Powered By Blogger

 TÔ LÂM KHÔNG TỰ SOI GƯƠNG VỀ UY TÍN CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH MÌNH KHI ĐƯA RA 3 THÁCH THỨC TRONG ĐẠI HỘI ĐẢNG XIII

Thật ra việc bầu cử ở Mỹ ngày 3.11.2020 vừa qua đã quá tốn kém và gây nhiều tranh cải về số phiếu gian lận của Joe Biden. Ngược dòng dân chủ tự do của Mỹ và các nước dân chủ tự do văn minh khác trên thế giới, đảng ta cứ điềm nhiên tiến hành bầu cử theo mô thức dân chủ XHCN, tức là dân không được lựa chọn người lãnh đạo đất nước, chỉ có những đảng viên được đảng triệu tập về Mỹ Đình - Hà Nội mới có quyền làm chứng nhân cho việc sắp xếp kịch bản "tứ trụ triều đình, vì các đầu lĩnh Pắc Bó đã chọn người lãnh đạo thay dân. Một hình thức không tranh cải, không cần máy đếm phiếu gian lận, cũng không tốn quá nhiều phòng phiếu. Theo cách nhìn của Nguyễn Phú Trọng và toàn đảng csvn, đó là "mây đen phủ kín toàn cầu nhưng mặt trời vẩn đang tỏa sáng ở VN".

Nhìn lại những đại biểu (đảng) tề tựu về Mỹ Đình- Hà Nội, chỉ là những nét chấm phá cho kịch bản đảng cử, đảng bầu lãnh đạo đất nước, đồng nghĩa với kịch bản tự biên tự diễn. Lý do: danh sách tứ trụ đã được sắp xếp xong trước Đại Hội XIII, một hình thức dân chủ ở các quốc gia độc tài độc đảng như chxhcnvn. Trước khi Đại Hội đảng XIII khai mạc thì các tin rò rĩ đã xác định được vị trí của "tứ trụ" khá là chính xác.: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Đảng cứ tưởng dân VN mù và điếc hết, nên cứ áp dụng kiểu Dân Chủ XHCN, theo ní nuận của Trọng lú một cách triệt để và phát triển từ năm này qua năm khác, cuối cùng thứ phi dân chủ này vẩn tiếp tục được đảng duy trì và còn tồn đọng đến ngày hôm nay trên một đất nước cường quốc về tham nhũng, thuộc hàng top ten trong khu vực. Lãnh đạo cấp thượng tầng hầu hết là thứ bất tài phá hoại đất nước - Đưa đến cảnh chạy vay nợ cuối năm để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách của năm tới. Người dân bị vạ lây, buộc phải gánh và chia đều số nợ công do các thiên tài trong đảng gây ra, mổi đầu người 37 triệu đồng tiền nợ công do sự phá hoại của cái gọi là đỉnh cao trí tuệ hơn một thập niên qua ngày càng chồng chất. Tới nay, hoàn toàn không có lối thoát cho cụt nợ công to đùng trước mắt. Thực tế con số mà người dân phải gánh chịu trên 40 triêu đồng không như con số chính trị (37 triêu) của đảng công bố. Các nước khác cũng có nợ công, nhưng họ có khả năng chi trả còn chxhcnvn dưới tài lãnh đạo của các đỉnh cao trí tuệ, chỉ có khả năng quỵt nợ, chứ không có khả năng trả nợ.

Theo báo cáo về nợ công 2020 của nhà nước chxhcnvn, dự kiến 2021 vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội trong cuối năm vừa qua, hàng loạt thách thức cho năm 2021 và giai đoạn tới đã được chỉ ra. Nợ công năm 2020 đã vượt 3,63 triệu tỉ đồng và nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi khoảng trên 360.000 tỉ đồng. Với dân số khoảng 97,5 triệu người của năm 2020, trung bình mỗi người dân gánh khoảng 37 triệu đồng nợ công. Thưa đó con số chính trị của đảng đưa ra khác với con số do CIA , IMF hay WB rất xa. 

Đảng csvn chưa bao giờ thành thật với các con số được công bố chính thức với thế giới vì bệnh thành tích. Nợ công và kinh tế lao dốc trong năm 2020 là một bài toán không có đáp số, bắc buộc đảng phải thổi phồng thành tích tăng trưởng GDP trong năm mà đại dịch Vũ Hán kéo dài sưốt một năm 2020. Hầu hết các nước trên thế giới đều khủng hoãng về KT mức tăng trưởng rất thấp về kinh tế, nhưng ở VN vẩn công bố tăng trưởng vượt Indonesia, Singapor, Thái lan...quả thật các thiên tài về bốc phét không sợ xấu hổ. Đạn pháo cở lớn nhất được các đầu lĩnh Ba Đình thi nhau cho nổ rền trên bầu trời VN. Dân VN tha hồ vừa được ăn bánh vẽ thật to, vừa được nghe pháo nổ....VN một đất nước thật hạnh phúc và đáng sống nhất trên thế giới.

Tuy vậy ban hội tề không do dân lựa chọn này vẩn say sưa trên cái ghế lãnh đạo, như ông già hám danh bệnh hoạn Nguyễn Phú Trong, vừa cao tuổi nhất vừa đi hết nổi, cũng bon chen với với đám trẻ để được liên tục làm hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác, đến nay là TBT có nhiệm kỳ lâu nhất của đảng csvn. Nghe đầu đó, cũng là thành tích mới lập, trong kỳ đại hội XIII về tư duy sáng tạo của đảng - cứ thử xử dụng ê kíp bảo thủ, già nua về nhận thức tư tưởng nhằm thách thức với qui luật tự nhiên trời đất, để tiếp tục làm hòn đá cản đường trong tiến trình thoát Trung, cải tạo xã hội và chiến lược phục hồi kinh tế quốc dân.

Đó cũng chính là những thách thức cho tất cả những người VN yêu nước trong và ngoài nước, vì đây không là trách nhiệm của đảng bất tài csvn, mà của toàn dân, của những trái tim đang thổn thức vì sự bất hạnh của tổ quốc và dân tộc VN kể từ ngày có đảng. "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm", câu nói này của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi được trải nghiệm về những việc làm của csvn, trong thời gian ông còn là đối lực của Bắc Việt.

TÔ LÂM KHÔNG BIẾT TỰ SOI GƯƠNG VỀ UY TÍN CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH MÌNH.

Ngày 27 tháng 1 năm 2021, tại phiên thảo luận của Đại hội 13, Bộ trưởng thất sủng trong kỳ Đại Hội lần này, Đại tướng Tô Lâm nêu ra ba thách thức mà đảng và nhà nước đang phải đối mặt. Dưới đây là nhận định của Hậu Duệ VNCH về 3 thách thức của Đại tướng Tô Lâm:

Thứ nhất: là âm mưu, hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn.

Theo cái nhìn của người dân, đây là một vấn đề trọng đại mà đảng cần duy trì và đưa ra trong các phiên họp quan trọng của đảng, một cách làm phức tạp thêm vấn đề. Đảng tạo ra "thế lực thù địch khống", rồi lấy đó làm điểm tựa cho việc phát triển ngân sách và căng phình lực lượng CAND. Chiến thuật đó của đảng có thể nhận thấy được qua phát biểu của đồng chí Tô Lâm, nhằm để bào chửa cho việc gia tăng lực lượng CAND lên 1.500.000 tên vừa CA vừa côn đồ cướp ngày, cướp đêm. Che đậy việc tăng cường bộ máy đàn áp.

Được biết hiện nay tổng số các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách vào khoảng 2 triệu người. Theo đó, việc thành lập lực lượng mới sẽ giúp giảm khoảng 500.000 người trên toàn quốc.

Tuy nhiên, ai cũng biết,  hiện có khoảng 126.000 công an xã bán chuyên trách, 7.000 bảo vệ dân phố và 500.000 dân phòng thực hiện nhiệm vụ. Tổng là 733.000. Như vậy nếu giảm từ 2 triệu xuống còn 1,5 triệu thì vẫn là tăng hơn 700.000 người.

Người dân nhìn qua đề tài thảo luận của Đ/C Tô Lâm đặt ra , thì biết ngay ý đồ của ngành CAND, cánh tay mặt của đảng, đứng trên QĐND.  Lực Lượng CAND của Tô Lâm cao hơn 3 lần số quân đội tại ngũ là: 482.000 người với ngân sách là 5,5 tỉ US đô la. Nhìn Tô lâm để biết để thấy sự khác biệt về cách tổ chức lực lượng an ninh với quân đội khác nhau quá lớn trong một chế độ độc tài ở VN với các nước dân chủ tự do trên thế giới. Ngân sách dành cho CAND lớn gấp 3 lần QĐND. 

Thưa ông Tô lâm, người dân không mù, nhưng ông và đảng của ông giả mù sa mưa, để làm mưa làm gió trong việc gia tăng trấn áp các tiếng nói công chính, cũng như để đũ quân số để đi trấn lột cướp bóc tài sản, nhà đất của dân. Người dân đã chứng kiến các việc làm này của CAND trong nhiều thập niên qua. Một ví dụ cụ thể gần đây nhất là việc bắn chết cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm, một cụ già 84 tuổi, không tất sắt trong tay để cướp đất.

Nửa đêm, các ông đã điều động một lực lượng công an cơ động lên đến 3000 người, với xe bọc thép, súng máy, lựu đạn cay đã tấn công vào nhà ông Lê Đình Kình và một số nơi mà CA cho là những gia đình nằm trong nhóm sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất của xã Đồng Tâm. Chỉ vì tranh giành miếng đất nhỏ của dân mà CAND Hà Nội đã đưa một quân số đông đảo như quân Nguyên, thật quá khủng khiếp về thành tích của lực lượng CAND.

Ngoài ra người dân còn nghe các ông CAND khoe khoang việc tập trận qui mô để chống thế lực "thù địch" và mổi đại biểu về họp lần này được 4 an ninh bảo vệ. Ông Tô Lâm và đảng đã quan trọng hóa vấn đề rồi, thế lực đâu không thấy mà chỉ thấy các ông tiêu pha tiền thuế của dân một cách vô lối.

Nhìn ở nước người, ông Thủ Tướng Mark Rutte của Hòa Lan, một quốc gia có GDP đầu người/năm là $53.016 - năm 2019 (còn GDP của VN 2.800$), thế nhưng ông này đi làm toàn bằng xe đạp và chung quanh ông người ta không thấy một bóng dáng vệ sĩ nào. Còn nghèo như chxhcnvn thì quan chức lãnh đạo đi toàn xe công sang trọng do nhà nước cấp, đảng xài quá phung phí tiền thuế của dân so với nước tư bản như Hòa Lan. Mức độ lạm dụng xe công của quan chức VN đã lên đến mức độ dùng xe công đi rước vợ ở phi trường, đi ăn nhậu cũng dùng xe công, ngoài ra các ông này còn phù phép xe công mang 2 bảng số khác nhau khi tham gia giao thông - Mức sáng tạo của các quan tham thật vô tận, cái tâm cái tầm của các ông để nơi đâu? 

Bản chất của CAND chỉ để làm lá chắn cho nhóm lợi ích, cướp đất cướp tài sản người dân và trấn áp những người yêu nước chống TQ chiếm HS-TS.. Những người này là thế lực thù địch sao?

Mặc dù vai trò CAND không quan trọng bằng QĐND trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ VN, nhưng trong bộ sậu gọi là "tứ trụ", lúc nào cũng có mặt một ông Đại Tướng CAND, nhưng trong kỳ này Tô Lâm đã bị Phạm Minh Chính chiếm mất ghế , đũ thấy uy tín Tô Lâm kém hơn tên Trần Đại Quang của nhiệm kỳ trước.

Phạm Minh Chính là tướng CA được đảng phong tặng cấp tướng năm 2007 lên trung tướng năm 2010, PMC không phải xuất thân từ một CAND chuyên nghiệp như Tô Lâm. Có thể Tô lâm bị thất sủng kỳ này vì thành tích "Ăn Giựt" ở Slovakia chăng?? Hay đó là kịch bản của thiên triều?

Lực lượng CAND và QĐND phải gọi đúng là thứ khuân vác gia nô của đảng, sống chết phải bám theo đảng để kiếm cơm, kiếm bánh mì...Những tên đầu ngành có thể bỏ hàng chục tỉ đồng để mua chức quyền. Đó cũng là lý do để CAND trung thành với đảng.

Tô Lâm cũng tuyên bố giống như lời tuyên bố của đại tướng QĐND Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng BQP là các lực lượng này phải xác định sự trung thành với đảng với nhà nước, còn nhân dân và tổ quốc chỉ để trang trí cho tròn câu nói của các tướng lãnh chxhcnvn. Tội nghiệp cho sự thất sủng này của Tô Lâm, và Ngô Xuân Lịch trong kỳ đại hội XIII.

Thứ hai là nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, gắn với thách thức trong xử lý quan hệ với các nước lớn và giữ vững uy tín của Đảng, chế độ trước nhân dân ngày càng gia tăng.

Buồn cười cho Tô Lâm khi đề cập tới cách xử lý quan hệ với nước lớn và giử gìn uy tín đảng (?!) Vấn đề này đảng có sao? Truyền thống đảng csnv đối xử với nước lớn đàn anh TC, là đánh giày cho Mao, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình để giử đảng. Một phong cách mà người dân khinh bỉ nhất, đó là bộ sậu Ba Đình không dám chỉ đích danh tàu TC đâm tàu cá của ngư dân ở trong vùng biển VN, đám đánh giày Bắc Kinh này gọi là "Tàu Lạ"?? Không còn gì là quốc sĩ của chxhcnvn, Tô Lâm nghỉ sao về thái độ này của đảng mình? Nhắc một chút về truyền thống này có từ thời lập đảng và nhà nước VNDCCH.

*Từ những năm 1945-1946 giới chính trị trong và ngoài nước đã chứng kiến việc HCM ứng xử với nước lớn. Ngay từ khi dựng nước ngày 2.9.1945, HCM đã từng năn nỉ các nước lớn để mong nhận được sự công nhận ngoại giao với VNDCCH. Họ "Hồ" đã gởi hai bức thư khẩn cầu tổng thống Mỹ Harry Truman công nhận VNDCCH, nhưng 2 bức thư đều không nhận được sự trả lời từ Tổng thống Harry Truman. 

Không biết Tô Lâm nghỉ sao về uy tín đảng và VNDCCH trước sự việc này? Ông Tô Lâm hình như không biết soi gương trước khi phát biểu trước Đại Hội.
* HCM, sau khi vận động ngoại giao với Mỹ không thành,  quay sang vận động LHQ công nhận cũng bị từ chối, nên HCM đành muối mặt quay lại vận động với kẻ thù thực dân Pháp, và cuối cùng ký với Pháp Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6.3.1946, để Pháp công nhận VNDCCH nằm trong Liên Hiệp Pháp. Theo Hiệp định sơ bộ này, Pháp nhìn nhận Việt Nam là một "quốc gia tự do" (L’Etat libre) trong Liên Hiệp Pháp (L’Union francaise); và dân Việt Nam sẽ tự quyết định sự thống nhất lãnh thổ của mình qua một cuộc trưng cầu dân ý (referendum). Trong bản Phụ ước về quân sự, 10,000 quân Việt Nam và 15,000 quân Pháp sẽ giữ nhiệm vụ "tiếp phòng" 180,000 quân Trung Hoa. Pháp còn hứa sẽ rút quân khỏi Việt Nam trong vòng 5 năm. Các việc làm mang tính phản bôi dân tộc và tổ quốc của HCM, được Ban Tuyên Láo và truyền thông gia nô và lão già Hoàng Chí Bảo ca ngợi là sự thành công về ngoại giao của họ Hồ (?!).

Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 là chiếc chìa khóa cuối cùng về mặt ngoại giao của HCM để hợp thức hóa cuộc tái xâm lăng của Pháp, một hiệp ước rước Pháp trở lại Đông Dương và chiếm đóng Hà Nội và phía bắc VN của HCM. 

Đây là một Hiệp Ước được coi là phản quốc của HCM trong việc tìm kiếm các quốc gia công nhân sự độc lập cho nước VNDCCH. Tuy nhiên tất cả nổ lực của HCM đều không thành vì Việt Minh (đảng cs trá hình) và HCM đều không đũ uy với các nước trên thế giới, vì thế từ ngày 2.9.1945 đến đầu tháng 1/1950, VNDCCH là một nước vô thừa nhận trong cộng đồng quốc tế. 

Từ sau tháng 1/1950 đến 30.4.1975 VNDCCH chỉ có 35 nước trong khối XHCN công nhận, trong lúc đó VNCH có trên 82 nước trên thế giới công nhận. Không biết đồng chí Tô Lâm có biết sự thất bại này của bác và đảng từ những năm đầu mới thành lập nước VNDCCH hay không??
Tô Lâm có biết? ngay cả thằng đàn anh Liên Xô của csvn, cũng không hề công nhận HCM trong thời gian từ 1945 đến giửa năm 1950. Đảng và HCM là con số không trong con mắt của Stalin, mặc dù HCM phò Stalin và học thuyết Mác Lênin. Thật nhục vô cùng!!

Còn ngày nay thì sao? Thế cô đơn của chxhcnvn vẩn tồn tại. Cái uy tín của đảng không đũ để các quốc gia tư bản tín nhiệm đặt mối quan hệ song phương về quân sự, kinh tế...chỉ được coi là bạn trên phương diện ngoại giao. Nhìn sổ thông hành của VN  (hộ chiếu) người ta có thể đánh giá được mức độ uy tín của đảng và nhà nước VN, được thế giới xếp hạng ở mức thấp nhất trong cộng đồng thế giới. 

Hộ chiếu VN, theo Wikipedia viết là tới tháng 12/1972, VNDCHCH có mối quan hệ ngoại giao với 49 nước. CHXHCNVN hôm nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia trên thế giới, thế nhưng tới nay người dân chxhcnvn cầm hộ chiếu VN chỉ đi lại được 51 nước là sao? Uy tín đảng và nhà nước csvn ở đâu vậy ông Tô Lâm?? Phong cách ngoại giao với nước lớn là vậy sao? Đừng nổ nửa ông ơi!!

Hộ chiếuchxhcnvn được xếp hạng thứ 90 trong năm 2019, một thứ hạng khá thấp trong cộng đồng thế giới. Hộ chiếu của chxhcnvn cũng bị các nước trong khu vực khinh bỉ khi cầm hộ chiếu này đến Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Nam Hàn, Mã Lai, Indonesia...Tô Lâm chắc chắn phải biết chuyện này. Xem thêm bài viết về giá trị của hộ chiếu VN cùng tác giả: http://lybichthuy.blogspot.com/2019/11/ban-se-y-voi-be-ban-gioi-khi-cam-ho.html

Riêng bản thân Tô Lâm phải nhờ uy tín của nước bạn là Slovakia mướn giùm máy bay đi Đức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức. Khi xong việc lại không trả tiền thuê máy bay với giá 17.065, 51 Euro, cho chính phủ Slovakia, nên vụ việc này được đưa lên truyền hình của Slovakia. Dân tự hỏi UY TÍN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CA có sao?? Xem nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-tring-xuan-thanh-phat-hien-hoa-don-bo-cong-an-vn-thue-may-bay-tu-slovakia-toi-nga/5191224.html

Còn một trong tam trụ triều đình, nữ hoàng áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân đã dùng chuyên cơ của mình khi viếng thâm Nam Hàn, đã chở lậu 9 người thân của mình trốn sang Nam Hàn vào cuối năm 2018. Vu việc này cũng được Nam Hàn đưa lên truyền hình một năm sau đó, lúc đó dân VN mới biết tài tháo vác và sáng tạo của nữ hoàng áo dài, một người đàn bà quyền lực nhất trong đảng csvn, cuối cùng tại Đại Hội XIII đã bị hất văng ra khỏi Ban Chấp Hành TW và cả vị trí tam trụ. Xem danh sách mới của BCH/TƯ:https://thanhnien.vn/thoi-su/danh-sach-ban-chap-hanh-tu-khoa-xiii-dang-cong-san-viet-nam-1314944.html

Thứ ba là nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ gắn với suy giảm lòng tin của nhân dân diễn biến phức tạp.

Người dân ai cũng thấy rất rõ, đảng đã chuyễn hóa và tự diễn biến từ giai cấp vô sản (công nông) để lột xác trở thành giai cấp tư bản chỉ sau hơn 2 thập niên sau ngày 30.4.1975. Hình hài của của đảng ngày hôm nay đã thay da đổi thịt từ cụt muối cắn làm 3, nay những hình ảnh thần thoại đó đã biến mất. Thay vào đó là hàng trăm ngàn quan tham trong cơ chế quản trị đất nước từ lớn nhỏ.

Đến như bà chủ tịch quốc hội, từ giai cấp vô sản chuyên chính trước 1975, nhờ ơn bác và đảng đã tự lột xác để sắm cho được 300 cái áo dài đắt tiền trong tủ quần áo. Đó là chưa tính tới các tướng tá QĐND và CAND, các quan thượng tầng như Ủy Viên Trung Ương đảng, các chức sắc Bộ Trưởng ban ngành đã từ từ tháo đôi dép râu để sắm giày hiệu, đi siêu xe, đeo đồng hồ đắt tiền, sắm biệt phũ....

Toàn đảng từ TBT, CTN, Thủ Tướng, CT Quốc Hội, Tướng quân đội và tướng CAND không bao giờ để ý đến sinh mạng của của ngư dân VN bị tàu TQ hiếp đáp, giết hại ngoài hải phận VN, đám ăn hại này chỉ biết bám bờ gặm nhắm NSNN, bấm nút bán nước qua các hình thức như phát triển Đặc Khu kinh tế, đục khoét các công trình, bảo kê cho các đường dây đánh bạc xuyên quốc gia...Cho dân TC qua các cửa khẩu của VN tự do không cần Visa.

Đồng chí Tô Lâm ơi!! đó mới đích thật là chân dung của sự diễn biến và chuyễn hóa trong đảng mà người dân thấy rõ nhất, từ sau khi chiếm được miền nam VN vào năm 1975.

Đảng thiếu uy tín nên lúc nào cũng kêu gào sự giúp đở của cộng đồng hải ngoại bằng nhiều thủ đoạn từ nghị quyết 36, đến trò "quê hương là chùm khế ngọt", là " khúc ruột ngàn dậm"...nhưng gần như các chiến thuật đó đều thất bại. Năm nay đảng không còn đứng ra để kêu gọi nửa, mà trao trọng trách này cho Mặt Trận Tổ Quốc, một cơ sở ngoại vi của đảng.
Từ Báo Tuổi trẻ ngày 27 tháng 1 năm 2021 loan tin, tại đại hội 13 của đảng csvn, ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc , Ủy Viên TƯ đảng cs, đề nghị các viên chức Cộng sản ở cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến cấp địa phương cần phải vận động người Việt đang sống ở các nước trên thế giới hướng về tổ quốc bằng cách đóng góp tiền cho nhà cầm quyền xây dựng đất nước.
Ông Mẫn nói, trong thời gian tới, kế hoạch của Mặt trận tổ quốc Cộng sản là phải chuyển hướng hoạt động mạnh về cơ sở, tập hợp sức mạnh của 100 triệu người dân và đồng bào ở ngoại quốc, cùng hợp lực thực hiện nghị quyết đại hội 13 của đảng Cộng sản.
Bên cạnh những xảo ngôn kêu gọi người dân góp tiền cho các viên chức Cộng sản tham nhũng, thì ông Mẫn lại cảnh báo về tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận viên chức, đảng viên Cộng sản.
Mượn đánh giá của Ông Mẫn về tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hoá” của các viên chức Cộng sản để thay lời kết. Ông Mẫn còn thừa nhận, Việt Nam sau 45 năm cai trị của nhà cầm quyền thì sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội diễn ra ngày càng trầm trọng. Sự thật này trái ngược hoàn toàn với những xảo ngôn của những người Cộng sản là xoá bỏ giai cấp, xoá bỏ sự phân chia giàu nghèo trong xã hội để tiến đến một thế giới đại đồng.

Nhà nước gồm một bầy sâu,

Như giòi lúc nhúc ngoảnh râu nó bò.

Nó ăn nó nhậu thật no,

Hỏi sao dân đói ? Mặc cho chúng mày.

(Ca Dao thời XHCN)

Biên khảo thời sự chính trị từ Hậu duệ VNCH
Võ Thị Linh 31.1.2021

 TRIẾT LÝ NHÂN VĂN TRONG CHIẾC BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY

Bánh chưng, bánh giầy là hai loại truyền thống trong ẫm thực những ngày Tết Việt, nó gói ghém được một triết lý rất nhân văn của Việt tộc trong sinh hoạt những đầu năm mới. Được gọi là "Chưng" vì có nghĩa là chưng hay hấp cách thủy, phát xuất từ chữ "chưng" (蒸) trong tiếng Hán-Việt.

Tuy "Chưng" là âm Hán-Việt hiện đại của chữ 烝, cũng viết 蒸, theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là “đun, nấu cách thủy”. Đào Duy Anh đã có lý. 

Vương Lực cổ Hán ngữ tự điển (Bắc Kinh, 2002) cho biết chữ chưng có 9 nghĩa, nghĩa thứ hai là “dụng hoả hồng khảo” tức “dùng lửa mà nung, sấy” (!). Sự bổ xung cho nhau về nghĩa của từ chưng, hồng, khảo cho thấy chữ chưng trong bánh chưng được dùng rất phổ biến bởi bánh chưng là bánh được luộc. 

Có người lại giải thích như sau: được biết thì có 2 loại bánh: bánh chưng và bánh trưng,  là tên gọi tắt của bánh trưng tày (bánh này vốn của người tày), về nguyên liệu và cách làm thì cũng giống bánh chưng nhưng bánh trưng tày được gói theo kiểu bánh tét trong miên nam. Theo người viết  "bánh chưng" hay "bánh trưng tày" thì cũng đều là thứ bánh ăn ngày tết , cũng từ gạo nếp , đậu xanh thịt heo mà ra nên cái nào cũng hợp lý theo cách gọi từng vùng miền.

Nếu chỉ xét theo nghĩa thông dụng hiện đại của chữ chưng thì sẽ không thấy được tính hợp lý của việc đặt tên cho bánh chưng. Nhưng nếu đi vào lịch sử ngữ nghĩa của nó thì mới thấy việc đặt tên này đã bắt đầu từ rất lâu đời, khi mà chữ này chưa mất đi cái nghĩa “dụng hoả hồng khảo”. http://vanhoanghean.com.vn/PDF/PL2D.pdf

Trong vài địa phương ở miền bắc có nơi vẩn còn  viết là bánh trưng, thay vi bánh chưng. Nhưng ở đây để tránh tranh cải về ngữ nghĩa, tôi chọn dùng cụm từ bánh chưng.

Từ ngàn xưa, ca dao của người Việt Nam vẫn có những câu nói về cách hành xử của con cái đối với cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chử hiếu mới là đạo con

hay

Công cha đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

hay

Chí tâm niệm Phật đêm ngày

Cầu cho cha mẹ sống tày non cao.

hay

“Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời 

Cầu cho cha mẹ sống đời với con” 

Qua các câu ca dao trong kho tàng văn học dân gian, cho thấy phong cách ứng xử với cha mẹ theo truyền thống Việt đạo, đó là tấm lòng hiếu thảo với bậc sinh thành mình. Hiếu chính là cách hành xử đúng mực đối với người mình đã thọ ơn. Trong đạo Việt, đạo hiếu trong bổn phận của người làm con, chử hiếu cũng được tiếp nhận từ tư tưởng Phật giáo từ nhiều ngàn năm qua, - từ những nguồn văn hóa này, - nên vấn đề  hiếu đạo được đề cao và chiếm vị trí quan trọng mối quan hệ giữa con cái đối với cha mẹ ông bà..

Tiếc rằng trong quá trình làm tay sai cho Nga Tàu, Hồ chí Minh đã xích hoá dân Việt vào học thuyết Marx, vì bị nhiễm độc bằng thứ văn hoá ngoại lai, nên nền tảng nhân văn trong đạo Việt bị phá vỡ, trong đó những đức tính tốt trong  phạm trù hiếu đạo, đã bị xã hội lơ là, dẫn đến tình trạng thượng bất chính hạ tất loạn, trên không ra trên dưới không ra dưới như hiện nay. Văn hoá truyền thống của một xã hội Văn Lang có từ thời Hùng Vương đã bị lung lay tận gốc rể. 

Con đem cha mẹ ra đấu tố như tên Trường Chinh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lần 2).  Lúc khởi đầu chiến dịch CCRĐ năm 1952, chính Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) đã đấu tố cả cha mẹ của mình khiến ngoài dân gian có câu vè truyền tụng (trích bài của Ban biên tập Báo Nguyệt San Tự do Ngôn luận, số 40, ngày 1-12-2007):

“Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng. Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hoá, tội kia sách chép đứa tên Khu”. Khu ở đây chính là Đặng Xuân Khu – Trường Chinh !.

Thơ nô Tố Hữu, Ủy Viên Trung Ương Đảng, với phần trích từ bài thơ  "Stalin! Stalin!" của Tố Hữu làm năm 1953 khi nghe tin nhà lãnh đạo Liên Xô qua đời:

Sta -lin! Sta-lin!

Yêu biết mấy nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!...

Đây chính là một thứ văn hóa cặn bả! Tiếng đầu lòng của trẻ thơ VN, có đứa trẻ nào kêu tên của tên đồ tể khát máu Sít ta lin bao giờ?? trừ mẹ nó có quan hệ với đồng chí Sít ta Lin. Một thứ luân lý lộn xòng từ văn hóa Mác của những đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó. Nguồn bài thơ Stalin củaTố Hữu:

https://www.bbc.com/vietnamese/forum/story/2007/10/071031_stalinbytohuu

ĐẠO HIẾU TRONG CHIẾC BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY

Là người Việt Nam, có lẽ không ai trong chúng ta lại không biết đến sự tích bánh Chưng, bánh Giầy, – một câu chuyện cổ tích nói về nguồn gốc xuất hiện của chiếc bánh Chưng, bánh Giầy trong mỗi dịp lễ Tết cổ truyền dân tộc, một nét Văn Hóa ẩm thực cổ truyền của người Việt cổ với nền văn minh lúa nước, mà còn đề cao tư tưởng đạo Hiếu trong mạch sống thường nhật của Việt tộc từ hơn 2000 trước cho đến hôm nay.

Như chúng ta đã biết, vào đời Hùng Vương thứ VI, sau khi dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi lại cho con mình để nghỉ ngơi. Nhân ngày đầu Xuân, vua Hùng cho triệu tập các hoàng tử đến và phán rằng, trong số các ngươi, người nào tìm được thức ăn ngon lành, bày trên mâm cỗ sao cho có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các hoàng tử đua nhau sai người lên rừng xuống biển tìm kiếm của ngon vật lạ để chờ ngày dâng hiến vua cha với hy vọng được vua cha truyền ngôi báu.

Trong khi đó, hoàng tử thứ 18 của vua Hùng là Tiết Liêu,  còn gọi là Lang Liêu, – vốn bản tính hiền lành, đạo đức khiêm cung, hiếu kính cha mẹ. Ông mồ côi mẹ, lại đang sống với dân quê nên lòng bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên, chẳng biết lấy gì tiến cúng vua cha.

Một hôm, Tiết Liêu nằm chiêm bao thấy có một vị Thần đến mắt bảo rằng: này con, trong trời đất, không có gì quý hơn gạo, vì gạo nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông để tượng hình cho trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài bánh, nhân đặt trong bánh để tượng trưng cho công ơn sinh thành dưỡng dục của cha và mẹ.

Tỉnh mộng, Tiết Liêu vô cùng mừng rỡ. Ông liền chọn nếp gạo thật ngon tự tay gói lại thành hình vuông để tượng hình cho đất, sau đó bỏ vào nồi chưng chín, gọi là bánh Chưng. Và ông lấy bột nếp chín, rồi giã chúng thật mịn làm thành hình tròn để tượng hình cho trời, gọi là bánh Giầy. Còn lá xanh bọc bên ngoài và đậu bỏ bên trong là để tượng trưng cho tình yêu thương của cha mẹ luôn đùm bọc, chăm sóc con cái.


Đến ngày hẹn, các hoàng tử, người nào người nấy nô nức dâng lên vua Hùng nào là sơn hào hải vị, nào là của ngon vật lạ quý hiếm. Đặc biệt, riêng hoàng tử Tiết Liêu chỉ dâng cúng vua cha hai thứ là bánh Chưng và bánh Giầy làm từ nếp gạo.

Hùng Vương thấy lạ quá, bèn hỏi Tiết Liêu. Tiết Liêu thành thực kể lại cho vua cha nghe câu chuyện về vị Thần và ý nghĩa của chiếc bánh Chưng, bánh Giầy. Nghe Tiết Liêu trình bày xong, vua Hùng nếm thử bánh. Vua khen ngon và hạ lệnh truyền ngôi báu cho Tiết Liêu.

Tuy sự tích bánh Chưng, bánh Giầy trên đây chỉ là một câu chuyện cổ tích truyền tụng trong dân gian nước ta từ ngàn xưa, nhưng nó vẫn gợi lên cho tất cả chúng ta những điều cần suy gẫm về vai trò của chữ hiểu trong cuộc sống trước đây cũng như hôm nay.

Hình ảnh chiếc bánh Chưng, bánh Giầy tuy hết sức đơn sơ bình dị nhưng nó lại gợi lên trong tâm thức vua Hùng hình ảnh của đất trời, của giang sơn gấm vóc mà suốt đời ngài đã hy sinh cống hiến để bảo vệ, và hình ảnh của những con dân tay lấm chân bùn, dãi nắng dầm mưa để tạo nên những hạt ngọc hạt vàng nuôi sống con người, – trong đó có cả nhà vua.

Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Lang Liêu đã chứng tỏ rằng, từ thời Văn Lang, một xã hội nguyên thủy cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm nền tảng trong việc chọn hiền tài cho đất nước, và làm thước đo nhân cách trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước. 

Quả thật, một người mà khuyết hiếu đạo thì chắc chắn sẽ khó trở nên một người lãnh đạo chân chính và xuất sắc. Bởi vì, tự thân người ấy còn chưa hiếu kính với ngay cả người đã có công sinh thành dưỡng dục ra chính họ thì làm sao người ấy có thể hiếu với bàn dân thiên hạ? và làm sao có thể yêu thương dân, lo lắng cho dân được? Hiếu là một đức tính căn bản nhất của lãnh đạo một quốc gia, phải biết trung với nước, hiếu với dân. Chứ đừng định hướng nghịch lý là trung với đảng hiếu với Thiên triều như các đỉnh cao Pắc Bó.

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Võ Thi Linh 27.1.2021

  KỶ NIỆM NGÀY GIỔ THỨ 39 (27.1.1982-2021) CỐ TỔNG THỐNG 

TRẦN VĂN HƯƠNG. (Tổng Thống dân cử thứ III của VNCH)

Cố Tổng Thống Trần Văn Hương, một niềm tự hào vô biên của quốc gia VNCH, ông là người xuất thân từ giới bình dân nghèo trước khi trở thành người trí thức tiêu biểu của miền Nam Việt Nam, với một ý chí cao cả, một trái tim nồng nàn yêu nước thương dân, một lý tưởng quốc gia chân chính, ông chính là một kẻ sĩ « MỘC MẠC ĐẦY CHÂN TÌNH VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC », khó có một người lãnh đạo liêm khiết, đầy trách nhiệm như ông ở trong những trang sử cận đại. Cụ Trần Văn Hương là một người quốc gia nhiệt tình yêu nước, một nhân sĩ suốt đời gắn bó với nền cộng hòa của miền nam VN, nên cụ sẳn sàng chấp nhận một định mệnh ngang trái vào những ngày sau 30.4.1975.

Cụ sống là người của nước VNCH, nên đến chết vẩn còn là công dân của VNCH. Cụ đã từ chối quyền công dân của chxhcnvn, khi được chính quyền nước này đề nghị trao trả quyền công dân cho cụ Trần văn Hương. Cụ đã từ tốn và thẳng thắn nói vào mặt của nhà cầm quyền cộng sản lúc bấy giờ:

“Chừng nào những người tập trung ‘cải tạo’ được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!”.  Câu trả lời của Cụ đã là cái tát thẳng vào mặt của chính quyền cộng sản và nói lên được cái chất của một kẻ sĩ miền nam, trước phong ba bảo táp không hề chao đảo.

Cụ Trần Văn Hương (1902–1982), từng là cựu thủ tướng (1964–1965 rồi 1968–1969), phó tổng thống (1971-1975), và rồi tổng thống cuối cùng trong thời gian ngắn ngủi bảy ngày (21 tháng 4, 1975-28 tháng 4, 1975) của Việt Nam Cộng hòa.

Trong những ngày cuối cùng của VNCH, Ðại Sứ Martin của Hoa Kỳ đã chính thức gặp Tổng Thống Trần Văn Hương và mời tổng thống rời khỏi nước, nhưng Tổng Thống Trần Văn Hương đã khẳng khái trả lời: “Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với dân chúng một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước".

Sau ngày cộng sản chiếm miền nam, cụ Trần Văn Hương đã lui về căn nhà 216 đường Phan Thanh Giản, tại đây cụ sống với vợ chồng người em gái út cho đến lúc qua đời, đây là một căn nhà nhỏ hẹp, nằm sâu trong hẻm, sau lưng nhà của ông Trần Ngọc Liễng, loại nhà cấp cho các bộ trưởng nhưng vì nhà đã lâu năm, cũ kỹ, xuống cấp, không ở mặt tiền, bị mọi người chê nên mới còn lại. Chính Cụ Hương đã từ chối lời đề nghị cho sửa sang lại vì sợ tốn công quỹ, do đó, ngôi nhà còn yên, sau 1975, không bị CS chiếm như nhưng căn khác, nhưng báo chí CS cho rằng vì lý do nhân đạo nên ngôi nhà này không bị tịch thu.

Cụ Hương không có hộ khẩu vì không làm đơn xin “phục hồi” quyền công dân. Cụ nới với giặc cộng: "Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước..." (Lời cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ đến nhà định làm lễ, quay phim "trả quyền công dân cho ông").

Chính vì thái độ này, mà Cụ bị CS quản chế, không cấp hộ khẩu, không được cấp tem phiếu. Những ngày sau 30.4.1975, Cụ Trần Văn Hương không bao giờ ra khỏi nhà, ốm đau, không những sống đạm bạc mà còn thiếu thốn. 

Người chăm sóc tận tình cho Cụ chính là người em rể sống với Cụ. Theo lời một người cháu Cụ kể chuyện với nhà văn Hứa Hoành, đã có lúc Cụ giao cho bà em ra chợ bán một củ sâm Ðại Hàn Cụ còn cất giữ và những bộ đồ vest để lấy tiền mua thức ăn cho cả gia đình. Cụ qua đời vào ngày 27 tháng 1. 1982 (nhằm ngày mồng Ba Tết), hưởng thọ 80 tuổi, hài cốt được hỏa thiêu.

Cố Tổng Thống Trần Văn Hương đã sống trọn vẹn một cuộc đời của một kẻ sĩ, của một con dân suốt đời tận hiến cho quốc gia dân tộc. Cụ ra đi và đã để lại cho người dân Việt Nam một tấm gương yêu nước, thương nòi, một tấm gương liêm khiết thanh sạch, ngay thẳng và tiết tháo mà người đời ít có ai sánh được như cụ.

Vị Tổng Thống đời thứ III,Tổng Tư Lệnh Trần Văn Hương của chúng ta đã thể hiện lối sống chân thành đối với quốc dân của Cụ hơn hẳn loại người giả dối, khiếp nhược đầu hàng trước hiểm nguy. Thanh danh của một vị lãnh đạo cả đời tận tuỵ cho quê hương và dân tộc đã in đậm trong những trang sử oai hùng của dòng giống Lạc Hồng.

Nhân ngày giổ cụ hậu duệ VNCH vùng nam Đức  xin được dâng một nén hương lòng lên Cố Tổng Thống Trần Văn Hương, vị tổng thống đáng kính tiết tháo nhất của  miền nam VN.

Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 27.1.2021

  SAO GỌI LÀ "ĂN TẾT"?? VẬY LÀ  ĂN TẾT VIÊT HAY TẾT TÀU??

Ngày nay, vì hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, một phần con dân Việt phải sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng, dù sống trong hoàn cảnh nào, châu lục nào, quốc gia nào người Việt ta cũng vẫn nhớ đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Người Việt xa xư vẫn không quên phong tục cổ truyền của cái Tết Việt trên xứ người. Tổ chức vui Tết Nguyên Đán để giử gìn truyền thống Việt và quảng bá phần nào văn hóa Việt với dân bản địa. 

Ăn Tết là một ngôn ngữ thông thường trong dân gian nói về những ngày cận và trong tết nguyên đán, đó là những ngày đầu xuân. Nghĩa của cụm từ " Ăn Tết" nếu tách ra thì sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Trước hết chúng ta xét về nghĩa của chử ăn.

ĂN:

Ăn là một động từ, nếu đứng  riêng một mình, dùng để đề cập tới việc tiêu thụ thực phẫm, bằng cách như nhai, nuốt, gặm, nhấm.. của tất cả động vật để duy trì sự sinh tồn, trong đó có con người. Nhưng khi ghép chữ ăn với một danh từ khác, thì nghĩa nó sẽ bị biến đổi như:

Ăn cơm, ăn cháo, ăn cám, ăn cỏ, ăn khoai,… là phân biệt được thức ăn một cách cụ thể hơn. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tiệc, ăn cỗ,. .. nói về việc ăn trong các thời điểm và bản chất linh đình trong cách ăn hàng ngày, mang kiểu cách khác nhau. 

Ăn bớt, ăn bẩn, ăn chặn, ăn cắp,… là cách chỉ đặc tính của những thói xấu  về “ăn” được coi là liên quan tới tư cách, phân biệt phẩm chất tốt xấu nơi con người,... 

Một số chữ nói về "ăn" còn rất nhièu như ăn chia: chia phần; ăn chơi: chơi bời, tiêu khiển bằng các thú vui vật chất; ăn mặc: mặc hay những vấn đề thuộc về trang phục nói chung; ăn nhậu: nhậu nhẹt, chè chén; ăn tiêu: tiêu pha, chi ra..

Người Việt Nam ăn Tết có nghĩa là bày tiệc, cỗ bàn linh đình, rồi cùng ngồi quay quần với nhau chung quanh bàn tiệc, mời nhau ăn uống người ta chăm lo việc ăn uống cho cả ông bà tổ tiên, những người khuất mài khuất mặt, thần thánh....

TẾT:

Khi nói đến Tết, mỗi người Việt Nam sẽ nghĩ ngay tới Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết ta, Tết Việt,  Tết cổ truyền) quen thuộc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. như trong các câu tục ngữ:


Ăn như ba ngày Tết lấy gì mà ăn? 

Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết..

Ba ngày Tết, bảy ngày xuân

Đói muốn chết ba ngày tết cũng no


CA DAO VỀ TẾT


Mồng một thì Tết mẹ cha,

Mồng hai Tết chú, mồng baTết thầy.


Đi đâu mặc kệ đi đâu

Đến ngày giỗ Tết phải mau về nhà.


Qua một số câu ca dao tục ngữ về Tết, chúng thấy nội dung của ngày Tết đều tập trung vào việc tổ chức ăn uống trong mấy ngày đầu năm cho người sống lẩn người thân đã khuất bóng, thần thánh..Và một điều mà người Việt chúng ta cần phải biết phân biết "ăn Tết" là cách tính ngày đầu năm trong lịch Việt khác với cách tính của người Trung Hoa. Các phong tục ngày Tết của người Việt cũng khác với người Trung Hoa.

Tết Việt còn là dịp người ta chuẩn bị sắm đồ ăn thức uống đủ đầy. Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà; Khôn ngoan tới cửa quan mới biết, giàu có ba mươi Tết mới hay (tục ngữ). Nhưng cao hơn cả là những hoạt động hướng về tổ tiên, nguồn cội. Tháng Giêng ăn Tết ở nhà. Dù ai đi đâu làm đâu, dẫu xa đến mấy vẫn lấy Tết là một thời điểm cần phải hành hương về quê, đoàn tụ với người thân, xóm làng. Ở đó có hương hoả, tổ tiên và quê hương nguồn cội. Theo truyền thống dân gian, cách ứng xử với cha mẹ ông bà là một nét làm nên chữ hiếu. Con cái có hiếu nghĩa mới thực sự được coi là nên người, được tổ tiên phù hộ, may mắn, thành đạt...


Cu kêu ba tiếng cu kêu

Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè

Dựng nêu thì dựng đầu hè

Để sân gieo cải, vãi mè mà ăn


Đến ngày Tết, con cháu dù làm ăn ở đâu cũng cố tìm cách về nhà để ăn Tết, mừng tuổi ông bà cha mẹ. Con cái dù đã lập gia đình ra ở riêng cũng đem con cái về thăm và chúc Tết cha mẹ mình và thầy cô giáo.

 

Mồng một chơi cửa, chơi nhà 

Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.

Hễ ai mà nói dối ai 

Thì mồng một Tết ba giai đến nhà


Như vậy, cụm từ "ăn Tết" để nói đến hương vị đặc biệt của những ngày đầu một năm , của cái Tết Việt, những việc thường thấy và xảy ra trong ngày đầu xuân, mang đậm nét đẹp tinh thần, ý nghĩa của tín ngưỡng tâm linh và đậm chất nhân văn truyền thống. Tết là thời điểm đặc biệt, và ý nghĩa của nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người dân Việt Nam. Tết là một hình ảnh sinh hoạt đặc biệt của Việt tộc trong những ngày đầu xuân, xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, một truyền thống có từ thời Hùng Vương dựng nước đến nay qua Bánh chưng bánh dầy (giầy)


" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh "


Trong câu ca dao ngày Tết truyền thống người ta thấy có phổ biến về một đặc sản  ngày Tết, đó là bánh chưng -  như một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiếu trong ngày tết dân tộc Việt Nam.

Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.


Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.


TẾT VIỆT (TA) HAY TÀU??


Từ lâu người Việt chúng ta thường hay ngộ nhận và cho rằng Tết Nguyên Đán là có nguồn gốc từ cái Tết của người Tàu, một quan niệm hoàn toàn sai lạc với thực tế -  sự thật thì người Trung hoa từng lấy cắp cách tính ngày Tết theo Lịch Vạn Niên của người Việt cổ, còn gọi là Việt Lịch, một phát minh có trước Lịch Tàu. Người Trung Hoa từ xưa tới nay thường đi đánh cắp sáng tạo của nước khác rồi đem về làm chủ sở hữu các công trình đánh cắp này. 

Tổng Thống Trump của Hoa Kỳ đã từng lên tiếng cáo buộc Trung Cộng trước dư luận trong nước và thế giới, ông đã nêu đích danh Trung Cộng là nước đã từng đánh cắp rất nhiều sáng tạo về khoa học , kỹ thuật cũng như các công trình thuộc thời kỳ "cách mạng kỷ nghệ thứ 4.0" của HK và các nước khác trên thế giới - Trung Cộng hiện nay đang bị Hoa Kỳ trừng phạt về cái tội ăn cắp sở hữu trí tuệ. Trung Hoa, tức Trung cộng từng ngạo mạn là cái nôi tinh hoa của thế giới (?!), điều này không sai, vì TQ chính là trùm ăn cắp các tinh hoa của thế giới và đang bị thế giới tẩy chay toàn diện về sản phẩm của TQ. Việc trừng phạt này còn đang tiếp diển gây nhiều tổn thất  nặng nề cho nền kinh tế TQ.
Tết Nguyên Đán được tính theo Việt Lịch, đây là niềm hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phát minh được một Âm lịch vạn niên cho người Việt.  Xem ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ. Xem: https://tusach.thuvienkhoahoc.com/…/%C3%9D_ngh%C4%A9a_nh%E1…

Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu KH đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt khác hoàn toàn với "Lịch Tàu" - Lịch “kiến Dần” của người TH, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa. Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". 
Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế 360 năm. Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại 2.500 năm cách ngày nay, được xếp vào loại H1 - Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger - người Áo - vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Ngọc Lũ là một trong số không nhiều trống đồng xuất hiện từ lâu đời.

Tóm lại "ăn tết" là cụm từ ám chỉ đến cái Tết Nguyên Đán của Việt tộc hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết là dịp lễ quan trọng nhất của Việt tộc.

Biên khảo của Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 22.01.2021