Powered By Blogger

 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HCM LÀ GÌ?

Khi người dân muốn tìm thông tin về tiểu sử, quá trình học vấn, sự nghiệp của những nhân vật trong các cơ quan lãnh đạo đảng csvn và nhà nước CHXHCNVN, thông thường người tìm thông tin sẽ thấy nơi lý lịch của hầu hết các nhân vật lãnh đạo cao cấp, có tốt nghiệp Cao Cấp Lý Luận Chính Trị. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu lý lịch của một số nhân vật lãnh đạo tên tuổi  VNDCCH và CHXHCNVN từ 1945 đến nay, tất cả đều được trích từ Wikipedia tiếng Việt - còn được gọi là bách khoa toàn thư, do các hàng trăm nhà Khoa Học XH, Sử... hàng đầu hiện nay trong nước - được đảng tuyển chọn, để viết theo đơn đặt hàng của đảng:

Hồ chí minh: Nguyễn Sinh Cung( tên của hcm lúc nhỏ) theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở Trường Tiểu Học Pháp Đông ba. Tại đây, ông trải qua các niên khóa 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 – ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp – Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học (?!). Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc Học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908. Con đường học vấn của hcm được ghi rất tà đạo trong Wikipedia. Tóm lại HCM chưa học hết cấp II trung học. Con đường học vấn của hcm rất mờ ám và đầy mâu thuẩn. Vì học vấn quá kém nên lão già Hoàng Chí Bảo (Hội Đồng Lý Luận TƯ), đã phong thần cho hcm, là nói được thông thạo 29 ngoại ngữ. Tới nay đám Tuyên Láo và BCT của đảng cũng vẩn tung hê chức danh khống " Danh nhân VH - được Unesco công nhận", để bịp người dân VN. Với trình độ của hcm thì làm sao mà có một hê tư tưởng hoàn hảo để gọi là "Tư Tưởng HCM"??  Toàn là bố láo, bốc phét về thân thế của hcm, để xứng tầm lãnh tụ của VNDCCH. 

Võ Nguyên giáp: Bị đuổi khỏi trường Quốc học học năm 1927, lúc 16 tuổi. Như vậy VNG cũng chưa tốt nghiệp Trung Học cấp III. Về con đường học vấn của VNG có chổ rất mờ ám. Theo Wikipedia ghi năm 1931, Ông ra Hà Nội, học trường Albert Saraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân (?!) luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế chính trị  không lấy bằng Luật sư. Như vậy VNG, không có tốt nghiệp phổ thông và cũng không có bằng cử nhân, nhưng làm giáo sư sử tháng 5.1939 trường Thăng long Hà Nội (?). Con đường học vấn của VNG không bình thường, đầy mâu thuẫn.

Phạm Văn Đồng: Phạm Văn Đồng theo học trường Quốc học Huế và sớm phát huy năng khiếu học tiếng Pháp; nhờ đó mà ông có thể nắm bắt nền tảng văn học-triết học Pháp nói riêng và phương Tây nói chung.

Năm 1925, ông tham gia phong trào bãi khóa của học sinh, sinh viên khi Phan Châu Trinh mất. Một năm sau (1926), ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức rồi gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7/1929, thực dân Pháp bắt ông và kết án đi đầy 10 năm tù ở Côn Đảo. Không thấy PVĐ được đảng ghi là tốt nghiệp phổ thống hay học tại một đại học nào?. Thế mới trở thành tội đồ dân tộc, y đã ký công hàm bán nước năm 1958 công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TQ.

Lê Duẩn:Năm 1920, Lê Duẩn học hết Tiểu Học. Sau đó ông lên tỉnh học Trung học được 1 năm thì nghỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Trường Chinh:Trong năm 1925, khi còn học ở bậc Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định), Đặng Xuân Khu đã tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu. Năm 1926, ông bị trường đuổi học.

Năm 1927, Đặng Xuân Khu chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương mại ( ?) và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Con đường học vấn của Trường Chinh cũng đầy mâu thuẫn và mơ hồ như những lãnh đạo đảng khác, trong thời gian này. Không thấy đảng ghi là tốt nghiệp trung học hay CĐTM ?.

Nguyễn Văn Linh: không có ghi trình độ học vấn đồng nghĩa với văn hóa kém ( lớp 3 trường làng)

Võ Văn Kiệt:không có ghi trình độ học vấn đồng nghĩa với văn hóa kém ( lớp 3 trường làng)

Đổ Mười:không có ghi trình độ học vấn đồng nghĩa với văn hóa kém ( lớp 3 trường làng)

Lê Khả Phiêu: Văn hóa không thấy đảng nói tới, đồng nghĩa với lớp 3 trường làng. Ông này đi từ binh lên tướng, điều này đã nói lên được trình độ văn hóa của LKP hoàn toàn không có. Bởi thế mới sa vào mỹ nhân kế của Bắc Kinh, từ đó mới dâng nhiều phần đất dọc biên giới, Ải nam Quan, 1/2 Thác Bản Giốc, hang Pắc Bó, di tích lịch sử của đảng csvn; núi Lão Sơn; 11.000 km2 vùng Bắc Bộ ...cho đàn anh TQ. Tên tội đồ của VN!!

Như vậy từ HCM đến các nhân vật cùng thời trong đảng Lao Động ( tiền thân của đảng csvn) đều không có người nào tốt nghiệp Trung Học kể luôn Võ Nguyên Giáp. Tất cả có một tiểu sử đầy mơ hồ và mâu thuẫn về con đường học vấn. Sau những nhân vật kể trên, tới lớp lãnh đạo sau này, sau khi chiếm được miền nam vào ngày 30.4.1975. Đảng bắt đầu tiếp xúc với trình độ văn hóa của các lãnh đạo và người dân sống ở miền nam, đảng thấy mình thua kém về văn hóa so với gai cấp lãnh đạo của Việt Nam Cộng Hòa. Nên đảng nâng tầm học vấn của các lãnh đạo bằng cách tống vào trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, để nhét vào túi mổi thành viên theo học ở đây một văn bằng rất kêu và gọi đó là tốt nghiệp " Cao Cấp Lý Luận Chính Trị", nhưng hoàn toàn là những văn bằng bố láo, nếu không là những giấy lộn do đảng cấp, để nhét cái tầm, cái tri thức khống vào đầu mổi đảng viên lãnh đạo cao cấp, cho xứng tầm và đừng để người dân khinh bỉ. 

Nông Đức Mạnh: Từ năm 1958 đến năm 1961, ông học trường Trung cấp Nông lâm Trung ương Hà Nội. Từ năm 1966 đến năm 1971, ông du học tại Học viện Lâm nghiệp Leningrad (tại Sankt-Peterburg). Không thấy ghi tốt nghiệp văn bằng gì??

Từ năm 1974 đến năm 1976, ông học ở Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

Lê Đức Anh: Vào năm 11 tuổi, Lê Đức Anh được cho ra học tiểu học ở thành Vinh, Nghệ An dưới sự nuôi dạy của chị gái Lê Thị Hiệp (tức Nở) và anh rể Trần Quát, người cùng làng. Lê Đức Anh học chương trình tiểu học bằng tiếng Pháp. Sau khi xong tiểu học, cậu trở về Phú Vang, Huế làm nông giúp cha mẹ. Năm 15 tuổi, Lê Đức Anh làm gia sư dạy chữ Quốc ngữ (?!) cho một số trẻ em làng Dưỡng Mong, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. 

Con đường học vấn của Lê Đức Anh chỉ có  bấy nhiêu thôi, không thấy đảng ghi thêm gì về bằng cấp nào của LĐA đã sở hữu lúc còn đi học. !! Sau đó LĐA theo đảng và hoạt động cách mạng. Tóm lại LĐA, thuộc giai cấp lớp 3 trường làng.

Nguyễn Tấn Dũng: Từ tháng 10-1981 đến tháng 12-1994: Học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc - Hà Nội. Sau khi vào trường đảng, là có bằng cử nhân.

Trần Đại Quang:Trường cấp 3 Kim Sơn B (nay là Trường THPT Kim Sơn B), ở xã Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình (chương trình học phổ thông lúc đó ở miền Bắc Việt Nam gồm có 10 năm).Tháng 7 năm 1972 – tháng 10 năm 1972: học viên trường Cảnh sát nhân dân lúc gần tròn 16 tuổi (trường này lúc này đào tạo bậc trung học cho lực lượng cảnh sát nhân dân)Tháng 10 năm 1972 – tháng 10 năm 1975: học viên Trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)1981 – 1986: Tốt nghiệp đại học hệ đào tạo tại chức 5 năm, ngành Trinh sát, trường Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân).

Tháng 10 năm 1989 – tháng 4 năm 1991: học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc. 

1991 – 1994: học Đại học Luật Hà Nội, hệ đào tạo tại chức.

1994 – 1997: Nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Năm 1996: Học vị Phó tiến sĩ Luật học, sau đó là PGS rồi GS (?!)

Như vậy TĐQ có  học vị PTS do HVCTQG-HCM cấp, sau đó được đảng cấp tới học vị GS.

Nguyễn Xuân PhúcTốt nghiệp giáo dục phổ thông 10/10 năm 1972. Từ năm 1973, ông ra thủ đô Hà Nội, theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Đến năm 1978, ông tốt nghiệp Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội với chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn B, Nga văn B (?).. Năm 1990, ông theo học ngành Quản lý hành chính Nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đến năm 1996, ông được cử theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

Con đường đại học của NXP rất mơ hồ

Nguyễn Phú Trọng: Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp hai và cấp ba Nguyễn Gia Thiều tại huyện Gia Lâm (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội); hệ trung học 10/10. Năm 1963, ông theo học Khoa Văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp bằng Cử nhân Ngữ văn.

Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Khóa học sau đó đã kết thúc vào tháng 4 năm 1976. Sau khi vào trường đảngNguyễn Ái Quốc ra, là có các học vị như PTS, TS, PGS...GS không khó.

Đó là một vài thí dụ về con đường học vấn của các lãnh đạo cao cấp của CHXHCN ngày hôm nay.

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; là đơn vị tài chính cấp I; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám Đóc,, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng cộng sản VN, Nhà nước VN và các đoàn thể chính trị – xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Lý Luận Marx - Lênin và Tư Tưởng Hồ chí minh, nghiên cứu đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu về các khoa học chính trị.

Tổng hợp những lãnh đạo ngu nhất Việt Nam và 55 phát ngôn 2018
Tốt nghiệp Cao Cấp Lý Luận Chính Trị

LỊCH SỬ TÊN TRƯỜNG:

Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949 - 1962);

Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (1962- 1975);

Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1975 - 1986);

Học viện Khoa học Xã hội Nguyễn Ái Quốc, gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc (1986 - 1993);

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1993 - 2007);[2]

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007 - 2013)

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014 - nay).

Văn Hóa của đám lãnh đạo tốt nghiệp Cao Cấp Lý Luận Chính Trị

BAN GIÁM ĐỐC:

GIÁM ĐỐC

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XIII) [4], Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Bí thư Đảng ủy Học viện.

PHÓ GIÁM ĐỐC:

PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.[5]

PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

PGS.TS Lê Văn Lợi, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

PGS.TS Dương Trung Ý, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 

Ngoài Học viện trung ương còn có IV Học viện của 4 vùng và một  Học Viện Báo chí và Tuyên Huấn; phía dưới còn có 17 viện với một Tạp chí Lý Luận. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B_Qu%E1%BB%91c_gia_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh

SÁCH DO RÁO SƯ, THIẾN SĨ ĐẢNG XUẤT BẢN:

Một điều mà chúng ta cũng cần nên biết , những bằng cấp do Học Viện này cấp, không được một quốc gia nào trên thế giới tự do công nhận. Không được xếp tương đương với bất cứ một học hàm nào của bất cứ một quốc gia văn minh tiến bộ nào  trên thế giới. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh của đảng cs lập ra, để đào tạo chuyên viên chế tạo thuốc nổ cho hàng lãnh đạo cao cáp của đảng. Chính vì vậy mà  chxhcnvn có nhiều Ráo Sư, Thiến sĩ, đỉnh cao trí tuệ...nhưng không có sự đóng góp các nghiên cứu có ích lợi  cho xã hội. Các đỉnh cao trí tuệ này của đảng không dám viết sách về Khoa Học. Sách của những đầu lĩnh Pắc Bó viết trong cương vị Ráo Sư, Thiến Sĩ, rất khó tìm thấy trên mạng, thuộc diện bảo mật.

SÁCH CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG VIẾT:

Ba quyển sách do Ráo Sư Nguyễn Phú Trọng viết, một quyển sách lại phải viết chung với người khác : 

*Nguyễn Phú Trọng. Việt Nam Trong Tiến Trình Đổi Mới. Nhà xuất bản Thế giới (2004), 351 trang.

*Nguyễn Phú Trọng. Đổi Mới ở Việt Nam: Lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản Thế giới (2015), 397 trang.

*Nguyễn Phú Trọng, Trần Đình Nghiêm, Vũ Hiền. Việt Nam từ năm 1986. Nhà xuất bản Thế giới (1995), 116 trang.

Ba quyển sách này của Nguyễn Phú Trọng, người yêu sách, ham đọc sẽ không tìm thấy trên mạng vì nó thuộc diện bảo mật, không bán ra ngoài, chỉ bán trên TV, thế nên NPT cũng không cần nạp lưu chiểu trong thư viện quốc gia.

SÁCH DO PHẠM MINH CHÍNH VIẾT:

Phó Ráo Sư, Phạm Minh Chính, viết có 3 cuốn sách mà 2 trong ba cuốn sách của PMC được phát hành đều phải viết chung với một tác giả khác. 

Cuốn sách mà PMC viết một mình về chủ đề  "Quan hệ công chúng (PR) trong hoạt động kinh tế, khoa học công nghệ và môi trường",  tôi, người viết  đã cố gắng tìm trên Google cuốn sách này, để đọc thử nhưng tìm mãi không ra - có thể đây là cuốn sách thuộc loại bí mật quốc gia giống như sách của Nguyễn Phú Trọng viết. Sách của ông Phạm Minh Chính không có nộp lưu chiểu nên không có trong danh sách được bảo tồn tại thư viện quốc gia, cũng như quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ. Cố gắng tìm, người ta chỉ tìm được một đường link, nhưng khi vào chỉ thấy đó chỉ là lý lịch của Pham Minh Chính chép lại từ Wikipedia, nhưng theo dạng pdf như dưới đây:

 file:///C:/Users/User/Downloads/Ph%E1%BA%A1m%20Minh%20Ch%C3%ADnh%20%E2%80%93%20Wikipedia%20ti%E1%BA%BFng%20Vi%E1%BB%87t%20(Jan%2010,%202021).pdf

SÁCH CỦA VƯƠNG ĐÌNH HUỆ VIẾT:

5 quyển sách của Vương Đình Huệ, thì cũng có 2 quyển do  chính chủ viết, còn lại phải viết chung với nhiều người khác ?

*Giáo trình kiểm toán, Vương Đình Huệ. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2004. Cuốn 20 trang này được tìm thấy theo đường link: file:///C:/Users/User/Downloads/09-05-2015-09-35-32_gt_kiem_toan_9683.pdf. 

*Thực hành kế toán trên máy vi tính, Vương Đình Huệ. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 1999. Sách này có tìm thấy nơi đường link: https://hvtc.edu.vn/tabid/239/cat/146/id/16257/Giao-trinh-Ke-toan-may-XB-nam-2014/Default.aspx. 

Thật ra đây là hai sách của Vuơng Đình Huệ xuất bản,  chỉ là giáo trình để giảng dạy thì đúng hơn là một quyển sách do một Ráo Sư Thiến Sĩ viết - Những sách này một cô thầy giáo bình thường dạy ở Trung Học cũng có thể viết được một cách dể dàng.

Cón 3 quyển còn còn lại là viết chung với các tác giả khác, nên chúng tôi không bàn tói vì nó không thể hiện được thực tài của một Ráo Sư Thiến Sĩ Vương Đình Huệ của bác và đảng.

Trong tứ trụ triều đình kể từ năm 2021, thì ông dốt nhất là Nguyễn Xuân Phúc, không được đảng tặng cho quyễn sách nào để bỏ vào lý lịch của đỉnh cao Madzê in VN này. Xem ra chỉ có Vương Đình Huệ là còn có chút thực học cấp đại học. Còn cao hơn phải xét lại.

Tóm lại các Ráo Sư, Thiến Sĩ của đảng đều mang hành trang do đảng cung cấp từ cái gọi là Tốt Nhiệp "Cao Cấp Lý Luận Chính Trị" - từ Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM, nên các sách do họ viết, người dân không thể nào có hân hạnh được nhìn qua. Chỉ thấy trong lý lịch và trên TV của đảng. 

Có thể sau bài viết này, đảng sẽ viết sách cho các Ráo Sư Thiến Sĩ trong tứ trụ triều đình. Qua lý lịch của các lãnh đạo đảng và nhà nước chxhcnvn, người ta không còn ngạc nhiên gì và tự hỏi tại sao 46 năm qua, đất nước không ngóc đầu nổi, kỹ sư, Thạc Sĩ, Thiến sĩ, Ráo sư nhiều hơn các nước khác trong khu vực mà chẳng làm được các "ỐC VÍT". GDP của VN tới nay sau 46 năm vừa mới thoát nghèo vẩn còn đi ăn xin khắp nơi, mổi khi có một biến cố trọng đại xảy ra trên quê hương VN, cụ thể nhất là trận Covid.19 đang hoành hành ở VN, các tài cao bắc đẩu , đỉnh cao trí tuệ đã lộ hẳn ra. Tài cán nổi cộm nhất là tài "bốc phét", "lưu manh", "dối trá", "lừa đảo"...có một không hai trên thế giới. Một thiểu số bất tài, đó chính là đám ký sinh csvn đang bám trên cơ thể dân VN để sống và tồn tại. 

Cái bất tài kém cỏi của đảng được bọn bồi bút tâng bốc, che đậy sự thật về cái túi khôn của đám lãnh đạo Pắc Bó. Để có thể bám được trên cơ thể người dân, chúng phải dùng một lực lượng lớn Dư luận viên, sư đoàn không gian mạng.. để tuyên truyền, để che đậy, bưng bít thông tin của lề trái và phản bác những bài viết của phản động nước ngoài vạch trần. 

Biên khảo hậu duệ VNCH Lê Kim Anh 30.6.2021.

 CHĂM SÓC DÂN KHI ĐẠI DỊCH XẢY RA TRONG THỜI PHONG KIẾN MANG ĐẬM CHẤT "VÌ DÂN" KHÁC XA ĐÁM ĐẦU LĨNH PẮC BÓ.

Đại dịch thì thời nào cũng thấy xuất hiện khắp nơi trên thế giới, ở nước ta cũng không ngoại lệ. Trong quá khứ các trận đại dịch ở thế kỷ 19 đã được ghi chép lại khá rõ ràng, qua đó chúng ta mới thấy được cái tồi và thô bỉ của đảng bán nước buôn dân và đám đầu lĩnh Pắc Bó về cách chăm lo cho dân để ngăn ngừa đại dịch Covid.19 và sau khi đại dịch chấm dứt. Ngày xưa, tuy là những nhà nước chuyên chế phong kiến, nhưng dân có được hạnh phúc hay không là nhờ vào Đức Độ của một Minh Quân (Đức Trị), các vị vua này biết dựa vào dân để sống. Họ biết xem dân là cái gốc để tôn trọng và tạo nội lực để xây dựng xã hội, như thế các triều đại trong thời phong kiến mới tồn tại lâu dài, triều nhà Lê kéo dài 355 năm, nhà Lý trên 200 năm. Các vị minh quan đều biết, nếu để gốc (dân) bị thúi rể thì triều đại nhanh chóng bị sụp đổ. 

Trong bài viết này, các việc chống dịch được tìm thấy trong thời nhà Nguyễn là có ghi chép tương đối tạm đũ để tham khảo. Triều Nguyễn Trong lịch sử kéo dài được 143 năm với 13 vị vua, chấm dứt năm 1945 sau khi hồ tặc soán ngôi (cướp chính quyền) trong tay của chính phủ chính danh Trần Trọng Kim. 

Đọc lại sử sách xưa, một hình thức ôn cố tri tân, để biết thời cộng sản trị ở VN, là một thời đại đã làm người VN điêu đứng, khốn khổ vì bị bóc lột khủng khiếp nhất trong lịch sử VN. Đảng cộng sản lợi dụng đại địch để tống tiền dân bằng mọi cách, một hột gạo đảng cũng không bỏ ra để giúp dân. Khác với đảng cs ngày hôm nay, trong thời phong kiến các vua chúa đã phát chẩn (phát gạo trong những đại nạn) và nhiều thứ khác giúp cho dân trong mùa đại dịch để xoa dịu một phần khổ đau của dân. 

Đám Tuyên Láo và hệ thống truyền thông gia nô của đảng càng công kích ztieefu đại nhà Nguyễn bao nhiêu thì chúng thua xa về cung cách chăm sóc người dân của các vua quan nhà Nguyễn bấy nhiêu. Đất nước thời nhà Nguyễn diện tích bung rộng và lớn với diện tích ước chừng 570.000 km2. Tới thời đại HCM - Nguyễn Phú Trọng đất nước bị mất vào tay phương Bắc nhiều nhất,  sau khi Hiệp định biên giới năm 1999 và Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ được ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đảng csvn đã dâng cống một phần đất đai và vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ cho đàn anh 4 tốt của mình.

CÁCH CHĂM SÓC DÂN CỦA TRIỀU NGUYỄN KHI CÓ ĐẠI DỊCH

Dựa theo "Đại Nam thực lục" và một số sử liệu khác, nhà sử học Lê Thành Khôi đã thống kê: Trận dịch tả năm 1820 cả nước có 206.835 người chết; trận dịch năm 1840 có 67.000 người chết" (Xem: Lê Thành Khôi, "Lịch sử Việt Nam - từ nguồn gốc đến thế kỷ XX", Nxb Thế giới, trang 449). Sang thời Tự Đức, "Đại Nam thực lục" cũng xác nhận, vào hai năm 1849 -1850, cả nước cũng có đến 589.460 người chết vì bệnh dịch, trong đó Vĩnh Long có 43.400 người, Quảng Bình có 23.300 người! (ĐNTL, tập VII, các trang 148, 155).

Về trận dịch thời Đồng Khánh, sách "Đại Nam thực lục" ghi chép: "Bệnh đậu và thời khí (dịch do thời tiết ) phát dữ ở Quảng Ngãi. Từ tháng 11 năm ngoái đến tháng này (tức tháng 6 năm Mậu Tý - 1888), (Quảng Ngãi) bị nhiễm bệnh chết cộng 13.934 người cả đàn ông lẫn đàn bà. Quan Nguyễn Thân đem việc tâu lên Vua, sau đó Viện Cơ mật bàn với Công sứ chọn phái quan thầy thuốc Pháp, đem cả thầy thuốc ta, những người đã quen biết cách trồng đậu, đến trồng để đỡ tai hại cho dân" (ĐNTL, IX, trang 418 - 419).

Trước đây vào thời phong kiến ở nước ta, tuy trình độ y khoa chưa đạt tới trình cao như ngày nay, nên việc ngăn chặn lây nhiễm, việc tổ chức chữa trị của triều đình nhà Nguyễn được nhìn thấy cụ thể qua việc thể hiện tấm lòng thương dân ngay trong mùa dịch. Dân được chăm sóc sức khỏe  một cách tận tình từ vua tới quan của triều đình Huế. Nhiều ghi chép trong ĐNTL, cho thấy trong một số trận dịch có sự hiện diện của các Thái Y trong Thái y viện (một cơ quan chuyên môn bào chế thuốc và chữa bệnh quốc gia); thuốc men được cấp phát miễn phí; tùy theo mức độ và địa điểm, có thầy thuốc do chính quyền trung ương hoặc địa phương điều động đến điểm dịch.

Một ghi chép khác có đề cập đến việc áp dụng biện pháp cách ly để điều trị tập trung hồi năm 1814: “(Gia Long năm thứ 13) Tháng 2, Quảng Đức (Thừa Thiên) có dịch. Các quan địa phương lập sở dưỡng tế ở xã Thế Lại cho người bịnh ở, cấp cho tiền gạo thuốc thang. Người chết thì cho tiền và vải để chôn (tiền 1 quan, vải 10 thước)”. 

Cấp thuốc là hoạt động thường xuyên được nói đến qua các trận dịch, như hồi tháng 7 năm 1820 “Vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp”, hồi tháng 4 năm 1843 “Hạt Thừa Thiên lại phát lệ khí. Sai viện Thái y đem thuốc ở kho chia nhau đi chữa bệnh.”; và sau này được nhắc lại nhiều lần; việc phổ biến bài thuốc chữa bệnh thấy được đề cập đôi lần, như hồi tháng 8 năm 1864 “Hà Nội phát bệnh dịch lệ. Triều đình ra lệnh cho quan tỉnh chế nhiều thuốc hoàn tán, chia cấp cho các nơi. Cho chép nhiều đơn thuốc trị liệu, theo đó mà làm và chế nhiều thêm để cấp cho trại quân”.

Chủ trương chung của triều đình nhà Nguyễn là nhanh chóng trợ cấp để giảm bớt đau khổ cho người nhiễm bệnh trong cơn dịch và những nhà có người chết vì dịch. Tuy nhiên, do hạn chế phương tiện thông tin, nên tình hình dịch bệnh các nơi chỉ do quan địa phương tự lo liệu và báo cáo thiệt hại sau dịch.

Những người chết vì dịch bệnh được trợ cấp trung bình từ 2 đến 3 quan tiền (việc chẩn cấp qua các trận dịch có sai lệch, thường thấy là phân 3 hạng: hạng tráng đinh 3 quan, người lớn và đàn bà 2 quan, trẻ con 1 quan). Trận dịch tả năm 1820, là năm có chép rõ tổng số tiền ngân sách chi cấp 73 vạn quan tiền, tức cấp đều mỗi người 3 quan, cho hơn 206.835 người. Những người trong quân đội thì được thêm trợ cấp khác. Đây là con số nói lên được triều đình Huế hết lòng vì dân, không như đảng cs, tiền trợ cấp đều ở trên TV.

Một trường hợp đặc biệt cho thấy trong trận dịch năm 1849, Phủ Thừa Thiên – nơi gần triều đình Huế – người nghèo còn được cấp cho quan tài và vải.

Vua Tự Đức vào tháng 7 năm 1874 cũng đã hết lòng vận động xã hội tương trợ lẩn nhau, vua khuyên những nhà giàu có giúp đỡ cho người nghèo mắc bệnh. Khác với thời phong kiến, tên Thủ tướng côn đồ Phạm Minh Chính đã trấn lột dân bằng cách lập "quĩ Vaccine", lấy tiền quĩ vaccine đem gởi nhà băng kiếm lời; lấy vắc xin thế giới giúp đở, bán lại cho dân thay vì chích miển phí. 

Sau dịch, triều đình Huế (nhà nước) xem xét việc hoãn việc gọi lính, hoãn thu thuế hoặc giảm thuế cho các xã có dân bị chết dịch, xuất kho công bán gạo giảm giá. Đó là nhừng việc làm hết sức nhân văn của thời phong kiến, thể hiện được thực chất của một triều đình ( nhà nước) hết lòng chăm sóc cho dân, khi dân hoạn nạn, 

CÁI GỌI LÀ ĐẢNG "VÌ DÂN" TRONG MÙA DỊCH CORONA.19

Khi đại dịch chưa bùng phát, vào đầu năm 2020 chúng thi nhau nổ đại bác, nào là nước ta ngăn chận tốt được dịch, nhiều nước trên thế giới sang VN để học hỏi; cây cột đèn ở Mỹ nếu biết đi sẽ về VN để tránh dịch; Việt kiều ở nước ngoài tranh nhau về VN tránh dịch; Bác sĩ VN đã bắt được Virus Corona, VN sẽ là nước đầu tiên chế được Vaccine chống Corona...Tên  Phó Thủ tướng Vũ Đình Đạm còn tuyên bố chắc nịch " nước nào sợ Corona 19 chứ VN chúng ta không sợ, có bao nhiêu, chúng ta diệt sạch bấy nhiêu.., tên đầu lĩnh Pắc Bó này còn tuyên bố sẽ quyết tâm dập dịch trong 10 ngày nếu dịch bùng phát. Tên Nguyễn Phú Trọng thì cho tổ chức bầu cử đại biểu QH bù nhìn trong lúc đại dịch đang bùng phát ở VN...Những việc làm của các tên chóp bu, cho thấy chúng chỉ biết lo cho đảng hơn là nghỉ đến sự an toàn cho người dân.

Đến khi đại dịch tràn lan trên khắp cả nước, thì những tên đầu lĩnh có bộ óc để ngoài não, chỉ còn biết liên lạc khắp các cường quốc tư bản giãy chết để xin xỏ Vaccine, năn nỉ xin tiền viện trợ để giúp VN chống dịch, đồng thời đề nghị các nước sản xuất Vaccine để giúp nghiên cứu, hổ trợ  chế tạo Vaccine tại VN (?). 

Mặc khác cũng nhân dịp này chúng lập "quĩ vaccine",vét tiền của dân từ người lớn tới đứa con nít, gởi nhà băng sinh lời. Bọn khốn kiếp Mafia csvn, không có lấy một chiến lược để đối phó với việc ngăn chặn Covid 19 tại VN, cách hành động của bọn bất tài là đê vở tới đâu đắp bờ đến đấy. 

Mặc dù dịch đã xảy ra trên thế giới trước đó 1 năm, nhưng đảng không chuẩn bị một biện pháp nào để giúp dân, chúng chỉ biết lo cho đại hội đảng 13 và kỳ bầu cử QH bù nhìn, để hoàn thành chỉ tiêu của đảng đề ra. Trong khi người dân không đi làm được, thì chúng tăng tiền điện, tiền nước, tìm những biện pháp để tăng thuế lên một số mặt hàng thông dụng...Không có một người nghèo nào nhận được sự hổ trợ hay giúp đở từ phía nhà nước "vì dân", những gói hổ trợ cho dân đều trên TV. Dân chỉ còn biết chia sẻ cái khó với nhau bằng nhũng tiệm ăn không đồng, siêu thị không đồng, ATM gạo miển phí... cho dân nghèo ở thành "hồ". Bộ mặt khốn kiếp, thô bỉ của đảng csvn là như thế đó.

Đám đầu lĩnh Pắc Bó càng ngày càng thô bỉ, chúng tồn tại nhờ vào bọn bồi bút  tô son, vẻ mặt, trét phấn, phong thần cho chúng thành những nhân tài xuất chúng, anh hùng chống dịch...

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 27.06.2021

  ĐẠI TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM ĐÃ QUA ĐỜI

GARDEN GROVE (VB) – Cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm đã qua đời vào ngày 24 tháng 6 năm 2021 tại Miền Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 95 tuổi, theo thông báo của Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc tức nhà báo Giao Chỉ tại San Jose cho biết hôm Thứ Năm, 24 tháng 6 năm 2021. Lễ tưởng niệm tổ chức 1 tuần lễ sau tại San Jose.”


Cố Đại tướng Trần Thiện Khiêm sinh năm 1925, là một tướng lĩnh Bộ Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc Đại Tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở Trường Võ Bị Liên Quân Viễn Đông do Quân đội Pháp mở ra tại Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam.

Ông từng tham gia các cuộc Đảo chính Quân sự tại Việt Nam Cộng Hòa trong những năm 1963-1964. Sau đó ông được đảm trách những chức vụ cao trong Quân đội như: Tư Lệnh Quân Đoàn, Tham Mưu Trưởng rồi Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu.


ĐỜI BINH NGHIỆP


Năm 1946 đến năm 1947Chuẩn Uý HSQ cao cấp Viễn Đông (Đập Đá)

Tháng 07/1948Thiếu Úy SQ tập sự Vệ Binh Nam Phần.

Tháng 07/1954Thiếu Tá rồi Trung Tá TM Phó Tiếp Vận BTTM.

Tháng 08/1957 Đại Tá Xử Lý thường vụ Tham Mưu Trưởng BTTM.

Tu nghiệp khóa CH&TM cao cấp tại Hoa Kỳ.

Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Dã Chiến, năm 1957 đến năm 1958.

Tư Lệnh SĐ21BB kiêm TL QK5, năm 1958 đến tháng 02/1960.

Tham Mưu Trưởng Liên Quân, từ tháng 02/1960 đến tháng 12/1962.

Thăng Thiếu Tướng.Tháng 12/1962 đến tháng 11/1963.

Tháng 11/1963Thăng Trung Tướng.

Tháng 07/1964 Thăng Đại Tướng


Đại Sứ VNCH tại Đài Bắc, tháng 10/19 64 đến tháng 10/1965

Tổng Trưởng Nội Vụ,tháng 10/1965 đến tháng 05/1968

Phó Thủ Tướng, tháng 05/1968 đến năm 1969.

Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH, tháng 9/19 69 đến tháng 04/1975


Ông còn là một chính khách và là người giữ chức vụ đứng đầu Bộ Quốc Phòng và Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian lâu nhất.


GIA ĐÌNH:

Phu nhân: 

Bà Đinh Thùy Yến (1934 – 2004), còn gọi là Tư Nết, tên Pháp là Annette, con gái một đại điền chủ vùng Rạch Giá. Bà từng trúng cử Dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hòa (1959 – 1963). 

Bào huynh:

Ông Trần Thiện Khởi (s. 1918 tại Sài Gòn. Nguyên là Tổng Giám đốc Quan thuế Việt Nam Cộng hòa).

Ông Trần Thiện Phương (s. 1920 tại Sài Gòn, tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu. Nguyên là Đại tá Giám đốc Thương cảng Sài Gòn. Giải ngũ năm 1970).

Ông Trần Thiện Ngươn (s. 1923 tại Long An, tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt K12. Sau cùng là Đại tá phục vụ tại Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa).

Cho tới nay, ông là tướng lĩnh cao cấp nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn sống và cũng là tướng lĩnh có tuổi thọ cao thứ hai sau Đề Đốc Trần Văn Chơn.

Cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm đã cùng với cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Việt Nam vào chiều tối ngày 25 tháng 4 năm 1975 để đến Đài Loan. Sau đó ông đã được định cư tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.


Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 26.06.2021

 TƯỚNG MỸ GỐC VIỆT LƯƠNG XUÂN VIỆTĐẦU TIÊN XUẤT NGŨ

CAMP ZAMA, Nhật (NV) – Thiếu Tướng Lương Xuân Việt vừa giải ngũ hôm Thứ Sáu, 25 Tháng Sáu, sau 34 năm tận tụy và trung thành phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, theo trang Facebook US Army Japan. Buổi lễ chia tay Thiếu Tướng Việt được tổ chức tại Camp Zama, Nhật, qua sự chủ trì của Trung Tướng Kevin B. Schneider, tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật kiêm tư lệnh Không Quân Mỹ tại căn cứ Yokota Air Base.

Cũng tại buổi lễ này trước đó hai giờ, ông Việt làm lễ bàn giao chức vụ cho vị tư lệnh mới. 

Rời quân ngũ

Tính đến ngày nghỉ hưu, Thiếu Tướng Lương Xuân Việt đã giữ chức tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật được ba năm.

Trong buổi lễ, vị tướng gốc Việt được trao tặng nhiều danh hiệu và huân chương phục vụ xuất sắc, giấy chứng nhận nghỉ hưu, thư chúc mừng, và một lá cờ giải ngũ.

Ngoài ra, phu nhân của ông là bà Kimberly Lương cũng được trao tặng huân chương công vụ xuất sắc và giấy chứng nhận đánh giá cao của tham mưu trưởng Lục Quân Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu đầy xúc động, ông Lương Xuân Việt nói về những người làm nên tên tuổi và sự nghiệp của mình, đặc biệt là người cha quá cố, ông Lương Xuân Đương, một cựu chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến VNCH, người đã cho ông một nền tảng đạo đức và tấm gương phục vụ bằng những hy sinh quên mình.

Ông Việt cũng không quên cảm ơn những người đã tạo ấn tượng lâu dài với ông để ông tiếp tục phục vụ đất nước Hoa Kỳ. 

Một đời phục vụ

Thiếu Tướng Lương Xuân Việt là con trai duy nhất trong gia đình có bảy chị em gái. Định cư tại Mỹ năm 1975, cậu bé Lương Xuân Việt lúc đó chưa đầy 10 tuổi, cùng gia đình chọn thành phố Mountain View, California, sinh sống.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học và cao học khoa học quân sự tại đại học USC, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc thiếu úy Bộ Binh năm 1987, đóng tại Colorado.

Ông lần lượt giữ chức vụ trung đội trưởng rồi đại đội phó. Sau đó, ông được chuyển sang Sư Đoàn 101 Biệt Kích Dù, lần lượt giữ các chức vụ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, và lữ đoàn trưởng.

Trước khi được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm vào chức vụ lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 3, Sư Đoàn 101 Không Kỵ, ông Việt làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 505 Bộ Binh Nhảy Dù Hoa Kỳ vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq với cấp bậc trung tá. Sau khi thăng cấp đại tá, ông trở thành lữ đoàn trưởng và chiến đấu tại chiến trường Afghanistan. Năm 2012, ông được cử về đại học Stanford University để tham gia huấn luyện chính trị cao cấp.

Ông được chính phủ và Bộ Quốc Phòng thăng cấp chuẩn tướng Lục Quân Hoa Kỳ ngày 6 Tháng Tám, 2014 và trở thành tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trong quân đội Hoa Kỳ, làm phó tư lệnh Sư Đoàn Kỵ Binh Số 1 Hoa Kỳ, phụ trách hành quân tác chiến.

Tháng Năm, 2017, ông được thăng cấp thiếu tướng, làm phó tư lệnh Quân Đoàn 8 đóng tại Nam Hàn. Ngày 28 Tháng Tám, 2018, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh Lục Quân Mỹ tại Nhật, đóng quân tại căn cứ Camp Zama, kế nhiệm thiếu tướng James Pasquarette.

Đơn vị của ông có 2,500 binh sĩ, nhân viên dân sự, và các thành viên gia đình, chịu trách nhiệm khai thác 16 cơ sở cảng và kho tiếp vận ở vùng đại lục và đảo Okinawa, Nhật. (ĐG) [đ.d.]

Nguồn Báo Người Việt: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/tuong-luong-xuan-viet-giai-ngu-sau-34-nam-trong-quan-doi-my/