HỌC VỊ TS, PGS, GS BẤT CHẤP CHỈ SỐ IQ BAO NHIÊU CŨNG ĐƯỢC KHÔNG LÀM KHÓ ĐƯỢC CÁC LÃNH ĐẠO NƯỚC TA!!
Dù không có bằng tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có bằng Thạc sỹ và đang làm công tác giảng dậy, sự việc này đang diễn ra tại trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
Cụ thể, nhân vật mà phóng viên đề cập tới là ông Nguyễn Văn Thảo, sinh ngày 7/4/1965, không có bằng cấp 3 hệ bổ túc Trường THPT Ngọc Hồi, niên khóa 1980 – 1983 (như khai báo trong lý lịch) nhưng vẫn có đầy đủ các bằng cấp chuyên môn từ cao Đẳng Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cấp ngày 29/10/2007, đến bằng Thạc sĩ Khoa học Sư phạm kỹ thuật, do trường đại học Bách Khoa Hà Nội cấp 30/8/2012.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Thảo còn được bổ nhiệm và nắm giữ các chức vụ quan trọng trong nhiều năm liền như Bí thư chi bộ, Phó Trưởng Khoa Công nghệ ô tô, điều này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Được biết, một số cán bộ, giáo viên đã nhiều lần gửi đơn thư phản ánh tới Ban lãnh đạo nhà trường đề nghị làm rõ việc bổ nhiệm ông Thảo có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hay không. Thế nhưng, phía nhà trường vẫn chưa có những động thái xử lý dứt điểm.
Câu hỏi được đặt ra, nhà trường đã có động thái như thế nào về việc xử lý sai phạm của ông Nguyễn Văn Thảo? Bà Phạm Thị Hường – Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Sau khi nhận được thông tin phản ánh của báo chí, trên cơ sở ông Thảo không có bằng cấp 3 nhà trường đã ra quyết định đình chỉ, sau đó rà soát lại hồ sơ xem có khai man hay không, nhà trường đã ra quyết định miễn nhiệm cả 2 chức vụ Phó Trưởng Khoa và Bí thư chi bộ”.
Tuy ông Thảo đã bị bãi nhiệm cả 2 chức vụ, nhưng vẫn làm công tác giảng dậy tại trường, lý giải điều này bà Phạm Thị Hường cho rằng tìm được một giáo viên dậy thực hành có trình độ như ông Thảo rất khó, hơn nữa ông Thảo cũng chỉ dậy thực hành, “truyền nghề” chứ không đứng lớp giảng dậy(?!).
Thông tin từ UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) chiều 19.6.2020 cho hay, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Phạm Anh Dũng vừa ký quyết định cách chức một Chủ tịch phường do vi phạm quy định.
Người bị kỷ luật cách chức là ông Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch UBND phường Hóa An, TP Biên Hòa. Qua kiểm tra, Ủy ban kiểm tra Thành ủy Biên Hòa xác định thời điểm ông Minh được bổ nhiệm chưa cung cấp bằng tốt nghiệp THPT và bằng Đại học.
Đầu năm 2020, trong quá trình xem xét hồ sơ chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ phường Hóa An nhiệm kỳ 2020-2025 thì ông Minh có 2 văn bằng nói trên. Đáng nói, cơ quan chức năng phát hiện thời điểm ông Minh được cấp bằng tốt nghiệp THPT lại có sau thời điểm được cấp bằng Đại học. Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chu-tich-phuong-o-dong-nai-co-bang-dai-hoc-truoc-cap-3-650286.html
Đó chỉ là những cấp ở hạ tầng, còn ở thượng tầng thì sao? Chúng ta thử xét qua con đường học vấn của những lãnh đạo, từng được đảng phong là đỉnh cao trí tuệ của đảng, tính từ thời HCM cho đến hôm nay như:
1. Hồ chí minh một tên tuổi được thế giới xếp hạng là những đồ tể khát máu trong thế kỷ XX, chưa học hết phổ thông cấp II, nhưng được đảng phong cho là "danh nhân văn hóa thế giới", quả là cú bịp của đảng ở cuôi thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
2. Lê Duẩn: chưa học hết lớp 7 đã nghỉ học.
3. Trường Chinh: chỉ tốt nghiệp tiểu học Pháp
4. Tôn Đức Thắng: Học xong Sơ cấp tiểu học Đông Dương (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises - CEPCI). Xong, học nghề cơ khí, làm công nhân hảng sửa chửa tàu bè Ba Son.
5. Võ Văn Kiệt: Không được đảng viết gì về con đường học vấn, như vậy có thể coi là một lãnh đạo vô học.
6. Nguyễn Văn Linh: không thấy đảng nói gì về trình độ học vấn của ông này, như vậy không khác gì vô học.
7. Đỗ Mười: trong dân gian đều biết là người thiến heo lên làm TBT đảng cộng sản. Không có trình độ văn hóa.
8.Lê Dức Anh: Cai đồn điền cao su, từng là tay sai của thực dân Pháp. Trình độ học vấn tiểu học Pháp.
9. Nguyễn Minh Triết: sinh viên Văn Khoa Sài Gòn của VNCH.
10. Lê Khả Phiêu: dốt đăc cán mai, ông này bò từ cấp binh nhì lên thượng tướng, rồi làm TBT đảng csvn. Tên trùm bán nước cho thế lực thù địch Bắc Kinh.
11. Nông Đức Mạnh: Con rơi của hồ chí minh nên được ưu đãi đi LX học, nhưng không thấy đảng ghi những bằng cấp mà NĐM đã tốt nghiệp ở LX (?)
12.Nguyễn Tấn Dũng, y tá chích dạo, Bổ túc văn hóa cấp III, Học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc và được đảng cấp bằng cử nhân Luật. Tóm lại đường học vấn của Ba Dũng có được là do đảng cấp.
13. Trần Đại Quang,1981 – 1986: Tốt nghiệp đại học hệ đào tạo tại chức 5 năm, 1991 – 1994: học Đại học Luật Hà Nội, hệ đào tạo tại chức. Năm 1996: Học vị Phó tiến sĩ Luật học, Năm 2003: được phong hàm Phó Giáo sư. Năm 2009: được phong hàm Giáo sư. 1994 – 1997: Nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tóm lại tất cả bằng cấp của Trần Đại Quang đều do đảng cấp văn bằng. Xem tiếp về Trần Đại Quang nơi: http://lybichthuy.blogspot.com/2020/07/van-hoa-en-noi-cac-linh-ba-trong-suot.html
14. Nguyễn Phú Trọng,Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Ngữ Văn. Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc, Ông kết thúc khóa học vào tháng 4 năm 1976.Tháng 9 năm 1981, Nguyễn Phú Trọng được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ. Luận văn của ông viết về chủ đề Lịch sử Đảng và Xây dựng Đảng. Năm 1992, Nguyễn Phú Trọng được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng. Một học hàm chỉ có thể sử dụng ở VN, còn các nước tư bản đều không có loại học hàm đểu cán này.
Tóm lại con đường học vấn của Nguyễn Phú Trọng cũng không có gì sáng sủa. Nếu Trọng không là đảng viên thì các văn bằng tốt nghiệp của Trọng Lú, không kiếm ra được một chổ làm để dung thân ở bên ngoài xã hội.
15. Nguyễn Xuân Phúc, theo học phổ thông cơ sở ở quê nhà Quảng Nam, Đà Nẵng. Tốt nghiệp giáo dục phổ thông 10/10 năm 1972. Từ năm 1973, ông ra thủ đô Hà Nội, theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Đến năm 1978, ông tốt nghiệp Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội với chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn B, Nga văn B. Những năm 1990, ông theo học ngành Quản lý hành chính Nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia. Cũng như các lãnh đạo khác, các văn bằng của Phúc niểng có thể nói là do đảng cấp văn bằng tốt nghiệp.
16. Phạm Bình Minh. Năm 1963, ông theo gia đình về xây dựng Vùng Kinh tế mới tại thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Thuở nhỏ, ông theo học trung học tại Trường Phổ thông Cấp 3 Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Thời của Phạm Minh Chính tốt nghiệp THPT hệ 10/10.
Từ năm 1975 đến 1984 (9 năm), ông Chính mới lấy được bằng Kỷ sư xây dựng tại Đại học Xây dựng Bucaret (Romania). Sau đó ông bõ ngành xây dựng, chạy sang ngành Luật, bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Luật, trở thành Tiến sĩ Luật năm 2000. Ngoài bằng tiến sĩ, ông còn tốt nghiệp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, với bằng Cao cấp lý luận chính trị. Từ năm 1989 được điều vào ngành Ngoại Giao và công tác ở Romania đến năm 1996.
Sau đó ông được điều trở lại Việt Nam, công tác tại Bộ Nội vụ, chuyển thể thành Bộ Công an năm 1998. Ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Thư ký Tổng hợp Văn phòng Bộ Công an; Phó Cục trưởng phụ trách Cục rồi Cục trưởng Cục Tình báo Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Bộ Công an. Năm 2006, Phạm Minh Chính được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Nhìn qua trình độ học vấn của Phạm Bình Minh cao nhất là kỷ sư xây dựng. Còn các bằng cấp khác đều do đảng cấp văn bằng. Xem thêm về Phạm Minh Chính: http://lybichthuy.blogspot.com/2021/05/thuc-hoc-thu-tuong-pham-binh-minh-ra.html
17. Vương Đình Huệ, sinh ngày 15.3.1957 ông này từ khi vào học lớp 3 trường làng chài Xuân Lộc, xã Nghi Xuân, rồi tới khi học xong lớp 10 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 1974, tức là VĐH tốt nghiệp THPT hệ10/10 lúc 17 tuổi.
Học xong hệ lớp 10/10, VĐH thất học, có thể đã đi chài lưới phụ gia cảnh nghèo hèn(?!) vì từ năm 1974 tới năm 1979, không thấy ghi VĐH đi học trường nào??. Mãi tới đầu tháng 9/1979 mới bước vào đại học Tài Chính. Không biết ông này học cái giống gì ở Đại Học Tài Chính mà mất tới 6 năm 1979 tới 1985, trong khi chương trình cử nhân chỉ cần 4 năm?
Từ 9/1979-1985: ông học Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính), Ủy viên Thường vụ Đoàn trường.
Căn cứ vào lý lich của Vương Đình Huệ, tới năm 28 tuổi Huệ mới tốt nghiệp đại học Tài Chính ở VN. Thứ cử nhân 28 tuổi của VĐH, ở các nước cường quốc tư bản Âu Châu, là loại già vất đi rồi. VĐH đúng là thằng chột trong đám mù lãnh đạo ở VN.
Xem thêm về Vương Đình Huệ: http://lybichthuy.blogspot.com/2021/04/vuong-inh-hue-co-hoc-gioi-giang-nhu.html
TÓM LẠI:
Bệnh tử kỷ vì học vấn ít ỏi, phần lớn ở tuổi 60 trở lên của các thái thú An Nam, sinh ra trong chế độ XHCN miền Bắc, hầu hết tốt nghiệp phổ thông hệ 10/10, các đảng viên đảng cs là con của các lãnh đạo, thường được nâng điểm, hoặc là thứ học tại chức, chuyên tu - nên việc học hành thường không đến nơi đến chốn, lên cao trong chốn quan trường là nhờ vào ân sủng của đảng ban cho.
Đảng có thể biến những con người học dốt này trở thành lãnh đạo đó là điều đảng có thể làm hay biếu tặng được, nhưng cái túi khôn hay những lời nói kém IQ của họ làm sốc quần chúng - đó là thứ mà đảng không thể nào cho họ được vì đó là bản chất không thể thay đổi. Bản chất của con người có kiến thức tốt xấu, hay dở, đều được tích lũy bằng học vấn và kinh nghiệm, vì thế, dù cho đảng có tài ba thần thông quảng đại cũng khó lòng mà thay đổi cái TÂM và NÃO BỘ của họ.
Cũng vì căn bệnh thích học vị cao, học hàm chót vót nhưng không xứng tầm với các lãnh đạo chóp bu của đảng và nhà nước cộng sản, nên đã xảy ra quá nhiều những câu nói, được quần chúng đánh giá là thiếu trí tuệ - thật đáng thương hại cho họ, mổi khi tiếp xúc với báo chí hay dân chúng. Ngày nay, trong lịch sử VN thời đại hồ chí minh trong dân gian xuất hiện những huyền thoại như PGS.TS LU ( Phan Thị Hồng Xuân), Bà Cục Trưởng Văn Hóa Lon (Ninh Thị Thu Hương), TS Cơ tướng, GS Cờ Vua...làm thế giới nể phục giai cấp lãnh đạo nước ta.
Biên khảo Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 04.06.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét