Powered By Blogger
NHỮNG TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT
CỦA KẺ SĨ XƯA và NAY

Gần đây nước CHXHCNVN và Mỹ đã trao đổi một món hàng thương mại độc đáo qua sự thoã thuận của bên mua ( Mỹ) và một bên bán (CHXHCNVN). Món hàng trao đổi là những con cờ xe pháo mã đỏ như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày và Tạ Phong Tần. Không biết trong tương lai còn những con cờ nào nữa?? Người trẻ chúng tôi bõ qua các lời bình có từ trước đến nay về các nhân vật trên, mà chỉ nghiên cứu đến một đức tính trung liệt của một người làm việc cho đời, cho nước, có thể tạm gọi đó là kẻ sĩ thời đại. Những người đấu tranh cho dân chủ tự do và nhân quyền ngày nay chính là hậu duệ của kẻ sĩ ngày xưa. Đã là hậu duệ ít nhiều cũng ảnh hưởng Gen di truyền của tổ tiên và những người trước.


Vậy thì kẻ sĩ là gì?

Ngày xưa thời quân chủ,từ thứ dân cho đến vương tử, muốn làm quan, làm vua đều phải qua kỳ thi chọn lọc. Học hành, đỗ đạt, làm quan, về nhàn là chương trình hành động của kẻ sĩ ngày xưa. Sĩ đứng đầu trong tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương). Sĩ đứng ở bậc thang giá trị cao nhất trong xã hội. Kẻ sĩ không nhất thiết xuất thân từ quý tộc mà có thể xuất thân từ giai cấp cùng đinh. 

Ngày nay, những Kẻ sĩ chân chính thường là những người sống có trách nhiệm với xã hội, với đời, với đồng bào của mình và nhân loại. Kẻ sĩ ham thích tham gia chính s, đòi hỏi công bằng, gánh vác việc đời, việc xã hội..... Họ là những người có thể nắm trong tay sự thay đổi cấu trúc xã hội. Những kẻ sĩ chân chính thường rất hiếu nghĩa, hào hiệp, khẳng khái, không tiếc sức mình làm việc cho quốc gia, dân tộc, xã hội, dám hy sinh chịu thiệt thòi vì chân lý. Nguồn sống của họ là bám dân bám đất để phát triển lý tưởng lý tưởng của mình và sẳn sàng quyết tử cho Tổ Quốc!!
KẼ SĨ VIỆT NAM

Ngàn thu - Kẻ-sĩ rạng non sông!
Từ thuở Trưng Vương giống Lạc Hồng.
Cách-mệnh đầu tiên dòng sử Việt!
Ngàn sau con cháu chẳng nung lòng.

Sống vì sĩ-khí không mơ tưởng
Làm kẻ ô danh hại giống nòi
Bia miệng thế gian xem rất rẻ!
Sống mà sống nhục sống làm chi.

(Huỳnh Nhất Tâm) 

«Kẻ sĩ» là «người không chịu khuất phục». Không những không chịu khuất phục mà còn tìm cách ngự trị, vượt lên những khó khăn của thiên nhiên cũng như nhân sự. Kẻ sĩ là người có «chí khí bất khuất», đặc điểm quan trọng nhất của lẻ sĩ là «bất khuất trước bạo tàn». Chí khí ấy được rèn luyện, nuôi dưỡng hằng ngày và được chứng tỏ bao lần trong lịch sử trước ngoại xâm cường bạo., nhứt là dưới thời kỳ thực dân Pháp... Kẻ sĩ đương nhiên phải là nhà ái quốc: như các cụ Phan Đình Phùng, Phan Sào Nam, v..v...

Tuy chú trọng trước tiên đến đức độ, nhưng kẻ sĩ cũng không quên trau dồi trí độ, vì đặc điểm thứ hai của kẻ sĩ là «người cầu tiến». Muốn hành động một cách dũng cảm, cần phải chắc chắn trong sự hiểu biết và phán đoán của mình. Muốn được vậy, cần phải suy nghĩ thấu đáo trước sau, trong cũng như ngoài mình. Rèn luyện trí óc để biết đúng mà dấn thân không sai lạc và có hiệu quả. Kẻ sĩ một khi đã thấy rõ con đường do trí tuệ soi sáng, thì không còn do dư dự gì nữa, chỉ một mực tiến lên con đường mà họ đã vạch sẵn .


Kẻ sĩ thường rất dè dặt, khiêm nhượng và thành thật đối với mình. «Biết những gì mình biết, biết những gì mình không biết, đó mới thật là biết»

Tiết tháo của kẻ sĩ là : dù xã hội này, cuộc đời này có biến thiên dâu bể như thế nào đi chăng nữa thì kẻ sĩ vẫn phải tận lực bám dân bám đất - nỗ lực dấn thân vào công cuộc thực hiện lý tưởng cách mạng xã hội, chứ không thể lấy lý do "tránh đời ô trọc" để lẩn tìm đến một nơi an toàn để vinh thân phì da đó là tránh trách nhiệm của một kẻ sĩ. Lối sống của kẻ sĩ là lo đời không màng bơ sửa đế quốc, không màng phú quý công danh, không làm nô lệ cho người..


SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?


Cái chết của một kẻ sĩ được cụ Phan Bội Châu diển tã như sau:



CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


KHÍ PHÁCH và TIẾT THÁO CỦA TRẦN BÌNH TRỌNG

Ông Trần Bình Trọng là một tướng tài. Giặc Mông Cổ bắt được ông và dụ ông đầu hàng. Ông trả lời:" Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc". Giặc biết không khuyến dụ ông được nên đem ông ra chém.

Trần Binh Trọng


Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng tiết tháo của tinh thần yêu nước một kẻ sĩ nước nam, anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285), còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.
Nếu như Trần Bình Trọng rời bõ quê hương đồng bào của mình để được phú quý nơi xứ người thì ngày nay giới trẻ chúng tôi đã không còn được học tấm gương trung liệt của người thanh niên yêu nước nầy.


GIAI THOẠI VỀ KHÍ PHÁCH NHỮNG K SĨ CỦA VNQDĐ

Nguyễn Thái Học là một trong những lãnh tụ cách mạng của Việt Nam có tầm vóc và trẻ tuổi nhất trong lịch sử đấu tranh cho dân chủ, tự do và tiến bộ của nhân loại trong đầu thế kỷ 20. Ông là người thành lập, chỉ huy và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa giành lại chủ quyền cho đất nước và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của người Pháp. Cuộc nổi dậy và tổng tấn công được phát động vào ngày 10 tháng 2 năm 1930 diễn ra trên toàn cõi Bắc Kỳ, sau này được lịch sử mệnh danh là cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái. Cuộc tổng khởi nghĩa này là một kế hoạch nằm trong sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Với tinh thần quyết tử, Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí, trong đó có bà Nguyễn Thị Giang, người vợ vừa đính hôn của ông, dồn tâm sức chuẩn bị cho một cuộc vùng lên quyết liệt. Các cơ sở Việt Nam Quốc dân Đảng ra sức chuẩn bị vũ khí, đúc bom tự tạo, mua súng, tiến hành binh vận. Cuộc tổng nổi dậy bị thất bại và Pháp đàn áp mạnh mẽ, các lãnh tụ của VNQDĐ lần lượt bị sa lưới mật thám Pháp và bị tù đày củng như bị tử hình. 
Ngày 17 – 6 – 1930, các yếu nhân của VNQDĐ đã lên đoạn đầu đài ở Yên Báy. Cùng lên đoạn đầu đài với đảng trưởng NTH là 12 đồng chí thân thiết của ông. Đó là các ông: Phó Đức Chính; Bùi Văn Toàn; Đào Văn Nhật; Nguyễn Văn Tiềm; Hà Văn Lao; Bùi Văn Chuẩn: Nguyễn Văn Thịnh; Nguyễn Văn An; Bùi Văn Cửu; Nguyễn Như Liên; Ngô Văn Du; Đỗ Văn Tú.

NTH là người bước lên đoạn đầu đài cuối cùng, sau khi đã chứng kiến đủ 12 lần lưỡi đao phập xuống cổ các chiến sĩ của mình. Ông cũng không bị bịt miệng. Trước khi chết, ông mỉm cười ung dung ngâm mấy câu thơ tiếng Pháp (tạm dịch ra tiếng Việt):

“Chết vì Tổ quốc, cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng, trí ta nhẹ nhàng”.

Một tờ báo lớn của Pháp thời bấy giờ, tờ Paris buổi chiều đã đăng bài tường thuật rất tỉ mỉ về cuộc hành hình này. Tác giả bài báo kết luận: “Trong đời phóng viên; tôi chưa bao giờ được chứng kiến cảnh tượng hào hùng như thế. Những tiếng hô của họ khiến tôi có niềm tin gần như mê tín vào chủ nghĩa ái quốc của họ”.
Cái chết kiên cường, bất khuất của NTH và các chiến sĩ VNQDĐ trên đoạn đầu đài ở Yên Bái đã gây xúc động lớn trong lòng đồng bào toàn quốc từ Bắc chí Nam.

Họ đã chấp nhận cái chết của bản thân mình để thực hiện mục đích cuối cùng, dù hết sức khiêm tốn: “Không thành công cũng thành nhân


Khí phách khác của k sĩ như lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) Nguyễn Khắc Nhu bị bắt ngày 10/2/1930 như sau: Nguyễn Khắc Nhu là người đỗ đầu Xứ Kinh Bắc nên người ta gọi ông là Xứ Nhu. Khi chỉ huy đánh đồn Hưng Hóa, ông vẫn đội khăn xếp. Thực dân Pháp phát hiện ra ông là chỉ huy nên đã nhằm bắn ông. Mới đầu ông bị thương vào chân, đồng đội cõng ông ra, ông bảo: Hãy để tôi cùng chiến đấu, nếu phải hy sinh thì hy sinh cùng anh em…
Lần thứ hai ông bị thương vào bụng, ông từ chối để anh em khiêng đi, vì thế ông bị sa vào tay giặc. Chúng bắt ông đưa về đồn, dùng mọi điều ngon ngọt dụ dỗ. Chúng hỏi: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính ở đâu, Cô Giang (Nguyễn Thị Giang) hiện đang làm gì? Ông đều lắc đầu: Những người đồng chí của tôi hiện đang làm gì ở đâu tôi không thể nói cho các ông được. 
Kẻ sĩ yêu nước Nguyễn Khắc Nhu
một trong những lãnh tụ của VNQDĐ

Những người yêu nước chúng tôi không thể quì gối xin đặc ân của những kẻ cướp nước. Các ông hãy bắn hay xử chém tôi ngay, chứ đừng hy vọng tôi khai tên tuổi những đồng chí của tôi cho các ông bắt bớ, giam cầm…
Với Việt Nam Quốc Dân Đảng còn rất nhiều tấm gương của những kẻ sĩ với hào khí ngất trời như Thầy giáo Phó Đức Chính, khi ra pháp trường, bước lên máy chém của thực dân, ông đòi nằm ngữa để coi lưởi tử thần rớt xuống.
Nhà giáo, Sĩ phu Phó Đức Chính một trong
những lãnh tụ của VNQDĐ

Chính vì tinh thần yêu nước và coi nhẹ những đặc ân của kẽ thù, các anh hùng VNQDĐ  đã có vị trí vững chắc trong lòng dân tộc và những trang sữ đẹp trong cã hai phía quốc cộng.

TẤM GƯƠNG TỒNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM



Quay lại những phút cuối cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 lật đổTồng Thống Ngô Đình Diệm của các tướng lãnh để thấy một  người trong giờ phút lâm nguy vẩn từ chối hết các thế lực bên ngoài, cùng ở lại với quốc dân và đồng bào cho đến giờ phút cuối. 


Thứ nhất: 4 giờ chiều ngày 01.11.1963 đại sứ Lodge lần thứ hai trong ngày gọi điện thoại nói chuyện với Tổng Thống Diệm, đề nghị anh em Tổng thống Diệm rời dinh Gia Long đến tỵ nạn tại Toà đại sứ Mỹ và sau đó sẽ thu xếp để anh em ông xuất ngoại, nhưng Tổng thống Diệm đã từ chối. Đến 4:30 Tướng Đôn điện đàm cùng Tổng thống Diệm yêu cầu ông từ bỏ mọi quyền hành và xuất ngoại vì quân đội đã đứng lên đảo chánh và đã vây chặt thành Cộng Hoà cùng dinh Gia Long.


Thứ hai: từ nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, sáng ngày 02/11/1963 Tổng thống Diệm đã liên lạc với các Tướng đảo chánh và các Tướng đã cho xe "rước“ Tổng thống và ông cố vấn Nhu về Bộ Tổng tham mưu. 

Theo tiết lộ của LM Jean, ông đã thuyết phục anh em Tổng thống Diệm không nên gặp các tướng đảo chánh, nhưng hai ông từ chối: 

"Xin Tổng thống và ông Cố vấn nghĩ lại. Chính tôi sẽ dưa Tổng thống và ông Cố vấn đến một nơi an toàn nhất.“ 


Tổng Thống Diệm trã lời: "Cảm ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là nguyên thủ quốc gia. Tôi còn trách nhiệm với dân.





Chính nhờ vào những tấm gương hết lòng vì dân vì nước của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà phúc lợi của nhân dân miền nam không ngừng đạt được mức độ cao so với các nước quanh vùng.

Nên nhớ! vào những năm cầm quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đồng bạc VNCH có giá trị rất cao. Năm 1960 GDP đầu người của người dân Nam Hàn (south Korea) mới được 155 USD, trong khi đó dân miền Nam Việt Nam đã vượt trội hơn với 223 USD trong khi miền Bắc VN chỉ được  73 USD. Nghĩa là vào năm 1960 GDP đầu người của Đại Hàn chỉ bằng 69% của VNCH và hơn gấp đôi so với miền Bắc cộng sản.

TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT CỦA CỤ TRẦN VĂN HƯƠNG
TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Cụ Trần văn Hương (chống gậy)

Cụ Trần Văn Hương, một tấm gương trung liệt trọn đời vì nước vì dân của Tổng Thống VNCH, ông là một kẻ sĩ cuối cùng đấy tiết tháo của miền nam Việt nam. 


Trong cuốn hồi ký "Saigon et moi" của cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Mérillon kể lại: "Mãi tới tối 18 - 4 - 1975, đại sứ Hoa Kỳ Martin mới cho ông (Mérillon) hay rằng Hoa Kỳ sẽ buông VN." Ðại sứ Martin nói:
- Từ giờ phút này nước Pháp sẽ đảm nhận vai trò tái lập hòa bình cho VN.
Mérillon chuyển lời nói nầy cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Ông Hương nói:
Ông Ðại sứ à! Tui đâu có ngán Việt Cộng. Nó muốn đánh, tui đánh tới cùng. Tui không muốn lưu vong xứ người. Nếu trời hại nước tui, tui xin thề ở lại và mất theo nước này.
Ðến ngày 29.4.1975, đại sứ Martin còn đến gặp cụ Hương và nói:
Ngài đi với tôi sang Mỵ Chánh phủ Mỹ sẽ nuôi dưỡng Ngài suốt đời, tôi nhân danh chánh phủ Hoa Kỳ đến mời Tổng Thống ra khỏi nước với bất cứ phương tiện nào mà ngài muốn. Chánh phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị tổng thống cho tới ngày Tổng Thống mãn phần.
Cụ Trần Văn Hương mỉm cười, trả lời (tiếng Pháp):
Thưa ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Ðã  như vậy, Mỹ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Ðại Sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Ðại sứ. Nhưng tôi đã uy nghĩ kỹ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng CS vào được Saigon, thì bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại chia xẻ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Ðại Sứ đã đến thăm tôi.


Ông từ chối hết mọi đề nghị của Hoa Kỳ lẩn Pháp để giử trọn tiết tháo với VNCH và đồng bào miền nam VN cho đến khi mất. Những con người như thế mới xứng đáng để giới trẻ chúng tôi hết lòng ngưỡng mộ!!

Đến ngày tháng tư đen 30.4.1975, không biết bao nhiêu là tấm gương trung liệt vì nước của các chiến sĩ VNCH, đã tuẩn tiết để trọn đời được mang quốc tịch VNCH và đưc chết trên quê hương mình, tên tuổi họ đã được sống mãi với đất nước, trong trái tim của con dân miền nam VN và các hậu duệ VNCH.

Những tấm gương trung liệt của các bậc tiền nhân như Trần Bình Trọng các anh hùng VNQDĐ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Trần văn Hương là một tấm gương sáng cho các thế hệ hu duệ VNCH về cho sự thanh liêm, lòng yêu nước, tính tự cường, sự bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước mà mọi con dân nước Việt cần phải nuôi dưỡng và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, gìai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giai đoạn mà lòng ái quốc, tinh thần Dân tộc bị trừng phạt, hèn nhát, tinh thần vọng ngoại đang lên ngôi.

Là con dân VNCH chúng tôi hãnh diện với những kẻ sĩ của VNCH, họ là những hình ảnh kiêu hùng lẫm liệt, một lòng vì dân vì nước không màng danh lợi và ân sủng của ngoại bang dâng lên cho riêng mình. Xin thắp nén tâm nhang dâng lên các anh hùng vì nước vì dân của Việt tộc trong cuộc hành trình cứu nước và dựng nước. 

Nguyễn Thị Hồng, 10/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét