý hồ sơ nhân viên trực thuộc.

Phòng Vật Liệu với hai Ban Bảo Trì và Tiếp Liệu đảm trách bảo trì cấp phi đoàn. Chính Phòng Vật Liệu cũng như Phòng Hành Quân thiếu rất nhiều chuyên viên khả năng và kinh nghiệm cần thiết để bảo đảm cho sự an toàn hoạt động của đơn vị. Và phần lớn, họ đều là hạ sĩ quan binh sĩ, với đồng lương thấp kém, lại thêm thay phiên nhau biệt phái hoạt động ngoài đơn vị. Tình huống một cảnh hai quê đã làm cho sức khỏe và tinh thần phục vụ của mọi nhân viên đều sa sút khi cuộc chiến tiếp diễn liên tục và càng lúc càng gây go. Đành rằng nhiệm vụ của cấp chỉ huy là phải biết nâng cao tinh thần chiến đấu của thuộc hạ, nhưng yếu tố chính căn bản là thiếu người và tiện nghi để có thể hoạt động hiệu quả.


Phi Đoàn 514 đồn trú trong CC2TLKQ. CC2TLKQ là đơn vị yểm trợ về tiếp vận nhưng cũng là cấp chỉ huy lãnh thổ của phi đoàn. Lúc đó, tại Biên Hòa có hai đơn vị Không Quân đồn trú là Công Xưởng Không Quân và Phi Đoàn 514.

Căn cứ có trách nhiệm yểm trợ về mọi mặt tiếp vận và phòng thủ đơn vị, như nhà cửa, lương bổng, xăng nhớt, bom đạn, xe cộ, truyền tin, bệnh xá, chùa chiền...và nhất là về an ninh lãnh thổ.

Hoạt động hành quân của Phi Đoàn 514 được đặt dưới sự điều động tổng quát của một cấp chỉ huy hành quân là Trung Tâm Hành Quân Không Quân (TTHQKQ).

TTHQKQ đặt tại Tân Sơn Nhứt, trong đó có phần việc phối hợp với Không Quân Hoa Kỳ là TACC, chữ tắt của "Tactical Air Control Center". TTHQKQ có quyền chỉ huy hành quân trực tiếp đến mọi đơn vị chiến đấu Không Quân, bao gồm cả đơn vị kiểm báo (radar) để hướng dẫn, điều khiển, và kiểm soát mọi phi cơ đang bay trong không phận Việt Nam Cộng Hòa dù thi hành phần nhiệm nào của Không Quân chúng ta như Tìm Cứu, Phòng Không, Không Trợ, hay xuất ra khỏi không phận để chiến đấu trên những vùng ngoài lãnh thổ. Điều này quan trọng đến vụ thả bom Dinh Độc Lập mà chúng tôi đề cập đến sau này.

Tóm lại, vụ thả bom Dinh Độc Lập trong năm 1962 do Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thực hiện có liên quan đến hai đơn vị Không Quân khác, đó là TTHQKQ và CC2TLKQ. Sau đây, chúng tôi xin trình bày diễn tiến của ngày hôm ấy, và các hệ quả tai hại của nó.

Trong chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514, anh Quốc chăm lo về huấn luyện đơn vị cho hoa tiêu, đặt hoa tiêu trong tình trạng túc trực hành quân, và thi hành lệnh hành quân từ TTHQKQ. Nói cách khác, trong chức vụ này, anh Quốc toàn quyền sắp xếp các phi vụ huấn luyện và hành quân hằng ngày.

Anh NVC thuyên chuyển từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang (TTHLKQ) về Phi Đoàn 514. Anh NVC đã là một hoa tiêu giỏi làm huấn luyện viên dạy khóa sinh học lái trên các phi cơ O-1A hoặc T-6 tại TTHLKQ. Do đó, chỉ huấn luyện xuyên huấn trên A-1H trong thời gian một tháng, anh được xác định hành quân trên A-1H với tư cách phi tuần viên, nghĩa là người có thể bay hành quân theo một người khác hướng dẫn trong các phi vụ không trợ hỏa lực. Trong thời gian ngắn ngủi là một tháng, chính anh Quốc đã chăm sóc huấn luyện cho anh NVC, và chỉ có anh Quốc huấn luyện cho anh NVC mà thôi. Như vậy, hai người có thể bay rất ăn ý với nhau sau thời gian huấn luyện. Anh Quốc là một hoa tiêu khu trục giỏi, tức nhiên chỉ bảo cho anh NVC cũng cặn kẽ và chu đáo hơn bất cứ ai khác.

Anh NVC đã tham gia hành quân với anh Quốc một vài chuyến trước khi việc dội bom Dinh Độc Lập xảy ra. Ngày hôm đó, anh Quốc dẫn anh NVC trong một phi vụ không trợ hỏa lực cho Vùng 4 Chiến Thuật, xuất phát từ hậu cứ Biên Hòa từ sáng sớm, nghĩa là đợt túc trực đầu tiên phải thi hành phi vụ theo trong lệnh bay. Phi cơ trang bị bom nổ, bom xăng đặc "Napalm", có thể có hỏa tiển, và đầy đạn đại bác 20 mm nạp trên 4 khẩu của từng phi cơ. Chúng tôi không biết rõ số bom đạn mang theo trong phi vụ này cho từng phi cơ, nhưng hai phi cơ thường được trang bị như nhau. Có thể có các cở bom nổ như 500lbs, 250lbs hay 100lbs. Có thể có cả hỏa tiển không địa loại thường chứ không cần loại xuyên phá, vì đây là trang bị tổng quát dành cho mọi cuộc hành quân không trợ hỏa lực cho các cuộc hành quân trong hai vùng, V3CT và V4CT, tùy số bom đạn tồn kho có những gì, nhưng chắc chắn có bom xăng đặc Napalm và bom nổ 500lbs vì hai loại bom này đã được thả trên Dinh Độc Lập.


Trung tá Phạm-Phú-Quốc là : Hoa tiêu khu trục trẻ tuổi, gan dạ thường tình nguyện thi hành mọi phi vụ tác chiến. Được nổi danh ngày 6-6-1959 trong cuộc không kích vào vùng Tân Phú tỉnh Kiến Phong, đã khéo léo điều khiển phi tuần càn quét toán loạn quân và gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Ngày 28-3-1961, trong cuộc hành quân tại rừng Cao Lãnh đã oanh kích các mục tiêu của địch một cách hiệu quả giúp cho quân bạn tiêu diệt hoàn toàn các cứ điểm của địch quân.

Đầu năm 1965, cộng quân đã gia tăng áp lực trên khắp các 4 vùng chiến thuật thuộc lảnh thổ VNCH, tình hình quân sự trở nên sôi động. Cộng sản Bắc việt đưa nhiều sư đoàn chính qui xâm nhập Quân Khu 2 và Quân Khu 1. Ngày 1-2-65, chúng tấn công căn cứ Pleiku phá hủy một số trực thăng của Hoa Kỳ, và đặt chất nổ phá hoại Câu Lạc Bộ (CLB) Hạ-sĩ quan Mỹ ở Qui Nhơn, đồng thời pháo kích doanh trại quân đội Hoa Kỳ và VNCH ở Phước Tường gần căn cứ KQ Đà Nẵng.

KHÔNG QUÂN VNCH TRẢ ĐỦA:

Để trả đũa và cảnh cáo CS Bắc Việt, Hoa Kỳ cho nới rộng mục tiêu oanh tạc miền Bắc từ vĩ tuyến 17 cho đến vĩ tuyến 19. Từng đoàn khu trục F-100 và F-105 liên tục oanh tạc những vị trí địch từ Vĩnh Linh tới Đồng Hới, Hà Tĩnh. Không Quân VNCH cũng khởi sự tham gia những phi vụ Bắc phạt từ tháng 2-1965. 

PHI VỤ BẮC PHẠT NGÀY 19.4.1965:
Oanh tạc Hà Tĩnh.

Phi vụ này được chỉ huy và hướng dẫn bởi Trung Tá Phạm Phú Quốc, Tư Lệnh Không Đoàn 23 CT Biên Hòa với 6 phi tuần A1H và A1G.

Mục tiêu: kho đạn và kho tiếp liệu của quân Bắc Việt ở tỉnh Hà Tĩnh. Các phi tuần của KQ/VNCH (18 phi cơ) cất cánh lúc 1 PM, danh hiệu là "Tiger Red". Danh hiệu của Trung Tá Quốc là "Tiger Red 1". Panama đã hướng dẫn Tiger Red tới mục tiêu oanh tạc và trở về gần như an toàn, mặc dù gặp phải hỏa lực phòng không địch bắn lên dữ dội. Khi các phi tuần bay trở về đến gần đảo HÒN CỌP (Tiger island), một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi phía bắc DMZ lối 5 miles, thì bỗng thấy Tiger Red-1 báo cáo thấy có súng dưới đất bắn lên. Một lát sau, Panama nghe Tiger Red 2 báo cáo: "Tiger Red-1 bị bắn rớt rồi và đã crashed xuống đất gần bãi biển!" Khoảng 3 PM, Tr/úy Hoạt ASOC 1 gọi Panama cho biết: "Lệnh của Ch/Tướng Tư Lệnh KQ là bằng mọi cách phải rescue Tr/Tá Quốc cho bằng được!"

Các Pilot trở về sau phi vụ bắc phạt 1965

Tổng kết những phi vụ Bắc Phạt của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta đã tổn thất: 7 phi cơ A1H và A1G bị bắn hạ và 7 anh hùng phi công đã anh dũng đền nợ nước:

Trung Tá Phạm Phú Quốc, Trung Úy Vũ Khắc Huề, Trung Úy Nguyễn Tấn Sĩ, Trung Úy Nguyễn Hữu Chẩn, Thiếu Úy Nguyễn Đình Quý, Thiếu Úy Nguyễn Thế Tế, Thiếu Úy Nguyễn Quốc Đạt (bị bắt làm tù binh sau khi nhảy dù). 

Ngày 19-4-1965 trung tá Phạm Phú quốc gãy cánh, cách thị xã Vinh về phía đông nam 10km. Lúc đó là 15 giờ 04 phút. Trung Tá Phạm Phú Quốc và một số đồng đội anh đã ra đi để lại sự thương mên của các đồng đội và hàng ngũ không quân VNCH.

                                  Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc (Hương Lan)


CUỘC CẢI TÁNG TRUNG TÁ PHẠM PHÚ QUỐC:

(Truy tìm hài cốt cố đại tá Phạm Phú quốc)

Chuyện về một đại tá quân đội chính quy Bắc Việt giúp đỡ việc tìm hài cốt của một đại tá KQVNCH. 

Sau khi cuộc chiến kết thúc việc tìm hài cốt của đại tá Phạm Phú Quốc đã được sự giúp đỡ của đại tá Phạm Quế Dương, một sĩ quan phòng không của quân đội Bắc Việt đồng thời là một sử gia, theo chính quyền huyện Thanh Hà tỉnh Hà Tĩnh được biết xác phi công Phạm Phú Quốc đã được chôn cất bới dân chúng với quan tài chu đáo với bia ghi “ mộ ông Phạm Phú Quốc” bởi tiếng tăm của ông đã ra tới miền Bắc khi họ biết ông là một trong hai phi công (người thứ hai là phi công Nguyễn Văn Cử ) ném bom Dinh Độc Lập trong cuộc đảo chánh nền đệ Nhất Cộng Hòa bất thành vào năm 1962 và đã bị giam tù cho đến khi cuộc đảo chánh thành công một năm sau đó.1963 .Tuy được chôn cất cẩn thận nhưng vì một thời gian dài không người trông nom nên đã mất dấu tích . Đại tá Phạm Quế Dương đã giới thiệu cho gia đình PPQ một người chuyên tìm hài cốt thất lạc: Ông Đỗ Bá Hiệp nổi tiếng có khả năng ngoại cảm ( Telepathy ) đã cùng gia đình về vùng Cồn Cỏ,Hà Tĩnh để tìm di hài phi công Phạm Phú Quốc.


Chiều 28-11-1998 hài cốt phi công Phạm Phú Quốc được đưa về quê quán, chùa Phước Lâm, thị trấn Hội An tỉnh Quảng Nam . . . mộ anh Phạm Phú Quốc đã được xây cất nghiêm trang với bia đá khắc hình và tên tuổi Anh cùng những hàng chữ đầy nghĩa tình với người đã khuất.

Nhân mùa quân lực 19.6.2013, người viết xin dâng một nén hương lòng dâng lên Đại Tá Phạm Phú Quốc để tưởng nhớ công đức của ông và các đồng đội đã hy sinh trong phi vụ bắc phạt ngày 19.4.1965.

Tổ Quốc đời đời ghi ơn các anh. 

Người lính già Trịnh Khánh Tuấn (30.5.2013)


MỘT BÀI THƠ CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TẶNG THƯỢNG THƯ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Tổng Thống Ngô Đình Diệm được  5.721.735 phiếu tín nhiệm

Bài thơ nầy cụ Phan Bội Châu viết khi hay tin ông Diệm từ quan, ngày 12 tháng 7 năm 1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng Đế Bảo Đại xin từ chức. Việc từ quan của chí sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ Pháp thời đó.
Sau khi dứt khoát từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường. Sau này khi được Hoàng Đế Bảo Đại chấp thuận, ông Diệm về dạy học tại trường Providence Huế.
Trong khi lui về dạy học, ông Diệm âm thầm nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các nhà ái quốc như Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cương Để, Cụ Phan Bội Châu và những nhà ái quốc cách mạng chống Pháp, hiện đang hoạt động tại Nhật Bản và trong nước, để mưu cầu dành Độc Lập Tự Do cho đất nước.

Cụ Phan Bội Châu không hề quen biêt gì với ông Ngô Đình Diệm khi cụ sáng tác bài thơ Vô Đề thứ 5 đăng trên báo Tiếng Dân vào năm 1933 đê tặng cho ông Diệm. Cụ xác nhận là Cụ làm bài thơ này vì “tôi cũng có lòng khen” tức là khen ngợi ông Ngô Đình Diệm đã “không tiếc gì đến danh lợi nữa”. Vì vậy cho nên Cụ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông quan trẻ chỉ đáng hàng con cháu mình mà tình nguyện xin làm người đánh xe ngựa cho ông ta.

                                  

Nhân viên Bộ Ngoại Giao VNCH đều phải bận Quốc Phục trong các ngày lễ


Dinh Gia Long bị quân đão chính tấn công vào ngày 1.1.1963


Ngày giổ cụ Diệm 2.11.1971 tại Sài Gòn


Bài thơ của cụ Phan Bội Châu sáng tác tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933, được đăng lần thứ nhất trên báo Tiếng Dân 27-12-1933 chỉ có 7 câu ( bị kiểm duyệt) và lần thứ nhì trên báo Ánh Sáng chỉ còn có 6 câu. Phải đợi cho đến năm 1957, tạp chí Văn Đàn của ông Phạm Đình Tân tại Sài Gòn mới đăng lại bài thơ này với đầy đủ nguyên văn 8 câu thơ như sau:

Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.


Sau khi cụ Phan Bội Châu qua đời, ông Ngô Đình Diệm thay thế Cụ làm lãnh tụ Phong Trào Cường Để. Như vậy thì cho đến năm 1935, năm năm trước ngày tạ thế, Cụ Phan Bội Châu chưa hề gặp gỡ và cũng chưa hề chuyện trò lần nào với ông Ngô Đình Diệm, cái cảm tình của Cụ dành cho ông Diệm trong bài thơ này cũng không bị “vứt đi” vì ông Diệm không hề trở lại làm quan cho triều đình Bảo Đại. Không những cảm tình với ông Ngô Đình Diệm không hề bị mất đi mà có lẽ càng tăng thêm là đằng khác vì sau khi Cụ từ trần thì ông Ngô Đình Diệm lại trở thành người lãnh đạo Phong trào Cường Để do chính Cụ Phan Bội Châu đưa sang Trung Hoa và Nhật Bản vào năm 1906. Trong phiên tòa của Hội Đồng Đề Hình Pháp xử tội Cụ tại Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 1925, Cụ Phan đã khẳng định Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là lãnh tụ của Cụ:
“Ông Cường Để là người chủ mà tôi chỉ là người giúp việc. .. Họ đổ cho tôi là người chủ sự, chẳng qua là họ nghe tôi ra ngoài viết báo làm sách, ai ai cũng biết, vã nếu những người ấy có quả thật là người trong đảng của tôi đi nữa thì đầu đảng của tôi là ông Cường Để, chủ sự tất tự ông Cường Để chớ sao lại tự tôi?”
 

                              
Di ảnh cụ Phan Bội Châu

Cụ Phan Bội Châu tạ thế vào cuối năm 1940 và chỉ mấy năm sau đó thì ông Ngô Đình Diệm được tôn lên làm lãnh tụ Phong trào Cường Để. Chính nhân vật đứng hàng thứ nhì trong phong trào này là Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cho biết như sau ( nguồnhttp://ngodinhdiem.net/ChinhTri/NDD/CuPhanONgoDinh.html)

ÔNG DIỆM ĐÃ LÀM EISENHOWER PHẢI KÍNH PHỤC

Củng cần nhắc lại, vào tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm nhận sự ủy nhiệm toàn quyền về hành chánh và quân sự của Quốc Trưởng Bảo Đại. Nói là để cứu nước, nhưng ông về với tay không, quốc khố trống rỗng, tình hình an ninh cũng như chính trị rối bời như mớ bòng bong. Vừa ngồi vào ghế thì đất nước bị chia hai. Quân quyền nhốn nháo như buổi chợ chiều. Sáu mươi ngàn quân viễn chinh Pháp còn lại, tìm mọi cách xui giục các phần tử thân Pháp chống phá ...



 Trong lúc dân tình hoang mang hốt hoảng, lòng người ly tán thì Chính phủ phải vừa phòng ngự tại vĩ tuyến 17 vừa diệt trừ cộng sản nằm vùng, vừa thống nhất lực lượng quân sự từ các giáo phái võ trang vừa phải lo cuộc sống cho một triệu người di cư từ miền Bắc……

Trước một tình trạng hầu như tuyệt vọng này, các nhà quan sát thời thế uy tín hàng đầu thế giới, lạc quan nhất cũng không ngần ngại quyết đoán: Miền Nam Việt Nam chỉ có thể sống còn được tối đa là sáu tháng.

Nhưng với lòng dũng cảm phi thường, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trong thời gian không đầy hai năm đã biến đổi hẳn tình hình Việt Nam từ hỗn loạn vô chính phủ, thành ổn định, trật tự với tân chế độ Cộng Hòa có kỷ cương, có pháp luật... Trước kết quả thần kỳ này, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đã phải công khai thán phục, gọi ông Diệm là “Người của phép lạ!”. Ông Diệm cũng được tạp chí Time chọn là người của năm.


Tổng Thống Eisenhower đã chính thức mời Tống Thống Ngô Đinh Diệm viếng thăm Mỹ quốc vô cùng trọng thể. Đích thân Tổng Thống Eisenhower ra tận chân thang máy bay nghinh đón ông, là một sự kiện hi hữuhttp://nuocvietphuongnam.blogspot.de/2013/07/xem-hoa-ky-on-tiep-hai-cach-tong-thong.html



Tổng Thống Ngô Đình Diệm viếng thăm nước Mỹ 8.5.1957
Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm được Tổng Thống Eisenhower ra tận máy bay nghinh đón 


Tổng Thống Hoa Kỳ mở quốc yến chào mừng ông và Quốc Hội đã mời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đến nói chuyện trước Lưỡng Viện. Tổng Thống Hoa Kỳ có mặt trong buổi nói chuyện này.
Tôi tin rằng qúy vị nghe tới đây hẳn đã liên tưởng tớ sự khác biệt về chuyến công du nước Mỹ mới đây của chủ tịch nước cộng sản Việt Nam, Trương Tấn Sang. Không có sự dàn chào toán nghi lể dành cho thượng khách, không có thảm đỏ, không có Obama ra đón tại phi trường....


TIẾT TRỰC TÂM HƯ NỀN TẢNG TƯ DUY CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM


Cờ hiệu “Tiết trực tâm hư” của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.


                               



Dinh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ( Dinh Toàn Quyền Pháp cũ)



Chử ký và con dấu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 Dưới chính thể Đệ nhất Cộng hòa, tất cả các khuôn dấu của chính quyền các cấp, kể cả khuôn dấu của Tổng thống đều có hình khóm trúc xum xuê. “Khóm trúc” (hoặc đoạn, khúc giữa hai mắt tre) là hình ảnh của tiết tháo “Tiết trực tâm hư”, có nghĩa là ngay thẳng, vì dân vì nước, không xiên xẹo ; tâm có nghĩa là lòng thì trống rỗng, không có gì riêng tư cho bản thân. “Tiết trực tâm hư” tượng trưng cho tấm lòng của người quân tử. Cụ Ngô Đình Diệm trị quốc theo cung cách của người quân tử nên lấy khóm trúc làm biểu tượng, làm lời nhắc nhở cho công chức.

Có lẽ vì bản tính chính trực quang minh của cụ Diệm ( Thể hiện qua Quốc huy nền Đệ Nhất Cộng Hòa là Bụi Trúc "Tiết trực tâm hư") là khắc tinh với sự gian manh xảo quyệt của Hồ Chí Minh, và Hồ Chí Minh đã thấy được sự thất bại sẽ đến với hắn nếu ông Diệm còn nắm chính cương ở Miền Nam, nên Hồ chí Minh đã tìm mọi cách loại trừ cụ, âm mưu sát hại cụ để trừ hậu hoạn cho chế độ Cộng Sản Vô Thần .

Tứ bề thọ địch, một nghịch cảnh đến với nền cộng hoà son trẻ. Vì quyền lợi của Mỹ và đám phản tướng VNCH, nên chúng đã cấu kết ra tay sát hại người chí sĩ suốt đời tận tuỵ với tổ quốc và dân tộc. Thương thay cho số phận của một bậc minh quân trong bối cảnh của phong kiến và cộng hoà với sự ngu dốt đám phản tướng hám danh, không biết đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi cá nhân..


                           
Ngày quân đão chính tấn công vào dinh Gia Long 1.11.1963

 
NHỚ NGÔ CHÍ SĨ

Chí Sĩ quên mình với núi sông
Vì dân vì nước chẳng hề không
Cộng hòa khai lối giòng Dân Việt
Tiên tổ truyền lưu giống Lạc Hồng
Diệt Cộng bài Phong nạn giặc Bắc
Đồng minh kết hữu tình Tây Đông*
Trời ơi ! Oan nghiệt ai mưu giết
Giữa buổi nhiễu nhương đục lẫn trong


(TỐ NGUYÊN )

MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG DÂNG LÊN CHÍ SĨ NGÔ ĐÌNH DIỆM
MUÔN ĐỜI TƯỞNG NHỚ BẬC HIỀN MINH, NGƯỜI KHAI SÁNG NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ.

Trịnh Khánh Tuấn, ngày 7.8.2013
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN và
NGUỒN GỐC HAI TIẾNG VIỆT NAM



Dưới thời cai trị của người Tàu, Việt Nam được gọi là An Nam (có nghĩa là "miền Nam yên bình" theo hy vọng của tiếng Hán).
Thời Kinh Dương Vương: tên quốc hiệu là Xích Quỷ khoảng năm 2879 TCN (có nguồn nói là năm 2897 TCN) Thời Hồng Bàng:quốc hiệu là Văn Lang Thời Thục Phán An Dương Vương: Âu Lạc Thời nhà Triệu: Nam Việt Thời nhà Hán: chia làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam Thời nhà Tiền Lý, năm 542 – 602: Vạn Xuân Thời nhà Đường: An Nam Đô hộ phủ 618-866, Tĩnh Hải quân 866-967 Thời nhà Đinh – Tiền Lê – Nhà Lý: Đại Cồ Việt 968 – 1054 Thời nhà Lý-nhà Trần: Đại Việt 1054 – 1400Dưới triều vua Lý Anh Tông, nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, tên An Nam Quốc Nhà Hồ: Đại Ngu 1400 ("Ngu" nghĩa là "hoà bình") Nhà Hậu Lê – Nhà Tây Sơn: Đại Việt Nhà Nguyễn: Việt Nam, từ năm 1804. Năm 1804, vua Gia Long xin phép nhà Thanh đổi tên nước thành Nam Việt, lý do là thống nhất An Nam và Việt Thường. Để tránh sự hiểu lầm với quốc hiệu của nhà Triệu và đề phòng việc yêu sách đất đai, vua Càn Long nhà Thanh đảo thứ tự hai từ thành Việt Nam. Vua Minh Mạng (1820 – 1840) Năm 1838, dưới thời Nguyễn, tên nước được đổi tạm thời thành Đại Nam.
Dưới thời Pháp từ năm 1858 đến 1945, Việt Nam bị chia thành: Tonkin (Bắc kỳ hay Bắc Việt Nam), Annam (Trung kỳ hay Trung Việt Nam), và Cochinchine (Nam kỳ hay Nam Việt Nam). Tháng 4 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Tiếp sau Trần Trọng Kim đó là Quốc gia VN (1948-1956) rồi tới Việt Nam Cộng Hoà (1956-30.41975) từ vỉ tuyến 17 trở vô nam. Miền Bắc thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.Sau khi Cộng sản chiếm được miền Nam, đến năm 1976, tên nước trở thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho đến nay.


CON RỒNG CHÁU TIÊN                                                             


Theo truyền thuyết của những dân tộc Á Đông và nhất là của người Việt ta thì Rồng là một linh vật đứng đầu trong tứ linh: Long, Lân, Qui, Phụng (Phượng).
Rồng còn là Long Vương, trông nom về những việc mưa gió, tạo phương tiện cho Vịệt tộc trong ngành nông nghiệp. Rồng được coi như Thiên sứ mang điềm lành đến cho nhân loại mỗi khi xuất hiện.
Người ta thường ví những siêu nhân, những người tài giỏi như rồng : “Ông ấy thật là Rồng trong loài người; và còn được dùng làm biểu tương cho vua với ý nghĩa : Con Trời
Rồng còn tượng trưng cho tinh thần tự lập một cách cao độ, vì khi muốn bay, tự phun ra mây để bay không phải nhờ vào một động lức nào khác.
Ở nước ta, sử cũng có ghi nhiều chuyện về Rồng. Ông Đinh Bộ Lĩnh lặn xuống nước để táng xương cha vào hàm Rồng. Chuyện vua Lý ra thăm thành Đại La, thấy Rồng Vàng hiện lên, nên vua chọn nơi đó làm kinh đô và đổi tên ra là Thăng Long.
Còn TIÊN ?
Theo sự hiểu biết của dân tộc ta thì Tiên khác với Thần, Thánh, Phật là còn giữ nguyên được xác phàm, như vậy Tiên là người trọn vẹn với ý nghĩa cao đẹp nhất. nhờ sự tu trì nên đã giác ngộ cao, quán thông được sự sống chết và có nhiều quyền năng trên ngũ hành.. Đặc biệt của Tiên là thoát tục nhưng gần tục, một hình ảnh rất gần gũi trong hoạn nạn trong khó khăn, tiên giao hòa với Trời Đất, muôn vật, sống thảnh thơi, tự nhiên và thanh thoát.
Các Cụ Tổ ta, hẳn đã được nhiều lần thấy Rồng và các đấng Tiên, các Cụ Tổ ta nhận thấy nếp sống đó cao đẹp và xứng đáng với con người của nền triết Việt nên các Cụ Tổ ta mới chọn Rống Tiên là Tổ Tiên là cội nguồn, để cho con cháu sau này theo nếp sống đó tạo hạnh phúc cho mình, cho nhân loại và khi về già có đường siêu thoát.
Đến khi Vua Lạc Long Quân mở dòng Bách Việt, muốn cho con cháu sau này giữ lấy nếp sống Tiên cách ấy: biết tự lực, tự cường, đoàn kết, tương thân tương ái và sống theo Việt tình, nên dùng hình ảnh Con Rồng Cháu Tiên để nhắc nhở con cháu đời đời nhớ đến nguồn gốc của Việt tộc. Các vua và những người trong hoàng tộc VN, trên mình đều được xâm hình rồng. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293 – 1314) thì tục lệ nầy mới bị bải bõ.



                                        VIỆT NAM LÀ CÁI NÔI CỦA LÚA NƯỚC







Theo các chứng minh của các nhà khoa học khảo cổ thì Văn hoá Hoà Bình trung tâm Văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới. Sau này ảnh hưởng toàn bộ Đông Nam Á, Trung Hoa và thế giới. Hoà Bình (Việt Nam) nơi sầm uất, giàu thịnh hơn đâu hết và đã có vị vua Viêm Đế (vua xứ nóng)- vua nông nghiệp tượng trưng cho trồng trọt tức là Thần Nông. Thần Nông- Người đã nghiên cứu dạy nghề nông và được tôn như một vị vua. Bà Nữ Oa “Đội đá vá Trời” là người nghiên cứu thời tiết, nắng mưa, trăng, gió, phù hợp mùa màng, các ngày lễ hội cùng sự nghỉ ngơi vui chơi của dân chúng sau mùa vàng thu hoạch.
Nông nghiệp Văn hoá Hoà Bình rực rỡ là nền móng ban đầu cho kỹ nghệ đồ đá phát triển. Thợ làm công cụ bằng đá sỏi đã chế tác chế tác dụng cụ rìu đá, búa đá, dao, cày đá… cho dân trồng lúa.
Các nhà khảo cổ rưng rưng trước nắm Gạo bị cháy dở hoá thạch đã tìm thấy ở Đồng Đậu- Vĩnh Phú có niên đại 5.500 năm trước CN (cách đây 7.500 năm). Nắm Gạo cháy dở của thời phát triển trồng lúa nước này nói với chúng ta rằng Tổ Tiên ta đã ăn Gạo để sống và xây nền Văn minh lúa nước từ rất lâu rồi. Nắm Gạo thuở Trời Đất hỗn mang linh thiêng nhắc cháu con nhớ Gạo trên cánh đồng lúa nước, nơi những dòng sông dồn tụ. Vậy giờ đây. Nếu chúng ta quên Gạo. Hỏi ta và con cháu ta sống bằng gì? Hỡi những người mang di truyền tộc Việt, chúng ta sống bằng Gạo, và chỉ có Gạo mà thôi! Muôn đời sau Việt tộc vẫn phải sống bằng Gạo, dù họ đang ở khắp hoàn cầu. Đó là di truyền nòi giống Việt tộc. Không thể khác được.
Qua các di chỉ của Văn Hoá Hoà Bình cho thấy VN là trung tâm của nền văn minh lúa nước, có nghĩa là người Tàu phát xuất từ người Việt cổ, người Tàu còn học cấy lúa và trồng trồng trọt canh tác nông nghiệp từ người Việt cổ. 


                      
Cây lúa nước
                                                             
Gạo

Gạo sau khi đánh bóng

Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khảo cổ học đã tìm ra ở trên đất nước chúng ta từ miền Bắc đến miền Trung là đất cổ Việt-Thường. Cho đến nay người ta đã tìm thấy rất nhiều nền văn minh tiền sử Việt Nam cổ liên tục nối đuôi nhau trên đất Bắc và Trung-Việt.
Thường khi tìm được di chỉ văn hóa ở đâu đầu tiên người ta lấy tên địa phương mà đặt cho nền văn hóa đó. Văn hóa Việt cổ xưa nhất còn gặp nhiều di vật cách đây từ 30.000 năm trở lại được tìm thấy ở núi Ðọ, thôn Sơn-vi tỉnh Vĩnh Phú được đặt tên là văn hóa Sơn-vi hay Tiền Hòa-Bình. Nền văn hóa nầy được tìm thấy rải rác khắp miền Bắc và Trung-Việt. Tuy việc tìm kiếm là ngẫu nhiên, nhưng nhờ vào sự giàu thịnh nên người ta đã tìm thấy rất nhiều nền văn hóa có tính cách liên tục nối tiếp nhau từ văn hóa Sơn-Vi (30.000 năm tr, TC) qua Hòa-Bình (16.000 - 7.000 tr. TC) đến Bắc Sơn rực rỡ, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Ðồng Ðậu, Gò Mun, Hoa lạc, v.v... dần dần đến văn hóa Ðông Sơn huy hoàng có niên đại từ 800 năm đến 111 năm tr TC là thời gian bị Bắc thuộc lần đầu theo sử hiện đại. Chúng ta phải có bổn phận vun trồng mầm móng văn hóa Bách-Việt dù cho người trong nước hay ở hải ngoại. Ðó là việc làm rất hữu ích cho hậu duệ chúng ta; hơn là ngày đêm ganh tương tị hiềm, kình địch, châm biến, chia rẽ, đua nhau bịa đặt bôi nhọ kẻ nào có gì hơn mình chút đỉnh. Những hành động đó chẳng những đã biến dần người Việt hải ngoại thành một sắc dân mất gốc thiếu cái nhìn sâu sắc về văn hóa, không còn quan tâm tới cội nguồn. Với một góc độ khác, nếu như người Việt hải ngoại không để tâm hoặc nâng cao kiến thức về Văn hoá Việt tộc, thì sau nầy sẽ bị mai một bởi sức ép của bản sắc văn hoá địa phương nơi mà mình đang định cư. NHIỀU TIỀN BẠC, KHOA BẢNG BẰNG CẤP, NÓI GIỎI NGOẠI NGỮ, KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CÓ VĂN HOÁ, vì khoa bảng bằng cấp chỉ là kiến thức chuyên môn. Việc giữ gìn bản sắc văn hoá Việt tộc là một việc làm cần thiết để có thể tự hào với người bản xứ về chỗ đứng của Việt tộc trong cộng đồng văn hoá thế giới! Không trau dồi kiến thức về nguồn gốc của Việt tộc thì không thể nào tự hào được ta là người Việt nam.Riêng trong nước, từ khi họ Hồ mang học thuyết Marx vào VN thì nền Văn Hoá Văn Lang bị xáo trộn và phá huỷ tận gốc rể. Tất cả truyền thống cao đẹp của Việt tộc củng bị chối bỏ không thương tiếc, tôn ti trật tự...tất cả đều bị phá vở. Trường Chinh, một trong những người lảnh tụ CS đã là tấm gương sáng về việc đấu tố cha mẹ cho đế chết!. Với Tố Hữu một văn nô đầy ác tính như một quỷ vương. Xin tham khảo các tài liệu í1nh kèm theo các link sau:
1. http://conghambannuoc.tripod.com/
2. http://www.saigongate.com/tac-gia.aspx?id=58
3. http://www.saigongate.com/tac-gia.aspx?id=580

Tội ác của tên quốc tặc hồ chí minh và đảng cộng sản VN
                                       
Chân dung của họ hồ và đảng cộng sản VN được diển tả qua ngòi bút của Tố Hữu như sau:


Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.

Sau 38 năm chiếm toàn bộ đất nước Đảng Cộng Sản VN đã lộ rỏ bộ mặt là một ký sinh trùng đang tàn phá cơ thể của mẹ VN.

                                     



Để Việt tộc còn có thể tự hào với hai tiếng Việt Nam, thì chúng ta phải xoá bỏ 6 chữ vô nghĩa bên cạnh 2 chữ truyền thống VN có từ thời Gia Long, đó là cụm từ Cộng Hoà Xả Hội Chủ Nghĩa. Việc làm nầy là việc là khẩn cấp, để cứu nguy sơn hà cứu nguy đại hoạ mất nước VN vào tay Đại Hán. Những ai còn trăn trở với đất nước, còn trăn trở với niềm đau khổ của mẹ VN xin hãy ĐỒNG TÂM trong việc xoá bỏ cụm từ CHXHCN bên cạnh 2 chữ VN, đễ VN trở mình và Minh Châu trời đông, để VN có ĐỘc LẬP DÂN TỘC- DÂN QUYỀN TỰ DO-DÂN SINH HẠNH PHÚC.


                                                         
 Nguyen Thi Hong, 1.5.2013

                                                                     

                             
Các lãnh đạo trên thế giới nói gì về cộng sản?