Powered By Blogger


 TRUMP - MỘT CHUYẾN ĐI KHÔNG HỀ LỖ LÃ
Trước khi đi vào cuộc họp thượng đỉnh với Kim Jong Un, Ông Trump đã đút túi được 21 tỉ đô la từ tiền đút lót của Nguyễn Phú Trọng. Coi như chuyến đi này của Trump vừa được nói vừa được gói đem về.

Chúng ta không quên, trong chuyến công du lần đầu tới quốc gia Trung Đông Saudi Arabia ngày 20.5.2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đem về cho Mỹ 310 tỷ Mỹ kim. Ông đã ký với Quốc vương  Salman bin Abdulaziz trong ngày 20.5 các thoả thuận trị giá lên tới 350 tỉ USD, trong đó có hợp đồng vũ khí 110 tỉ USD có hiệu lực ngay lập tức. Con số mà Ông Trump đem về cho Mỹ tuy không lớn lao như ở nước giàu có Saudi Arabia, nhưng nhà đại tư bản Trump cũng bóc được lớp da của thằng nghèo CHXHCNVN.

Sáng nay trước sự chứng kiến của Tổng thống Donald Trump và Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, hai hãng hàng không của Việt Nam, VietJet và Bamboo Airways (Tre Việt), hôm 27/2 đã ký các thỏa thuận mua 110 chiếc máy bay, trị giá hơn 15 tỷ đôla, với tập đoàn Boeing của Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn ở Hà Nội, VietJet đặt mua 100 chiếc Boeing 737 MAX với tổng giá trị hợp đồng là 12,7 tỷ đôla. Hãng hàng không giá rẻ này cũng hoàn tất một thỏa thuận hỗ trợ về động cơ lâu dài, trị giá 5,3 tỷ đôla, với hãng GE cho các động cơ LEAP-1B trong đội bay của hãng.


Reuters dẫn lời ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC, tập đoàn sở hữu Tre Việt, cho biết rằng hãng này cũng đang đàm phán mua 25 chiếc Boeing 737 thân hẹp.


Đầu tháng này, Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ tuyên bố rằng Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn hàng không quốc tế, mở đường cho các hãng hàng không Việt lần đầu tiên được bay thẳng đến Hoa Kỳ cũng như thực hiện các chuyến bay liên danh với các hãng hàng không của Mỹ.

Trong kỳ họp thượng đỉnh lần này tại Hà Nội,  vị trí của VN chỉ là nước trung gian cho cuộc gặp gỡ giửa Trump và Kim Jong Un, hoàn toàn không dính dáng gì tới tình hình chính trị của VN. Nhưng không vì thế mà ông Trump bỏ qua việc kiếm lợi từ đám đầu lĩnh Ba Đình để làm giàu cho nước Mỹ.  Trump đến VN kỳ này vừa được ăn được nói và mang luôn cã gói 21 tỷ mỹ kim về cho nước Mỹ. Không như các lãnh đạo csVN,  vừa ngu dốt vừa tự tôn, để rồi đi tới đâu là ngửa tay xin tiền các nước tư bản giãy chết  tới đó. Cái nguy hiểm của các đầu lĩnh ba Đình là đánh cho Mỹ cút ngụy nhào...để rồi 44 năm sau "phe thắng cuộc" được làm chủ bang phái Cái Bang lớn nhất VN có cơ sở chính đặt tại Hà Nội. Đúng là một cuộc đổi đời ngoạn mục trong lịch sử của đảng csVN.

Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm!
Ngày xưa Mỹ thối, đảng thơm
Ngày nay cộng sản thối om cõi bờ.
(Ca dao)

Hậu duệ VNCH tóm tắt tin nóng từ VN được các truyền thông thế giới và VN vừa chính thức  loan tải. Chúng tôi sẽ cố gắng cập nhập một số tin tức mới sau cuộc đàm phán giửa Ông Trump và Kin Jong Un. Dưới đây là một số hình ảnh mới nhất  về cuộc gặp gỡ giửa Trump và Kim Jong Un ngày hôm nay các chi tiết về cuộc đàm phán chưa được công bố.



Tổng hợp Võ Thi Linh 27.2.2019
LUẬT SƯ TRẦN DANH SAN NGƯỜI SĨ PHU MIỀN NAM 
 VỚI BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN 1977

Thế nào là một sĩ phu? ? Sĩ: người có học; những công dân hạng nhất trong chế độ quân chủ. Phu: người thuộc phái nam. Nôm na là đàn ông vì trong thời quân chũ, chỉ có người nam mới được đến trường đi học, phái nữ không bao giờ được đến trường, do đó tầng lờp sĩ phu không có sự hiện của người phụ nữ. Sĩ phu ngày xưa hay "nhân sĩ trí trức ngày nay" là những người có học vấn và có tiết tháo, chí lớn... họ là những người nhìn thấy trước được nguyên lý chuyển động xã hội. Sĩ phu luôn được đánh giá cao, có văn hóa và có nhân cách, thường đạt tới một thành tựu về nhiều mặt – kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, thuộc đẳng cấp cao trong xã hội. Trong thời quân chủ sĩ phu là giai cấp đứng đầu trong xã hội (sĩ, nông, công thương, binh)

Việt Nam hiện nay có một số khá đông người sống trong xã hội, tự mình cho là trí thức khá đông. Nhưng “thế nào là một trí thức đúng nghĩa?”, con số nầy còn rất hạn chế. Từ một trí thức để có đũ tiêu chuẩn thành trở thành sĩ phu thì lại còn khiêm nhường hơn nữa. Nếu nói như thế, một người trí thức chưa thể được coi là sĩ phu. Trong xã hội cộng sản hiện nay có rất nhiều trí thức, nếu không nói là đứng đầu Đông Nam Á thì cũng phải thứ nhì. Được gọi là sĩ phu dứt khoát không thể là những trí thức của đảng csVN và những đảng viên có bằng cấp. Sĩ phu phải là những người đứng ngoài vòng danh lợi của bô máy thống trị, và là những người không nằm trong quỹ đạo chi phối của nhà nước cộng sản. 

LỚP SĨ PHU MIỀN NAM SAU 1975.

Sau khi cộng sản cướp chính quyền Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, một lớp sĩ phu của miền nam đã đứng lên đấu  tranh đòi nhân quyền trước bạo quyền csVN. Lớp sĩ phu đó chính là những luật sư của VNCH họ hòa mình với các tầng lớp sĩ phu khác trong Quân Lực VNCH để tìm một thông lộ cho dân tộc trước cơn bảo táp của cộng sản vào giửa thập niên 70 (t.k 20). Trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật Sư Trần Chánh Thành, Tổng trưởng Thông Tin nền đệ nhất cộng hòa đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân. Lớp sĩ phu này đã là những tấm gương bất khuất đáng vinh danh - họ là những hình ảnh oai hùng của lớp sĩ phu miền nam trong công cuộc đấu tranh chống lại một chế độ bạo ngược phi nhân csVN.

Người đầu tiên được nhắc tới đó là Luật sư Trần Chánh Thành, ông là người  được Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng 06.7.1954,Tổng trưởng Thông tin ngày 10.5.1955.

Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành gốc miền Bắc, do cha tùng sự tại Huế cho nên ông học và tốt nghiệp Trung học tại đây; sau đó, trở ra Hà Nội học lấy Cử nhân Luật. Ông học rất giỏi, đã đậu đầu kỳ thi ngạch Tri huyện Tư pháp cho toàn cõi Bắc và Trung kỳ, rồi được cử làm Chưởng lý các tòa án Trung kỳ. Khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, ông được bổ làm Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cho Tổng trưởng Trịnh Đình Thảo.

Ông còn là Chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia, đã đề ra kế hoạch Tố Cộng. Khi kế hoạch được phát động, chính ông nắm vai trò Chỉ đạo Chiến dịch Tố Cộng Trung ương bao gồm liên bô. Thông tin, Tư pháp, Quốc phòng và Nội vụ. Chiến dịch này được phát động nhằm tiêu diệt các tổ chức cán bô. CS nằm vùng, đồng thời triệt hạ những lực lượng thực dân, phong kiến (bài phong, đã thực).

Ngoài ra, ông còn là một Dân biểu Quốc hội và là một trong 14 vị thuộc Ủy ban soạn thảo Hiến Pháp của nền đệ nhất cộng hòa. 
Thi sĩ Hồ Công Tâm, có bài thơ vinh danh “Luật Sư Trần Chánh Thành”, như sau:

Giữ tròn danh tiết, chết thanh cao 
Kẻ sĩ Miền Nam đáng tự hào 
Chẳng đội trời chung cùng Cộng Sản 
Xin về đất Mẹ với đồng bào 
Đành thôi tuẫn tiết theo tiên liệt 
Đâu thể tay không cản giặc vào?! 
Chết để trung thành cùng Chính Nghĩa 
Giữ tròn danh tiết, chết thanh cao.
(Hồ Công Tâm)

Cuối năm 1975, vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. 

Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigon đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội ‘tuyên truyền chống chế độ’. Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên…”.Xem Luật sư Trần văn Tuyên nơi:
Số luật sư đã chết trong ngục tù cộng sản:

▪ Dương Đức Thụy, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Saigon
▪ Hồ Minh, Thẩm phán Tòa án Quân sự
▪ .....Hoành (không nhớ tên họ), Thẩm phán Tòa án Quân sự Đà nẳng
▪ Lê Sĩ Giai, Luật sư
▪ Lưu Đình Việp, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon
▪ Nguyễn Mạnh Nhụ, Phó Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon
▪ Nguyễn Ngọc Lời, Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon
▪ Nguyễn Văn Doanh, Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku
▪ Ngô Quý Thuyết, Thẩm phán Tòa án Quân sự*
 ▪ Ngô Văn Vũ, Chánh Án Tòa Án Hành Chánh
▪ Phạm Văn Hiền, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Huế
▪ Phạm Quang Cảnh, Luật sư (bị CS xử tử)
 ▪ Trương Văn Trước, Chánh Án
▪ Vũ Tiến Tuân, Chưởng Lý tại Tối Cao Pháp Viện
▪ Vũ Trung Vịnh, Chánh Án???
▪ Trần Văn Tuyên, Thủ Lảnh Luật sư Đoàn Saigon

LUẬT SƯ TRẦN DANH SAN
Luật sư Trần Danh San là một thành viên có những hoạt động sôi động và hăng hái nhất trong nhóm luật sư ở miền Nam đã dám công khai lên tiếng tranh đấu cho nhân quyền vào năm 1977 – giữa lúc chính quyền cộng sản còn đang rất tàn bạo  ngoan cố sau cuộc chiến thắng tại miền Nam vào năm 1975. Theo cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ cho biết rằng: “Anh San là một luật sư kinh nghiệm, tinh thông luật pháp, hùng biện, anh là một nhà tranh đấu nhân quyền kiên quyết, dũng cảm và là một người bạn hào sảng, phóng khoáng, ân cần.  Ông là luật sư Tòa Thượng Thẫm Huế trước 1975, con rể cụ Vũ Đăng Dung, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Sài Gòn.
Chiều ngày 23 tháng 4 năm 1977 từ các con đường khác nhau tiến về điểm hẹn. Họ gồm có luật sư  San Trần, luật sư Thiệp Triệu, luật sư Giao Nguyễn, luật sư Anh Nguyễn, thủ lãnh Dung Vũ, bác sĩ Tâm Phạm, nhà báo Vị Huỳnh, kiến trúc sư Điệp Nguyễn, giáo sư Trung Hà, luật sư Doãn Nguyễn, luật sư Tân Trần, luật sư Cương Vũ … vài sinh viên đi theo phụ giúp. Họ bí mật bố trí cái máy phóng thanh trong gốc cây bên kia đường cạnh nhà thờ. Cố làm ra vẻ bình thản như đi dự buổi lễ chiều dâng lên lời cầu nguyện trước Thiên Chúa, nhưng họ không hề biết, sau lưng họ, trước mặt họ, bên hông họ, những bóng người mặc thưòng phục kín đáo, cả những người đi bỏ thư, âm thầm theo dõi hành động của họ. Vòng vây vô hình từ từ khép chặt…”

Luật sư San đã dùng loa phóng thanh tuyên đọc bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng’ ngay trước bậc thềm Nhà Thờ Ðức Bà – nơi có Công trường Kennedy ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn. 17 luật sư, nhà báo, bác sĩ, giáo sư, kiến trúc sư,  và một số sinh viên học sinh của VNCH đã tập họp lại trước Nhà thờ Đức Bà, quận 1, Sài Gòn.

Ðây là một hành động được coi là can đảm  kiên cường bất khuất của Luật Sư San và các đồng nghiệp luật sư trong Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam thời bấy giờ - ngay giữa lúc mà chế độ cộng sản còn đang rất hung hãn sắt máu trong việc áp đặt nền độc tài chuyên chế lên toàn thể lãnh thổ miền Nam sau năm 1975.
Những người chiến sĩ quốc gia này đã biết trước những gì sẽ đến với mình khi dám bước ra tranh đấu với một chế độ tàn độc phi nhân.  Nhưng tranh đấu với cái ác thì họ đã coi cái chết, bắt bớ tù đày của cộng sản nhẹ như không. Họ là những người trong độ tuổi dưới 40. Có nhà cửa và gia đình, nhưng họ bất chấp tất cả. Họ là những người đầy khí phách, dám thách thức những con ác quỷ mà nhân loại sợ hải và ghê tởm.

Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Khốn Cùng, theo lời Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, “là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.” Bản tuyên ngôn này đã gây cho nhà nước cộng sản nổi giận điên cuồng đến độ họ đã ra tay truy bắt toàn bộ nhóm luật sư vào trại giam để thẩm vấn với những đòn trả thù đánh đập hành hạ đê tiện. Người lớn tuổi nhất trong nhóm, thì phải kể đến Luật Sư Vũ Ðăng Dung, nguyên thủ lãnh Luật sư Ðoàn Tòa Thượng Thẩm Huế, rồi đến các luật sư có tên tuổi khác như Triệu Bá Thiệp, Nguyễn Hữu Giao, v.v.

Theo nhiều nhân chứng là các cựu tù nhân chính trị sống cùng trại giam như Ðỗ Thái Nhiên, Vũ Ánh, Hồ Thành Ðức cho biết, thì anh San đã bị đánh đập tra khảo dữ dội nhất – nhưng anh San vẫn giữ được thái độ hiên ngang kiên cường trước mặt đám người đã nặng tay hành hạ đối với bản thân mình. Và anh San đã bị giam giữ đến trên 10 năm trong nhiều trại tù khắc nghiệt nhất – cụ thể như trại giam số 4 Phan Ðăng Lưu (tức Khám Lớn, Gia Ðịnh cũ), trại A20 ở Xuân Phước, Tuy Hòa.

Trong số 14 luật sư nói trên, cho tới nay ít nhất có 6 vị đã ra người thiên cổ là các Luật Sư Trần Chánh Thành, Trần Văn Tuyên, Vũ Đăng Dung, Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Quý Anh. Luật sư Trần Danh San bị Cộng Sản giam cầm 12 năm.

Luật Sư Trần Danh San một sĩ phu của miền nam trong thời ly loạn, một tấm gương tiêu biểu cho cho giới luật gia của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ông vượt biên sang Hoa Kỳ năm 1992.

Luật Sư Trần Danh San qua đời  ngày 11 tháng 11 năm 2013 tại tư gia ở thành phố Westminster, California, vào độ tuổi 76. 

Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
( Sĩ phu Nguyễn an Ninh)
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng

Chúng tôi những người Việt Nam khốn cùng, với tàn lực còn lại với tinh thần tàn phế, quyết đấu tranh bằng con đường bất bạo động để kêu gọi lương tâm nhân loại, các lực lượng của thế giới văn minh, hãy lắng nghe những lời cầu cứu thảm thiết của những kẻ hấp hối.

Văn bản “Vì Sao Chúng Tôi Tranh Ðấu,” do 2 Luật Sư Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp ký tên, được tuyên đọc tại công trường Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn, ngày 23 tháng 4, 1977.

- Tàn lực vì chúng tôi ăn đói và sẽ chết đói.
 - Tinh thần tàn phế vì chúng tôi không được sống và suy tưởng như con người.

 Chúng tôi buộc phải cúi đầu khom lưng tung hô vạn tuế chủ nghĩa - một chủ nghĩa đã lỗi thời và chống lại con người. Mặc dầu vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục dùng ngôn ngữ con người để thức tỉnh bọn đao phủ mù quáng và tham tàn. Vì chỉ có con đường bất bạo động mới tránh khỏi các cuộc thảm sát huynh đệ tương tàn và khỏi làm nhơ bẩn tấm lòng trong trắng của những người Việt Nam khốn cùng.

 Hỡi các nông dân trên thế giới hãy hướng về Việt Nam - nơi mà người nông dân phải cực nhọc suốt ngày với bụng đói. Hoa màu của họ bị tịch thâu nhân danh quy luật duy vật sử quan. Con trâu sau khi cày còn được nghỉ chứ người nông dân Việt Nam buộc phải theo dõi các buổi học tập nhồi sọ vô tận.

 Hỡi các nông nhân trên thế giới, các bạn có thấu hiểu thân phận của người công nhân Việt Nam không? Người công nhân Việt Nam phải theo chế độ “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ.” Ngày nghỉ họ buộc phải làm gấp đôi để dâng lên đảng, lên lãnh tụ mồ hôi, máu, và nước mắt của họ. Quyền thiêng liêng nhất của công nhân là quyền đình công, quyền này đã bị tước đoạt. Mọi ý kiến và hành động không theo khuôn mẫu sát của đảng đều đương nhiên bị coi như hành động phá hoại, gián điệp.

 Hỡi các nhà truyền giáo, các khoa học gia, các triết gia, các văn nghệ sĩ, các trí thức, những ai đang tụng kinh hãy ngừng lại, những ai đang say mê nghiên cứu trong tháp ngà, hãy tung cửa ra, những ai đang sáng tác với ngòi bút, hãy bẻ gãy nó đi, tất cả hướng về Việt Nam - nơi mà chùa và nhà thờ đã bị biến thành hội trường để tuyên truyền chính trị - nơi mà các định luật khoa học bị móp méo để thỏa mãn chủ nghĩa - nơi mà các văn nghệ sĩ chỉ còn một việc duy nhất là tung hô Nhà nước theo lệnh của đảng.

 Các vị và các vị hơn ai hết đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình cho Lòng tin, Sự thật, Công lý, Hòa bình và Tiến bộ, các vị không có thể làm ngơ quay lưng lại thảm họa Việt Nam trong đó có con người Việt Nam khốn cùng đang bị đày đọa trong xác thịt và câu thúc trong tinh thần. Thảm trạng này là do một thiểu số - bọn đảng viên và tay sai của chúng - muốn áp lên dân tộc khốn cùng này là những ảo mộng điên khùng nhất, quỉ quái nhất mà nhân loại chưa từng thấy. Các lực lượng văn minh trên thế giới hãy đứng dậy.
 Không còn chờ đợi gì nữa!
 Liên Hiệp Quốc phải can thiệp cấp thời để áp dụng và áp dụng triệt để Bản Quốc Tế Tuyên Ngôn Nhân Quyền đối với những người Việt Nam khốn cùng chiếu theo sự quy định của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Luật Sư Trần Danh San
(ký tên)
Luật Sư Triệu Bá Thiệp
(ký tên)
23 tháng 4, 1977

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 26.2.2019
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CHXHCNVN LÀ GÌ ? 
Sau khi Trần Đại Quang qua đời ít lâu sau đó, Nguyễn Phú Trọng từ TBT đảng csVN nắm luôn chức vụ Chủ Tich Nhà Nước. Hàng loạt các nhà báo gia nô của đảng cho đó là một bước đột phá về đổi mới chính trị ở VN. Một bước tiến mới trong việc hoàn thiện và xây dựng "Nhà nước pháp quyền" và chính quyền địa phương. Ở Việt Nam, các đầu lĩnh Ba Đình thường hay nói đến chữ “nhà nước pháp quyền”. Và người sử dùng cụm từ này thường xuyên trong những ngày đầu năm 2019 là bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao mổi khi bà bị các nhà báo quốc tế hỏi về tình trạng Nhân Quyền ở VN, lúc đó là lúc mà con két  Nguyễn Phương Nga sẽ cất cao bài ca  “Việt Nam là một nhà nước pháp quyền!”. Vậy thì " Nhà nước pháp quyền XHCN" mà đám đầu lĩnh Ba Đình sử dụng mang ý nghĩa gì? và "pháp quyền" với "pháp trị" khác nhau ra sao?

Khái niệm pháp trị trong cách hiểu của người Anh-Mỹ thì đối lập với khái niệm nhân trị. Pháp trị là pháp luật cai trị (Rule of law), chứ không phải con người cai trị (Rule of person). Trong trường hợp này, không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước.

Khái niệm pháp trị trong cách hiểu của người Trung Quốc cổ đại đối lập với khái niệm đức trị. Pháp trị là dùng pháp luật để cai trị (Rule by law), chứ không phải dùng đạo đức để cai trị (Rule by moral). Trong trường hợp này, pháp luật chỉ là công cụ của nhà nước, và nhà nước đứng trên pháp luật. Như vậy thì "may nhờ, rủi chịu", một nhà nước chuyên quyền, độc đoán có thể ban hành mọi thứ pháp luật, kể cả những thứ xâm phạm các quyền cơ bản của con người để cai trị.

Cụm từ pháp quyền xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 17 nhưng mầm mống của nó thì đã manh nha từ thời cổ đại Hy Lạp khi Aristotle quan niệm: một xã hội tốt đẹp là một xã hội được cai trị bởi luật pháp chứ không phải bởi bất cứ một cá nhân hay đảng phái nào. Nếu một cá nhân nào đó được cử lên để nắm quyền thì người đó chỉ để đóng vai trò của những kẻ bảo vệ và thực thi luật pháp mà thôi. 

Pháp quyền trong tay đảng quyền
Chúng làm khuynh đảo mối giềng quốc gia!!!

Người dân chịu cành mất nhà!!!
Việt Nam mất cả Trường Sa bao đời!!!
Cộng sản cam phận tôi đòi
Giặc tàu bạn tốt rước voi giày mồ???

Pháp quyền tan nát cơ đồ!!!
Noi theo tàu cộng cống hồ giang san???
Pháp quyền ngồi xổm trên dân!!!
Ai người yêu nước chúng giam ngục tù???

Muốn không đắc tội thiên thu
Dân ta chưa tỉnh mộng du phận ngươi???
Đứng lên tranh đấu đáp lời
Vua Hùng dựng ta thơi dụng xây!!!

Hai bảy hai tám hai ngày
Thiên thời địa lợi cầm tay nhân hoà!!!
Biểu tình phất ngọn cờ hoa
Đồng tâm xây lại CỘNG HOÀ VIỆT NAM!!!

(Trần Tố Ngọc)

Việt Nam trước sau có đến hai cụm từ “pháp quyền” và “pháp trị”, là từ Hán-Việt. chúng ta nên tìm hiểu để làm sáng tỏ hai cụm từ này. 

Miền Nam trước 1975, cả hai (cụm) thuật ngữ “pháp quyền” và “nhà nước pháp trị” đã được sử dụng với hai ý nghĩa, trong trong lăng kính luật học Đại học Luật khi dịch ra tiếng Việt, đều dịch “Etat de droit” là “nhà nước pháp trị”. Còn “juridiction”, các tự điển Pháp-Việt dịch là “pháp quyền”, tức quyền xét xử. (Các tự điển Pháp-Hoa trong cùng thời kỳ cũng đều dịch : juridiction là pháp quyền). Như thế, chính xác theo ngữ nghĩa thì “Rule of law - Etat de droit” phải dịch là nhà nước “pháp trị”. Bởi vì nhà nước nào cũng cai trị dân bằng pháp luật.

Các tự điển Pháp Việt xuất bản sau 1975 thì dịch “juridiction” là “quyền tài phán”. Điều ghi nhận : chữ “quyền” ở các trường hợp trên là “droit, right”, như “nhân quyền”, “phụ nữ quyền”… chứ không phải là “quyền” của “quyền lực” (pouvoir, power). Cũng không phải là “luật” (loi, law) trong “hệ thống luật” (ở các định nghĩa về “pháp quyền” của các tự điển Việt Nam sau năm 1992).

Thuật ngữ “pháp trị” (Etat de Droit - Rule of Law) đã trở thành quen thuộc với giới luật gia và học giả miền Nam cho tới năm 1975. Các hậu duệ VNCH vẫn sử dụng cụm từ này như trước 1975 ở miền nam về “nhà nước pháp trị” cho đến hôm nay. Trong thời gian miền nam và miền bắc chia đôi trước năm 1975, ở miền Bắc, phân khoa Luật bị “khai tử” trong danh sách các phân khoa đại học. Trường “Cao đẳng Luật học” đổi tên thành trường Chính trị xã hội. Nhưng một thời gian sau thì trường này cũng bị xóa sổ.

Không có một tài liệu nào cho thấy miền Bắc, trước 1975, sử dụng cụm từ “pháp quyền”, hay một từ ngữ tương đương, để dịch khái niệm về nhà nước gọi là “Etat de droit” hay “Rule of law”. Khái niệm “Etat de Droit - Rule of Law” không hề có ở miền bắc Việt Nam và tất cả các nước thuộc khối XHCN cũ.
NGUỒN GỐC CỤM TỪ "PHÁP QUYỀN" CỦA CHXHCNVN

Từ khi HCM lãnh đạo miền bắc VN đi theo con đường XHCN nên việc tổ chức XH và Kinh Tế đều copy từ cấu trúc của nhà nước của Trung Cộng. " Nhà nước pháp quyền" chính là bảo sao từ Trung Quốc khi khối XHCN Đông Âu và tại Liên Xô bị tan rả. Hầu hết các quốc gia xây dựng nhà nước trên nền tảng lý thuyết Mác-Lê không hề có khái niệm về một nhà nước pháp trị. Chỉ sau khi khối XHCN sụp đổ năm 1990, các nước như Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu bàn về một “Rule of law - Etat de droit”. Điều này cần thiết vì lãnh đạo tại đây thấy cần thiết phải gia nhập “sân chơi” WTO để phát triển đất nước. Mà điều kiện tiên quyết để gia nhập WTO là quốc gia phải có một hệ thống pháp lý minh bạch, tức phải có một “nhà nước pháp trị”.

Tại TQ. Đại hội đảng CSTQ năm 1997 quyết định xây dựng một “nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa” do Giang Trạch Dân chủ xướng. Ông này chủ trương “dĩ pháp trị quốc 以法治国 », “kiến thiết xã hội chủ nghĩa pháp trị quốc gia 建设社会主义法治国家 » (hiểu theo tiếng Việt là xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa).  Ta cũng thấy các thuật ngữ khác như “pháp trị văn học”, “pháp trị hóa”… Đến thời Hồ Cẩm Đào, ông này chủ trương “Xã hội hài hòa”, nhưng không đi ra ngoài tư tưởng “nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa” :  “hài hòa xã hội tựu thị pháp trị xã hội  社会就是社会法治 », tức là “xã hội hài hòa tức là xã hội pháp trị”.

Điều 5 Hiến pháp TQ (tháng 3-1999) qui định “nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cố gắng lèo lái đất nước phù hợp với pháp luật đồng thời xây dựng một nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa”. Sau đó Trung Quốc được chấp thuận gia nhập vào WTO ngày 11-12-2001.

Còn VN, từ lâu lãnh đạo CSVN nhất cử nhất động đều “nhái” theo hàng của  đàn anh TQ. Khi TQ ra khái niệm “kinh tế xã hội chủ nghĩa thị trường” hoặc chủ trương “xã hội chủ nghĩa theo màu sắc TQ” thì VN cũng bắt chước y như vậy. Có điều VN thay đổi chữ nghĩa để trở thành “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. Vần đề là nội dung hai khái niệm này giống nhau như đúc.

Vì thế, khi TQ đưa ra khái niệm “nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa“ thì VN xuất hiện " Nhà nước pháp quyền XHCN". và CHXHCNVN chính thức sử dụng cụm từ này theo điều 2 Hiến pháp (sửa chữa) 2001.

Xem những điều ghi trong Hiến pháp năm 2013, Điều 2 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

Thuật ngữ “Etat de droit” trong tiếng Pháp nguyên thủy bắt nguồn từ khái niệm  “Rechtsstaat”, xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20 ở Đức, có ý nghĩa là một “hệ thống định chế (thiết lập quốc gia) mà trong đó mọi quyền lực đều phải tuân theo pháp luật”. Ta có một khái niệm tương đương (xuất hiện từ thế kỷ 17) “Rule of law” trong xã hội Anh-Mỹ.

Về thuật ngữ “Rule of law - Etat de droit”, tự điển tiếng Hoa dịch là “pháp quy 法規” và “pháp trị 法治”. Ta thấy tương tự ở các tự điển Đài Loan, Hàn và Nhật.
Việt Nam hiện nay dịch “Rule of law - Etat de droit” là “pháp quyền”. Cả hai từ “pháp” và “quyền” đều có gốc Hán. Xem thêm:

Đọc Hiến pháp 1980, rồi Hiến pháp 1992, rồi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hiện nay, « Nhà nước CHXHCNVN» không thể hiện được bản chất của một Quốc gia. Nên không thể được coi là một nhà nước đúng nghĩa... Nhà nước CHXHCNVN - Không gồm ba yếu tố như ta thường học. Nó là cái gì đó không chính xác, và nó không chính xác vì ngôn ngữ đẻ ra nó không phải là ngôn ngữ pháp lý mà là ngôn ngữ chính trị. Ngôn ngữ chính trị khai sinh ra nó nằm trong Hiến pháp 1980.

THỜI CỘNG SẢN TRỊ CÓ NHÀ NƯỚC KHÔNG?
Đọc Hiến pháp 1946 người ta sẽ thấy : chế độ cộng sản trị làm gì có « Nhà nước » ! Bởi lẽ Nhà nước 1946 là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và trong nước ấy chỉ có một chính quyền thôi, gồm : Nghị Viện (Quốc Hội), Chính phủ, cơ quan tư pháp, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh ở các cấp địa phương. Đó là các cơ quan của chính quyền Nhà nước mà Hiến pháp quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cùng các mối tương quan qua lại. Lúc đó có đảng Lao Động tiền thân của đảng csVN, và đảng chi phối chính quyền, đảng lãnh đạo trên thực tế, và đảng cũng là một bộ phận của chính quyền Nhà nước. Và Hồ Chí Minh trong thời gian đó thường đã nhắc đi nhắc lại cụm từ : « Đảng ta là đảng cầm quyền »!!  Cầm quyền là cầm chính phủ, những nhân vật lãnh đạo Nhà nước. Hồ chí Minh và các trí tuệ cộng sản sản lúc đó không đưa ra một khái niệm nào về một « Nhà nước », lý luận về nhà nước trong thưở ban đầu do người cộng sản nắm quyền bính rất mơ hồ, sau đó giao Nhà Nước được cho phận sự và nhiệm vụ của một bộ phận quản lý, làm việc dưới một thế lực lãnh đạo, và không pháp lý hóa được.  Từ việc không hợp lý hóa được Nhà Nước , nên đã có lý luận nhập nhằng về mối quan hệ giữa đảng và « Nhà nước » từ đó xuất phát ra 2 cụm từ chính trị : « lãnh đạo » và « quản lý ». 

Trong các chế độ dân chủ tự do mọi  người đều bình đẳng trước pháp luật, tất cả các công dân đều ngang quyền với nhà nước. Còn trong chế độ cộng sản trị, mọi vi phạm của người dân đều bị trừng trị, còn mọi vi phạm của nhà nước (hoặc của các quan chức nhà nước) đều được cho qua.  Pháp luật trong chế độ cộng sản dùng để che chắn cho đảng viên đứng xổm trên trên đầu dân.

Cách nói của các học giả đỏ XHCN về “nhà nước pháp quyền” để chỉ một “nhà nước pháp trị” thì họ theo chân Tàu Cộng  bắt chước những học thuật và từ ngữ chính trị của TQ, và cố làm sao cho những từ ngữ thật kêu và  khác người. Điều này có thể nhận ra được từ khi  đám khỉ Pắc Bó chiếm miền nam VN năm 1975, các  từ ngữ miền nam đều bị thay đổi theo cách dùng từ của các đỉnh cao trí tuệ lớp ba trường làng miền bắc như: từ Bảo đảm
 mà VNCH thường dùng, thì người cs nói lầ đảm bảo, phản ảnh nói phản ánh.  Bệnh viện phụ sản kêu là xưởng đẻ, Nữ chiến sĩ kêu là chiến sĩ gái..v.v..Xin mượn tạm một bài thơ trên mạng, tác giả không đề tên để nói về những cái "lạ" của đảng csVN:

Từ lạ tai, không, chướng tai! nhất, đối với tôi là từ "lạ". 
Từ này biểu lộ không biết bao nhiêu điều. 

Ngư thuyền bị tàu "lạ" bắn chìm. 
Ngư nhân bị kẻ "lạ" bắt giữ. 

Cái lộ liễu ra không phải là ngôn từ, 
mà cái tấm lòng người viết/nói. phải né, phải tránh, phải vòng, chao ôi, vì đâu nên nỗi, thiệt là tội cho cái thân phận. 

Nước ta đã từng bị họ đô hộ 1000 năm, 
vẫn còn "lạ"! Vẫn chưa đủ "quen"? 
cần thêm nữa chăng? 

Tóm lại, bản chất thật của cái gọi là " Nhà nước pháp quyền CHXHCNVN" chỉ là một nhà nước mà đám đầu lĩnh Ba Đình đã chép nguyên bản từ sáng tác của đảng csTQ trong những ngày khủng hoãng rối rắm về chính trị năm 1990, khi chủ thuyết Marx bị ruồng bỏ trên thế giới vào năm 1990." Nội bộ đảng cs còn lại trên thế giới trong đó có VN đã phải rối rít đi tìm một lý thuyết mới trong việc xây dựng lại căn nhà đổ nát XHCN. Họ phải băng bó lại cái xương sống bị gảy, nếu không thì không sao trụ nổi trong bối cảnh lúc đó.
Nhà nước pháp quyền CHXHCNVN" là một nhà nước với bộ máy cầm quyền bởi những tên thái thú xuất thân từ hang Pắc Bó vừa phi nhân vừa tàn ác với đồng bào mình, để bảo vệ cho nhóm lợi ích tức là nhóm thiểu số cầm quyền hiện nay, "nhà nước pháp quyền" trong thời cộng sản trị là một tập đoàn phá hoại đất nước, một thứ công cụ trấn lột người dân bằng một tổ hợp gồm côn an ( côn đồ+công an ND) đứng trên pháp luật. Một nhà nước với một đạo quân sẳn sàng lấy máu người dân để tiếp tế cho đàn anh TQ.
để bảo đảm cho mối quan hệ môi hở răng lạnh ; những người mà đảng csVN gọi là "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt" và “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với tiêu chí đó, người cs sẳn sàng ra tay trù dập những người yêu nước bảo vệ đảng và tình hữu hảo của hai đảng cộng sản Việt Trung.

 " Nhà nước pháp quyền CHXHCNVN" còn thể hiện một thứ quyền lực độc tài, cho phép đảng cộng sản có toàn quyền chiếm đoạt quyền tư hữu của người dân như : nhà cửa đất đai , tài sản cá nhân. Các đảng viên ngồi xổm trên hiến pháp. "Nhà nước pháp quyền XHCN" còn mang bản chất độc tài, độc tôn phi dân chủ, không mang lại lợi ích và hạnh phúc cho người dân, là một hòn đá cản đường trong việc xây dựng một xã hội văn minh và sung túc. " Nhà nước pháp quyền CHXHCNVN" là một nhà nước phản dân hại nước cần phải giải thể để dân tộc đi tới, đất nước thăng hoa trong cộng đồng thế giới.

Biên khảo chính trị-Hậu duệ VNCH Lý Bích Thủy 24.2.2019
 CHIẾC LƯ HƯƠNG VÀ CÁI CHẾT BẤT ĐẮC KỲ TỬ
 CỦA BÀ NGUYỄN THỊ THU

Theo bản tin của VNExpress, là một trong những cơ quan ngôn luận của hệ thống truyền thông gia nô đảng csVN loan tin, bà Nguyễn thị Thu là  “phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn hóa-xã hội của thành phố HCM qua đời tại nhà riêng ở quận 5, lúc 14 giờ 40 phút. Bà Thu cũng là người đã ký văn bản  “ giao quận 1 thực hiện việc tu sửa, tôn tạo công trình tượng đài Trần Hưng Đạo". Đó cũng là nguyên nhân chiếc lư hương tại tượng đài Đức Trần Hưng Đạo đã bị cẩu đi đúng vào ngày 17 Tháng Hai 2019, cũng là ngày tưởng niệm 40 năm “quân Trung Quốc xâm lược” Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc (1979-2019). Vào ngày 20/2/2019, ba ngày sau khi di dời lư hương , bà Nguyễn Thị Thu, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn qua đời ở tuổi 53. Chuyện bà Thu chết trẻ  và đột ngột đã là một sự báo ứng về một con người  vô thần đã dám xúc phạm đến Đức Thánh Trần Hưng Đạo, một nhân vật được Việt tộc tôn kính và phong thánh.

Cái chết của bà Nguyễn Thị Thu, phó bí thư thành "Hồ" được xếp vào loại chết bất đắc kỳ tử, vì bà còn trẻ mà phải đột ngột ra đi, khi sự nghiệp xây dựng XHCN (xã hội chó ngáp) đang còn dở dang, tủ vàng bạc và đô la nơi phòng riêng chưa dồi dào phong phú... Đây là cái chết mà người cộng sản thường gọi là chưa đúng qui trình, đáng để răn đe bọn người gối đầu chủ nghĩa vô thần. Tại sao người dân Sài Gòn gọi cái chết của bà là cái chết bất đắc kỳ tử? Bất là không, đắc là đạt được, kỳ là thời hạn, hạn định, tử là chết. 

Theo quan niệm người xưa thì mỗi người đều có số phận, thời điểm chết đã được ghi trong sổ của Diêm vương, đến khi nào cán mức đó, là lúc phải ra đi. Người già thì phải chết là là đúng qui trình, nhưng còn trẻ mà chết thì đó là việc bất thường. Thế nên cụm từ "Chết bất đắc kỳ tử " thường dùng cho những cái chết đột ngột,  chết trẻ, chưa đũ thời gian qui định của Diêm Vương mà phải ra đi. 

TÍN NGƯỠNG THỜ THÁNH TRẦN CỦA VIỆT TỘC

Đức Thánh Trần Hưng Đạo đã được lịch sử và nhân dân phong Thánh. Và Đức Thánh theo đạo lý nhân gian từ xưa đến nay hiện diện ở đâu thì ở đó có lư hương để nhân dân chiêm bái và thắp nén hương để tưởng nhớ và ghi nhớ công ơn của ngài đối với dân tộc này.

Đám lãnh đạo vô thần quận nhất đã đem xe cẩu lư hương đi và cho rằng dời lư hương về đề thờ ở đường Võ Thị Sáu thì mới đúng, vì công viên không phải là nơi thờ phụng.

Đó là cách nguỵ biện dối trá và ti tiện. Đó cũng là ngôn ngữ của kẻ vô đạo đi ngược lại với tâm linh của nhân dân đối với một vị Thánh đã từng đánh cho tan nát bọn giặc bắc phương. Hành động và lý do giải thích việc làm của đám vô thần quận 1 chỉ là để che đậy cái "Ngu Trung, - thần phục Bắc Kinh" nhằm ngăn chận những người đến kỷ niệm và ghi ơn 25 ngàn chiến sĩ đã nằm xuống để bảo vệ tấc đất của cha ông 40 năm trước trước họng súng của bè lũ xâm lược Bắc Kinh.

Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) (Trần Hưng Đạo) là anh hùng dân tộc kiệt xuất, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa của dân tộc ta. Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê ở Tức Mặc, Mỹ Lộc, Hà Nam Ninh (nay là Nam Định). Với tài thao lược, trí dũng song toàn, Ông đã lãnh đạo toàn quân, toàn dân chiến đấu và ba lần giành thắng lợi vĩ đại trước quân Nguyên Mông hùng mạnh, giữ vững nền độc lập của nước nhà.

Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi cả trong nước và ở nhiều nước trên thế giới, hiện cả nước có khoảng gần 1.000 di tích thờ Đức Thánh Trần, trong đó nơi thờ tự chính của Ngài ở đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương.

Việc tôn vinh và thờ phụng Trần Hưng Đạo trở thành đạo lý của Việt tộc; là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc, Hưng Đạo Vương đã được muôn đời ngợi ca bởi tấm gương trung hiếu, khí phách kiên cường, tài năng quân sự và tấm lòng tín nghĩa. Việc Ông được “thánh hóa” là hiện tượng hợp với tâm thức và ước nguyện của người Việt: Là thánh hóa người có công với Việt tộc, với đất nước,  trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông bờ cõi. Việt tộc không bao giờ gọi trực tiếp tên của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo mà  thường gọi là Hưng Đạo Đại Vương, hay Đức Thánh Trần.

Cũng như các tín ngưỡng dân gian khác, Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của Việt tộc từ thời đại nhà Trần đến ngày nay. Hình ảnh Hưng Đạo Đại Vương Trần Hưng Đạo là tấm gương trung liệt thể hiện cho sức sống và tinh thần quật khởi không cúi đầu trước sức mạnh của  Mông Cổ, ông là một anh hùng dân tộc, một nhà chính trị – quân sự đại tài, vị thống soái văn võ song toàn của Việt tộc, là Trần Hưng Đạo.  Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của Việt tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước; nó được hình thành từ quá trình “thánh hóa” Ngài Trần Quốc Tuấn, người đã phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, hộ quốc an dân. Điều đó đã trở thành lẽ tự nhiên, là quy luật tâm lý tất yếu của người dân Việt đối với những người có công với đất nước, như thờ phụng Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Lê Lợi, Quang Trung-Nguyễn Huệ...
Theo truyền thuyết, Đức Thánh Trần chính là Thanh Tiên đồng từ trên Thiên Đình phụng lệnh Ngọc Hoàng đầu thai xuống hạ giới mang theo phi thân kiếm, cờ ấn, tam bảo giúp nước, giúp đời. Khi mất, ngài về  lại thiên đình và được Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế với sứ mệnh diệt trừ tà ma ở cả 3 cõi thiên đình, trần gian, âm phủ. Việt tộc cũng đã tôn hai vị tướng tâm phúc của Đức Thánh Trần là Yết Kiêu và Dã Tượng vào vị trí phò tá của Ngài. Khi mất, họ đã hóa thành quan Nam Tào, Bắc Đẩu tiếp tục giúp Ngài trong việc cứu dân, giúp đời.

Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần  là một truyền thống trong văn hoá tín ngưỡng, một nét nhân văn của Việt đạo, vì nước Việt chúng ta, là một nước có tín ngưỡng truyền thống đậm chất trong việc thờ đa thần, người Việt nhìn đâu cũng thấy thần linh. Với truyền thống đó, nên việc thờ phượng các nhân vật lịch sử, trong đó có Trần Hưng Đạo là một việc hiển nhiên trong tâm thức Việt. 

Lấy đi lư hương, người CS tước đi phương tiện bày tỏ niềm tin, xóa bỏ việc cúng kính, cầu xin thần thánh của người dân, biến một biểu tượng Thần Thánh thành một thắng cảnh phục vụ cho khách đến tham quan là xúc phạm vào tự do tôn giáo và niềm tin.

Trong tín ngưỡng dân gian về thờ phương của Việt tộc, việc đặt lư hương vào vị trí rất quan trong - là tâm điểm trong thờ cúng ông bà tổ tiên. Việc đem lư hương ra khỏi nơi thờ phượng Đức Thánh Trần là một sự xúc phạm đến tín ngưởng thờ phượng của người Việt.

Người cộng sản là những con người không tôn giáo, gối đầu chủ nghĩa CN vô thần, người cộng sản trong nhiều thập niên qua không ngần ngại phá chùa, đốt nhà thờ, bách hại người tu hành, xâm phạm các nơi tôn nghiêm của người hữu thần - là số đông trong cộng đồng dân tộc VN hiện nay. Đảng csVN đang sử dụng một lực lượng côn đồ và vô thần để chống phá bản chất hữu thần trong chủ thể tâm linh của người dân.

Người không có tôn giáo là những người thiếu đức tin vào Phật, Trời, Chúa trời hay thần thánh, nên trong chủ thể của những người vô thần không ai có thể tìm thấy một hành động đạo đức, nhân bản nào được tiềm ẩn nơi đây. Để có được chút đạo đức khoe khoang với người thân, bạn bè hay cộng đồng chung quanh, họ phải đóng kịch hay nói láo bằng một thứ ngôn ngữ thiếu thành tín khi phải đối diện với quốc dân- bộ mặt thật của họ, là bộ mặt của những diển viên khi bước ra sân khấu, chứ không phải là bộ mặt sau hậu trường sau khi đã trút bỏ những cái mặt nạ và lớp phấn son. 

Họ có thể giết 4 triệu đồng bào của hai miền Nam Bắc để đưa VN tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN. Một việc làm hoàn toàn nghịch lý với nội dung của lý tưởng xây dựng XH theo giáo điều của Marx Lenin. Điều này đã làm các dân tộc văn minh trên thế giới tự hỏi: "Những con người cộng sản có phải là những con người bất tín, bất trung bất nghĩa và vô đạo đức với lý tưởng và nhu cầu trong việc xây dựng đất nước hay không?  Những con người  xuất thân từ hang Pắc Bó với lý tưởng "giải phóng đất nước" nên dùng "chủ nghĩa xã hội " của Mác làm vũ khí chuyên chính cướp chính quyền và xây dựng đất nước theo một chủ thuyết không tưởng.
Đảng csVN đã hy sinh hơn 2 triệu người dân VN để đánh Mỹ cứu nước và thành lập chế độ cộng sản. Nhưng tại sao bây giờ lại rước Mỹ vào lại VN và cắm đầu chạy theo nền kinh tế thị trường của Tư Bản Chủ Nghĩa để làm giàu trên xương máu của 2 triệu liệt sĩ miền Bắc? vậy thì 2 triệu oan hồn đã chết cho lý tưởng cộng sản thật đáng thương, ngậm ngùi uất nghẹn vì đã lầm đi theo đảng cướp Ba Đình. Người cộng sản đang lừa đảo lịch sử lừa đảo đồng bào cả nước vì "lý tưởng dát vàng" cho nhóm lợi ích.

Trở lại vấn đề cái "lư hương nơi tượng đài Đức Thánh Trần", đám vô thần của TP.HCM đã làm cho đức Thánh Trần phẫn nộ và ra tay trừng phạt ngay tên đầu lĩnh Nguyễn Thi Thu, người đã ký ban hành việc tôn tạo nơi linh thiêng của người dân Sài Gòn, sau khi bọn vô thần này đã cướp đi cái lư hương nơi tượng đài Thánh Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng quận I. Có thể nói đây chỉ mới là đợt trừng phạt lần thứ nhất của Thánh Trần lên đám vô thần thành "Hồ", rồi đây những tên chủ chốt khác trong vụ này sẽ còn phải hứng chịu những cơn thịnh nộ khác của đức Thánh Trần trong thời gian sắp tới.

Chúng tôi người Việt hải ngoại rất mong Đức Thánh Trần sớm ra tay tiêu diệt hết băng đảng Mafia vô thần csVN, để dân Việt sớm trong thấy lại cảnh hùng cường, tự do, dân chủ, hạnh phúc của một đất nước mà người người miền nam VN đã từng có trước 1975. 

Hậu duệ VNCh Lý Bich Thủy 21 2.2019