Powered By Blogger
40 NĂM ĐẢNG CSVN QUÊN KHÔNG LÀM LỄ TƯỞNG NIỆM -
  SỬ NÔ THÌ NGỦ QUÊN KHÔNG VIẾT LỊCH SỬ
Người lính và người dân sống trong chế độ do csVN điều hành luôn phải đối diện với những sự nhục nhã vì bị đảng đem ra chợ bỏ lúc nào cũng không biết, sự hy sinh của họ cho đảng đều vô nghĩa - Một khi đảng cần thì họ s được đảng đem ra tung hê đến tận mây xanh, khi đảng không cần đến thì lập tức bị đạp ngay xuống bùn. Điều này thấy rỏ nhất là trong cuộc chiến biên giới 1979 và tại Gạc Ma năm 1988. Khi thân xác họ nằm xuống vì quyền lợi của đảng thì tên tuổi của họ, đảng s không biết đến dù cho đó là ngày giỗ hàng năm, vì đảng thà  chọn làm bạn tốt vói kẻ thù TQ chứ không bao giờ tôn trọng mạng sống của người dân và người lính của mình. Bản chất cuả một đảng phi nhân là như thế. Hôm nay nhân ngày kỷ niệm 40 năm đảng và các sử nô đã cố tình quên đi thân phận của đồng bào và sự hy sinh của người lính QĐND, chúng tôi những hậu duệ VNCH sẽ viết vài hàng về góc khuất khuất của lịch sử đã bị đảng csVN bỏ quên 40 năm qua. 

Nếu như không có cuộc họp thượng đỉnh Mỹ và Bắc Hàn vào cuối tháng hai này tại Hà Nội, có lẽ đảng sẽ không bao giờ nhắc tới cuộc chiến xâm lược của TQ vào ngày này cách đây 40 năm. Lý do là Nguyễn Phú Trọng và đảng phải tâng công với Trump trong việc tổ chức cuộc nói chuyện của Trump và Kim Jong Un, để kiếm chút cơm thừa cá cặn từ Trump. Đả Trung trong bối cảnh chính trị hổn độn về Biển Đông, nợ công đang ngập đầu, kinh tế đang xuống dốc vì không có đầu ra cho hàng hóa xuất cảng từ VN. Vì vừa qua EU đã không ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) với VN - đã vi phạm nhân quyền. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa kêu gọi Hội đồng châu Âu hoãn phê duyệt EVFTA "cho đến khi Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền", HRW cho hay hôm 10/1/2019. Với quyết định của nghị Viện Âu Châu hoãn ký Hiệp Định EVFTA, Kinh tế VN đang khó lại còn khó hơn trong bối cảnh nền kinh tế TQ đang dập nát vì các cú đập của Trump. Đó cũng chính là nguyên nhân csVN bóp bụng cho hệ thống truyền thông gia nô và đám sử nô được cất chút tiếng nói vu vơ trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của Trump và chú Ủn tại Hà Nội vào ngày 27 và 28/2/2019 .
CUỘC CHIẾN GỌI LÀ  "DẠY CHO CSVN MỘT BÀI HỌC".
5 giờ sáng ngày 17/2/1979,Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tấn công vào Đông Bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, Tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng Tây Bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Với khoảng 120.000 quân Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trên toàn tuyến biên giới (khi đó là 6 tỉnh: Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Quảng Ninh); mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng, Lạng Sơn. Quân đoàn 41A tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái.
Cánh phía tây do các quân đoàn 13A và 11A đánh vào thị xã Lào Cai, Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A đánh từ Kim Bình vào Lai Châu. Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Thị xã Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh yểm trợ. Theo Đặng tiểu Bình, bản chất cuộc chiến là "hoàn kích tự vệ". Cuộc chiến được "qui ước" về thời gian, không gian cũng như về qui mô. Mục tiêu là dạy cho Việt Nam một "bài học". 
TQ gọi đó là "hoàn kích tự vệ chiến", tức đánh trả để tự vệ, bởi vì :
1.Việt Nam đã "trục xuất người Việt gốc Hoa" 
2.Việt Nam nhiều lần mở các cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, chiếm đất của Trung Quốc cũng như gây nhiều thiệt hại về nhân mạng(?!)

KHẮC CỐT MỐI THÙ 17/02/1979

Tháng Hai Mười Bảy nhớ cho đây!
Sáu tỉnh địa đầu - khiến phủi tay??!
Tàu khựa hỗn mang tràn giới tuyến!
Trẻ...Già...Trai...Gái...xác giăng đầy!
Lột truồng hãm hiếp quăng đầy giếng!
Chặt, chém... máu ngời loáng cỏ cây! 
Tục Lãm, Lão Sơn, giành Bản Giốc...
VIỆT NAM thầm hẹn lúc chôn bây!
(Lê Thị Việt Nam)
Tác giả King C. Chen trong "China's War Against Vietnam" kể lại buổi họp ngày 16/2/1979 tại Bắc Kinh do Hoa Quốc Phong chủ trì, 17 tiếng đồng hồ trước khi lệnh nổ súng ban ra. Đặng Tiểu Bình có bài thuyết trình cho các lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc về bản chất và mục tiêu cuộc chiến.
Mục tiêu là "cho Việt Nam một bài học", bởi vì "Việt Nam xấc láo và ngạo mạn", xâm lược Campuchia, khoa trương thế lực là "cường quốc thứ ba trên thế giới". Tuy nhiên người viết có nhận định cá nhân là csTQ dạy cho csVN một bài học với mục tiêu sâu xa là muốn đưa csVN về với quỷ đạo của Bắc Kinh. Điều này thấy rỏ sau khi tái lập bang giao với csTQ, đám lãnh đạo csVN đã dâng nhiều phần đất, biển đảo cho csTQ để hối lộ cho sự bang giao mối tình hữu hảo " môi hở răng lạnh" của hai đảng cộng sản Việt Trung. 
TẠI SAO TQ PHẢI TRỪNG TRỊ CSVN?

Theo nhận định của một học giả Trung Quốc, Xiaoming Zhang, trong "China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment", dẫn Nayan Chanda của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông, nói rằng cấp lãnh đạo Trung Quốc, trong một cuộc họp Bộ Chính trị hàng tuần vào đầu tháng Bảy năm 1978, đã ra quyết định "dạy cho Việt Nam bài học" vì thái độ "vô ơn và ngạo mạn". Các lý do để TQ dạy cho csVN một bài học là:

1. Trong cuộc chiến chống Mỹ 20 năm Trung Quốc đã viện trợ cho Hà Nội trên 20 tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng sau 1975 Việt Nam đã buộc người Hoa hồi cư đồng thời gia tăng chiến sự trên biên giới. Rõ ràng đây là thái độ phủi ơn và hống hách. Đó là chưa kể vũ khí và nhân sự trong chiến tranh chống Pháp và trận Điện Biên Phủ 1954.
2. Việc csVN can thiệp quân sự vào Campuchia đánh đàn em của TQ là Pon Pot tức là vuốt mặt không nể mũi"
3. Vu cáo csVN chiếm đất của TQ - theo lời cáo buộc của Châu Đức Lễ (Zhou Deli), tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu, trong một cuộc họp được tổ chức trong bộ tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tháng 9 năm 1978. Nội dung nói về "làm sao đối phó với nạn xâm chiếm lãnh thổ của quân đội Việt Nam". Chuyện csVN chiếm 60km² đất của TQ là chuyện hoàn toàn "bịa đặt" để Trung Quốc để "lấy cớ" đánh CHXHCNVN.

Cuộc chiến biên giới đã xảy ra vào ngày 17.2.1979 đúng như họ Đặng đã tuyên bố. Thời gian xung đột chỉ trong một tháng (quân Trung Quốc hoàn tất việc rút quân vào ngày 17/3/1979). Địa bàn chiến tranh chỉ ở các tỉnh biên giới. Về "qui mô", Trung Quốc đã không sử dụng hải quân và không quân chỉ đánh bằng bộ binh.

BỐI CẢNH ĐƯA ĐẾN CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI

Bối cảnh làm sụp đổ quan hệ giữa hai anh em XHCN Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ năm 1976, khi Liên Xô hứa hẹn viện trợ cho Việt Nam 3 tỉ đô la. Số tiền này bằng số tiền mà Mỹ hứa sẽ viện trợ, (nếu Việt Nam tôn trọng hiệp định Paris). Cộng sản Việt Nam sau đó đã trở thành "vệ tinh" của Liên Xô, một hành động mà TQ cho rằng đã phản bội và vô ơn của CSVN với TQ.

Từ năm 1965 đến 1975, Liên Xô đã trở thành nhà cung cấp chính yếu các nhu cầu kinh tế và quốc phòng để Việt Nam tiếp tục chiến tranh với Mỹ. Mỹ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận quan trọng từ năm 1972. Năm 1973 Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tất cả những nỗ lực của Trung Quốc giúp cho Việt Nam, trong 20 năm (từ 1950 đến 1970) là 20 tỉ đô la, nhằm mục đích phòng thủ về phía nam. Sau khi đạt thỏa thuận với Mỹ, Trung Quốc hạn chế mọi viện trợ kinh tế và quốc phòng cho Việt Nam.

Để bần cùng hoá miền nam VN, trong Hội nghị Đảng tháng 2/1978, Hà Nội quyết định phát động chiến dịch "đánh tư sản mại bản" ở miền Nam. Có đến 30.000 doanh nghiệp tư nhân ở miền Nam bị "quốc hữu hóa" mà đa số do người Hoa làm chủ. Chiến dịch thanh lọc mà Trung Quốc gọi là "nạn kiều" cũng được phát động cùng thời thời gian này. Hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa, phần lớn đã sinh ra và lớn lên ở VN, không biết tiếng Hoa, cũng bị "trục xuất". Việc này tạo thành một cuộc "vượt biên" vĩ đại, bán chính thức,  do chính công an Việt Nam đứng ra tổ chức. Hàng triệu người Việt Nam dùng vàng mua "vé" (trung bình 7 lượng vàng một đầu người) để lên những chiếc tàu đánh cá mong manh với hy vọng đào thoát ra khỏi VN. Trong khi đó hàng chục ngàn người Hoa sống ở miền Bắc thì theo đường bộ "vượt biên" trở về lục địa hoặc đến Hong Kong

Sau khi chiếm xong miền nam VN tháng 4/1975, say men chiến thắng đảng csVN liền tiến hành kế hoạch tiến đánh Cam Bốt, ngày 25/1/1978 Việt Nam xua quân tiến vào lãnh thổ Campuchia - chấm dứt chế độ do Pôn Pốt tức Khmer đỏ cầm quyền, giải phóng Campuchia vào ngày 7/1/1979 và thành lập một chính quyền thân VN, đồng thời đóng quân trên đất Cam Bốt tới năm 1989 mới rút về trước các áp lực và sự cấm vận của quốc tế

Từ tháng 6 năm 1978, Trung Quốc cho đóng cửa hàng loạt tòa lãnh sự ở Việt Nam. Cùng lúc Việt Nam chính thức gia nhập khối COMECON - tổ chức hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 1949 – 1991.
 Đến tháng 11 hai bên Việt Nam và Liên Xô ký kết hiệp ước an ninh hỗ tương. Chính hành động này đã làm ngứa mắt đàn anh TQ, thế nên vào thời điểm này Đảng CS Trung Quốc đã lên kế hoạch "cho Việt Nam một bài học". Và cuộc chiến biên giới ngày 17/2/1979 là điều tất yếu phải đến. 

Từ cuối năm 1978, Trung Quốc tăng cường làm đường xa để chuyễn quân, xây dựng căn cứ, hệ thống kho trạm, sơ tán dân cư ngụ gần biên giới về phía sau. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nghi binh, đề ra kế hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học” và chuẩn bị chiến tranh “trừng phạt Việt Nam”. Để thực hiện việc này, từ tháng 8/1978, phía Trung Quốc điều động lực lượng từ phía sau đén biên giới Việt Trung gồm: 9 quân đoàn và 5 sư đoàn độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn bộ binh), cùng 550 xe tăng, xe bọc thép, 2.558 pháo (trong đó có 1.092 pháo xe kéo)..để tiến hành cuộc chiến một tháng tại 6 tỉnh sát biên giới. Xem chi tiết:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t%E2%80%93Trung_1979 

THIỆT HẠI

Theo công bố chính thức của Việt Nam, trong tuần đầu tiên của chiến tranh, lực lượng vũ trang 6 tỉnh biên giới đã loại khỏi vòng chiến 16.000 quân Trung Quốc, con số này tiếp tục tăng lên 27.000 vào ngày 28-2 và 45.000 vào ngày 5-3- ngày Bắc Kinh bắt đầu rút quân. 

Tính đến ngày 18-3 khi chiến tranh tạm thời chấm dứt, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang, cảnh sát, dân quân tự vệ của Việt Nam đã tiêu diệt 62.500 tên địch (trong đó bắt sống 260 tù binh), đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 18 tiểu đoàn, bắn cháy 280 xe tăng, thiết giáp và 270 xe quân sự, phá hủy 115 khẩu pháo, cối và dàn hỏa tiễn (?), con so này do phía VN đưa ra - mang tính thổi phồng.

Phía Trung Quốc chính thức thừa nhận có 20.000-30.000 quân bị thương vong trong cuộc chiến, 2/3 là của các đơn vị trên hướng Quảng Châu, trong đó 4.000 thương vong xảy ra chỉ trong hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của phương Tây đánh giá con số thiệt hại thực của Trung Quốc cao hơn nhiều, có thể lên đến 46.000-62.000 quân (với khoảng 13.000-26.000 người chết) và khoảng 400 xe tăng bị phá hủy. Họ cũng cho rằng thương vong của các lực lượng vũ trang Việt Nam thấp hơn với khoảng 10.000-25.000 người chết.

Cuộc chiến biên giới do Bắc Kinh đánh vào 6 tỉnh phía bắc gần biên giới, đã gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề cho phía Việt Nam.

Lính Trung Quốc đã gây ra những vụ hãm hiếp, tàn sát, bắn phá... bừa bãi làm trên 10.000 dân thường Việt Nam bị thương vong. Bên cạnh đó quân Trung Quốc còn thực hiện chính sách cướp bóc và phá hoại triệt để ở các khu vực chiếm đóng được: ước tính 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 600.000 mét vuông nhà ở và 80.000 héc-ta hoa màu ở khu vực chiến sự bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Xem sự tàn ác của lính TQ với tù binh VN tại đường link: https://tienggoicongdan.com/2014/10/03/tai-lieu-quy-gia-ve-cuoc-chien-viet-trung-nam-1979/

Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Các thị xã lớn Lạng Sơn, Cao Bằng và Cam Đường gần như bị hủy diệt hoàn toàn, lính Trung Quốc dùng mìn đánh sập hầu hết các công trình, nhà ở, cầu, đường bộ và đường sắt...

Ngày 17.3.1979 TQ cho rút quân về phía bên kia biên giới, chấm dứt" bài học dành cho VN", nhưng thật sư vẩn còn tiếp diển - Ở nhiều nơi giao tranh diễn ra ác liệt, kéo dài như khu vực bình độ 400 ở Cao Lộc (Lạng Sơn) năm 1981 hay khu vực Thanh Thủy ở Vị Xuyên (Hà Tuyên) từ 1984-1989... Phải tới năm 1990, quan hệ hai nước mới được bình thường hóa, và đến đây hòa bình thực sự mới được lập lại trên lãnh thổ Việt Nam.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 cần phải được đưa vào chương trình giáo khoa lịch sử cho các thế hệ học sinh và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng vào dịp 17-2 hàng năm. Có như thế mới bảo đảm sự công bằng của lịch sử! Nhưng đám lãnh đạo Ba Đình đã cố tình quên đi sự hy sinh của 25.000 quân đội ND trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc xâm lược năm 1979 so về quân số thì chỉ 1/3 số quân nhà Thanh đã tiến đánh VN vào năm 1789. Nhưng Đại Việt dưới tài chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan tác đoàn quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghi, trận đánh này đã được Đại Việt ghi vào trang sử trang trọng nhất đến nay các thế hệ đi sau rất hãnh diện mổi khi nhắc lại. Riêng chỉ có thời đại HCM, sử là công cụ của đảng phục vụ cho các giai đoạn bang giao chính trị với TQ. Ngoài ra còn có một sự nghịch lý khác, một số sử gia đỏ cho rằng việc viết lại lịch sử của cuộc chiến biên giới Việt Trung 1979 cần phải tham khảo với các sử gia TQ ? Đây là lần đầu trong lịch sử VN, người cs không thể viết được sử Việt một cách trung thực. Thật nhục nhã! 

Việc ông Phạm Hồng Tung là giáo sư sử học đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra vấn đề viết về cuộc chiến tranh xâm lược của TC. Ông này cho rằng khi viết về cuộc xam lăng VN  trong ở 6 tỉnh phía bắc vào ngày 17.2.1979 -" Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”. Chính đề nghị “giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước” của giáo sư Phạm Hồng Tung đã tạo nên luồng phản đối mạnh mẽ của nhiều nhà giáo, nhà báo trên các diễn đàn xã hội.

Chuyện nghịch lý mà ông Tung đề nghị ,  có lẽ xuất phát từ thói quen, viết gì, dạy như thế nào phải được phép, phải theo định hướng. Từ chỗ các nhà viết sử đã quen với chỉ thị, định hướng của đảng và ông Tung vì theo thói quen nên mới nâng lên khuôn phép mới là hỏi ý kiến kẻ thù.

Dưới mái nhà XHCNVN trước đây có văn nô, bút nô, thơ nô.....giờ đây lại có thêm cái gọi là "sử nô", một đám con hoang  hèn đến nổi khi viết sử Việt phải tham khảo ý kiến của kẻ xâm lược. Thật bất hạnh cho đất nước và dân tộc VN trong thời đại HCM!

Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 17.2.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét