Powered By Blogger

HẠN HÁN ĐANG HOÀNH HÀNH

VN CHỪNG NÀO CÓ MƯA NHÂN TẠO ?

Hiện nay trong nước, tình trạng hạn hán đã kéo dài từ tháng 3 cho đến nay ngày càng khốc liệt hơn và có nguy cơ ảnh hưỡng đến nhà nông trên địa bàn cã nước. 

Tại Bến TreNắng hạn gay gắt khiến hàng ngàn hécta lúa, hoa màu đang đứng trước nguy cơ chết trắng hoặc giảm năng suất 

Tại Sóc Trăng, các kinh rạnh bị khô cạn thiếu nước

Kênh rạch ở Sóc Trăng cạn kiệt vì khô hạn.

Tại Cà Mau, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau Lê Văn Hải cho biết, những ngày qua, trên lâm phần rừng tràm có mưa rải rác, nhưng lượng mưa không đáng kể, không đủ nước tăng độ ẩm cho rừng mà ngược lại còn rửa sạch phèn, gia tăng nguy cơ cháy rừng. Hiện toàn tỉnh có 38.447 ha rừng khô hạn, dự báo cháy cấp nguy hiểm 

Ninh Thuận đang đối mặt với đợt hạn hán gay gắt 
nhất trong 10 năm trở lại đây. Ảnh: CTV.

Tình trạng khô hạn ở Nam Trung Bộ còn kéo dài trong nhiều tháng tới đây. Tình trạng khô hạn, thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng từ Nghệ An đến Bắc Bình Thuận và có khả năng kéo dài đến tháng 8-9; còn khu vực Nam Bình Thuận và Tây Nguyên sẽ kéo dài đến đầu tháng 5. Ninh Thuận nắng hạn gay gắt nhất trong 10 năm



Giải về tình trạng khô hạn, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn VN cho biết, do năm 2014 mưa bão ít, lượng mưa thiếu hụt khoảng 10%, ít nhất trong 10 năm gần đây. Trong các tháng tiếp theo của mùa khô 2015, dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục giảm mạnh. Các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng thấp hơn mức trung bình nhiều năm 30-80%, các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận thấp hơn từ 60-80%, riêng sông ở Khánh Hòa và Ninh Thuận thấp hơn 80-90%.



Bộ NN-PTNT đã có kiến nghị đến Chính phủ hỗ trợ hơn 543 tỷ đồng cho các địa phương trên cả nước chống hạn, mặn. ( nguồn: tin SGGP Online ngày  16/05/2015).

Thông thường khi đứng trước vấn đề hạn hán kéo dài, các nước như Thái Lan, một nước cận kề VN đã cho phi đội làm "mưa (nhân tạo) Hoàng Gia " lên đường  làm những trận mưa nhân tạo để đối phó với hạn hán.

Đến đây người viết tự hỏi: " Không biết nào những đỉnh cao trí tuệ VN mới đũ khả năng làm được mưa nhân tạo như Vua Thái Lan đã làm cách đây hơn nữa thế kỷ??" hay vẩn như thường lệ tiếp tục khoát lác về các  dự án " Mưa Nhân tạo"? 

Ngay từ những năm 2004 dân trong nước được nghe các đỉnh cao hồ hởi phấn khởi trình bày những dự án về việc nghiên cưú  tạo mưa nhân tạo để cứu hạn hạn ở những nơi đất đai bị cằn cổi dưới sức nóng của mặt trời? Các đỉnh cao trí tuệ bậc nhất  VN từng tuyên bố như sau:

Việt Nam sẽ chủ động làm mưa nhân tạo vào năm 2010

Cuối năm 1998 đề tài “Đánh giá khả năng làm mưa nhân tạo ở Tây Nguyên” ra đời, đồng thời dự án thử nghiệm cũng đã được đề xuất, song không được triển khai. Mới đây, Viện Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã khởi động trở lại đề án làm mưa nhân tạo. Viện trưởng - PGS Trần Thục - đã trao đổi xung quanh vấn đề này.
PGS Trần Thục.
- Thưa ông, Việt Nam đã có những kinh nghiệm gì trong việc làm mưa nhân tạo?
- Theo tính toán của Tổ chức Khí tượng thế giới, nếu tiến hành tốt thì hiệu quả kinh tế của việc làm mưa nhân tạo có thể gấp 10 tới 20 lần số kinh phí bỏ ra. Hiện nay trên thế giới đã có 28 nước làm chủ được ( nguồn: báo VN Express ngày 11/6/2004)

Từ tuyên bố của Viện trưởng PGS Trần Thục cho đến nay 2015 đã trên 10 năm, người dân vẩn chưa thấy được dấu hiệu hay bước tiến nào đáng kể v phát triển về khoa học kỷ thuật v phạm trù "mưa nhân tạo" và khả năng đối phó tình trạng hạn hán thường xuyên trên đất nước chúng ta....Các đỉnh cao trí tuệ sau 40 năm cướp được miền nam đã chứng tỏ được một điều là hoàn toàn không có khả năng chăm lo hạnh phúc cho giới nông dân VN. Họ chỉ có khả năng bán nước đánh giày cho Bắc Kinh, phong phú nhất là đánh dân chiếm đất... chiếm nhà, tham nhũng, đẩy xã hội xuống đáy thung lủng.

So với người Thái, một  nước không có đỉnh cao trí tuệ và nhiều GS, PGS, TS, PTS...v..v.., ngắn gọn, ít lạm phát trí thức (bợm) hơn CHXHCNVN. Nên bằng sáng chế của họ nhiều hơn CHXHCNVN. Với sự chăm sóc của Hoàng Gia Thái Lan người nông dân rất biết ơn đến nhà Vua Thái Lan, một người có 4 bằng sáng chế về khoa học kỷ thuật được công nhận. Trong đó có bằng sáng chế về việc tạo mưa nhân tạo.

Việt Nam “mang tiếng”  là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.
Thực tế, số giáo sư, tiến sĩ VN nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bản xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới đã được PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thừa nhận. Những nhận xét nầy là do báo cộng sản đăng tải chư không phải người viết tuyên truyền (trích nguồn http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/165652/dung-de-vn-mang-tieng--quoc-gia-nhieu-tien-si-.html )
MƯA NHÂN TẠO MADE IN THAILAND

Người Thái đã đi trước VN và các nước trong khu vực về lãnh vực làm mưa nhân tạo hơn nữa thế kỷ nay. Từ năm 1955, nhà vua Bhumibol Adulyadej đã đặt nền tảng nghiên cứu mưa nhân tạo cho Thái bằng một số công trình nghiên cứu các phương pháp làm mưa nhân tạo của một số quốc gia phát triển trên thế giới. Đến năm 1969 đã có những cơn mưa nhân tạo đầu tiên diễn ra tại Thái Lan, nhưng người Thái không dừng lại đó. Năm 1975, Thái Lan đã thành lập Viện Phát triển và nghiên cứu tạo mưa hoàng gia. Đến năm 1992 thành lập Văn phòng hàng không nông nghiệp và mưa nhân tạo hoàng gia Thái Lan (BRRAA) và có những bước tiến không ngừng về đổi mới công nghệ, cũng như những nghiên cứu khoa học sâu hơn về mưa nhân tạo. Căn cứ làm mưa Hua Hin của Thái Lan là nơi tạo ra những cơn “mưa hoàng gia”. Người dân Thái Lan rất quen với những cơn mưa mà khi nông dân cần, cho nên khi nghe tiếng máy bay vần vũ trên bầu trời là có thể đoán được khi nào trời sẽ đổ mưa!
Hôm nay Thái Lan có tổng cộng chín căn cứ chịu trách nhiệm làm “mưa hoàng gia” trên toàn nước Thái và đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua Thái Lan. Hằng ngày, thậm chí hằng buổi, các báo cáo về tiến độ, lượng mưa đạt được từ tám trung tâm sẽ được gửi về văn phòng nhà vua ở Bangkok.
Mưa nhân tạo trên xứ Thái được gọi là "Mưa Hoàng Gia", lý do: Vua Bhumibol Adulyadej là người đã thành công trong các phát minh về làm mưa nhân tạo và được Bộ Công nghệ Thái Lan cấp bằng sáng chế năm 2002. Với kỷ thuật làm mưa nhân tạo do vua Thái sáng chế đã vượt trội hơn cã Mỹ và các nước khác trên thế giới. Đây cũng là bằng sáng chế thứ tư mà nhà vua Thái được cấp kể từ khi lên ngôi vua (9/6/1946), trong đó có tấm bằng phát minh khá độc đáo là: dùng dầu cọ làm nhiên liệu chạy máy diesel mà không phải thay đổi các chi tiết máy hiện đang được người Thái sử dụng khá phổ biến.
Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej 
Nhìn người lại nghĩ đến ta, những đỉnh cao trí tệ VN chỉ biết bưng bô cho những tên lãnh tụ Bắc Kinh để chờ ngày sát nhập VN vào Tàu cộng. Vì thế ngày nay, trong đám đỉnh cao trí tệ nầy, lộn lưng, củng không có được nửa bằng sáng chế để giúp nước giúp dân như Vua Thái Lan. CHXHCNVN tới nay phải bươn chải đi học kỷ thuật làm mưa nhân tạo từ Mỹ, Nga, Tàu Cộng và Thái Lan, thật nhục nhã. Người Thái chỉ cần nghiên cứu 9 năm (1956-1965) là đã giúp được cho nền nông nghiệp Thái phát triển bằng những trận mưa nhân tạo do chính người Thái làm, còn VN bắt tay nghiên cứu từ 1959 ( năm mà chuyên viên của Tàu cộng giúp VN làm mưa nhân tạo ở miền bắc, cho đến nay hơn nữa thế kỷ, không có lấy được một giọt mưa nào??

Phi đội bay từ các căn cứ chuyên làm mưa nhân tạo của hoàng gia Thái Lan 
đang phun hóa chất vào các đám mây (ảnh của BRRAA )

Vua Thái Lan thường sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều đề án phát triển, đặc biệt là ở nông thôn. Ông đúng là chân mạng thiên tử, đã thay trời làm mưa và ông đã được người dân Thái kính mến bằng trọn trái tim. 
Mưa nhân tạo
Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.


Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của trời đất   trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.



Mặt trời là tác động lớn trong việc tạo nguồn nước của trên trái đất. Nó làm nóng các đại dương ở gần xích đạo, ngược lại, nước ở hai cực thì lạnh đi. Chính vì lẽ đó mà tồn tại các dòng biển nóng và lạnh, chúng di chuyển một lượng lớn nước ấm và nước lạnh đi khắp nơi, ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu khắp thế giới. Mặt trời cũng điều khiển chu trình nước, nó làm bay hơi khoảng 495.000 km3 hơi nước vào khí quyển mỗi năm, từ đó mới có mưa rơi xuống. Nếu không có Mặt trời khởi phát tiến trình bay hơi nước, chu k nước sẽ không tồn tại. Trên Trái đất sẽ không có mây, và không có mưa hay chuyễn động tuần hoàn về thời tiết. 





Các giọt mưa rơi thông thường được vẽ trong các tranh hoạt họa như là "giọt nước mắt", tròn ở phần đáy và nhỏ, nhọn ở phần đỉnh, nhưng điều này không đúng (chỉ có các giọt nước nhỏ ra từ một nguồn nào đó mới có dạng như vậy ở thời điểm hình thành ra giọt nước). Các giọt mưa nhỏ là có dạng gần như hình cầu. Các giọt lớn hơn thì bị bẹt dần đi, giống như bánh hamburger (một loại bánh mì dẹp như bánh bao); còn các giọt rất lớn thì có hình dạng giống như cái dù. Trung bình thì giọt mưa có kích thước từ 1 mm đến 2 mm theo đường kính. Những giọt mưa lớn nhất trên Trái Đất đã được ghi lại ở Brasil và quần đảo Marshall năm 2004 - một số giọt có kích thước tới 10 mm. Kích thước lớn được giải thích là sự ngưng tụ trong các hạt khói lớn hay bởi sự va chạm giữa các giọt mưa trong một khu vực nhỏ với lượng rất lớn nước lỏng.

Nói chung, nước mưa có độ pH nhỏ hơn 6 một chút, đơn giản là do nó hấp thụ diocid carbon trong khí quyển, nó bị điện ly một phần trong nước, tạo ra acid carbonic. Ở một số sa mạc, các luồng không khí vận chuyển cả carbonad calci lên không trung, do đó nước mưa ở đây có thể là có pH bằng hoặc cao hơn 7. 

Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượng mưa đặt tại một số điểm ngẫu nhiên, xa khu vực có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Nó là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và có thể được tính bằng mm (milimét) hay L/m². Độ chính xác của các máy đo có thể đạt tới 0,25 mm hay 0,01 in.

Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống. Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng trong nông nghiệp mà VN là một quốc gia sản xuất lúa gạo, nên lượng nước mưa hàng năm cần phải được ổn định để mùa thu hoạch đượctrúng mùa.

Mưa làm thay đổi tâm tính của con người, phần đông sau cơn mưa ai cũng đều cảm thấy dễ chịu, hiện tượng này được giải thích là do lượng ion mang điện tích âm tăng lên, tuy vậy nếu mưa kéo dài nhiều ngày thì do độ ẩm tăng cao thì lại gây cảm giác khó chịu.

Mưa mang lại nước, nguồn sống cho tất cã các sinh vật trên Trái Đất. Ở những vùng có nhiệt độ cao mưa làm giảm nhiệt. Mưa là một hiện tượng quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của nước. Con người lợi dụng điều này để khai thác năng lượng Mặt Trời gián tiếp từ nước bằng các nhà máy thủy điện.

Một số nhà khoa học cho rằng, trong thế kỷ 21 sự khan hiếm chính sẽ là nước. Trong 40 năm qua, lượng nước ngọt tiêu thụ tính theo đầu người trên thế giới đã giảm 60%. Như dự kiến, trong 25 năm tới, chỉ số này sẽ giảm đi hai lần. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, hơn 2 tỷ người trên thế giới bị thiếu nước uống
Đọc tiếp: http://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2012_11_11/94248055/

Hiện tượng tuần hoàn mưa thiên nhiên

Người đầu tiên làm ra mưa nhân tạo là nhà hoá học Vincent Schaefer. Năm 1946, ông đã đưa một lượng nhỏ carbon diocid vào các đám mây, gây nên trận mưa tuyết gần Schenectady, ngoại ô thành phố New York.  Vincent Joseph Schaefer là một nhà hoá học người Mỹ , làm việc trong phòng thí nghiệm của CTy General Electric. Ông đã thành công vào ngày 13/11/1946, công trình nghiên cứu về việc kết tụ những đám mây ở nhiệt độ thông thường để tạo mưa.
Nhà hoá học Vincent Schaefer 1949

Theo thống kê năm 1999 có 28 nước trên thế giới đăng ký làm mưa nhân tạo và đến năm 2004 hiện có 45 nước. Trên thế giới đã có nhiều nước làm mưa nhân tạo như Nga, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật, Trung Cộng và các nước có nền khoa học và công nghệ phát triển đều có thể làm được mưa nhân tạo.
Mưa nhân tạo
Thế giới ngày nay có hàng loạt kỹ thuật tạo mưa đã ra đời trong việc chống hạn của loài người. Nguyên lý cơ bản của chúng là phóng những hạt thật nhỏ - như băng khô hay bạc iot – vào không khí để tạo mây và mưa. Phương pháp dùng máy bay thường rải các hạt hóa chất trên phạm vi rộng, trong khi các đặc tính không khí thay đổi theo vùng và thời gian. Do đó, đánh giá tác động của hóa chất đối với khí quyển là việc khó.
Nhà khoa hoc Kasparian cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu kỹ thuật tạo mưa bằng tia laser. Trong các thử nghiệm với tia laser hồng ngoại trên sông Rhone ở Thụy Sĩ, nhóm chuyên gia phát hiện ra rằng các tia laser có thể tạo ra những giọt nước có đường kính vài micron (một micron bằng phần triệu mét) ngay cả khi độ ẩm không khí tương đối thấp (dưới 70%). Tuy nhiên, những giọt nước ấy không đủ lớn để tạo nên trận mưa.
kỹ thuật tạo mưa bằng tia laser
Các chùm laser có thể khiến nhiều loại hóa chất có khả năng trở thành “hạt nhân mây”– như acid nitric – hình thành trong không khí. Những hạt đó có xu hướng liên kết với phân tử nước. Chúng đóng vai trò như chất keo, nghĩa là giữ những giọt nước cùng nhau trong điều kiện tương đối khô. Nếu chúng không tồn tại, tình trạng khô của không khí sẽ khiến chúng bốc hơi.
“Chúng tôi vẫn chưa thể tạo ra cơn mưa nào bằng tia laser. Chùm tia laser có thể tạo nên những hạt nước nhỏ xíu và giúp kích thước của chúng tăng lên, song kích thước của chúng vẫn chỉ giới hạn ở mức vài phần triệu mét. Kích thước của chúng phải lớn gấp từ 10 tới 100 lần thì mới đủ lớn để tạo mưa”, Kasparian nói.
Kasparian nhận định rằng nếu con người tìm cách hoá giải được những trở ngại nói trên, chúng ta sẽ không cần sử dụng máy bay để bắn tia laser và tạo ra những trận mưa nhân tạo. Và các tia Laser có th bắn đi từ mặt đất
Mưa nhân tạo là một trong những giải pháp giúp các nước giảm thiểu hạn hán cho những vùng đất đang khô héo vì nắng nóng. 

Tại Việt Nam, các đỉnh cao trí tuệ về khoa học trong nước đã có nhiều nghiên cứu về mưa nhân tạo bắt đầu từ 1959, nhưng việc ứng dụng mưa nhân tạo vào phục vụ cuộc sống thì chưa thực hiện được, tức là bào thai về mưa nhân tạo vẩn chưa tượng hình. 
Đến năm 2000 - 2001,  trong một chương trình hợp tác, Nga đã chấp nhận giúp Việt Nam trong việc làm mưa nhân tạo. Tuy nhiên, cuối cùng dự án khả thi không được duyệt, chương trình hợp tác với Nga cũng bị ngưng lại vì chi phí quá lớn từ 50 đến 60 tỉ đồng (?). Số tiền để nghiên cứu mưa nhân tạo thì bị chê nhiều, nhưng khi so với số tiền do con cháu, tay chân đảng phá nát  Vinashin làm thiệt hại công qủy quốc gia lên đến 907 tỉ đồng, xem ra việt gian cộng sản thà để tiền cho con cháu phá hoại đất nước còn hơn là đầu tư vào một dự án giúp dân giúp nền nông nghiệp VN phát triển. Chỉ riêng  có việc mua tàu Hoa Sen, Vinashin đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 470 tỷ đồng. 
(Nguồn:http://vneconomy.vn/doanh-nhan/vinashin-duoc-ket-luan-da-lam-that-thoat-hon-900-ty-dong-2011092704437579.htm)
Riêng việc mua tàu Hoa Sen, Vinashin được 
đã gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia 470 tỷ đồng.

Kỹ thuật tạo mưa nhân tạo

Điều kiện để có mưa là phải có mây và muốn làm mưa nhân tạo điều kiện đầu tiên là phải tạo ra mây. Trên lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. 
Năm 1923, một nhà khí tượng Thụy Điển đã đưa ra lý luận “mây lạnh thì mưa rơi”. Ông cho rằng, khi mây lạnh ở nhiệt độ 00C, đồng thời tồn tại những hạt băng và những hạt nước nhỏ quá lạnh. Lúc này, những hạt mưa nhỏ sẽ đông kết như hạt băng. Vậy nên, chỉ cần tăng lượng hạt băng trong mây thì lượng hạt nước nhỏ bị đông kết cũng tăng theo, và điều này dẫn đến những hạt băng cứ nhanh chóng to lên. Khi nó to đến độ nhất định, không khí không thể giữ lại được, nó sẽ rơi xuống mặt đất tạo thành mưa và tuyết.


Một máy bay của quân đội Thái Lan đang tạo mây.

Năm 1946, ở Mỹ có một nhà khoa học cũng căn cứ vào lý luận “ Mây lạnh mưa rơi”, đã tiến hành một cuộc thử nghiệm mang tính thăm dò tại phòng thí nghiệm “Mây lạnh” (mô phỏng phòng thí nghiệm biến đổi khí tượng của tự nhiên). Ông thả lần lượt những vật chất khác nhau vào phòng “Mây lạnh” và phát hiện, chỉ khi ông thả băng khô (CO2dạng rắn) vào thì mới xuất hiện hạt băng kết phát sáng. Ông rất vui mừng, liên tục kiểm tra và đã tìm ra được nguyên nhân hạt băng kết tăng lên. Hóa ra, băng khô CO2 rắn khi nhiệt độ xung quanh cao hơn 700C sẽ bị khí hóa, đồng thời nó cũng hút một nhiệt lượng lớn. Khi thả băng khô vào mây lạnh, nhũng hạt mưa quá lạnh sẽ kết đông nó thành băng tinh. Sau này, căn cứ vào nguyên lý đó, ông lại làm một cuộc thí nghiệm nữa và thu được kết quả rất tốt. Từ cuộc thí nghiệm mang ý nghĩa quan trọng này, những công việc nhân tạo có ảnh hưởng, tác động đến thời tiết dần được phát triển
Đầu tiên người ta dùng máy bay hoặc hoả tiển để phun hoặc bắn hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ.


Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây. Trong giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất.
Ở mỗi giai đoạn đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao trong việc lựa chọn hoá chất, hàm lượng từng loại hoá chất cùng với việc xem xét, nghiên cứu những điều kiện thời tiết, địa hình, hướng và tốc độ gió, cũng như vị trí, ấn định ranh giới của vùng rắc hoá chất. Làm mưa nhân tạo là một tiến trình kết tụ bằng chất hoá học để tạo ra giọt nước mưa rất phức tạp và nhiều tốn kém, đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng không phải lúc nào cũng thu được hiệu quả như mong muốn. Có khi làm mưa nhân tạo ở nơi này, nhưng mưa lại xảy ra ở địa bàn khác.  Ở Ấn Độ, mưa nhân tạo cũng chỉ đảm bảo 90% độ chính xác về địa bàn dự kiến.

Sơ đồ hình thành mưa nhân tạo

A=  kích thích bằng các chất hoá học các hạt ẫm bốc hơi  đường kính 0,0008inch
B=cát hạt mưa ngưng tụ có đường kính 0,003 inch
C=Khi cát hạt nước có đường kính 0,2 inch sẽ tạo thành giọt
D và E=Các giọt nuớc  sẽ hình thành ở C sau 10 phút, rồi sẽ lớn dần
E= Hạt mưa rơi xuống từ đám mây

Các kỹ thuật tạo mưa cũng đã được cải tiến qua nhiều giai đoạn nhằm tăng lượng mưa và kích thước hạt mưa. Trong những đám mây tạo ra ít nước mưa, sự chuyển đổi từ thể hơi sang thể lỏng không hề xảy ra. Để quá trình chuyển đổi này diễn ra, kích thước các hạt nước nhỏ li ti phải tăng dần để trở thành mưa phùn và mưa lớn.


Nhìn người lại nghĩ đến ta, mđất nước lạm phát trí thức nhưng quá nghèo nàn nhũng phát minh có tầm vóc phục vụ hạnh phúc cho nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), hiện nay cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ, nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế. (nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/vat-vo-nghien-cuu-khoa-hoc-ky-2-nhieu-tien-si-it-phat-minh-47145.html )
PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, TS chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á 
Tại buổi đóng góp ý kiến cho luật KH-CN sửa đổi vào tháng 10/2014 tại Hà Nội, TS San nhấn mạnh: “Chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học, tức là những người lao động quên mình trong khoa học và được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học quốc tế tầm cỡ”. PGS-TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó chủ tịch VUSTA, cũng cho rằng: “Ngay các công trình chuẩn khoa học của nước nhà cũng rất ít. Việt Nam chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu đề tài khoa học được nghiên cứu, bao nhiêu phần trăm đề tài đó được ứng dụng trong cuộc sống. Người làm đề tài ít để ý cái mình làm có bị trùng hay không. Thậm chí, người đi sau làm trùng đề tài lại được đánh giá tốt hơn…”

Với những gì cộng sản nói và những gì cộng sản làm hoàn toàn trái ngược nhau. Lãnh đạo
nước người như vua Thái Lan dám hy sinh tài sản của mình để lo phúc lợi của nông dân. Còn những người lãnh đạo của nước CHXHCNVN, ăn cắp tài sản của quốc dân, lén lút đem ra ngoại quốc làm giàu cho cá nhân và gia đình, không bao giờ biết đến việc tạo  phúc lợi cho giai cấp nông dân?? Thật bất hạnh cho người nông dân VN dưới trị cai trị của một tập đoàn  ngu dốt phi nhân, chỉ biết  lo cho bộ lông của mình như những con thú rừng. Đến nay trên trên nửa thế kỷ rồi mà kết quả trong việc tạo nguồn mưa nhân tạo vẩn còn nằm trong ngăn sách của các chuyên gia khoa học kỷ thuật ham nói, chứ không ham làm.
 Mẹ Việt Nam Đau

Mẹ bệnh một ngày buổi tiết thu
Từ thời kháng chiến ở trong khu
Vi trùng Cộng sản từ Xô viết
Nhập vào máu mẹ gây ung thư.

Căn bệnh hoành hành đã quá lâu
Sáu mươi năm lẻ khổ và đau
Thân mẹ gầy gò như vóc liễu
Da mẹ xanh xao, tóc bạc màu.

Ngày xưa mẹ đẹp nhất trời đông
Ả Nhật, nàng Hoa, phải thẹn thầm
O Thái, cô Hàn, đều ghen tức
Chị Miến, em Phi, thảy khóc ròng.

Bây giờ mẹ thua sút người ta
Má hóp da nhăn một lão bà
Đang nằm hấp hối trên giường bệnh
Không người săn sóc bệnh trầm kha.

Vi trùng Cộng sản đã ăn sâu
Đục khoét lây lan những tế bào
Bệnh mẹ đã thành không thuốc chửa
Ngoại trừ cắt bỏ bướu ung thư.
( trích thơ Phan Duy)

NGUYỄN THỊ HỒNG 31/5/2015