SỨC MẠNH QUÂN SỰ CỦA ĐỒNG MINH TRÊN BIỂN ĐÔNG
Các hoạt động của Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ (HKMH) và đồng minh nhằm "thách thức các tuyên bố hàng hải vô lý và bảo vệ việc lưu thông trên các hải trình theo luật pháp quốc tế" - Mục đích cắt nát đường lưởi bò bất hợp pháp của Tàu Cộng, Mỹ và đồng minh đã điều các tàu chiến và HKMH được trang bị các hệ thống hoả tiển hành trình tối tân nhất hiện nay về biển đông trong những tháng vừa qua. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, các cường quốc quân sự đồng minh với Mỹ đã đưa HKMH tối tân đến biển đông trong những ngày vừa qua, hiện đã có mặt của 3 cường quốc Mỹ, Anh và Pháp.. tương lai còn có Ấn Độ, Nhật, Nam Hàn, Úc, Phi Luật tân cùng tham chiến với Mỹ nếu biển đông nổi sóng.
Đô đốc John Richardson cho biết là Hoa Kỳ và các quốc gia khác có quyền lợi lớn tại Biển Đông sẽ duy trì sự hiện diện các tàu chiến và HKMH tại khu vực này, trong đó có sự đi lại trong eo biển Đài Loan. Đây chính là động thái khiêu khích và thách thức về quân sự mạnh mẽ đối với Tàu cộng. Các cường quốc quân sự cho đó hành động để bảo vệ các quyền lợi của mình trên các hải trình quốc tế ở biển đông - Nơi có đến một phần ba mậu dịch thế giới được vận chuyển qua tuyến đường biển đông này.
1. HÀNG KHÔNG MẨU HẠM ANH
Anh sẽ điều hai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 và HMS Prince of Wales R09 sẽ được điều đến Biển Đông. Chiếc hàng không mẫu hạm Chiếc HMS Queen Elizabeth thuộc lớp Queen-Elizabeth-Klasse là loại HKMH mới nhất và mắc tiền nhất của hải quân Anh, theo ABC News đưa tin Vương quốc Anh sẽ điều động Hàng không mẫu hạm HMS Elizabeth (R08), mang theo máy bay F-35 vào khu vực Biển Đông nhằm thể hiện "sức mạnh" có khả năng sát thương cao. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson xác nhận thông tin này trong bài phát biểu hôm 11/2/2019.
HMS Elizabeth (R08) là một trong hai HKMH tối tân nhất của Anh chạy bằng Gasturbinen không chạy bằng nguyên tử như của Mỹ và Pháp. Chiếc thứ hai là HKMH "HMS Prince of Wales (R09)".
Dài: 284 m
Rộng: 73 m
Trọng tải: 70.000 Tonnen
Tốc độ: 27 Knoten (50km giờ)
Thuỷ thủ đoàn: 1.450 người tính luôn các phi công
2 động cơ Rolls-Royce-MT30-Gasturbinen, 72.000 kW (97.893 PS)
Được trang bị 4 súng Phalanx Mk-15 với 4 nòng 30mm
40 Chiến đấu cơ và trực thăng
Trị giá 3,1 tỷ pfund (tiền Anh) khoảng 3,5 tỷ EURO
Chiếc này đã được chạy thử lần đầu vào ngày 26. 6.2017 và được chính thức đưa vào sử dụng vào ngày 7. 12. 2017.
Trong bài phát biểu tại Viện nghiên cứu Hoàng gia (RUSI) tại London, ông Williamson cho rằng Anh là nhà đầu tư lớn thứ hai trong khu vực và nước này phải thể hiện sức mạnh nhằm bảo vệ lợi ích. Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth trị giá 3 tỷ bảng Anh (khoảng 3,9 tỷ USD).
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Gavin Williamson phát biểu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute) ở London hôm 11/2/2019 rằng, các đồng minh phương Tây phải sẵn sàng sử dụng sức mạnh cứng để củng cố lợi ích, và nước Anh quyết định đưa tàu sân bay mới tới Thái Bình Dương.
2.HÀNG KHÔNG MẪU HẠM CHARLES DE GAULLE (PHÁP)
Charles De Gaulle là một HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân, với 2 lò phản ứng, công suất 30 MW mỗi lò. Tàu được khởi đóng vào ngày 3/2/1986, và hạ thủy vào ngày 7/5/1994. Trải qua quá trình thử nghiệm kéo dài hơn 6 năm, tàu chính thức được đưa vào phục vụ hải quân Pháp ngày 18/5/2001. Lúc đầu, tàu được đặt tên là Richelieu, đến năm 1987 tàu được đổi tên thành Charles De Gaulle.
Đây là HKMH hạt nhân loại lớn của Âu Châu và được trang bị nhiều hệ thống Radar và vũ khí tối tân nhất không hề thua kém các HKMH của Mỹ, có thể nói nó vượt xa so với tàu Kuznetsov của hải quân Nga. Nó có thể chứa được 40 máy bay chiến đấu gồm: chiến đấu cơ Dassault Rafale M (mang 9,5 tấn vũ khí) và Super Etendard (mang 2,1 tấn vũ khí) ; 3 máy bay chỉ huy và máy bay radar dùng để phân tích sớm trên không E-2C Hawkeye và trực thăng AS 565 Panther hoặc NH 90. Charles de Gaulle có khả năng hoạt động liên tục 45 ngày trên biển mà không cần nhận tiếp tế nhu yếu phẩm.
Ngang: 64 m
Trọng tải: 42.500 t
Lính trên tàu là: 1750 người
Động cơ mạnh 82.937 PS (61.000 kW)
Tốc độ: 27 kn (50 km/h)
Vũ khí tự vệ:
Hoả tiển 4 × SYLVER-Raketenwerfer (MBDA Aster 15)
Hoả tiển 2 × Sadral-Systeme (Mistral)
Đại liên 8 × 2,0 cm Giat 20F2
Sức chứa máy bay là 40 chiếc
Chiếc HKMH Charles de Gaulle từng đạt kỷ lục về tác chiến trên toàn thế giới, qua mặt cả các hàng không mẫu hạm Mỹ về số lượng tham chiến và số lượng bay và đáp, vì đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Libya với hơn 1.400 phi vụ trên bầu trời Địa Trung Hải và Libya.
3.HÀNG KHÔNG MẪU HẠM ẤN ĐỘ
Hải quân Ấn Độ trong tương lai cũng có thể sẽ điều hàng không mẫu hạm Vikrant vào Biển Đông, để tham gia chiến dịch " Tự Do hàng hải". Vikrant thuộc lớp STOL (Short Take off, Vertical Landing) 44.500 tấn, đi vào hoạt động năm 2019 nhưng chỉ thích hợp với máy bay Nga như Mig-29, Su-25 và Su-27. Nếu tham chiến trên Biển Đông, nó sẽ phải hoạt động độc lập.
Ngoài ra Ấn Độ hiện đang hợp tác với Mỹ để đóng một Hàng Không Mẫu Ham INS Vishal. Có độ choán nước ít nhất 65.000 tấn, INS Vishal khi hoạt động vào thập niên 2020 sẽ trở thành chiến hạm lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ và cũng là chiếc đầu tiên tại Á Chấu từ sau Thế chiến 2 có thể được xếp vào nhóm siêu hàng không mẫu hạm.
4. HÀNG KHÔNG MẪU HẠM NHẬT
Nhật sẽ đưa tàu chở trực thăng Izumo vào Biển Đông. Khu trục hạm lớp Izumo của Nhật với trọng tải 19.500 tấn, dài 248 m, chở được 14 trực thăng, trong tương lai sẽ là giải pháp lý tưởng để chứa các chiến đấu cơ F-35 được cung cấp từ Mỹ.
Kích thước của Hàng Không Mẫu Hạm lớp Izumo, Type 22DDH (gồm 02 chiếc là DDH-183 JS Izumo và DDH-184 JS Kaga) rất giống HKMH hạng nhẹ lớp Cavour của Italia, có khả năng chở tới 30 thiết bị bay, gồm máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu hạ, cất cánh thẳng đứng (hoặc trên đường băng ngắn).
Theo thống kê, Nhật hiện đang sở hưu một hạm đội tàu ngầm lên đến 50 chiéc, bao gồm 11 chiếc lớp Soryu, đây là tàu ngầm thông thường lớn nhất thế giới với lượng giãn nước đầy tải 4.200 tấn và chiều dài 84 m, nó được trang bị động cơ đẩy không cần không khí (AIP) cung cấp thời gian hoạt động rất lâu trong lòng biển.
Bên cạnh đó là 9 tàu ngầm lớp Oyashio cỡ 4.000 tấn, chiều dài 81,7 m, mặc dù kém tối tân hơn Soryu khi không được tích hợp động cơ AIP tuy nhiên sức mạnh của chúng vẫn cực kỳ đáng gờm. Với khả năng phóng hoả tiển hành trình chống hạm UGM-84 Harpoon qua ống phóng lôi thì năng lực của Oyashio chẳng thua kém gì Kilo 877EKM của Hải quân Trung Quốc.
Điểm đáng chú ý nữa đó là 20 chiếc tàu ngầm lớp Soryu và Oyashio chủ yếu phân bổ tập trung về phía biển Nhật Bản, tạo ra mật độ dày đặc đủ để phong tỏa mọi cuộc tấn công của đối phương, đây là lực lượng được xem như át chủ bài của Tokyo trong trường hợp nổ ra xung đột.
5.HÀNG KHÔNG MẪU HẠM MỸ
Ngày 20/11/2018 hãng tin AP cho biết Hoa Kỳ đã điều hai HKMH đến Biển Đông là USS Ronald Reagan và USS John C. Stennis.
Tờ Liberty Times của Đài Loan trích thông báo của quân đội Mỹ cho biết HKMH USS Ronald Reagan đã nhập cùng với các tàu khu trục US Antietam và USS Milius là những tàu vừa đi qua eo biển Đài Loan gần đây để chuẩn bị thực thi chiến dịch " Tự Do hàng hải" ở Biển Đông. Trong khi đó, HKMH "USS John C. Stennis" hiện vẫn còn ở gần Philippines. Tàu này sau đó cũng sẽ tiến vào Biển Đông.
Hoa Kỳ cho biết, vào ngày 11 tháng 2/2019 đã tiếp tục cho thực hiện chiến dịch tự do hàng hải khi đưa hai tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý của đá Vành Khăn tại quần đảo Trường Sa, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.Truyền hình CNN và Reuters loan tin cho biết hai khu trục hạm có mang hoả tiển đó là: USS Spruance and USS Preble của Hoa Kỳ.
Phát ngôn nhân Hạm đội 7, Clay Doss, được CNN dẫn lời rằng chiến dịch được tiến hành nhằm thách thức tuyên bố hàng hải quá mức của Trung Quốc cũng như duy trì các hải trình thuộc vùng biển quốc tế. Hoạt động này được thực hiện theo luật quốc tế và chứng tỏ Hoa Kỳ sẽ điều máy bay, tàu cũng như hoạt động tại bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, không chỉ ở Biển Đông mà cả những vùng biển khác trên thế giới.
Đây là lần thứ hai từ đầu năm cho đến nay, Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông. Vào ngày 7 tháng 1 vừa qua, chiến hạm USS McCampbell đi qua vùng 12 hải lý của các đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Vào tháng 9 năm 2018, chiến hạm USS Decatur của Mỹ cũng đi vào vùng 12 hải lý của hai đá Gaven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Lúc đó, Trung Quốc cho tàu chiến lớp Lũ Dương áp sát, chặn đầu chiến hạm Mỹ trong khoảng cách chưa đầy 40 mét.
Hoa Kỳ cáo buộc tàu chiến Trung Quốc áp sát tàu chiến của Mỹ một cách thiếu an toàn và không chuyên nghiệp; thế nhưng Bắc Kinh vẫn lặp lại quan điểm lâu nay là Washington đe dọa an ninh và chủ quyền của Trung Quốc.
Đồng minh với một lực lượng Hải quân tương đối mạnh và áp đảo hơn HQ Trung Cộng, nên sức mạnh của đồng minh tại biển đông có thể trấn áp được sự bành trướng về quân sự trên đường hàng hải quốc tế tại biển đông. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra ở biển đông, VN sẽ là nơi bị ảnh hưởng rất nặng nề vì bám đuôi Tàu Cộng. Hiện nay Trung cộng đang bị tẩy chay về kinh tế trên phạm vi toàn thế giới, nên mộng bành trướng trên các đảo ở quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng bị chậm lại trước chính sách cương quyết chống lại chiến lược quân sự hoá biển đông và tuyên bố vô lý về đường lưởi bò của Tàu Cộng.
Biên khảo chính trị Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 15.2.2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét