Powered By Blogger


GIÁNG SINH và NGƯỜI LÍNH 

VIỆT NAM CỘNG HOÀ!


Thiệp chúc Giáng Sinh của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu

Ý NGHĨA NGÀY GIÁNG SINH:



Ảnh mùa Giáng sinh trên đường Nguyễn Huệ 
Sài Gòn trước năm 1975

Ngày Giáng Sinh hàng năm được tổ chức tại miền nam VN trước 1975 rất trọng thể, vì đây là những ngày lễ của những người theo đạo Công giáo ( Ki tô Giáo), hay còn gọi là đạo Gia Tô
Đạo Công giáo được bắt đầu từ khi các nhà truyền giáo Phương Tây  đến VN từ thế kỷ 16 (1522) vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, để giảng đạo, Công giáo khi ấy còn gọi là Đạo Gia-tô. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, cho đến năm 2005, Công giáo tại Việt Nam có 5,7 triệu tín hữu (chiếm 6,95%) trong tổng số dân 82 triệu, với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý viên.Tới năm 2008, theo thống kê của Giáo hội, số lượng tín hữu Công giáo Việt Nam là hơn 6,18 triệu người, chiếm tỉ lệ 7,18% tổng dân số.
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chuá, Noël là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ : chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cnh cây Noël… Với địa vị ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noël trở thành một buổi lễ của trẻ em : một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.


Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình : ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ” : đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliêng để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.
Nguyên thủy, lễ giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già No-el, cây Giáng sinh và cây thông no-el.
Tên gọi Christmas
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.
Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.
GIÁNG SINH TRONG SINH HOẠT QL.VNCH
Đêm nay, đêm Giáng Sinh 
Đêm Thánh Vô Cùng 

 Mọi người sống ở trên mặt địa cầu này, dù có tin Chúa hay không; nhưng mỗi lần đặt bút xuống, để ghi lại một ngày tháng nào đó, dù là ngày vui hay là một ngày buồn, thì chính họ, mặc nhiên công nhận: đó là ngày đánh dấu niên lịch của sự kiện Chúa Cứu Thế đã Giáng Sinh.


Cùng giao hòa với sự đổi thay của đất Trời, để nhân loại có một niên lịch vĩnh cửu như hôm nay; chúng ta, những người Việt đang sống đời vong quốc ở khắp bốn phương Trời; hồi tưởng về những năm tháng cũ của một thời chinh chiến; đặc biệt, với những chàng thư sinh đã từng tình nguyện xếp bút nghiên theo việc đao binh, từ giã mái trường cùng bè bạn thân yêu, lên đường tòng quân, với nguyện ước để bảo vệ đồng bào, bảo vệ miền Nam Tự Do, vì đó là bổn phận của người thanh niên giữa thời đất nước đang lâm vào cơn nguy biến.

Những ngày tháng đầu tiên nơi “Thao trường đổ mồ hôi, Chiến trường bớt đổ máu”; lần đầu tiên khoác chiến y, trở thành người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, để làm tròn trách nhiệm: đem sinh mạng của chính mình, để bảo vệ non sông.

Từ những năm tháng ấy, gót chân người chiến sĩ cộng hoà đã lưu dấu trên khắp Bốn Vùng Chiến Thuật, mà có khi cả năm, các anh không được một lần về phép, để sum họp cùng người thân bên mái ấm gia đình. Cho đến khi những đám mây đen vần vũ trên khắp đầu non, và những ngọn gió Đông giá buốt xoáy vào những chốn rừng sâu, ở các đơn vị nơi biên phòng giới tuyến, thì các anh bỗng nhớ đến rằng: Mùa Vọng và Giáng Sinh lại trở về giữa chốn núi rừng hoang lạnh, thế rồi, với những đôi tay khéo léo như một nghệ nhân của các anh - các chị - các cô Chiến Sĩ Tâm Lý Chiến của đơn vị, đã gom góp những tấm cạt-tông, những tờ giấy xi-măng được tách ra, những cọng cỏ, rơm khô, những nắm đất sét mềm mại vàng nâu, những viên đá, viên sỏi… những cục nhựa đặc biệt mềm và dẻo của loại cây Sưng (sâng) có một mầu vàng trong suốt… và để có những sắc mầu trang trí cho Hang Đá, thì các anh đã lấy mầu vàng từ cốt nước của loại lá Dung, mầu đỏ từ cốt nước của thân cây Vang ở ven rừng… rồi pha thêm thành nhiều mầu khác, sau đó, đem trộn lẫn với một chất keo chiết từ lá khoai lang, cộng thêm với những nhánh Thạch Thảo, thế là đã đủ, để các anh-các chị-các cô Chiến Sĩ Tâm Lý Chiến cứ vừa hát vừa biến tất cả thành những chiếc Hang Đá thật tự nhiên, tái hiện một Hang Bê-Lem của từ nghìn năm trước, và được đem đặt ở một nơi trang trọng nhất của đơn vị, có nơi là một Phòng Văn Khang; để đêm về người Chiến Sĩ quỳ bên máng cỏ, hoặc ở một nơi nào đó của đơn vị và cất tiếng hát giữa đêm thâu bài: Đêm Nguyện Cầu với những lời như bài Kinh Nguyện thiết tha:



“…. Thượng Đế hỡi … có thấu cho người dân hiền, vì đất nước đang còn ưu phiền, còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên… Thượng Đế hỡi … Quê Hương non nước tôi ai gây hận thù, tội tình, nhà Việt Nam yêu dấu ơi! Bao giờ thanh bình… Thượng Đế hỡi! Thượng Đế hỡi … Quê Hương non nước tôi ai gây hận thù, tội tình, nhà Việt Nam yêu dấu ơi! Bao giờ thanh bình…”



Quê Hương non nước tôi, ai gây hận thù, tội tình? Câu hỏi trong bài hát Đêm Nguyện Cầu cũng như trong một bài thơ khác:

“Ai gây nên cuộc bể dâu?
Trẻ thơ vô tội vấn đầu khăn tang!
Ai gieo binh lửa lan tràn?
Dân quê đói khổ, xóm làng quạnh hiu!
Ai gây nên cảnh tiêu điều?
Con thơ đứng tựa mái lều chờ Cha!”

Với những câu hỏi, qua những lời nhạc và thơ ấy, thì kẻ đã gây bao nhiêu cảnh điêu linh kia, chính là bọn cộng sản Bắc Việt đã xua quân xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa; những quả pháo kích, và chất nổ đủ loại, đã nổ tung ở các sân trường tiểu học tại miền Nam, đã làm tan xương, nát thịt, của không biết bao nhiêu sinh mạng của những em thơ vô tội !!! Nên nhớ, bọn cộng sản Bắc Việt đã xâm lăng miền Nam tự do, nên bắt buộc Dân-Quân-Cán-Chính của nước Việt Nam Cộng Hòa phải đứng lên để tự vệ, để Bảo Quốc An Dân.

Cũng nên ghi nhớ, sau ngày 30.4.1975, khi chiếm được miền Nam, thì cũng chính bọn “… giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào, giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em… “ Chẳng phải chỉ vấy máu đồng bào miền Nam, mà chúng còn cướp đoạt hết tài sản từ quý giá, cho đến tận cùng như những đôi đũa, cái chén nhỏ… chúng không hề chừa bất kể một cái gì của người dân miền Nam cả.https://www.youtube.com/watch?v=7VUpsW3UNRk


Trở về với những Đêm Giáng Sinh vào một thời chinh chiến đã xa, giờ đây các anh Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, có người đã vĩnh viễn đi vào lòng đất mẹ: “Những người chiến sĩ cũ, Hồn ở đâu bây giờ ?!”. Ôi! ai đã từng chứng kiến hình ảnh của những người thương phế binh đã từng bị Bắc cộng xua đuổi ra khỏi các Quân Y Viện vào ngày 30.4.1975, trong lúc những vết thương trên thân thể của các anh vẫn còn rỉ máu! Còn nỗi bi thương, thê thảm, còn niềm đau đớn, xót xa nào có thể sánh bằng!!! Riêng những người may mắn hơn, nhưng đang phải sống đời tỵ nạn cộng sản ở khắp nơi trên thế giới, thì làm sao có thể quên đi một thời cùng đồng đội cận kề với sự tử-sinh; những Đêm Giáng Sinh không trăng sao, run rẩy vì giá buốt dưới những chiến hào giữa núi rừng xa thẳm, sương phủ mờ, che kín cả tầm mắt, ngước nhìn bầu Trời cao, chỉ thấy một mầu đen tối, tang tóc, thê lương! Người Chiến Sĩ bỗng nhớ đến Cha-Mẹ già, em thơ, những người thân, và nhớ đến người vợ, người yêu của mình có lẽ cũng đang nhớ đến mình qua những lời thống thiết của Lá Thư Trần Thế:


“… Đêm nay Ngôi Hai Trời xuống, Ánh sao lung linh muôn mầu, Con tưởng hỏa châu soi tuyến đầu… Đêm nay Người xuống đời, Xin đem nguồn vui tới, Những đôi môi lạnh đã lâu không cười.”




hoặc 



“…. Thượng Đế hỡi … có thấu cho người dân hiền, vì đất nước đang còn ưu phiền, còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên… Thượng Đế hỡi … Quê Hương non nước tôi ai gây hận thù, tội tình, nhà Việt Nam yêu dấu ơi! Bao giờ thanh bình… Thượng Đế hỡi! Thượng Đế hỡi … Quê Hương non nước tôi ai gây hận thù, tội tình, nhà Việt Nam yêu dấu ơi! Bao giờ thanh bình…”

Để có một mùa Giáng Sinh an bình, hạnh phúc với đầy đủ nhân dân quyền cho Việt tộc thì phải cùng nhau quyết tâm giải thể chế độ buôn dân bán nước CSVN. Đó là hệ lụy cuối cùng cần phải tháo gở để đất nước luôn có một mùa giáng sinh ấm cúng, thanh bình và cất cánh cao trên vùng trời đông.

Đừng vô cảm với nổi thống khổ của Việt tộc hơn 38 năm qua, kể từ dấu mốc thời gian 30.4.1975, để vĩnh viển có những mùa giáng sinh thật đúng nghĩa như trước những năm 1975 tại miền Nam VN.


Hãy kết nối với những lực lượng dân chủ trong và ngoài nước để đòi lại những những Đêm Thánh trong mùa Noel năm nào cho đồng bào VN. Là người có đạo hay ngoại đạo, thống khổ nầy là thống khổ chung cho cả nước, một quốc nạn...cần phải nhanh chóng được chấm dứt. 



Đảng cộng sản phải ra đi để đêm thánh của CHÚA rạng rở khắp bầu trời VN.

Những Bác, Chú, Cô, Dì ..cựu chiến sỉ VNCH nếu chưa được giải ngũ, xin hãy cùng với các lực lượng dân chủ, các tổ chức chính trị của người Việt quốc gia chân chính trong và ngoài nước kết hợp rộng rải hơn trong việc mang lại màu quê hương thêm đậm sắc với tình tự dân tộc, càng rạng rở hơn Việt tính Việt Tình, quê hương ta với một chút Thiên chúa một chút Thích Ca, một chút Huỳnh Phú Sỗ...một chút Phạm công Tắc...... để tất cả sẽ "Minh Châu trời đông".



CHÙM ẢNH GIÁNG SINH XƯA:






Ảnh mùa Giáng sinh trên đường Nguyễn Huệ 
Sài Gòn trước năm 1975





LỜI NGUYỆN CẦU MÙA GIÁNG SINH:

LẠY CHÚA CON LÀ NGƯÒI NGOẠI ĐẠO
NHƯNG LUÔN TIN CÓ CHÚA TRÊN TRỜI!!

Lạy Chúa tôi con người không đạo
Nhưng tin có Chúa ở trên cao
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm
Những mìn bom hoen dấu
Lạy Chúa trên cao Chúa ở nơi nào

Lạy Chúa tôi tuy người không đạo
Nhưng yêu nhớ lắm nhạc chuông khuya
Khi con bơ vơ chắp tay nguyện cầu
Cho người thương còn xa mãi xa
Mà suốt đêm dài ánh sáng chưa qua

Xác người nào trôi sông
Quay đầu về biển Đông
Những bước chân nào đi
Có khi không trở lại
Đứa nhỏ ngồi ôm em
Không còn nghe đạn nổ
Một người phơi tóc bạc
Đếm thầm 20 năm

Chúa ơi Chúa ơi con người không đạo
Nhưng tin Chúa giúp đời thương đau
Như con tin trong một lần đã lâu
Những hờn đau thu ngắn
Để đám mây hồng âu yếm giăng ngang

(Sáng tác: Trần Thiện Thanh)



NHỮNG LỜI NGUYỆN CẦU TRONG MÙA GIÁNG SINH

Chúa ơi Chúa ơi con người không đạo
Nhưng tin Chúa giúp đời thương đau


1. Cầu xin Chúa cho dân Việt được hạnh phúc trong kiếp làm người,xin người hãy dùng lửa thiêng  đốt cháy bản hiến Pháp 2013, đừng để bọn đười ươi việt gian cộng sản không còn có cơ hội tiếp tục quậy phá đất nước. Để nhân và dân quyền chan hoà khắp chốn.


2.Chúa ơi! quê hương đang bị đọa đài vì ngập tràn Việt Gian, Việt Cộng, Vịt Kiều và Thái Thú, chúng đang dày xéo giống rồng tiên. Xin Chuá cứu độ linh hồn của bọn chúng, để chúng đừng tiếp tục làm đỉnh cao của trí tuệ,  sớm trở lại làm những đỉnh thấp trong lòng dân tộc.

3. Lạy Chúa! văn hoá ngàn năm sắp bị tiêu tan vì bọn Việt gian csVN đang ra tay tận diệt luân thường, đạo lý.....thuần phong mỹ tục của Việt tộc. Trai thì xuất cảng làm nô lệ phắp nơi, gái thì bán thân nơi xứ lạ quên người. Mong chúa cứu giúp cho VN chúng ta bước ra khỏi các tủi nhục ê chề do lũ Mafia csVN đang ra sức hủy diệt truyền thống văn hoá tốt đẹp của nền văn hoá Văn lang.

4. Chúa ơi! Nước non ta rồi sẽ về đâu?? sẽ còn là VN hay một tỉnh nhỏ của Tàu?? Xin chúa che chở cho các người trung hiếu với tổ quốc và Việt tộc, ban cho họ sức khoẻ trường tồn, để họ có thể tiến mạnh trên con đường hồi sinh đất nước.

5. Chúng con, những người Việt đang lưu lạc khắp bốn phương trời, xin khẩn cầu chúa đánh thức "Hồn Thiêng Sông Núi" để hổ trợ cho các Lực Lượng, Liên Minh, Phong Trào, Tổ chức, Chính Đảng... và những cá nhân đang dấn thân trên con đường đấu tranh vì Tự do Dân Chủ cho VN, nhận được thật nhiều hồng ân của Chúa trong mùa Giáng Sinh năm nay 2014-2015, để họ thêm minh mẩn trong việc truy tìm sự đồng thuận về một dự án chính trị cho việc cứu nước và dựng lại nuớc, để sớm đưa Việt Nam chúng ta Minh Châu Trời Đông. 


Xin Chúa chứng giám cho lòng thành và những lời khẩn cầu nầy của con. Amen!

Nguyễn Thị Hồng

 một người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa trên trời, 
mùa Giáng Sinh năm 2014-2015 ( 8/12/2014- GMT 18:30´)
Một số bài viết và bài hát về người lính VNCH được sưu tầm từ những tài liệu trên mạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét