Powered By Blogger
TỪ ĐẠO TỚI VIỆT ĐẠO, VÕ ĐẠO VÀ VÕ ĐỨC
Nếu trong kho tàng ca dao tục ngữ, người Việt có thể tìm thấy được một triết lý sống cho phải đạo trong sinh hoạt hàng ngày - Chữ Đạo nơi đây được hiểu như một con đường, một hướng đi tìm đến chân, thiện mỹ của Việt tộc, được gọi là Việt đạo - một hệ thống tín ngưỡng truyền thống được ghi nhận qua các câu ca dao tục ngữ. Việt đạo theo dòng lịch sử phát triển và được phong phú hoá thêm bằng một chút Phật, một chút Thiên Chúa, Tin lành, Cao Đài, Hòa hảo, Hồi, Bà La Môn...Trong đó có đạo làm người, đạo làm vợ chồng, tình sư môn, cách ăn ở sao cho phải đạo. Việt đạo trong tình yêu đất nước, là trách nhiệm và bổn phận Trách nhiệm của người lãnh đạo - phải cương quyết với một định hướng nhất quán với đất nước, quên mình vì quốc dân, đồng bào của mình... trách nhiệm và bổn phận tiêu biểu như sau:


"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"- Bà Triệu - Triệu Thị Trinh (225 - 248).

"Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã"- Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1232 - 1300)

"Tôi tiến, hãy theo tôi;
tôi lùi, hãy bắn tôi;
tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc".(Tổng thống Ngô Đình Diệm)

Truyền thống của Việt đạo là "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước thì phải nhớ nguồn" hay "Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", Những thông điệp đó của tiền nhân được coi như một tín ngưỡng dân gian và có thể xem là một trong những yếu tố của văn hóa nhân văn mang tính giáo dục vô nguồn gốc, hun đúc tinh thần,- làm nền tảng cho Việt đạo và hiện diện từ lâu đời trên nước ta. Nó có thể tóm tắt như sau:
Cha phải khoan từ.
Con phải hiếu thảo.
Anh phải rạch ròi.
Em phải kính thuận.
Chồng phải chính chắn.
Vợ phải nhu thuận.
Dân phải yêu nước
Quan phải thanh liêm
Lãnh đạo thương dân 
Đồng môn tương trợ
Huynh đệ thương mến
Sư đồ tôn kính
Thầy gương đạo đức
Trò nên trọng đạo


TỪ VÕ ĐẠO ĐẾN VÕ ĐỨC
Trong các môn võ của phương Đông dù có khác nhau ở chiêu thức, nhưng đều có điểm giống nhau về võ đạo: không phản môn, phản thầy; không khoe tài, không ỷ lực hiếp người; không háo sắc, loạn dâm; không thắng vui, thua buồn… Tuy nhiên, người Nhật Bản có điểm khác biệt cơ bản các dân tộc ở quốc gia Châu Á khác như Việt Nam, Trung Hoa và nhất là tại các nước Tây phương, chính ở chỗ quan niệm về học võ của họ. Người Nhật Bản đến võ đường với mục đích cao quí là học tập và rèn luyện cái “Đạo” trong võ học, còn đòn thế và cách thi triển chỉ là thứ yếu. Bất cứ một người Nhật không ít thì nhiều đều có mang tinh thần "võ sĩ đạo" trong người và chính điều này đã đóng góp mạnh mẽ cho việc dựng nước và phát triển thành công nước Nhật lên hàng cường quốc, làm thế giới phải kính phục.
“Võ đạo”, đã tự bộc lộ được khả năng soi sáng, khả năng giác ngộ, để con người không chỉ vượt thắng đối thủ, vượt thắng ngoại giới, mà cái chính là “vượt thắng chính mình”, tự hoàn thiện nhân cách, tự soi sáng tâm linh mình qua một quá trình rèn luyện gian khổ, qua những thực hành trên con đường nghệ thuật đầy chông gai để đạt tới sự giác ngộ về võ đạo.

Đi sâu thêm về “Đạo“ trong võ đạo của người phương Đông, chưa có một từ ngữ tương đương nào của người phương Tây có thể dịch thoát, vì đạo ngoài ý nghĩa là “con đường“, là “thông lộ” còn bao hàm cả ý nghĩa của các triết lý tôn giáo, vì Việt đạo chúng ta bắt nguồn từ tam giáo đồng hành Khổng, Lão, Phật, là luân lý là triết lý về nhân sinh quan của con người.
Sách Luận ngữ có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm, không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người tốt (quân tử), vì vậy tiêu chí của người học võ là biết trọng nghĩa. Người môn sinh Vovinam lấy cái dũng của bàn tay thép và cái sáng của tâm (tim từ ái) hoà hợp với nhau để tiến tới một tầm cao khác là nhân võ đạo.
Đường lối của các môn phái trong làng võ thuật, điều tôn vinh trước tiên là phải trọng võ đức một tích lũy từ võ đạo, muốn có võ đức phải hiểu rõ sự công bằng, và các nguyên lý của cấu trúc phát triển xã hội cho hợp đà tiến về tư tưởng của con người. Muốn hiểu rõ các điều căn bản đó thì người môn sinh cần phải có học vấn. Võ thuật là môn học rộng lớn, thâm sâu, mang tính khoa học, nghệ thuật, với sự giáo dục văn hóa nhân bản khai phóng và dân tộc. Vovinam chúng ta được phát triển rộng lớn đến ngày hôm nay, đó là đã biết vận dụng đúng theo con đường Việt đạo truyền thống từ tiền nhân truyền lại cho chúng ta.
Võ đức ngày nay chỉ còn thấy một ít tích tụ chung quanh các võ sư cao niên và VS cao đẳng thuộc VVN chính thống ở Hải ngoại và một vài vị VVN-VVĐ chính thống đang còn kẹt lại trong nước, ngoài ra võ đức không thể có nơi các phản đồ của môn phái, nhất là những võ sư đã dâng trái tim từ ái cho đảng cs VN. Thưa qúi vị, từ ngữ VVN chính thống là để phân biệt với hệ thống VVN quốc doanh do các phản đồ trong cái gọi là Hội Đồng Chưởng Quản Môn Phái và Hội Đồng Võ Sư Tương Trợ Hải Ngoại điều hành - mặt nổi, nhưng thật sự sau lưng là do đảng cộng sản điều động. http://ttvnol.com/…/thay-chuong-mon-le-sang-ko-duoc-…/page-2
Vovinam chính thống hiện nay ở hải ngoai đã liên tục phát triển đúng theo con đường mà sáng tổ Nguyễn lộc và các Chưởng môn đời II và III đã dày công chăm sóc trong suốt nhiều thập niên sau khi sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời vào năm 1960. Rất tiếc ngày nay trong nước một số phản đồ đã dâng hiến Vovinam cho đảng công sản, từ đó đã làm đổ vỡ nền móng Việt đạo của môn phái Vovinam.
Võ đức là phẩm chất cao quý của người học võ, dạy võ; là hành trang không thể thiếu của người dụng võ. Võ đức không nằm nơi các vị võ sư và huấn luyện viên mà nhà cửa không ngăn nắp, bê bối trong mối quan hệ nam nữ, trong nhà thì hai ba vợ lòng thòng, ra ngỏ thì bồ bịch lung tung...và võ đức lại càng không thể có trong các hành trang của các vị võ sư và HLV không biết tôn sư trọng đạo, rượu chè say sưa trong giờ tập....
Cổ nhân dạy rằng: “Tập võ chi Đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc, một thế hệ tập võ được cường quốc". Tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật đã đưa nước Nhật lên đến đỉnh vinh quang của một cường quốc đứng trên nhiều quốc gia khác trong vùng. Thế nên môn phái Vovinam chúng ta trước năm 1975 là nơi cung cấp rất nhiều anh tài cho đất nước VNCH với trình độ thập toàn thập mỹ về võ thuật võ đạo lẩn võ đức.

Học võ là học làm người tử tế theo văn hóa nhân văn truyền thống Việt tộc, biết kính trên, nhường dưới và hoà đồng với mọi người chung quanh ta. Người học võ phải biết nuôi dưỡng nhân tính, rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức làm người. Việc luyện tập võ thuật là một hành động cần cù với thời gian để tự thắng với chính mình, phải sống với tinh thần giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, hầu đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là một thứ văn hoá thượng võ tôn sư trọng đạo, thứ văn hoá đó chỉ tìm thấy nơi Việt Võ Đạo Tình của môn phái Vovinam.
Như chúng ta đều biết hầu hết các môn phái trong làng võ thuật đều có mục đích, tôn chỉ, môn qui, những điều tâm niệm để giáo dục võ sinh. Không phản thầy, phế đạo. Không bất hiếu, bất trung. Không bất nhân, bất nghĩa. Điều đó được thể hiện qua các bài quyền và tư thế nghiêm lễ của một môn sinh. Trong một bài quyền để nhận biết cái khởi đầu của Võ thuật bằng lễ nghĩa và kết thúc cũng bằng lễ. Khi diễn quyền, bắt đầu bằng bái tổ (mang ý nghĩa:Tam bộ bái tổ, nhị bộ kính sư, hồi thân lập trụ…) và kết thúc cũng bằng bái tổ (Thối hồi đơn phụng quang châu; Chân theo xà tấn kiếm hầu tổ sư). Đó là thông điệp mà các bậc chân sư gửi vào bài võ để nói lên tinh thần đạo đức trong võ thuật.
Người bước đầu học võ cần chọn người hiền đức làm thầy, bản thân mình thì khiêm cung hiếu học, tôn kính các bậc thầy và những huynh trưởng thể hiện đúng với việc phát huy võ đức, phù hợp với điều tâm niệm số 3 của môn phái chúng ta. Nhưng ngày nay trên thực tế với dòng văn hoá Marx đã chen vào học đường vùi dập nhiều thế hệ thanh thiếu niên ngày nay, nên đã hũy đi truyền thống võ đức của môn phái Vovinam chính thống, cuốn trôi những chân lý cao đẹp của Việt võ đạo. Bởi vậy mới thấy những cảnh tranh giành quyền lợi, thủ đoạn luồn cúi bất minh mưu cầu hư danh, ảo giác, vọng ngữ khoe khoang những điều không đúng với thực chất của mình, xa rời liêm sỉ, bỏ thực cầu hư, điển hình là các võ sư nằm vùng trước 1975 trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, nay đám võ sư này đem bán trái tim từ ái cho đảng và bác, cúi đầu gập mình trước bái lại cường quyền cộng sản để mưu cầu sinh tồn và lợi ích cá nhân, Tệ hại hơn, là từng bước hợp tác chặt chẻ với đảng cộng sản để xoá bỏ lịch sử môn phái và các truyền thống tốt đẹp của môn phái kể từ đời thầy Lê Sáng trở về sau này.http://ttvnol.com/…/thay-chuong-mon-le-sang-ko-duoc-…/page-2
Võ học sâu như Đông hải, rậm rạp như rừng, mênh mông như biển cả. Võ đạo là giáo dục, văn hoá truyền thống, khoa học, quân sự, là phương pháp rèn luyện tu tập thể chất lẫn tinh thần và là môn học mang lại nhiều bổ ích từ thân cho tới tâm. Làm một người môn sinh VVN-VVĐ đúng nghĩa thật khó, như vậy một người thầy của môn phái Vovinam lại càng khó hơn, phải là người quang minh lỗi lạc, chính trực dũng mảnh như tướng lĩnh can trường ngoài mặt trận. Chuyện dùng những thủ đoạn thấp hèn, độc quyền xưng bá đồ vương võ lâm là điều không có với những người võ sư liêm sỉ. Thầy phải xiển dương bản chất trượng phu, quân tử coi cuộc đời như thủy bạc, tình nghĩa đồng môn bốn bể là nhà, đất trời là giang sơn.
Việt võ đạo của môn phái chúng ta phải là một rừng cây cung cấp nhiều gỗ quý. Vì thế cụm từ tuyên xưng "Quốc Võ" của Vovinam quốc doanh trong nước là điều không thể chấp nhận được, nó đã xúc phạm tới tính võ hữu của các môn phái khác. Trong làng võ thuật, phải biết qúy trọng các võ phái khác, thế nên chúng ta thường xưng hô với nhau bằng cụm từ " Võ Hữu" tức bằng hữu trong làng võ.
Các vị võ sư trước đây của VVN-VVĐ, hướng dẩn môn sinh bằng tâm đức, lấy lòng yêu thương, tâm huyết truyền thụ võ công, nên có câu: “danh sư xuất cao đồ”. Làm người thật khó, làm thầy lại càng khó hơn. Quan niệm xưa và nay bây giờ đã khác. Ngày xưa quan niệm: “Hữu xạ tự nhiên hương”, thầy giỏi và đức độ học trò tự “tầm sư học đạo”. Người truyền thụ võ thuật còn là người phát huy nhân cách sống, nhân cách hành xử sao cho đúng với sự hoà nhịp giửa trái tim từ ái, tri thức về võ đạo và ý nghĩa của bàn tay thép. Mổi một người thầy phải tự nhiên hương, nhưng cũng cần nên biết cái chân lý trong việc toả hương: “Trong đất trời không có thứ hương thơm nào bay ngược được chiều gió, duy chỉ có hương thơm đức hạnh mới có khả năng bay ngược chiều gió và tỏa ngát muôn phương”. Loại hương này chỉ xuất hiện nơi các Việt Võ Đạo Sĩ, là những môn sinh đã đạt tầm cao nhất về võ đạo và võ đức.

Vo Thilinh 27.5.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét