Powered By Blogger
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CHXHCNVN LÀ GÌ ? 
Sau khi Trần Đại Quang qua đời ít lâu sau đó, Nguyễn Phú Trọng từ TBT đảng csVN nắm luôn chức vụ Chủ Tich Nhà Nước. Hàng loạt các nhà báo gia nô của đảng cho đó là một bước đột phá về đổi mới chính trị ở VN. Một bước tiến mới trong việc hoàn thiện và xây dựng "Nhà nước pháp quyền" và chính quyền địa phương. Ở Việt Nam, các đầu lĩnh Ba Đình thường hay nói đến chữ “nhà nước pháp quyền”. Và người sử dùng cụm từ này thường xuyên trong những ngày đầu năm 2019 là bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao mổi khi bà bị các nhà báo quốc tế hỏi về tình trạng Nhân Quyền ở VN, lúc đó là lúc mà con két  Nguyễn Phương Nga sẽ cất cao bài ca  “Việt Nam là một nhà nước pháp quyền!”. Vậy thì " Nhà nước pháp quyền XHCN" mà đám đầu lĩnh Ba Đình sử dụng mang ý nghĩa gì? và "pháp quyền" với "pháp trị" khác nhau ra sao?

Khái niệm pháp trị trong cách hiểu của người Anh-Mỹ thì đối lập với khái niệm nhân trị. Pháp trị là pháp luật cai trị (Rule of law), chứ không phải con người cai trị (Rule of person). Trong trường hợp này, không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước.

Khái niệm pháp trị trong cách hiểu của người Trung Quốc cổ đại đối lập với khái niệm đức trị. Pháp trị là dùng pháp luật để cai trị (Rule by law), chứ không phải dùng đạo đức để cai trị (Rule by moral). Trong trường hợp này, pháp luật chỉ là công cụ của nhà nước, và nhà nước đứng trên pháp luật. Như vậy thì "may nhờ, rủi chịu", một nhà nước chuyên quyền, độc đoán có thể ban hành mọi thứ pháp luật, kể cả những thứ xâm phạm các quyền cơ bản của con người để cai trị.

Cụm từ pháp quyền xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 17 nhưng mầm mống của nó thì đã manh nha từ thời cổ đại Hy Lạp khi Aristotle quan niệm: một xã hội tốt đẹp là một xã hội được cai trị bởi luật pháp chứ không phải bởi bất cứ một cá nhân hay đảng phái nào. Nếu một cá nhân nào đó được cử lên để nắm quyền thì người đó chỉ để đóng vai trò của những kẻ bảo vệ và thực thi luật pháp mà thôi. 

Pháp quyền trong tay đảng quyền
Chúng làm khuynh đảo mối giềng quốc gia!!!

Người dân chịu cành mất nhà!!!
Việt Nam mất cả Trường Sa bao đời!!!
Cộng sản cam phận tôi đòi
Giặc tàu bạn tốt rước voi giày mồ???

Pháp quyền tan nát cơ đồ!!!
Noi theo tàu cộng cống hồ giang san???
Pháp quyền ngồi xổm trên dân!!!
Ai người yêu nước chúng giam ngục tù???

Muốn không đắc tội thiên thu
Dân ta chưa tỉnh mộng du phận ngươi???
Đứng lên tranh đấu đáp lời
Vua Hùng dựng ta thơi dụng xây!!!

Hai bảy hai tám hai ngày
Thiên thời địa lợi cầm tay nhân hoà!!!
Biểu tình phất ngọn cờ hoa
Đồng tâm xây lại CỘNG HOÀ VIỆT NAM!!!

(Trần Tố Ngọc)

Việt Nam trước sau có đến hai cụm từ “pháp quyền” và “pháp trị”, là từ Hán-Việt. chúng ta nên tìm hiểu để làm sáng tỏ hai cụm từ này. 

Miền Nam trước 1975, cả hai (cụm) thuật ngữ “pháp quyền” và “nhà nước pháp trị” đã được sử dụng với hai ý nghĩa, trong trong lăng kính luật học Đại học Luật khi dịch ra tiếng Việt, đều dịch “Etat de droit” là “nhà nước pháp trị”. Còn “juridiction”, các tự điển Pháp-Việt dịch là “pháp quyền”, tức quyền xét xử. (Các tự điển Pháp-Hoa trong cùng thời kỳ cũng đều dịch : juridiction là pháp quyền). Như thế, chính xác theo ngữ nghĩa thì “Rule of law - Etat de droit” phải dịch là nhà nước “pháp trị”. Bởi vì nhà nước nào cũng cai trị dân bằng pháp luật.

Các tự điển Pháp Việt xuất bản sau 1975 thì dịch “juridiction” là “quyền tài phán”. Điều ghi nhận : chữ “quyền” ở các trường hợp trên là “droit, right”, như “nhân quyền”, “phụ nữ quyền”… chứ không phải là “quyền” của “quyền lực” (pouvoir, power). Cũng không phải là “luật” (loi, law) trong “hệ thống luật” (ở các định nghĩa về “pháp quyền” của các tự điển Việt Nam sau năm 1992).

Thuật ngữ “pháp trị” (Etat de Droit - Rule of Law) đã trở thành quen thuộc với giới luật gia và học giả miền Nam cho tới năm 1975. Các hậu duệ VNCH vẫn sử dụng cụm từ này như trước 1975 ở miền nam về “nhà nước pháp trị” cho đến hôm nay. Trong thời gian miền nam và miền bắc chia đôi trước năm 1975, ở miền Bắc, phân khoa Luật bị “khai tử” trong danh sách các phân khoa đại học. Trường “Cao đẳng Luật học” đổi tên thành trường Chính trị xã hội. Nhưng một thời gian sau thì trường này cũng bị xóa sổ.

Không có một tài liệu nào cho thấy miền Bắc, trước 1975, sử dụng cụm từ “pháp quyền”, hay một từ ngữ tương đương, để dịch khái niệm về nhà nước gọi là “Etat de droit” hay “Rule of law”. Khái niệm “Etat de Droit - Rule of Law” không hề có ở miền bắc Việt Nam và tất cả các nước thuộc khối XHCN cũ.
NGUỒN GỐC CỤM TỪ "PHÁP QUYỀN" CỦA CHXHCNVN

Từ khi HCM lãnh đạo miền bắc VN đi theo con đường XHCN nên việc tổ chức XH và Kinh Tế đều copy từ cấu trúc của nhà nước của Trung Cộng. " Nhà nước pháp quyền" chính là bảo sao từ Trung Quốc khi khối XHCN Đông Âu và tại Liên Xô bị tan rả. Hầu hết các quốc gia xây dựng nhà nước trên nền tảng lý thuyết Mác-Lê không hề có khái niệm về một nhà nước pháp trị. Chỉ sau khi khối XHCN sụp đổ năm 1990, các nước như Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu bàn về một “Rule of law - Etat de droit”. Điều này cần thiết vì lãnh đạo tại đây thấy cần thiết phải gia nhập “sân chơi” WTO để phát triển đất nước. Mà điều kiện tiên quyết để gia nhập WTO là quốc gia phải có một hệ thống pháp lý minh bạch, tức phải có một “nhà nước pháp trị”.

Tại TQ. Đại hội đảng CSTQ năm 1997 quyết định xây dựng một “nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa” do Giang Trạch Dân chủ xướng. Ông này chủ trương “dĩ pháp trị quốc 以法治国 », “kiến thiết xã hội chủ nghĩa pháp trị quốc gia 建设社会主义法治国家 » (hiểu theo tiếng Việt là xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa).  Ta cũng thấy các thuật ngữ khác như “pháp trị văn học”, “pháp trị hóa”… Đến thời Hồ Cẩm Đào, ông này chủ trương “Xã hội hài hòa”, nhưng không đi ra ngoài tư tưởng “nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa” :  “hài hòa xã hội tựu thị pháp trị xã hội  社会就是社会法治 », tức là “xã hội hài hòa tức là xã hội pháp trị”.

Điều 5 Hiến pháp TQ (tháng 3-1999) qui định “nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cố gắng lèo lái đất nước phù hợp với pháp luật đồng thời xây dựng một nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa”. Sau đó Trung Quốc được chấp thuận gia nhập vào WTO ngày 11-12-2001.

Còn VN, từ lâu lãnh đạo CSVN nhất cử nhất động đều “nhái” theo hàng của  đàn anh TQ. Khi TQ ra khái niệm “kinh tế xã hội chủ nghĩa thị trường” hoặc chủ trương “xã hội chủ nghĩa theo màu sắc TQ” thì VN cũng bắt chước y như vậy. Có điều VN thay đổi chữ nghĩa để trở thành “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. Vần đề là nội dung hai khái niệm này giống nhau như đúc.

Vì thế, khi TQ đưa ra khái niệm “nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa“ thì VN xuất hiện " Nhà nước pháp quyền XHCN". và CHXHCNVN chính thức sử dụng cụm từ này theo điều 2 Hiến pháp (sửa chữa) 2001.

Xem những điều ghi trong Hiến pháp năm 2013, Điều 2 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

Thuật ngữ “Etat de droit” trong tiếng Pháp nguyên thủy bắt nguồn từ khái niệm  “Rechtsstaat”, xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20 ở Đức, có ý nghĩa là một “hệ thống định chế (thiết lập quốc gia) mà trong đó mọi quyền lực đều phải tuân theo pháp luật”. Ta có một khái niệm tương đương (xuất hiện từ thế kỷ 17) “Rule of law” trong xã hội Anh-Mỹ.

Về thuật ngữ “Rule of law - Etat de droit”, tự điển tiếng Hoa dịch là “pháp quy 法規” và “pháp trị 法治”. Ta thấy tương tự ở các tự điển Đài Loan, Hàn và Nhật.
Việt Nam hiện nay dịch “Rule of law - Etat de droit” là “pháp quyền”. Cả hai từ “pháp” và “quyền” đều có gốc Hán. Xem thêm:

Đọc Hiến pháp 1980, rồi Hiến pháp 1992, rồi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hiện nay, « Nhà nước CHXHCNVN» không thể hiện được bản chất của một Quốc gia. Nên không thể được coi là một nhà nước đúng nghĩa... Nhà nước CHXHCNVN - Không gồm ba yếu tố như ta thường học. Nó là cái gì đó không chính xác, và nó không chính xác vì ngôn ngữ đẻ ra nó không phải là ngôn ngữ pháp lý mà là ngôn ngữ chính trị. Ngôn ngữ chính trị khai sinh ra nó nằm trong Hiến pháp 1980.

THỜI CỘNG SẢN TRỊ CÓ NHÀ NƯỚC KHÔNG?
Đọc Hiến pháp 1946 người ta sẽ thấy : chế độ cộng sản trị làm gì có « Nhà nước » ! Bởi lẽ Nhà nước 1946 là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và trong nước ấy chỉ có một chính quyền thôi, gồm : Nghị Viện (Quốc Hội), Chính phủ, cơ quan tư pháp, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh ở các cấp địa phương. Đó là các cơ quan của chính quyền Nhà nước mà Hiến pháp quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cùng các mối tương quan qua lại. Lúc đó có đảng Lao Động tiền thân của đảng csVN, và đảng chi phối chính quyền, đảng lãnh đạo trên thực tế, và đảng cũng là một bộ phận của chính quyền Nhà nước. Và Hồ Chí Minh trong thời gian đó thường đã nhắc đi nhắc lại cụm từ : « Đảng ta là đảng cầm quyền »!!  Cầm quyền là cầm chính phủ, những nhân vật lãnh đạo Nhà nước. Hồ chí Minh và các trí tuệ cộng sản sản lúc đó không đưa ra một khái niệm nào về một « Nhà nước », lý luận về nhà nước trong thưở ban đầu do người cộng sản nắm quyền bính rất mơ hồ, sau đó giao Nhà Nước được cho phận sự và nhiệm vụ của một bộ phận quản lý, làm việc dưới một thế lực lãnh đạo, và không pháp lý hóa được.  Từ việc không hợp lý hóa được Nhà Nước , nên đã có lý luận nhập nhằng về mối quan hệ giữa đảng và « Nhà nước » từ đó xuất phát ra 2 cụm từ chính trị : « lãnh đạo » và « quản lý ». 

Trong các chế độ dân chủ tự do mọi  người đều bình đẳng trước pháp luật, tất cả các công dân đều ngang quyền với nhà nước. Còn trong chế độ cộng sản trị, mọi vi phạm của người dân đều bị trừng trị, còn mọi vi phạm của nhà nước (hoặc của các quan chức nhà nước) đều được cho qua.  Pháp luật trong chế độ cộng sản dùng để che chắn cho đảng viên đứng xổm trên trên đầu dân.

Cách nói của các học giả đỏ XHCN về “nhà nước pháp quyền” để chỉ một “nhà nước pháp trị” thì họ theo chân Tàu Cộng  bắt chước những học thuật và từ ngữ chính trị của TQ, và cố làm sao cho những từ ngữ thật kêu và  khác người. Điều này có thể nhận ra được từ khi  đám khỉ Pắc Bó chiếm miền nam VN năm 1975, các  từ ngữ miền nam đều bị thay đổi theo cách dùng từ của các đỉnh cao trí tuệ lớp ba trường làng miền bắc như: từ Bảo đảm
 mà VNCH thường dùng, thì người cs nói lầ đảm bảo, phản ảnh nói phản ánh.  Bệnh viện phụ sản kêu là xưởng đẻ, Nữ chiến sĩ kêu là chiến sĩ gái..v.v..Xin mượn tạm một bài thơ trên mạng, tác giả không đề tên để nói về những cái "lạ" của đảng csVN:

Từ lạ tai, không, chướng tai! nhất, đối với tôi là từ "lạ". 
Từ này biểu lộ không biết bao nhiêu điều. 

Ngư thuyền bị tàu "lạ" bắn chìm. 
Ngư nhân bị kẻ "lạ" bắt giữ. 

Cái lộ liễu ra không phải là ngôn từ, 
mà cái tấm lòng người viết/nói. phải né, phải tránh, phải vòng, chao ôi, vì đâu nên nỗi, thiệt là tội cho cái thân phận. 

Nước ta đã từng bị họ đô hộ 1000 năm, 
vẫn còn "lạ"! Vẫn chưa đủ "quen"? 
cần thêm nữa chăng? 

Tóm lại, bản chất thật của cái gọi là " Nhà nước pháp quyền CHXHCNVN" chỉ là một nhà nước mà đám đầu lĩnh Ba Đình đã chép nguyên bản từ sáng tác của đảng csTQ trong những ngày khủng hoãng rối rắm về chính trị năm 1990, khi chủ thuyết Marx bị ruồng bỏ trên thế giới vào năm 1990." Nội bộ đảng cs còn lại trên thế giới trong đó có VN đã phải rối rít đi tìm một lý thuyết mới trong việc xây dựng lại căn nhà đổ nát XHCN. Họ phải băng bó lại cái xương sống bị gảy, nếu không thì không sao trụ nổi trong bối cảnh lúc đó.
Nhà nước pháp quyền CHXHCNVN" là một nhà nước với bộ máy cầm quyền bởi những tên thái thú xuất thân từ hang Pắc Bó vừa phi nhân vừa tàn ác với đồng bào mình, để bảo vệ cho nhóm lợi ích tức là nhóm thiểu số cầm quyền hiện nay, "nhà nước pháp quyền" trong thời cộng sản trị là một tập đoàn phá hoại đất nước, một thứ công cụ trấn lột người dân bằng một tổ hợp gồm côn an ( côn đồ+công an ND) đứng trên pháp luật. Một nhà nước với một đạo quân sẳn sàng lấy máu người dân để tiếp tế cho đàn anh TQ.
để bảo đảm cho mối quan hệ môi hở răng lạnh ; những người mà đảng csVN gọi là "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt" và “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với tiêu chí đó, người cs sẳn sàng ra tay trù dập những người yêu nước bảo vệ đảng và tình hữu hảo của hai đảng cộng sản Việt Trung.

 " Nhà nước pháp quyền CHXHCNVN" còn thể hiện một thứ quyền lực độc tài, cho phép đảng cộng sản có toàn quyền chiếm đoạt quyền tư hữu của người dân như : nhà cửa đất đai , tài sản cá nhân. Các đảng viên ngồi xổm trên hiến pháp. "Nhà nước pháp quyền XHCN" còn mang bản chất độc tài, độc tôn phi dân chủ, không mang lại lợi ích và hạnh phúc cho người dân, là một hòn đá cản đường trong việc xây dựng một xã hội văn minh và sung túc. " Nhà nước pháp quyền CHXHCNVN" là một nhà nước phản dân hại nước cần phải giải thể để dân tộc đi tới, đất nước thăng hoa trong cộng đồng thế giới.

Biên khảo chính trị-Hậu duệ VNCH Lý Bích Thủy 24.2.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét