VÌ SAO CÓ NGÀY QUÂN LỰC VNCH?
Miền nam VN dưới thời đệ nhị cộng hoà tính từ thời điểm tháng 6/1965 đến 6/1974, người dân thường thấy có hai ngày lễ lớn có sự tham dự của quân đội và được tổ chức rất trọng thể trong một năm, đó là ngày quốc khánh 1.11 và ngày quân lực 19.6 trong hai ngày đó đều có sự diển binh rầm rộ với sự tham dự của nhiều quân binh chủng thuộc Quân Lực VNCH và các đơn vị đồng minh tham chiến tại miền nam VN.
Tôi một hậu duệ VNCH chưa một lần được chứng kiến đoàn hùng binh VNCH đi diển binh trên các đại lộ của Sài Gòn năm xưa, vì lúc đó tôi chưa chào đời. Tôi, người viết lấy làm hảnh diện vì được biết mình là một công dân của nước VNCH, tất cả những gì thuộc về VNCH chúng tôi chỉ được nghe kể từ ông tôi, các bác tôi và cha.. cộng thêm sự tham khảo các tài liệu VNCH hiện có trên Internet, các Video trên Youtube về ngày Quân Lực 19.6 của VNCH. Là một hậu duệ, nên chúng tôi cố gắng tìm hiểu thật chi tiết về ngày lịch sử nầy. Để tìm ra được những điểm son của nó - Vì đó chính là những nổ lực của những người quân nhân khi bước ra đảm nhận trách nhiệm do chính quyền dân sư trao phó trước tình hình quân sự ngoài chiến trường ngày càng gia tăng áp lực, nên các lãnh đạo của chính quyền dân sự lúc đó đã phải tự rút lui và nhường quyền lãnh đạo cho các tướng lãnh quân lực VNCH.
Tuy là một chính quyền do những quân nhân - là những võ tướng chuyên việc điều quân giử an ninh cho đất nước, nhưng họ dám đứng ra nhận trọng trách của một quan văn nắm việc điều hành guồng máy hành pháp của VNCH. Họ, trong vai trò lãnh đạo quốc gia rất xuất sắc và tuyệt vời trong khi tình hình chiến sự đang áp lực rmổi ngày một gia tăng trên khắp bốn vùng chiến thuật (khu vực đảm trách an ninh thuộc QL.VNCH)
Đó là điều mà hậu duệ VNCH chúng tôi cần phải ghi nhận và vinh danh những tướng lãnh đã can đảm đứng ra nhận lãnh trọng trách mà chính quyền dân sự đã không đủ sức để lèo lái. Người quân nhân trong lý tưởng Tổ Quốc danh Dự Trách Nhiệm ở giai đoạn hổn loạn của đất nước đang bị áp lực của quân đội cộng sản về quân sự trên khắp các mặt trận miền nam VN đã phải ghé vai gánh thêm việc điều hành toàn bộ quốc gia thay vì chỉ chuyên việc bảo quốc an dân cho đồng bào miền nam VN.
Ngày 19.6 được coi là một ngày tương đối trọng đại vì nó luôn vương vấn trong tâm thức của những người đã từng khoát áo chinh y trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược cộng sản Bắc Việt từ năm 1954 đến ngày 30.4.1975. Ra đến hải ngoại trong 4 thập niên qua, hàng năm, ngày nầy đều được các bậc Ông, Bác, Cô, Chú, Dì, Cha...những người từng khát áo trây di (treillis) hàng năm đều tổ chức kỷ niệm và vinh danh tngày này ở những nơi có người Việt tị nạn cộng sản đông đúc sinh sống. Đây cũng là dịp nêu cao chính nghĩa của VNCH và vinh danh các chàng trai nước Việt tự do đã từng hy sinh một thòi trai trẻ trong việc bảo vệ người miền nam được sống yên bình tự do trong những năm trước khi đoàn quân Pắc Bó thôn tính miền nam.
Theo các tài liệu của VNCH ghi nhận; trong thời điểm từ khi đảo chính nền đệ nhất VNCH 1.11.1963 cho đến 19.6.1965; miền nam VN đã trải qua nhiều biến động về chính trị. Các cuộc đảo chính, chỉnh lý... do các tướng lãnh hám danh liên tục thực hiện làm xáo trộn tình hình an ninh phòng thủ của miền nam, từ đó đã làm nền kinh tế VNCH cũng bị ảnh hưởng dây chuyền....Đứng trước tình hình quá bất ổn của một đất nước đang nằm trong sự đe doạ về quân sự của cộng sản, đất nước đã bước đến mấp mé bên bờ vực thẳm, chỉ một bước nữa thôi, quân dân Miền Nam rất có thể sẽ nằm dưới sự thống trị của cộng sản Hà Nội; điều này đã làm những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thản nhiên khoanh tay đứng nhìn điều đó xảy ra. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một tập thể duy nhất có tổ chức chặt chẽ và tinh thần kỷ luật cao, không thể chần chờ trước cơn quốc biến, nên đã đứng ra nhận chịu trách nhiệm nặng nề cứu nguy đất nước và dân tộc, một Hội Đồng Quân Lực đã ra đời để cứu nguy miền nam lúc bấy giờ và đứng ra giải quyết sự tranh chấp của khối Phật Giáo Ấn Quang do các nhà sư Thích Tâm Châu, Thích Hộ Giác, Thích Trí Quang ..cầm đầu đòi giải tán chính phủ Trần Văn Hương.
Nhưng để tỏ rõ thiện chí và quyết tâm kiến tạo nền dân chủ cho Miền Nam, ngày 5.5.1965, Hội Ðồng Quân Lực đã quyết định trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho chính phủ dân sự, cụ Phan Khắc Sửu được mời làm Quốc Trưởng, Bác sĩ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Nhưng cũng chỉ hơn một tháng sau, ngày 11.6.1965, chính phủ dân sự do cụ Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng nhận định rằng tình hình đất nước đã đến lúc lâm nguy nếu người quốc gia không mạnh mẽ hành động và tìm ra một con đường tức thời nào đó.
Một thông lộ được mở ra, sau những cân nhắc thận trọng, đó chính là sự cần thiết về sức mạnh của Quân Ðội. Thế nên Chính phủ dân sự Phan Khắc Sửu quyết định trao trả quyền lãnh đạo đất nước lại cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 19.6.1965 một Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, gồm một số tướng lãnh các cấp, trong một buổi lễ ra mắt được tổ chức long trọng ở Thủ Ðô Sài Gòn, đã tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, nhận trách nhiệm lèo lái quốc gia và làm thành phần tiền phương của quân dân Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ đất nước. Một quyết định gồm 5 điểm được ký ban hành về việc tổ chức cơ cấu lãnh đạo quốc gia như dưới đây:
Quyết Ðịnh:
Ðiều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia.
Ðiều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có : một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô.
Ðiều 3. Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.
Ðiều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:
A. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
B. Tổng Thư Ký : Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.
C. Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Ðiều 5. Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.
Sài Gòn, ngày 14 tháng 6 năm 1965
Toàn thể các Tướng Lãnh và Tư Lệnh Quân Binh Chủng
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
NHỮNG ĐIỂM SON ĐƯỢC GHI NHẬN SAU NGÀY 19.6.1965
Từ đó, ngày 19.6 được đánh dấu như là một cái mốc lịch sử, một chương mới của cuộc chiến đấu chống khối cộng sản quốc tế của quân dân Miền Nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng hòa là thành phần gồng gánh trách nhiệm lãnh đạo đất nước, xây dựng nền độc lập, tự do và dân chủ, bình định những mầm móng nằm vùng bạo loạn trong khối Phật Giáo Ấn Quang, ở tiền tuyến thì chỉ huy quân đội ngăn chống sự xâm lăng cuồng sát của đạo quân hiếu chiến cộng sản Bắc Việt. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau khi đắc cử Tổng Thống đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa trong tháng 11.1967 vẫn tiếp tục cho tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm hàng năm ngày Quân Lực 19.6 với những cuộc diễn binh của tất cả các đơn vị và quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để biểu dương sức mạnh và ý chí quật khởi của dân tộc Việt Nam chống xâm lược cộng sản từ phương Bắc.
1. Một điểm nổi bật nhất mà những người trẻ chúng tôi nhận thấy được từ những người quân nhân VNCH: khi họ đứng ra đãm trách việc lảnh đạo quốc gia, họ là những người nắm được quyền lực tột đỉnh trong tầm tay, nhưng nơi họ không hề phát sinh một chính quyền độc tài quân phiệt như các loa tuyền của cs Bắc Việt - Ngược lại miền nam được vui hưởng trong một thể chế hoàn toàn dân chủ, tự do đặt trên nền tảng Pháp trị và nhân bản. Đó là một điểm son đáng được ghi nhận nơi QL.VNCH.
Nếu như đó là quân đội của Thái Lan, Indonesia, Miến Điện, Mã Lai...thì chắc chắn các quốc gia này sẽ không bao giờ được xã hội dân chủ tự do như miền nam VN lúc bấy giờ.
2. VNCH sau ngày 19.6.1965 là một quốc gia tại Đông Nam Á có được bản Hiến Pháp văn minh tiến bộ, nhân bản và dân chủ nhất trong khu vực. Một bản HP mà ngày hôm nay các tổ chức đấu tranh dân chủ mới trong và ngoài nước đang mong đợi và tranh đấu để có, đó là cái mà nước VNCH đã có cách đây hơn nửa thế kỷ. Xin tham khảo bản HP đó tại link: http://www.danviet.de/doc/muc10/b3411d.pdf , các bạn có thể tham khảo bản HP của VNCH năm 1967 và bản HP 2013 của CHXHCNVN để thấy được tầm cao về nhân bản trong Hiến Pháp 1967 được ban hành.
3. Miền nam VN sau ngày 19.6.1965 có một chế độ hoàn toàn đa đảng với trên 38 Phong Trào, Liên Minh, Mặt Trận, Chính đảng... cùng tham gia sinh hoạt với chính quyền, để cùng chia sẽ trách nhiệm với những người gốc quân nhân trong QL.VNCH. Tính đến năm 1970 thì chính trường Miền Nam có chín chính đảng hoạt động chính thức. Đó là:
1.Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng.
2.Lực lượng Đại Đoàn kết
3.Đại Việt Cách mạng Đảng
4.Việt Nam Quốc Dân Đảng, Xứ Đảng bộ Miền Nam
5.Việt Nam Quốc dân Đảng Thống Nhất
6.Mặt trận Nhân dân Cứu nguy Dân tộc
7.Phong trào Quốc gia Cấp tiến
8.Tập đoàn Cựu Chiến sĩ Hòa Hảo Dân xã
9.Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.
Và có hơn 88 Tổ chức chính trị, Liên Minh, Phong Trào..luôn cã các tổ chức thân cộng như: Lực lượng Rồng Vàng của Thượng Toạ Thích Đôn Hậu ( sau Mậu Thân 1968đã vào bưng theo vc); Mặt trận Nhân Dân cứu Quốc của Lâm Văn Tết ( sau Mậu Thân cũng theo vc); Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hoà Bình và Hạnh Phúc của Thượng Toạ Thích Quảng Liên và Luật Sư Trịnh Đình Thảo; Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Bác Sĩ Lê Khắc Quyến. Các hội viên của các tổ chức nầy phần lớn theo vc ra bưng sau Mậu Thân 1968 ( nguồn- sách Đảng phái chính trị VN, Nguyễn Khắc Ngữ, tr.96 & 97).
Tất cả cùng sinh hoạt trong không khí Dân Chủ Tự Do của miền nam VN. Những trò chơi Dân Chủ nầy chỉ có nền đệ nhị VNCH mới dám thực hiện. Trong khi đó bên kia lằn ranh vĩ tuyến 17 - nước VNDCCH dưới dự lãnh đạo của các đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó cho rằng "đa đảng là ngòi nổ hủy diệt chế độ" nên tìm mọi cách để thoái thác và khống chế.
4. Về Lập Pháp VNCH có Quốc hội lưỡng viện:
Thượng viện có 30-60 nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm bầu theo liên danh lấy toàn quốc làm đơn vị độc nhất.
Hạ viện có 100 đến 200 dân biểu nhiệm kỳ 4 năm bầu theo cá nhân căn cứ theo từng tỉnh. Chiếu theo Hiến pháp thì Hạ viện phải có 6 ghế dành cho người Việt gốc Miên, 6 người Thượng, 2 người Chàm, và 2 người thuộc dân tộc thiểu số miền núi Bắc Việt di cư vào Nam. Khóa đầu tiên Thượng viện năm 1967-1973 có 6 liên danh; mỗi liên danh là 10 người, tổng cộng là 60 nghị sĩ. Ông Nguyễn Văn Huyền được bầu làm Chủ tịch Thượng viện.
Khóa đầu tiên Hạ viện của nền đệ nhị Cộng Hoà năm 1967-1971 có 137 dân biểu; Nguyễn Bá Lương trúng tuyển làm Chủ tịch Hạ viện. Năm 1971 số dân biểu tăng lên thành 159; mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.
Trong Quốc hội vào thời điểm năm 1974 thì Thượng viện có 41 nghị sĩ thân chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập; Hạ viện có 84 dân biểu thân chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập, sinh hoạt chính trị hết sức sôi nổi trong nghị trường hoàn toàn do dân chọn và dân bầu.
5. VNCH được sự đồng tình ủng hộ và đặt liên hệ ngoại giao với trên 87 quốc gia trên thế giới.
HAI VĂN BẢN QUAN TRỌNG CHO VIỆC HÌNH THÀNH NGÀY 19.6:
1. TUYÊN CÁO CỦA:
* Quốc Tưởng
*Chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp
*Thủ tướng chính phủ VNCH
Sau khi duyệt lại tình trạng ngày càng một khẩn trương của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng : những cơ cấu và thể chế Quốc Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế, sau khi đã hội ý cùng toàn thể tướng lãnh Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa tại Phủ Thủ Tướng ngày 11.6.1965, chúng tôi, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Ðồng Quốc Gia Lập Pháp, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Ðồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết Ðịnh số 8 ngày 5.5.1965, Tuyên Cáo số 7 ngày 5.5.1965, Quyết Ðịnh số 5 ngày 16.2.1965, Quyết Ðịnh số 6 ngày 17.2.1965 và Quyết Ðịnh số 4 ngày 16.2.1965.
Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng địa phương, đảng phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1.11.1963.
Làm tại Sài Gòn ngày 11.6.1965
Phan Khắc Sửu
Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa
Phan Huy Quát
Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa
Phạm Xuân Chiểu
Chủ Tịch Hội Ðồng Quốc Gia Lập Pháp
Ngày 12.6.1965, trong một buổi họp quy tụ tất cả những tướng lãnh đang nắm những trọng trách trong Quân Ðội từ cấp Tổng Tham Mưu Trưởng, Tư Lệnh bốn Vùng Chiến Thuật cho đến các Tư Lệnh Quân Binh Chủng, Hội Ðồng Quân Lực đã đề cử Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia (tương đương Tổng Thống), Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (tương đương Thủ Tướng), thông qua quyết định như sau:
2. QUYẾT ÐỊNH:
Thành lập Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
- Sau khi nghiên cứu Bản Tuyên Cáo Chung của Quốc Trưởng, Hội Ðồng Quốc Gia Lập Pháp và Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 11.6.1965 trao trả trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Chiếu biên bản Ðại Hội Ðồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 12.6.1965.
Các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tư Lệnh các vùng chiến thuật và quân binh chủng đã quyết định:
Quyết Ðịnh:
Ðiều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia.
Ðiều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có : một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô.
Ðiều 3. Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.
Ðiều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:
A. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
B. Tổng Thư Ký : Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.
C. Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Ðiều 5. Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.
Sài Gòn, ngày 14 tháng 6 năm 1965
Toàn thể các Tướng Lãnh và Tư Lệnh Quân Binh Chủng
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Là một hậu duệ VNCH, tôi rất kính phục sự hình thành một cơ chế xã hội Dân Chủ Pháp Trị và Đa Đảng từ trong tinh thần TỔ QUỐC DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của những quân nhân trong QL.VNCH. Dỉ nhiên đây là nhận định của người trẻ chúng tôi hoàn toàn mang tính khách quan, không phe phái, vụ lợi....để không làm sai lệch hướng nhận định của những người trẻ hậu duệ hôm nay về ngày quân lực 19.6
KẾT LUẬN:
Quân đội VNCH tuy bất hạnh trong quá khứ, họ bị bắt buộc buông súng giửa chừng khi cuộc cờ còn đang dang dở; nhưng ít ra người trẻ chúng tôi nhận thấy họ rất được xứng đáng để vinh danh vì họ không đi ngược với đà tiến về tư tưởng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ đa đảng văn minh hơn các quốc gia trong khu vực cùng thời. Họ đã nỗi bật vì đã xây dựng được một xã hội thật nhân bản tự do và tiến bộ. Ngày Quân Lực 19.6 với người trẻ chúng tôi là ngày mà thế giới phải ghi nhận một bước tiến từ một quân lực tuy còn son trẻ, nhưng thật sự đã trưởng thành từ tư tưởng đến hành động trong việc xây dựng một quốc gia văn minh nhằm tạo hạnh phúc cho nhân dân miền nam. Một chế độ mà những dũng tướng luôn sát cánh với đồng bào và tổ quốc. Họ là những người đã bị tà quyền gọi là ngụy quân nhưng bản chất họ không ngụy. Tới nay gần 4 thập niên trôi qua sau cuộc chiến, giờ đây chính phe thắng cuộc buộc phải lật lại suy tư và những lập luận đã có từ trước. Họ đã chính thức tôn vinh các chiến sĩ Hoàng Sa đã hy sinh ngày 19.1.1974, trong ngày tưởng niệm 40 năm trận hải chiến giửa hải Quân VNCH và Tàu Cộng nơi Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền của VN. Trong đó có việc cho thay đổi một sử liệu liên quan đến cách gọi các quân nhân miền nam.
Một Nguỵ Văn Thà của VNCH dám nã đạn vào đầu giặc xâm lược khác xa với các tướng của quân đội Nhân Dân co đầu rút cổ, xây dựng hoà bình với kẻ thù, cương quyết bám bờ để bảo vệ chủ quyền của đảng và thiên triều - Chân dung của họ là những "Nguỵ tướng" trong hàng ngũ quân đội nhân dân của nước CHXHCNVN. viết để tri ân người lính VNCH, những người đã hy sinh đời trai để làm rạng danh đất nước và quân lực VNCH với bè bạn quốc tế. Chính nghĩa VNCH ngày nay đã sáng tỏ và rạng rỡ khắp mọi nơi, nhất là tại Hoa Kỳ.
CÁM ƠN ANH, NGƯỜI CHIẾN SĨ QL.VNCH!
Thưa đồng bào và các bạn trẻ trong và ngoài nước: " Nếu được làm con dân của một nước như VNCH trước năm 1975, chúng tôi những hậu duệ hôm nay rất hảnh diện được làm con dân của nước VNCH, chúng tôi hoàn toàn không xấu hổ vì những điều đó"
Hậu duệ VNCH Bichthuy Ly 8/6/2019