CHXHCNVN MỘT CƯỜNG QUỐC VỀ THỨ TRƯỞNG
Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ hối lộ, tham nhũng cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Nước Mỹ, quốc gia 300 triệu dân, chính phủ gồm: 1 tổng thống, 1 phó tổng thống, 15 bộ trưởng, 14 thứ trưởng (bộ Giáo Dục không có thứ trưởng). Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Nhật Bản, quốc gia 120 triệu dân, chính phủ gồm: 1 thủ tướng, không có phó thủ tướng, 16 bộ trưởng, 16 thứ trưởng. Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Việt Nam, quốc gia 90 triệu dân, chính phủ gồm: 1 chủ tịch nước, 1 phó chủ tịch nước; 1 thủ tướng, 5 phó thủ tướng, 19 bộ trưởng, 122 thứ trưởng. Một đảng Cộng Sản trực tiếp lãnh đạo chính phủ (qua Ban cán sự đảng) và sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Kết quả:
- Tổng thu nhập quốc nội trên đầu người (GDP):
- Của Mỹ - 57.220 USD/năm. (hạng 6)
- Của Nhật - 38.210 USD/năm (hạng 25)
- Của Việt Nam - 2.164 USD/năm (hạng 134)
Có khoảng 900 triệu người ở 16 nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương được cho rằng đã phải trả tiền đút lót để nhận được các dịch vụ công. Nếu tính theo tỷ lệ người dân trong khu vực thí cứ 4 người có hơn 1 người phải trả tiền tham nhũng. http://www.rfa.org/…/transparency-international-publishes-a…
Báo cáo mới của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) có trụ sở tại Berlin, Đức, công bố như vậy vào ngày 7 tháng 3 năm 2016. Để có báo cáo này, Transparency International đã hỏi 22.000 người trong khu vực về kinh nghiệm của họ đã trải qua với tham nhũng.
Theo báo cáo, chỉ có 1 trong số 5 người được hỏi cho rằng mức độ tham nhũng đã giảm, trong khi một nửa số người trả lời chính phủ đã không làm tốt công tác chống tham nhũng. 38% những người nghèo nhất được hỏi nói rằng họ đã phải trả tiền tham nhũng. Tỷ lệ này cao hơn so với ở các nhóm người có thu nhập cao hơn.
Cũng theo báo cáo, cảnh sát đứng đầu khu vực công đòi tiền đút lót nhiều nhất. Khoảng dưới 1/3 số người được hỏi nói rằng họ đã phải làm việc với cảnh sát trong vòng 12 tháng qua và phải trả tiền hối lộ. Có tới 39% người tham gia khảo sát cho biết họ nghĩ rằng phần lớn hoặc tất cả cảnh sát đều nhận hối lộ Theo bản đồ do Transparency International cung cấp, Việt Nam có tỷ lệ tham nhũng là 65%.
Trong đó, hai quốc gia có tỷ lệ hối lộ cao nhất là Việt Nam và Ấn Độ. Tại Việt Nam, có gần 2/3 số người tham gia khảo sát cho biết họ phải hối lộ khi tiếp cận với các dịch vụ công (65%), tỷ lệ hối lộ của Ấn Độ là 69%.
Trong khi đó, Nhật Bản, Nam Hàn, Hồng Kông và Úc là các quốc gia có tỷ lệ hối lộ thấp nhất, trong đó, Nhật Bản chỉ có 0,2%.
Báo cáo của tổ chức cũng cho thấy tỷ lệ tham nhũng trong 9 nhóm công vụ cụ thể được phân loại bao gồm: Cảnh sát, Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng địa phương, Thủ tướng/Chủ tịch nước, Dịch vụ thuế, Quản lý Kinh tế, Tòa án/Xét xử và Phụ trách về tôn giáo. Theo công bố của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam là quốc gia tồn tại các vấn đề về tham nhũng nghiêm trọng nhất của khu vực.
Hiện tại tham nhũng Việt Nam đang phát triển ngày càng tinh vi hơn, nguy hại hơn cho nền kinh tế đang bế tắc về phát triển với nhiều nợ công, nợ xấu. Dễ dàng nhìn thấy tham nhũng phát sinh hàng ngày khắp nơi, mọi chốn.
Tham nhũng hiện nay đã là thói quen, là văn hóa, tập quán của người Việt trưởng thành khi bước vào ngưỡng cửa công chức. Việc này làm cho xã hội bị đình trệ phát triển, một nguồn nhân lực lớn của đất nước chỉ mong xây dựng cuộc sống của mình gắn liền với quan niệm phải ổn định, được nhàn hạ, ít động não, làm ra thật nhiều tiền từ những trạng thái làm việc mơ hồ, hơn là tạo ra sản phẩm vật chất lẫn sản phẩm tinh thần có cạnh tranh, có ích cho xã hội.
Bối cảnh của CHXHCNVN hôm nay: trong guồng máy vận hành đất nước do các cán bộ đảng csVN lãnh đạo đã mục nát từ trên xuống dưới vì tham nhũng và bè phái, chúng đang thi nhau bào mòn ngân khố quốc gia. Xã hội - các quan tham phá nát nền kinh tế và tiền thuế của nhân dân. Một đất nước sau 42 năm chiếm được miền nam, thay vì đưa đất nước đi lên, thì VN ngày nay lại rơi vào một tình trạng bi đát nhất trong sử Việt!! Nợ công ngập đầu, tiền tệ năm nào cũng lạm phát vài lần, ngân sách nhà nước thì bội chi, hơn một thập niên qua không năm nào mà không bội chị.
Nhìn lại các nước như Nhật và Đức sau khi bị phá sản về kinh tế sau đệ nhị thế chiến, chỉ 20 năm sau là họ đã vực dậy nền kinh tế quốc dân, đồng thời họ cũng bắt kịp các quốc gia tư bản hàng đầu của thế giới, mặc dù đất nước họ không có các đỉnh cao trí tuệ như CHXHCNVN.
Còn VN sau 42 năm nắm gọn việc điều hành quốc gia trong tay, đảng cs năm nào cũng đi vay mượn tiền của thế giớí để chi và trã nợ cho ngân sách nhà nước!
Tài nghệ tập thể lãnh đạo và quản lý đất nước của người cộng sản tuyệt vời như thế đó, tuy vậy họ vẩn không biết xấu hổ, thay vì từ chức, nhường lại vị trí cầm quyền cho các đảng phái khác, thì họ lại tham quyền cố vị, cố chịu đấm ăn xôi, bám chặt lấy ngôi vị độc tôn trên chính trường VN. Người viết xin mượn bài thơ của thi sĩ Phan Huy để thay đoạn kết của bài viết.
Bốn Hai Năm Sau
Bốn mươi hai năm sau ngày “giải phóng”
Đất nước còn gì dưới đảng đười ươi
Những mảng nhân dân nửa người nửa ngợm
Một mảnh non sông dở khóc dở cười
Đây mảng nhân dân quyền uy nhất nước
Lãnh chúa vương tôn bá tước công hầu
Cháu rớt con rơi vượn người Pác bó
Cậy mình là đảng chễm chệ ngôi cao
Đây mảng nhân dân sang giàu nhất nước
Xe ngựa lâu đài khách sạn sân gôn
Xuất thân là phường giá cơm túi áo
Theo đóm ăn tàn cướp bóc non sông
Đây mảng nhân dân lạnh lùng vô cảm
Đầu óc tối mù, con tim giá băng
Trước giờ đau thương nhà tan nước mất
Còn xuống chợ chiều xông xáo bon chen
Đây mảng nhân dân quật cường bi tráng
Những con người thật, dũng cảm- hùng anh
Không sợ tù đày thủ tiêu giết chóc
Đối mặt bạo quyền quyết liệt đấu tranh
Đây mảnh non sông dở cười dở khóc
Rách nát tơi bời lở loét tứ tung
Giặc ngoài thù trong lòng người ly tán
Biết làm thế nào thoát họa nô vong?
Nguyen Thi Hong, 15.5.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét