MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA
NGƯỜI SÀI GÒN HÁI LỘC ĐẦU NĂM - LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU
Văn hoá truyền thống đầu xuân của người Sài Gòn là đi lễ đầu năm để xin lộc, cầu nguyện cho những người còn sống có được an lạc , hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Cầu cho đất nước thanh bình sớm có được tự do dân chủ, cũng như mọi điều tốt đẹp sớm đến với đất nước. Bà con vườn rau Lộc Hưng thì cầu cho đám lãnh đạo Ba Đình sớm bị dịch chết đàn chết lủ để dân sớm được hạnh phúc, được sống trong không khí tự do dân chủ....đất nước VN sớm minh châu trời đông. Nén hương nguyện cầu đầu năm, dùng để chuyễn tải thông điệp của họ đến với trời cao để Phật, Trời, Chuá...chứng giám....họ còn nguyện cầu hương linh của tổ tiên ông bà về phù hộ cho đất nước sớm thoát khỏi sự cai trị tàn độc của đám quỷ Pắc Bó, cầu cho mọi người trong gia đình luôn thương yêu gắn bó với nhau để cùng thăng tiến trong cuộc sống hàng ngày....
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người Sài Gòn đi lễ, vv. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở. Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của ông, nhưng những thế hệ sau tin tưởng rằng lăng mộ của một vị thần hiển linh, đề cầu an và cầu phước. Sau lễ, họ hái lộc đầu xuân khiến cho cây cối chung quanh bị chặt cành bẻ lá do những người tham lam cho rằng cành lớn và dài thì có nhiều lộc.
Nếu dân Sài Gòn trước 1975 xem chợ Bến Thành là biểu tượng của Sài Gòn, thi Lăng Ông Bà Chiểu là biểu tượng của tỉnh Gia Định. Nơi đây là điểm tập trung của trai thanh nữ tú những người lớn đũ mọi sắc tộc đến đây để làm lễ và hái lộc sau giờ cúng giao thừa và mấy ngày đầu năm. Một địa điểm hội tụ nét văn hoá truyền thống của người Sài Gòn trong mấy ngày đầu xuân, nét văn hóa có từ lâu đời, một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân của thủ phủ miền nam. Đặc biệt vào những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới, dù bận rộn đến đâu người dân Sài thành luôn dành thời gian để cùng nhau đến lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt và các ngôi chùa để dâng hương, hái lộc, xin xăm (xâm), xem quẻ hoặc đi chùa để lễ Phật.
Hái lộc đầu xuân
Lên chùa hái lộc đầu xuân
Hái tâm thanh tịnh, an lành trọn năm
Hoa đời hoa đạo vô tâm
Một tâm vô ngã cho lầm lỗi qua
Tu từ vô lượng kiếp xa
Có ai hái được đoá hoa ưu đàm
Bụi trần vẫn vướng già lam
Được thua còn mất có làm đảo điên
Vẫn chưa sống hết cùng duyên
Vẫn còn mê muội kiếm tìm viẽn vông
Đầu năm hái những chờ mong
Hái từ bi để trong tâm tặng đời
(CHÂU NGỌC LÊ HOA NHỤY
Vào dịp đầu năm đi hái lộc, địa danh Lăng Ông Bà Chiểu là nơi thường được nhắc nhở tới đầu tiên của mọi người. Lăng ông là một biểu tượng của Sài Gòn Gia Định xưa và từ lâu đã trở thành một địa điểm gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người dân Sài Gòn. “Ông” được nhắc đến trong tên gọi này chính là vị quan khai quốc công thần nhà Nguyễn – Tả quân Lê Văn Duyệt. Còn “Bà Chiểu” là tên gọi trước kia của vùng đất được chọn làm nơi an nghỉ của ông từ khi ông qua đời vào ngày 30–7 năm Nhâm Thìn 1832.
Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt(1764-1832), hay gọi tắt là Lăng Ông hay Lăng Ông Bà Chiểu (vì nằm gần chợ Bà Chiểu) thuộc tỉnh Gia Định xưa trước 1975, bây giờ là quận Bình Thạnh. Lăng Tả Quân trong những ngày đầu năm được rất đông khách thập phương thăm viếng và cầu xin may mắn, bình an. Trước '75, suốt 3 ngày Tết âm lịch, mọi người đi Lăng để hái lộc, xin xăm(xâm), cầu xin may mắn...khói hương ngập trời. Tên gọi thực sự của Lăng Ông là Thượng Công Lê Tả Quân Linh Miếu. Ngay đêm 30 Tết từ 22 giờ trở đi, những dòng người, những dòng xe cộ từ nhiều ngả đường trong thành phố đổ về Lăng Ông đông nghẹt, không có chỗ chen chân, để thắp hương dâng cúng và hái lộc đêm giao thừa, nhưng nơi đây, ngoài những cây cổ thụ cao chót vót, đâu có lộc mà để hái? Ðể đáp ứng nhu cầu đã trở thành tập tục này, ban quý tế của lăng đã chuẩn bị hàng xe ô tô cây "phát tài" từ các làng hoa Gò Vấp đưa về để sẵn từ mấy ngày trước đó.
Bao đời nay, ý nghĩa của Tết Nguyên đán vốn rất đậm chất tâm linh, tín ngưỡng đối với người mình, dù đang sống trong nước hay ở hải ngoại. Ngày xuân đi lễ chùa là một hình ảnh rất tươi sáng, trang trọng – chan hòa tình tự quê hương, ấm áp tình dân tộc. Ngày đầu năm, sau khi cúng giao thừa thường người Sài Gòn hay đi lễ tại các nơi như Chùa Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi, Kỳ Viên,Việt Nam Quốc tự..., cả trước những ngôi chùa nhỏ, đầy phong sương, như chùa Ngọc Hoàng ở khu Đa Kao, Quận 1 hay miếu Thất Phủ ở ngã tư chợ Gò Vấp. Chùa cổ Ngọc Hoàng đã có gần 100 năm và nay đã được phong là “Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia - Điện Ngọc Hoàng”. Nguyên thủy nơi này là một đền (điện) thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế của người Hoa, sau mới có thêm bệ thờ Phật xây ở phía trước bệ thờ Ngọc Đế. Sau ngày 30/4, chùa có tên mới là “chùa Phước Hải” do giáo hội Phật giáo trong nước đặt cho, nhưng đối với hầu hết bà con Việt lẩn Hoa, kể cả những anh xe xích lô rành đường xá, phải nói là “chùa Ngọc Hoàng" chớ không ai muốn nhắc tới cái tên mới là Phước Hải.
Người Sài Gòn, trước khi có đàn quỷ Pắc Bó hiện diện, trong những ngày đầu năm thường hay đi lăng Ông Bà Chiểu để cầu nguyện và hái lộc. Việc hái lộc theo quan niệm xưa là hái lộc xuân từ những cây thuốc thuộc bộ tứ linh thực vật (đa, sung, xanh, si) sẽ mang đến cho mọi người những kết quả tốt đẹp nhất vì những cây này tương ứng với bộ tứ linh động vật (long, lân, quy, phụng) trấn ải vùng ngoại thất, còn những lộc hái từ những cây thuộc bộ tứ quý thực vật (tùng, cúc trúc, mai) ứng với tứ bình thuộc phạm vi nội thất. Bốn góc nhà sẽ phối hợp tạo niềm vui, hạnh phúc và sức khoẻ cho mọi người trong gia đình. "Lộc" có 2 nghĩa, nghĩa thứ nhất là nhánh cây non và nghĩa thứ 2 là bổng lộc.
Theo đó, trong cụm từ “hái lộc đầu xuân” sẽ mang ý nghĩa là một mầm non vừa nhú ra từ thân cây, từ nách lá. Cũng theo phong tục người xưa, đầu năm, mọi người sau khi đến đình, chùa thắp hương đầu năm sẽ hái một nhánh cây non mang về treo trước nhà hoặc bày trên bàn thờ với hi vọng có thể đem phước lộc về cho gia đình. Cùng với nhiều phong tục khác, hái lộc đầu xuân đã dần trở thành nét văn hóa Tết trong đời sống của người Việt Nam.
Hậu duệ VNCH Võ Thị Linh 5.2.2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét