Powered By Blogger
HOA ANH ĐÀO
Hoa anh đào (Sakura - katakana: サクラ, hiragana: さくら, hangul:벚나무,kanji: 桜 hay 櫻, âm Hán-Việt) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, họ Hoa hồng; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh. Còn anh đào lấy quả hầu hết là các giống thuộc hay lai với các loài Prunus avium, Prunus cerasus.

Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Giống hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày mankai (mãn khai, nở rộ) trong khi giống hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10~12 ngày.
Sự tích hoa Anh Đào

Sự tích hoa Anh Đào
Hoa Anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5. Do ở phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyush, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở. Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai (満開-Mãn Khai: thời điểm hoa nở rộ nhất, đẹp nhất) cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần. 

Sự tích hoa Anh Đào
 
Năm chàng mới tròn một tuổi, có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi. Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: ”Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”. 
Sau đó, cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”. Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. 
Vị Samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những Samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực, nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen?
Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động, trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ.
- Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?
Nhìn vào bếp lửa, chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết
- Chỉ buồn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh, thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm, không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi.
- Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.
Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm đỏ chiếc áo Kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!
Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Không Samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu.
Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm :”Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…”. Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra nằm gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi….đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.

Ngaỳ xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không. Những ai đã có dịp xem phim zchiến binh Samurai cuối cùng (The last Samurai) thì đều có dịp thấy hình ảnh này mà nhà đạo diễn phim đã cố tình cho người xem thấy được cái tinh thần samurai nở trong đóa hoa Anh Đào. Đời sống của hoa Anh Đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa Anh Đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh Anh Đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất. Samurai cũng thế, xem đời sống mình như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp như nhau.


Nhật Bản có câu : “A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai” (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo) . Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.

Nhiều người tự hỏi có phài hoa anh đào là 1 loài hoa tình yêu hay không? Một tình yêu mãnh liệt vào đạo, vào sự nghiệp võ sĩ.
Ngày nay, giai cấp Samurai đã ra đi nhưng tinh thần Samurai trong lòng người dân Nhật hình như vẫn còn đó, khi những mùa xuân Anh Đào vẫn còn nguyên vẹn trên xứ Phù Tang.
Ngoài ra, Anh Đào còn là đóa hoa được nhiều tôn giáo, đảng phái, tổ chức của Nhật chọn làm dấu biểu tượng (logo) cho mình. Như giáo hội Thiên Lý Tenrikyo, một giáo phái khá lớn của vùng Kansai lấy hoa Anh Đào làm biểu tượng cho giáo hội. Năm cánh hoa tượng trưng cho giáo thuyết của Thiên Lý. Mỗi tổ chức đều có những định nghĩa riêng về ý nghĩa biểu tượng của mình. Anh Đào còn biểu hiện cho sự đoàn kết, một cây anh đào dù có nở nhiều hoa đến như thế nào chăng nữa, nó vẫn không làm sao khoe được cái đẹp, cái rực rỡ như một vườn anh đào đang nở. 
Người ta yêu loài hoa này vì những giá trị thẩm mỹ và văn hóa của nó, nhưng ít ai biết rằng hoa đào còn là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền.


1. Hoa đào ở Việt Nam
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông Đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua

Hoa đào miền bắc chỉ nở vào mùa xuân và thực sự đẹp vào những ngày Tết. Chính vì vậy, mỗi khi Tết đến Xuân về, trong mỗi gia đình ở Miền Bắc nước ta không thể thiếu những cành đào trong ngày này.

Mỗi độ Xuân về thì tục lệ chơi hoa đào ngày Tết ở Hà Nội nói riêng hay ở miền Bắc Việt Nam nói chung, mọi người kẻ phú quý cũng như người bình dân đều đua nhau mua hoa đào về chưng bày đón xuân, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán là lúc hoa đào nở rộ mầu hồng thắm đẹp tuyệt vời nổi bật giữa các loài hoa nên nghiễm nhiên đã trở thành loại hoa Tết chính thống của dân tộc.
Hoa đào vì có mầu hồng rực rỡ người ta thường gọi là mầu “hỷ tín” nên nó rất phù hợp với không khí vui tươi của ngày Tết, những hy vọng tràn trề của những ngày đầu năm mới để mọi người cùng chúc tụng lẫn nhau.

Hoa đào đẹp nhất vào lúc mới nở, còn đọng giọt sương mai, nó mảnh khảnh và ngượng ngập như cô gái mười tám trong cánh kimono.
Đến trưa nét đẹp ấy tuy vẫn dịu dàng nhưng đã thành sắc sảo.
Chiều về, đó là thiếu phụ tròn vẹn nhan sắc và tình yêu.
Chỉ trong đêm, mới là cái đẹp của sự tĩnh lặng và trầm tư, của ngậm ngùi hoài niệm một thời đã qua.”

Với người Nhật, Hoa Đào(Sakura) tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng.
Hoa anh đào là đã rất đẹp, nhưng một khi bạn đã được chiêm ngưỡng những bong hoa đào đỏ rực trong tuyết trắng vào một buổi bình minh mùa xuân, bạn sẽ không bao giờ có thể quên vẻ đẹp của nó.

Hoa Đà Lạt
Trong văn hóa của nhiều quốc gia, chủ yếu là các quốc gia phương Đông, hoa đào, cây đào, quả đào được lựa chọn làm biểu tượng với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. 
Hoa đào biểu tượng cho mùa xuân
Hoa đào là hình ảnh của sự đổi mới và sức sinh sản dồi dào.
Hoa đào tượng trưng cho sự trong trắng và thủy chung theo quan niệm của người Nhật Bản. 

Ở Trung Hoa và miền Bắc quả đào và cành đào được xem là có tác dụng phòng chống những ảnh hưởng xấu, trừ tà ma.
Trong văn hóa Việt Nam, hoa đào cũng như cây đào, quả đào không hàm chứa hết những ý nghĩa biểu tượng ở trên mặc dù những ý nghĩa ấy không xa lạ gì với người Việt Nam qua lịch sử, văn hóa Trung Hoa cũng như Nhật Bản.
Với người Việt Nam biểu tượng đào chủ yếu tập trung ở ý nghĩa của hoa đào, vườn đào mà ít khi nhắc đến cây đào hoặc quả đào.


Trong thi văn của Nguyễn Trãi cũng có nhiều đoạn thơ ca về hoa đào:
Một đóa hoa đào khéo tốt tươi,
Tường xuân mơn mỡn thấy xuân cười
Đông phong ắt có tình đi nữa,
Kiện tiến mùi hương dễ động người.

Người thiếu nữ và hoa vốn đã có mối quan hệ đặc biệt với nhau.
Nhưng với biểu tượng hoa đào mối quan hệ trữ tình ấy lại một lần nữa được khẳng định. Các thi sĩ dân gian đã không lầm khi khắc họa vẻ đẹp người phụ nữ trong sự tương quan với hoa đào, đôi khi là búp đào, đào tơ hay quả đào non…
Cây đào được đem ví với người phụ nữ bởi vì họ yếu đuối ẻo lả như liễu yếu đào tơ.
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. 

Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên không có mùi hương.
Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca rất nhiều về hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.
Những cánh hoa màu hồng nhạt của một cây hoa anh đào đơn độc là một bài học về sự cô đơn, giống như một người Nhật Bản đơn độc vậy. 
Nhưng nếu đứng trong cả một rừng hoa nở rộ, giống như những người Nhật Bản đoàn kết lại với nhau, thì nó sẽ trở nên tràn đầy sức sống và bao trùm cả cảnh quan.


Thực ra, một cây với muôn ngàn bông hoa của nó đã là một cảnh đẹp rồi, song, tầng tầng lớp lớp cây nọ nối cây kia trên bờ hào, bờ sông, trên những con đê, con đường hay bãi cỏ thì quả là một bức tranh tuyệt tác.
Người ta sẽ quên mình đi trước vẻ đẹp tập thể của hoa anh đào.
Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ, và có mấy loại cơ bản sau : Đào bích, đào phai, đào bạch và đào ta.
Đào bích
Hoa to, mỗi cụm chỉ độ dăm bông, mỗi bông có 12 hay 14 cánh nhưng cũng có loại loại bông kép có tới 32 cánh.
Cánh hoa bích đào thì dầy có màu hồng thắm, xếp thành nhiều lớp bao bọc nhị vàng phía trong toả ra tua tủa, lá bích đào hình mũi mác mầu xanh biếc, cành thì vươn thẳng đứng. Người ta nói bích đào là loại hoa đẹp nhất, hiếm quí vì khó trồng vì nơi trồng phải có điều kiện thích hợp.
Đào phai
Cũng cánh kép nhưng màu hồng nhạt,
Vùng Hoàng Liên Sơn có thị trấn Sa Pa là xứ sở của đào phai, nơi đây có nhiều nhà ươm giống loại đào phai để bán cho những nhà trồng đào khắp nước, dân làng Nhật Tân ngoại thành Hà Nội cũng mua giống đào phai ở đây đem về trồng
Đào ta
Là đào ăn quả nên năm cánh đơn.
Nơi tạp trung đào ta nổi tiếng xứ Bắc là Sapa (Lào Cai).
Người chơi đào ta thường chuộng cốt cách thanh tao, cành khẳng khiu xương kính, cách hoa phơn phớt không thắm không nồng, đượm 1 chút quân tử theo quan niệm ngày xưa.
Đa số người dân thì thích đào bích, hoa tua tủa đầy cành , náo nức như không khí lúc xuân về.
Hà nội có 2 làng hoa chỉ tập trung trồng 1 giống hoa đào, đó là Nhật Tân và Phú Thượng (huyện Từ Liêm) nay đều thuộc quận Tây Hồ.
Riêng Đào bạch thì không rõ nguồn gốc nhưng hình như không phải của Việt Nam, nhưng hay thấy bán tại chợ hoa Hàng Lược (Hà Nội).
Hoa đào bạch sắc trắng tinh khiết như hoa bạch mai, cánh cũng kép, bông to xòe. 


2.Hoa anh đào ở Nhật Bản
Mỗi khi xuân về, hoa anh đào (Sakura) lại nở rộ ngợp trời ở đất nước Mặt trời mọc. Hoa anh đào Nhật Bản thường có 3 màu là trắng, hồng và đỏ.
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 1
Tùy chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết khác nhau, thời gian khoe sắc của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 - 15 ngày.
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 2
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 3
 Có truyền thuyết cho rằng, "Sakura" là cách gọi lái từ "Sakuya", trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ.
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 4
Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa Sakura này sau khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế, người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó.
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 5

Ngoài việc được xem là quốc hoa của Nhật Bản, Sakura còn là loài hoa biểu tượng cho tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản - những người thà chết trong đau đớn chứ không bao giờ để mình bị sỉ nhục. Đây cũng là tinh thần bất khuất chung của cả dân tộc Nhật Bản từ hàng trăm năm nay.

Ở Nhật hoa Anh Đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người. Sau đây là một vài loại hoa tiêu biểu:
1. Yamazakura
Thường mọc ở phía nam của Honshyu. Nó còn có một tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura. Khi hoa nở, thường có màu trắng hoặc màu hồng nhạt và mùi hương khá đậm. Đặc điểm của loại hoa này là khi hoa nở cũng là lúc lá đâm chồi nảy lộc.
2. Oyamazakura 
Thường mọc ở phía Bắc của Honshyu và vùng núi Hokkaido, nó còn có tên gọi khác là Hồng Sơn Sakura (Beniyama Zakura). Loại hoa này có màu hồng đậm hơn, lá và hoa cũng to hơn so với Yamazakura.
3. Oshimazakura
Có nhiều ở bán đảo Izu. Khi lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc hoa bắt đầu nở và cho mùi hương quyến rũ là đặc trưng của loại hoa này. Khi hết mùa hoa anh đào, người ta thường ngắt lá của loài hoa này ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Vì thế mới có tên gọi sakura mochi.
4. Edohigan

Thường mọc ở vùng núi Honshyu, Shikoku và Kyushyu. Đặc trưng của loại hoa này là trước khi lá đâm chồi nảy lộc, những cánh hoa đã vươn mình khoe sắc, chuyển dần từ gam màu trắng sang màu hồng nhạt. Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp đâu đó bên những mặt hồ hay bờ sông có loài hoa rủ xuống yểu điệu, thì đó chính là một trong số những loài hoa này.
5. Kasumizakura 

Mọc rải rác ở các vùng núi từ Hokkaido đến Kyushyu. Đặc trưng của loài này là có một lớp lông non bao phủ trên cánh hoa và lá, có lẽ vì thế mà nó có một cái tên khác là Mao Sơn (Keyamazakura). Loại hoa này khi nở cũng chuyển dần từ sắc trắng sang sắc hồng.
6. Someiyoshino 

Là loài hoa pha trộn đặc tính giữa hai loài Oshimazakura và Edohigan. Trên lá non và cánh hoa có lớp lông non bao phủ và khi hoa tàn thì mới là lúc lá đâm chồi nảy lộc. Hoa nở có màu hồng nhạt.
3. Hoa anh đào ở Nam Hàn
Không chỉ Nhật Bản mà nước làng giềng Hàn Quốc cũng là điểm đến ưa thích của nhiều du khách muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh đào. Với hàng nghìn cây hoa anh đào nở rộ, khung cảnh vốn lãng mạn, đầy đam mê của thành phố Jinhae ở miền Nam Hàn Quốc càng trở nên quyến rũ lòng người hơn bao giờ hết. 
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 6

Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 7
Người dân ở đây tin rằng, loài hoa anh đào "thoắt nở thoắt tàn" tượng trưng cho sự ngắn ngủi của cuộc đời. Đó dường như là lời nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của thời gian.

4. Hoa anh đào ở Đức
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 8

Ở thành phố Bonn (Đức) vào mùa xuân, hàng trăm sắc hoa cùng đua nở nhưng có lẽ ấn tượng nhất với người dân thành phố này chính là cây hoa anh đào.
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 9
Cứ mỗi độ xuân sang, con phố yên bình ở thành phố này lại "thay áo", biến mình thành một con đường hoa anh đào đầy mê hoặc, quyến rũ. Con đường ngập tràn sắc hồng này khiến bất cứ ai cũng phải nao lòng bởi vẻ đẹp lãng mạn. 
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 10
Tuy nhiên, mỗi mùa hoa chỉ kéo dài 7 - 10 ngày mà thôi, bởi vậy, nếu có dịp ghé thăm nước Đức, bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng con đường mê hoặc này. 

5. Hoa anh đào ở Canada
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 11
Thành phố Vancouver, Canada trở thành một điểm đến quen thuộc của hàng triệu du khách mỗi dịp xuân sang. Vào khoảng tháng 2 - tháng 3, khách du lịch tới đây sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hàng vạn bông hoa anh đào khoe sắc rực rỡ với hai sắc màu hồng và trắng.
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 12
Những hàng cây hoa anh đào màu trắng và hồng thắm nở rộ trên các tuyến đường trở thành địa điểm chụp ảnh cho khách du lịch.
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 13
Hoa nở rộ trên nhiều con phố, khu công viên, góc đường... khiến thành phố tình yêu Vancouver càng trở nên xinh đẹp, lãng mạn hơn bao giờ hết. 

6. Hoa anh đào ở Mỹ


Cứ đến cuối tháng 3, những bông hoa anh đào ở Washington DC lại nở rộ, báo hiệu mùa xuân về. Vào năm 1912, thủ đô Washington DC đã nhận món quà quý giá là 3.000 cây hoa anh đào do thủ đô Tokyo tặng nhằm tăng tình hữu nghị, bang giao giữa hai nước Mỹ - Nhật. Từ đó người Mỹ chăm chút, nhân giống cây hoa anh đào ra khắp thủ đô Washington và một số thành phố khác. https://www.youtube.com/watch?v=XAsRgxDwH1o
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 15

Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 16
Không phụ lòng chăm sóc của người dân nước Mỹ, sắc hoa đào tràn ngập các con đường, vườn hoa, công viên, khu phố, in bóng trên mặt nước, trên nền trời xanh, hòa sắc cùng các loại cây, hoa khác… đem đến vẻ lãng mạn rất nên thơ.
7. Hoa anh đào ở Tây Ban Nha
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 17

   Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 18 

Khung cảnh thung lũng Jerte ở Tây Ban Nha hẳn sẽ làm bạn choáng ngợp bởi một sắc trắng của hoa anh đào mỗi khi mùa xuân đến. Khoảng giữa tháng 3, những ngọn đồi xung quanh thung lũng trông như một tấm chăn bông trắng khổng lồ, thu hút hàng ngàn khách du lịch tới chiêm ngưỡng. 
Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 19

Ngắm các thiên đường hoa anh đào vòng quanh thế giới 20

Với vẻ đẹp độc đáo, rất riêng, hẳn những dãy hoa anh đào tinh khiết, cùng nhau khoe sắc sẽ khiến bạn như lạc vào một xứ sở kỳ diệu. Cùng với đó, nhiều khu chợ, khu vui chơi ăn uống, triển lãm được mở ở khắp nơi trong thung lũng nhằm phục vụ du khách tới tham quan, ngắm cảnh hoa anh đào.

8.Mai anh đào  "mùa xuân Đà Lạt"

t-5-741649-1368128452_500x0.jpg

Hoa Mai anh đào là loài hoa báo hiệu Xuân về Tết đến trên Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Mỗi dịp loài hoa này nở, Đà Lạt được ví như “mặc” lên mình bộ váy áo rực hồng trẻ đẹp. Loài hoa này đã làm nên thương hiệu "thành phố mai anh đào" cho Đà Lạt.

Sở dĩ có tên gọi mai anh đào là vì thân cành cây này giống cây đào, có hoa 5 cánh giống hoa mai, dáng cây giống anh đào Nhật Bản nên người Đà Lạt ghép thành tên là "mai anh đào."
http://baolamdong.vn/dataimages/201102/original/images603001_van_hoa_nghe_thuat.Mai_ANH_DAO___s_c_hoa_m_a_xu_n.JPG

Mai anh đào là loài cây bản địa và được trồng ở Đà Lạt hơn 100 năm nay. Gần đây, Đà Lạt ươm thêm nhiều cây con bằng hạt, trồng tập trung dày đặc hai bên đường Lê Đại Hành, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Tương Phố, Hai Bà Trưng, quanh hồ Xuân Hương, trong công viên, 

 ở Thành phố Đà Lạt có một con đường mang tên loài hoa đặc biệt này.
180625_1446447741111_1830704196_800916_1520358_n.jpg - 209.68 Kb
Mai Anh Đào (tên khoa học Prunus Cesacoides) là loại cây thân gỗ, cao từ 5-6m, tán lá rộng 2-3m bắt đầu nở hoa khi đất trời chuyển mùa vào khoảng giữa tháng Một. Mai anh đào sẽ nở hoa đồng loạt, chi chít từ gốc đến ngọn rất ấn tượng.

Hơn một tháng sau thì hoa nhạt màu, tàn dần thì cũng là lúc lá non xuất hiện. Vào tháng Ba, cây cho những quả mai anh đào bé tẹo (nhỏ hơn trái xoan) thấp thoáng trong kẽ lá, khi chín có màu tím, vị chua chua hơi chát rất quyến rũ đám học trò Đà Lạt.



HOA ĐÀO TRONG THƠ NHẠC

HOA ĐÀO VỚI TẢN ĐÀ
Nhà thơ Tản Đà xuất hiện như một lãng tử giang hồ cùng khắp đất trời quê hương. Với bản chất khẳng khái, ngay thật, đả phá mọi định kiến hẹp hòi phe phái trong sinh hoạt giao mùa của trào lưu văn học mới-cũ: Lên rừng mới gặp được tiên. Tiên đi rồi bỏ thi sỹ một mình với bao nỗi nhớ bâng khuâng

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi
Đá mòn rêu nhạt
Nước chảy hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa đóng
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

(Tống biệt)

ÔNG Đ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông Đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc khen ngợi tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông Đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông Đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
(Vũ Đình Liên)

TÀU DU HUYỀN ĐÔ QUÁN
Tác giả: Lưu Vũ Tích 

Bách mẫu đình trung bán thị đài
Đào hoa tịnh tận thái hoa khai
Chủng đào đạo sĩ quy hà xứ
Tiền độ Lưu lang kim hựu lai.

Dịch Nghĩa
Trăm mẫu đất trong đình nay một nửa đã bám đầy rêu. Hoa đào đã hết, hoa rau lại nở. Đạo sĩ trồng đào đã về nơi nào? Chàng Lưu thuở trước nay lại đến.

Dịch Thơ
Lại đến chơi Huyền Đô quán

Vườn xưa trăm mẫu nửa rêu đầy
Đào hết, hoa rau lại đến thay
Đạo sĩ trồng đào đâu đó nhỉ?
Chàng Lưu năm trước lại về đây.
(Bản dịch: Hoài Anh)

ĐẸP DA, SẠCH NÁM VỚI HOA ANH ĐÀO

Với người Nhật, hoa anh đào (sakura) tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Người Nhật xem loài hoa này là quốc hoa, là biểu tượng của nước Nhật. Tuy nhiên không nhiều người biết đến công dụng làm đẹp "thần kỳ" của loài hoa nổi tiếng này.
 Có truyền thuyết cho rằng "sakura" là cách gọi lái từ "sakuya", trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime - một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử "Cổ sự ký" (Kojiki) của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của đất nước và con người Nhật Bản.
Ngày nay, qua rất nhiều nghiên cứu và chứng minh, người ta nhận thấy tinh chất hoa anh đào có tác dụng rất tích cực trong việc trả lại làn da và vẻ đẹp cho người phụ nữ. Vậy, tác dụng của tinh chất hoa anh đào là gì?

Làm đẹp với hoa đào


Từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần. Theo nhiều sách thuốc cổ như Thiên kim phương, Ngoại đài, Thánh tễ tổng lục, Thánh huệ phương, Biệt lục, Bản thảo cương mục, Trửu hậu phương, Hồng nghĩa giác tư y thư… hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa nhiều chứng bệnh như cước khí, đau vùng tim, rụng tóc, hói đầu, sốt rét...
Với những phụ nữ có cân nặng quá khổ, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày ba lần, mỗi lần 1 gram vào lúc đói.
Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn. Bài thuốc này có tên gọi là Bạch dương bì tán, được ghi lại trong sách Trửu hậu phương 
Hoặc dùng hoa đào tươi 50g, nhân hạt bí đao 50g, hai thứ nghiền nhỏ trộn với mật ong rồi bôi mỗi ngày vài lần lên da mặt.
Cũng có thể dùng hoa đào tươi 250g và bạch chỉ 30g ngâm với 1000ml rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml. Hay dùng hoa đào 10g, hoa sen 15g hầm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị: Hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.
Dùng hoa đào, hoa sen và hoa phù dung lượng bằng nhau (bài Tam hoa trừ trựu dịch), sắc lấy nước rửa mặt hằng ngày hay dùng hoa đào tươi 120g ngâm với 500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10 ml cũng mang đến những hiệu quả bất ngờ cho làn da của bạn.
Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ.
Phương thuốc thứ nhất: Ha đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta, vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn 
Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.
Phương thuốc thứ hai: Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2-3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.
Muốn tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc, có thể dùng món ăn được chế từ hoa đào: hoa đào 20 bông, tôm nõn 300g, củ cải 150g, hành tây 70g, tương cà chua 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoa đào tỉa lấy cánh rửa sạch, củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho tôm, củ cải, hành tây vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng.
Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3-4 gram) vào lúc đói trong 10-20 ngày.
Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ TỪ "ANH ĐÀO"

LỜI NGƯỜI VIẾT:  người viết sao lại nguyên văn bài viết và phân tích của nhà văn Bình Nguyên Lộc về từ ngữ "ANH" trong cụm tử " HOA ANH ĐÀO", để có thể hiểu thấu đáo hơn về tên gọi đúng của loài hoa nầy. Nguồn:  http://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/AnhDao/AnhDao.htm
***************
(BBT)Trong chiếc áo quan mở nắp, nằm bên thi thể của nhà văn ngoài một tập giấy và một cây viết còn có một cành đào.  Đứa cháu đích tôn Tô Phương Dũng đã thương kính tặng ông nội cành anh đào với màu hồng thắm, một loại hoa và một màu hoa mà ông vẫn thích ngắm khi tới mùa hoa nở.   Thật vậy, Bình-nguyên Lộc đã thích anh đào đến độ chẳng những ngắm nhìn để thưởng thức mà còn ra công nghiên cứu hoa này.  Bài ANH ĐÀO là một minh chứng cho sự say mê khảo cứu của một văn nhân không chỉ nổi danh là tiểu thuyết gia.

Những người Việt Nam sành hoa, cho rằng Anh đào của ta không phải là Anh đào. Chỉ có nước Nhựt mới sản xuất Anh đào mà thôi, còn trên thế giới thì không đâu có cả.
Tò mò, ta thử tìm biết sự thật xem sao?
Tra từ điển Nhựt thì ta thấy một điều kỳ lạ lắm. Cái cây cho bông đẹp vang danh ấy của xứ họ, họ đặt tên là Sakura. Từ điển làm cho người ngoại quốc, chớ không phải cho người Nhựt dùng, nên họ chua đủ thứ tiếng trong đó. Cái danh từ mà ta cần biết nhứt là danh từ Trung Hoa. Từ điển Nhựt chua chữ Tàu là Anh gọn lỏn, không thay chữ Đào đâu cả.
Thì ra, ta hay Tàu gì đó đã chế biến, ghép thêm tiếng Đào vào, chớ tên cây và hoa đỏ chỉ là Anh mà thôi. Đừng cho rằng người Nhựt làm từ điển sai đa nhé. Không lẽ loài hoa đã làm cho họ hãnh diện nhứt mà họ lại không biết tên nó hay sao ? Nó tên là Anh, chớ chẳng có Đào khỉ khô gì hết ráo.
Về cái vụ Nhựt độc quyền về Anh đào, chỉ là một huyền thoại, bằng chứng là Trung Hoa có danh từ, có cả ký hiệu cho danh từ đó nữa (Người Nhựt viết chữ Anh khác xa người Tàu, hai chữ đó chỉ còn liên hệ với nhau nhờ bộ Mộc, còn thì chữ Anh của Nhựt lại giống chữ Án là Khảo xét, nhưng đó là do người Nhựt họ giản dị hóa Hán tự chớ không phải là chữ khác, trỏ món khác đâu.)
Từ điển Nhựt lại chua tiếng Pháp là Cerisier, tiếng Anh là Cherry-Tree. Thế là ai cũng có cây đó cả, kể cả Việt Nam nữa, như ta sẽ thấy.
Vậy những người sành hoa của ta sai tới hai điểm : Tên hoa và tên xứ độc quyền về hoa. Sở dĩ Nhựt bổn nổi danh, vì ở xứ họ hoa Anh có nhiều nhứt thế giới và cũng đẹp nhứt thế giới.
Tra từ điển Từ Hải của Trung Hoa, ta thấy chi tiết sau đây, rất đáng kể. Từ điển đó trỏ cây Anh bằng danh từ La-tinh này : Pseudo Cerasus. Cerasus là tên La-linh của cây Cerisier của người Pháp, và Pseudo Cerasus có nghĩa là Mệnh danh là Cerasus tức không phải Cerisier chánh hiệu. Vậy cây Anh và cây Cerisier chỉ đồng loại, nhưng khác nhau, cũng như người Đức và người Anh, tuy là đồng nhóm Nhật Nhĩ Man với nhau, nhưng vẫn có khác. Anh và Cerisier khác thế nào? Là cây Cerisier có trái to ăn được, còn cây Anh thì trái quá nhỏ, không đáng ăn, chỉ có thế thôi chớ tánh cách khoa học của Lá, Hoa, Trái, thì không khác.
Chúng tôi ưa từ điển Từ Hải là vì vậy. Hoa ngữ tuy cũng hay lắm, nhưng tả thì không rành mạch được. Họ cũng biết thế nên khi nào họ tả một hơi, coi vào chẳng biết con chim mỏ đỏ, chơn đen đuôi ngắn, ưa mùa hè là chim gì thì họ bèn thêm vào đó một tiếng La-tinh, một danh từ Anh hay Pháp là xong.
Tra quyển Cây Cỏ Miền Nam của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, ta thấy xứ ta có một thứ cây đồng họ khoa học với cây Anh của Nhựt là họ Rosacée. Sách cho biết rằng cây đó mọc hoặc được trồng ở Đà lạt và được giáo sư cho tên Việt Nam là Anh đào, tên Pháp là Merisier, lên La-tinh là Cerasus. Nếu la bỏ bớt từ Đào trong cái tên Việt Nam của cây ấy thì cái gì cũng đúng cả trong tài liệu khoa học này. Đó là thứ cây đồng loại với Anh của Nhựt chớ không khác, có khác chăng là nó không đẹp bằng Anh của Nhựt, chỉ có thế thôi.
Cái tên Pháp là Merisier có nghĩa là Cerisier hoang dại chớ không phải là Cerisier trồng. Cây Cerisier có trái khá to, bằng trái chùm ruột của miền Nam, nên mới được người ta trồng thành đồn điền còn cây Anh thì trái quá nhỏ, không đáng ăn nên nó mới là Merisier, nghĩa là không được ai trồng hết, chỉ trừ các nhà trồng nó vì hoa, mà trong trường hợp vì hoa thì chỉ trồng ít thôi chớ không trồng thành đồn điền. Nếu Anh mà mọc nhiều trong rừng như bên Nhựt là tại đất đai ở đó hợp với nó nên nó tự mọc vậy thôi.
Nhưng xem ra thì không phải đất đai và khí hậu làm cho cây Anh cho hoa đẹp mà vì lẽ khác hơn.
Những người Việt Nam mà có đi du lịch ở nhiều nước, cho biết rằng cây Anh trồng ở bờ sông tại kinh đô Hoa Thạnh Đốn đẹp không kém cây Anh của Nhựt chút nào hết, còn cây Anh ở các nơi khác trong lãnh thổ Hoa Kỳ thì lại kém hơn. Mặt khác ta biết rằng Anh của Hoa Thạnh Đốn là chánh Anh lấy giống từ bên Nhựt. Vậy thì quả Anh của Nhựt là Anh đẹp nhứt thế giới nhưng đẹp vì cái giống của nó chớ không phải vì khí hậu Nhựt khác khí hậu của các chơn trời khác.(li thêm vào của người viết: Cây Anh ở Hoa Thạnh Đốn không có mùi thơm như cây Anh ở Nhật)
Vậy xứ ta muốn có Anh đẹp vẫn được như thường, tức ta cứ lấy giống Anh của Nhựt về trồng là thành công, bởi khí hậu không phải là điều kiện chánh yếu tạo vẻ đẹp mà chính cái giống, như ta đã thấy. Đành rằng Đà lạt lạnh không bằng Nhựt, nhưng sự khác biệt không đáng kể lắm. Chỉ có Sài gòn mới là không có cách nào đề trồng Anh đẹp, trừ phi xây nhà kiếng, mà đó là lối chơi của tỷ phú, xa ta quá, ta không bận tâm đến chuyện ấy đâu. (Khi người Nhựt viết chữ Tàu thì họ trỏ cây là Anh mộc và trỏ hoa là Anh hoa. Nhưng Anh hoa viết với chữ Anh đó và chẳng liên hệ đến Anh hoa trong câu Kiều : (Anh hoa phát tiết ra ngoài, Anh hoa của Nguyễn Du được viết khác và  mang nghĩa khác).
Từ điển Từ Hải có ghi danh từ Anh đào, nhưng cho biết rằng Anh đào thuộc loại khác.
Từ điển Từ Hải vẽ hình Anh đào giống hệt Cerisier của Pháp trong từ điền Larousse mà không giống Anh chút nào hết, cũng chẳng giống Anh đào Đà lạt chút nào hết.
Thế thì quả có cây Anh đào thật sự, chỉ phiền là nó không phải là cây của Nhựt và cây của ta. Cây của ta là Anh chớ không là Anh đào và cây của ta cùng loại với Anh của Nhựt.
Nên biết rằng trong các sách thảo mộc học, chỉ có tên khoa học mới là đáng kể, còn tên thường thì làm nhà viết sách không buồn ghi vào nữa, vì mỗi địa phương mỗi gọi khác nhau, chẳng ăn nhằm vào đâu cả. Vậy khi giáo sư Phạm Hoàng Hộ ghi tên thường là Anh đào là chỉ ghi phụ vậy thôi và giáo sư không có trách nhiệm nào cả, dân chúng ghi sao thì giáo sư phải ghi theo dân chúng. Tên khoa học thì sách của giáo sư Phạm Hoàng Hộ ghi đúng ở cái họ là họ Rosacée. Họ phụ là Cerasus cũng đúng. Chưa chắc chữ Pseudo của Từ Hải mà đúng hơn là sự vắng bóng của chữ đó trong sách của ta.
Đã nhận diện được Anh rồi, ta bước sang thăm Đào thử xem sao, cây đào mà văn hóa Trung hoa đã làm cho ta mê, với nào là Đào hoa y cựu tiếu đông phong, nào là Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai, với nào là Áng đào kiểm, đâm bông não chúng v.v.
Người làm từ điền Nhựt, lần nầy cũng chua nhiều thứ tiếng.
Không có sự liên hệ nào giữa Anh và Đào. Cây Đào mà văn thơ Trung Hoa thường nói đến thì nước Nhựt cũng có và gọi nó là Mômô, tức chẳng dính líu gì đến Sakura cả. Mômô được chua chữ Tàu là Đào. Chữ Đào viết y hệt như Trung Hoa, không bị giản dị hóa vì chữ ấy vốn đã giản dị rồi. Tiếng Pháp là Pêcher, tiếng Anh là Peach-tree.
Đây là từ điển làm cho người ngoại quốc, nên họ chỉ dịch mà không định nghĩa, nhưng đã thấy họ dịch Sakura rồi thì ta tin được rằng họ biết rõ công việc của họ lắm, không có sự lầm lẫn nào hết. Vậy Anh và Đào không liên hệ đến nhau.
Nhưng nói thế chớ không hề có tham vọng đề nghị ai sửa đổi gì hết vì sự quen miệng rất mạnh, chẳng ai làm gì được thói quen cả, trừ một cuộc cách mạng, nhưng chẳng ai lại đi làm cách mạng vì một cái tên hoa.
Nhưng hoa đào năm ngoái còn cười gió đông, cò mặt ở xứ ta hay chăng mà ta cứ ngâm câu thơ đó mãi ? Cứ theo quyền sách về thảo mộc học của giáo sư đại học Phạm Hoàng Hộ thì xứ ta không có cây Đào, thường được nói đến trong thơ Tàu và cả thơ Việt nữa. Cây đào đó tên khoa học là Prunus Persica, tức Đào Ba Tư. Sở dĩ đặt tên như vậy là vì nhà thảo mộc học nghiên cứu nó trước nhứt, khi gặp cây ấy tại xứ Ba Tư chớ không phải chỉ có xứ Ba Tư mới có đào, mà hình như là Trung Hoa mới là xứ có đào nhiều nhứt. Trong quyển sách của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, chỉ thấy ghi tên cây mà không có lời nào về cây hết, tức là nước ta không có cây ấy. Đó là sách thảo mộc học riêng cho Việt Nam, chớ không phải là thảo mộc học tổng quát của quả địa cầu mà hễ tạo hóa có cây gì là phải nói đến cây ấy.
Ta không có Đào, vậy mà ta vẫn rung động được mỗi lần ngâm thơ trong đó có nói đến Đào. Tác dụng của văn hóa thật là đáng sợ. Người Tàu chỉ bắt ta đọc thơ Tàu là họ làm cho ta xúc cảm được về những gì mà ta chưa hề thấy trong đời ta, trong đời tổ tiên ta. Riêng ở miền Nam nước Việt, có hàng chục thứ cây khác nhau, tất cả đều mang tên là Đào Nầy, Đào Nọ nhưng đó là chế biến riêng của Nam kỳ quốc, chớ chẳng có cây đào nào là cây đào Ba Tư, tức đào Trung hoa cả đâu, và chưa chắc là Bắc Việt đã có loại đào mà cái bông đã cười trong gió đông năm ngoái của thi sĩ Thôi Hộ.
Miền Nam có một loại đào tên là Đào lộn hột, rất là hay ho. Hình dáng của trái đào lộn hột khá giống trái đào vẽ trong sách Tàu, nhưng khác xa trái Pêche vẽ trong từ điển Larousse. Hoa thì xấu lắm không đáng kể. Người ta trồng đào lộn hột vì trái, dùng ăn như rau, cũng khá bổ vì đào nầy chứa nhiều sinh tố. Cái lạ thứ nhứt là hột của trái đào nằm bên ngoài trái chớ không phải bên trong. Sự lạ thứ nhì là ở Huê Kỳ có đào nầy, nhưng đồng bào di cư thì cho rằng ở đất Bắc không có.
Mấy năm trước, người Mỹ còn ở đây đông đảo thì món nầy có lọt ra ngoài thị trường chợ đen chút ít, và đó là hột của trái đào, chớ không phải là chính đào. Người Mỹ ăn hột đào y hệt như dân ta, là nướng hột như rang đậu phộng (đậu lạc), cho vào hộp để làm món nhắm cho các tay nhậu nhẹt. Ngoài hộp có đề tên bằng tiếng Anh, nhưng chúng tôi không có ghi chép, nên không thể viết lại đây. Tên khoa học của Đào lộn hột, theo sách của giáo sư Phạm Hoàng Hộ là Anacardium occidentale, cùng họ với cây Xoài.
Miền Nam lại có một loại đào nữa tên rất kêu là Đào tiên, hoa hơi xinh xinh, nhưng màu hoa lại xanh ! Thành thử cô gái nào mà có má đào tiên thì có thể phải đi nhà thương, chớ đừng mong được ai ngắm.
Nhưng thứ cây mà giáo sư Phạm Hoàng Hộ cho tên là cây Chiếc Bàng, thì được dân trong tỉnh Biên Hòa gọi là Đào gọn lỏn. Đào này, trái giống đào bên Tàu, hoa và trái màu hồng nhưng đáng tiếc là hồng quá sậm, gần như là đỏ. Chúng tôi cho rằng đây là một thứ đào thật sự, nhưng vì được sinh ra ở xứ nóng, nên kém đào bên Tàu. Chỉ phiền là nhà khoa học sắp nó vào họ của cây Roi và cây Sim, thành thử quan niệm của chúng tôi chỉ là cảm giác. Thế là ta không có Đào mà lại có Anh. Sự kiện nầy đáng buồn hơn là một tình thế ngược lại vì văn thơ ta không nói đến Anh bao giờ cả thì có Anh hay không, không quan trọng. Thiếu Đào mới là đáng phiền.
Văn hóa Trung hoa đã dọn lòng cho ta, hầu ta đón nhận những Lác đác rừng phong hạt móc sa, những Rừng phong đã nhuốm quan san, những Có khi gốc tử đã vừa người ôm mà ta không hề thấy cây Phong, cây Tử thì khó chịu quá. Nếu vào năm 44 Tây lịch thay vì Mã Viện đến mà một ông tướng La Mã tới chinh phục ta thì sự khó chịu sẽ dữ dội hơn, vì những cái cây ở La Mã, ta còn khó thấy hơn thững cái cây ở một nước giáp ranh với nước ta.
Ngày nay mỗi lần ngâm :
Sân đào lý, giâm lồng man móc.
Ta bỗng giật mình sợ hãi, tự hỏi ta là ai, sao ta rung động được vì danh từ Đào mà hai ngàn năm xưa chắc ta đã bỡ ngỡ lắm trước danh từ đó, nhưng nay ta xem như là đào thuộc vào tâm để của ta rồi. Ta đã bị thay đổi từ gốc đến ngọn chỉ vì văn hóa, cái văn hóa không phải là của ta, nhưng nay ta cứ xem nó là văn hóa dân tộc được như thường.

Ngày Tết, dân Sài gòn ưa chơi hoa Anh đào, hay muốn nói cho đúng như tự điển Nhựt thì là họ ưa chơi hoa Anh. Đó là những cành Anh mọc hoang dại dựa lộ Sàigòn-Đàlạt mà các anh Lơ của xe vận tải chặt về bán hoặc tặng bà con. Những ông thường ngắm Anh ở Hoa Thạnh Đốn và trong rừng Nhựt Bổn cứ chê là quá xấu. Nhưng ta là kẻ không hề biết Hoa Thạnh Đốn, không hề biết rừng Nhựt Bổn, ta có quyền tạm đề cao và thưởng thức cái gì mà ta có. Anh của ta vẫn đẹp. Màu sắc thì dịu lắm, mà cảnh cũng rất khéo, cặm vào lọ to, hóa ra xinh hơn mai nhiều bực.
Và ai thích gọi hoa ấy là Anh Đào, cứ tha hồ mà gọi, không cần phải theo sách vở nào hết nếu thấy rằng Anh gọn lỏn không đủ đẹp tai bằng Anh Đào.
Người viết xin cám ơn tác giả các hình ảnh mang tính minh hoạ có trong bài viết nầy

Nguyễn thị Hồng 24/1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét