Powered By Blogger

 MỪNG XUÂN KHÔNG TIẾNG PHÁO HAY CÁI CHẾT CỦA TẾT VIỆT 

VÌ ĐẢNG MỪNG XUÂN TRÊN XÁC NGUỜI

Từ khi chiếm được miền nam vn vào ngày 30.4.1975, đảng đã dập luôn tiếng pháo vào những ngày đầu xuân truyền thống của dân tộc. Hương Tết Việt đã bị mất ngay từ đầu thập niên 1990 đến nay. Gần 30 năm, Tết Việt đã không còn tiếng đì đùng truyền thống ngày nào trong những ngày đầu năm.

Vì những ngày đầu năm trong quá khứ, thưòng bị đảng lợi dụng để tạo những chiến thắng bất ngờ về cho đảng, mặc dù đó là tội ác chiến tranh do đảng chủ truơng, để lập chiến công trên xác đồng bào vô tội ở miền nam VN, điển hình là cuộc tổng công kích năm Mậu Thân 1968.

Ý NGHĨA TIẾNG PHÁO ĐẦU XUÂN

Tiếng pháo nổ đêm giao thừa là thứ tiếng báo cho mọi người biết việc khởi đầu của một năm mới, một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc châu Á nói chung. Đốt pháo Tết đã trở thành một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thấm đẫm tính tâm linh tích tụ từ đời này sang đời khác. Mỗi mùa Tết xưa, tiếng pháo đã là một thứ khó thể thiếu trong những ngày Tết nguyên Đán. Người Việt xưa thường nói, không tiếng pháo là không có ngày tết

Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa mang  ý nghĩa xua đuổi tà ma hay những điều xui xẻo, để tống cựu nghinh tân, cháo đón ông bà khuất mày khuất mặt về chung vui 3 ngày tết với gia đình người thân. Gởi lời cảm tạ đến các chiến sĩ QL.VNCH đã nằm xuống vì trách nhiệm bảo quốc an dân, để miền nam được an hưởng hạnh phúc trong không khí Dân Chủ Tự Do, đón ông Táo về nhà giữ ấm cúng bếp núc, đón ngài Hành Khiển về phù hộ gia chủ...

Giao thừa năm Mới,Xuân sang
Tim con đau đớn hai hàng lệ rơi.
Quê hương xa tít chân trời
Nhớ về nơi ấy, chơi vơi nỗi lòng.

Tiếng pháo đêm giao thừa như đánh dấu tình cảm thiêng liêng giửa người sống và những người thân khuất mài khuất mặt, là thời khắc chuyển giao giữa cũ và mới, giữa mùa đông giá lạnh và mùa xuân ấm áp, giữa những buồn vui, nhọc nhằn trong năm cũ và những hy vọng tốt đẹp đang chờ đón trong năm mới. Thời khắc lòng người như giao hòa cùng đất trời, cùng thiên nhiên, vừa xao xuyến vừa hoan ca, như thỏa lòng mong đợi sau một năm với bao lo toan vất vả.

Đêm giao thừa là những giây phút rất quý báu, rất thanh bình, rất riêng tư cho mỗi gia đình đoàn tụ sau một năm xuôi ngược mưu sinh, thắt chặt thêm mối dây liên kết gắn bó. Đó là những mảnh ghép trong bức tranh đất nước đón năm mới thái bình, an lạc. Giờ đây tiếng pháo trong đêm tr tịch của giây phút giao mùa đã bị bác và đảng cướp mất hơn nửa thế kỷ nay, cái trừ tịch lại càng trừ tịch hơn. 

MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN ??

 "Mừng đảng mừng xuân! là sự đánh tráo lịch sử về ý nghĩa của những ngày mà đảng tạo ra những thành tích tội ác về những sự thãm sát đồng bào miền nam truớc 1975. Nặng nề nhất là năm 1968 ở Huế, nơi mà bác và đảng đã để lại những tội ác ngất trời trong 28 ngày chiếm đóng Huế. Xem " VỤ THÃM SÁT TẠI KHE ĐÁ MÀI MẬU THÂN 1968." :http://www.danviet.de/doc/muc57/b2767d.htm

Nguời dân miền nam đã không bao giờ quên những vụ thãm sát dã man vào đầu xuân Mậu Thân 1968, khi cái gọi là "quân giải phóng miền nam" dưói sự hỗ trợ từ nhân vật lực của cộng sản Bắc Việt , bất chấp những đề nghị ngưng bắn với VNCH, mà chính họ đã đưa đề nghị và thoả thuận với VNCH để thực hiện ngưng bắn 3 ngày đầu năm 1968.  

Sự thoả thuận ngưng bắn, được phía VNDCCH đề nghị, trong buổi phát thanh ngày 19/10/1967 của Đài Tiếng nói Việt Nam. Qua đó  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố tự nguyện ngừng bắn từ 01h00 sáng giờ Hà Nội ngày 27/1/1968 đến 01h00 sáng giờ Hà Nội ngày 3/2/1968 (7 ngày).

Về phía Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam: Theo Đài phát thanh Giải phóng ngày 17/11/1967, Quân Giải phóng sẽ tự nguyện ngừng bắn từ 01h00 sáng giờ Hà Nội-00h00 giờ Sài Gòn ngày 27/1/1968 (28 tháng Chạp) đến 01h00 sáng giờ Hà Nội-00h00 giờ Sài Gòn ngày 3/2/1968 (05 tháng Giêng-ÂL). Tổng thời gian là 168 giờ. 

Truớc các đề nghị ngưng bắn của phía cộng sản, chính quyền Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thận trọng và dè dặt hơn, nên mãi đến ngày 16-12-1967 mới tuyên bố sẽ đáp ứng và ngừng bắn từ 30-01 đến 01-02-1968 (3 ngày, mồng 1 đến mồng 3 Tết Mậu Thân). 

Sau tuyên bố vừa kể, phần lớn các quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa được nghỉ phép ăn Tết, lệnh giới nghiêm trên toàn miền Nam được bãi bỏ…Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ ở Mỹ Tho để ăn Tết.

Thế nhưng đêm 29 rạng ngày 30-01-1968 –đúng thời điểm Giao thừa âm lịch – nhiều đơn vị quân đội và du kích Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lẫn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hoà đồng loạt nổ súng, mở đầu cái gọi là cuộc “Tổng công kích –Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968”; ở các chiến trường còn lại –do hiểu khác– đã khởi chiến đúng vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968 (tức đêm 1 tết theo lịch miền Nam). Và chỉ trong vòng 2 ngày, chúng đã tiến vào 41 thành phố, thị xã, 72 quận lỵ, kể cả thủ đô Sài Gòn và cố đô Huế, nghĩa là vc đánh vào các khu dân cư. Cả miền Nam, từ chính quyền đến dân chúng đều choáng váng trước kiểu lừa đảo về cái gọi là “tự nguyện ngừng bắn” này của Việt cộng.

Trận tổng công kích Mậu Thân của VNDCCH và MTDTGPMN  thiệt hại về nhân mạng. Theo ước tính của các chuyên gia quân sự thì trong cuộc tấn công ấy, phía vc có khoảng từ 85,000 đến 100,000 quân VC bị loại khỏi vòng chiến, so với VNCH có 6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích. 

Theo báo chí của VC tiết lộ vào năm 1998, nhân kỷ niệm 30 năm Mậu Thân, đã có trên 100,000 lính VC mất tích hay vong mạng. Tổng cộng hơn 14.300 dân thường Nam Việt Nam cũng thiệt mạng.

PHÁO XUÂN MIỀN NAM VN TRƯỚC NĂM 1968

Theo lời kể của các bác, Cô, Chú, dì sống ở miền nam trước năm 1968, đều cho rằng đó là những năm có những mùa xuân yên bình, khi hoa mai bắt đầu nở, vào dịp giao thừa và 3 ngày đầu xuân nhà nhà.. nơi đâu cũng có tiếng pháo đì ..đùng từ thành thị tới thôn quê. Hình ảnh của đầu xuân yên vui đã bị đảng và đoàn quân gọi là "giải phóng" đã lợi dụng gây tang tóc đau thương cho người dân, chúng đã từ dạo đó cướp mất đi cái mùi Tết thiêng liêng đầy tình tự dân tộc của người miền nam, sau đó chỉ còn lại những cái tết buồn vì chiến tranh ngày càng leo thang. Người lính VNCH cũng mất cảnh yên bình hạnh phúc trong những dịp xuân về ...những ngày đầu xuân là những ngày phải hành quân đi khắp đó đây để bảo vệ sự an bình cho người dân ăn Tết
".... Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
Bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
Trông bánh chưng ngồi chờ sáng
Đỏ hây hây những đôi má đào....."
(bày hát "Xuân nầy con không về")

Sau 1975 người cs mừng đảng mừng xuân trên mồ hôi nước mắt và tiếng than khóc của hàng trăm ngàn dân oan bị đảng cướp mất đất đai, nhà cửa và tài sản. Tội ác nàycủa đảng csvn, cần được nhắc lại trong mổi dịp xuân về, để những người trẻ lớn lên trong chế độ cộng sản thấy được tội ác của đảng bị che đậy bằng những sự tuyên truyền dối trá của các sử gia đỏ, Ban Tuyên Láo, trong Tự Điển Bách khoa - Wikipedia và hệ thống truyền trông gia nô và các đài truyền thông truyền hình. Đảng cố đổi đen thành trắng về những tội ác tày trời của đảng về những vụ thãm sát kinh hoàng trong những ngày đầu năm ở miền nam VN, truớc năm 1975.

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 29.01.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét