Powered By Blogger

 ÔNG PHẠM TRẦN ANH - MỘT SỬ GIA, MỘT CHIẾN SĨ  CÁCH MẠNG VỚI NHỮNG CÔNG TRÌNH  NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỒ SỘ 

Nhân ngày quân lực 19.6.2021, hậu duệ VNCH vùng nam Đức xin được vinh danh và giới thiệu một chiến sĩ quốc gia, luôn thao thức với cuộc cách mạng xã hội hiện nay tại VN để xóa bõ chế độ độc tài toàn trị, đó là sử gia Phạm Trần Anh, cựu sĩ quan quân lực VNCH. Không như bao sĩ quan khác, sau 30.4.1975 đi trình diện học tập cải tạo trong các trại tù trá hình, mà cộng sản Bắc Việt gọi là trại cải tạo, ông đã cùng các đồng đội và bạn bè thân thiết không ra trình diện và đã cùng nhau vào rừng lập chiến khu.

Sử gia Phạm Trần Anh là Chủ Tịch Sáng lập Mặt Trận Người Việt Tự Do Diệt Cộng Phục Quốc 1975, một lực lượng vũ trang chống lại nhà nước độc tài toàn trị csvn.  Ông bị vc bắt ngày 3.7.1977, bị tòa án Việt cộng xử chung thân với tội danh “Hoạt động lật đổ chính quyền Cộng sản”. Sau hơn 20 năm tù, ông được Hội Ân Xá Quốc Tế can thiệp và Việt cộng phải trả ông về vào ngày 3.8.1997. Hiện ông Phạm Trần Anh là Phó Hội Trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hành Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo VN tại Hải Ngoại. 

Khi ra được Hải ngoại, ông không ngưng tìm tòi nghiên cứu về chính sử VN và nguồn gốc của người Việt, để đã phá những xuyên tạc của cổ sử Trung Hoa về VN, và tìm lại những gì thuộc về văn hóa VN, từ lâu đã bị người Trung Hoa cướp đi những tinh túy đó của VN để làm văn hóa Trung Hoa. Những nghiên cứu của sử gia Phạm Trần Anh, mở ra một trang sử mới, giải mã được những những góc khuất về sử Việt với những chứng minh khoa học của thời đại 5G.  Cảm ơn ông đã khơi lại nguồn sử Việt.

Ông Phạm Trần Anh, một người thật xứng đáng là tấm gương sáng cho Hậu Duệ VNCH trong và ngoài nước noi theo. Chúng tôi rất hảnh diện vì có ông trong mặt trận văn hóa chính trị trên Internet, nhất là trong phạm trù chính sử VN - một chiến sĩ cách mạng quốc gia đã dâng hiến trọn đời cho dân tộc và tổ quốc VN.

TIỂU SỬ TÁC GIẢ PHẠM TRẦN ANH

Ông Phạm Trần Anh, có bút hiệu Phạm Trần Quốc Việt sinh năm 1945 tại làng Cát Hạ, huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định.    Di cư vào Nam năm 1954 và trưởng thành tại Sài Gòn. 
- Học Trường Trung học Nguyễn Trãi và Chu văn An từ 1956-1963  
- Tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh Khóa 14 năm 1969.
- Cao Học 2 Chính Trị Xã Hội. 
- Quản đốc Trung tâm Huấn luyện và Tu nghiệp công chức tỉnh Quảng Nam 1969.
- Tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khóa 4 năm 1970 
- Phó Quận trưởng Hành chánh quận Tam Bình Minh Đức, Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long (1970-1973). 
- Trưởng ty Hành Chánh kiêm Quản đốc Trung tâm Huấn luyện và Tu nghiệp công chức tỉnh Lâm Đồng 1973 – 1975.

HOẠT ĐỘNG:

- CT Sáng lập Mặt Trận Người Việt Tự Do Diệt Cộng Phục Quốc 1975.
- CT Hội Bảo Vệ Tù Nhân Chính Trị Việt Nam trong các trại tù CS.
- Đồng sáng lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.
- CT Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.
- Hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế.
- PCT Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á.
- CT Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc.
- CT Hội Đồng Điều Hợp Đại Hội Diên Hồng Thời Đại 2014.
- Biên Khảo Lịch sử và Văn hóa Việt Nam.  

CÁC SÁNG TÁC CỦA ÔNG PHẠM TRẦN ANH ĐÃ IN THÀNH SÁCH

1. Nguồn Gốc Việt tộc (1999).
2. Việt Nam thời Lập quốc (2000).
3. Việt Nam thời Vong quốc (2001). 
4. Việt Nam thời Độc Lập (2002). 
5. Quốc Tổ Hùng Vương (2003).
6. Sử Thi Đại Việt Nam (2005). 
7. Còn một chút gì (Thơ- 2006). 
8. Cội Nguồn Việt tộc ( Hoa Kỳ 2004).
9. Nguồn Gốc Việt Tộc (2007).  
10. Đoạn Trường Bất Khuất (2007).
11. Huyền tích Việt  năm (2008)
12. Sơn Hà Nguy Biến (2008).
13. Hoàng Sa Trường Sa, Chủ Quyền Lịch sử của Việt Nam (2009).
14. Chan Chứa Bao Tình (Thơ - 2010).
15. Lịch sử Việt Nam Thời Lập Quốc (2011).
16. Lược Sử Việt Nam (2013)
16. Việt Nam Nước Tôi (2014).
17. Vietnam, My Country (2015).

FB của ông Phạm Trần Anh:

Nguyện cầu hồn thiêng sông núi phò trợ cho ông sức khỏe trường tồn, để luôn là ngọn đuốc soi đường cho lớp trẻ hậu duệ VNCH tiến bước theo ông.

Hậu Duệ VNCH, Võ Thị Linh 20.06.2021.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét