Powered By Blogger

TỤT HẬU KINH TẾ, ĐẢNG ĐÃ TỰ THÚ NHẬN BẤT TÀI và KHẨN CẦU SỰ GIÚP ĐỞ CỦA NHÂN DÂN.

Đảng csVN là đảng đểu cán nhất trong hệ thống đảng cầm quyền trên thế giới, bởii thế: "Khi dân cần, đảng biến, nhưng ngược lại khi đảng thất bại thì lại tìm tới dân". Từ mấy thập niên qua, không lúc nào đảng không tự tôn và tự gắn lên trán danh hiệu  là " đỉnh cao trí tuệ (?!)". từ đó đất nước đã tan hoang về lối tự tôn của những trí ngu trong đảng csVN: nào là bán nước, dâng đất biển cho Tàu Cộng, một trong những tội lớn nhất trong lịch sử VN, đã được ghi nhận trong thời gian cầm quyền của đảng tại VN.
Bieu do tang truong kinh te
Biểu đồ trên cho thấy mức độ tăng trưởng kinh tế 
của Việt Nam qua các năm kể từ năm 2004





      Thời Đại Hồ Chí Minh

Thời đại Hồ Chí Minh
Thời của phường đạo tặc
Chủ trương trò cướp cạn
Trên dải đất Rồng Tiên.

Nào đỉnh cao trí tuệ
Của bầy vượn tinh tinh
Xây đại đồng chủ nghĩa
Bằng xương máu sinh linh.

Nào thủ đô nhân phẩm
Của Hà Nội “anh hùng”
Con người thay trâu ngựa
Phân bắc quí vô cùng.

Nào lương tri thời đại
Của cái đảng “quang vinh”
Buôn dân và bán nước
Vô địch cõi hành tinh.

Này lãnh tụ thiên tài
Gian ác một không hai
Đi khách cùng Xô Viết
Ỉa rớt đảng quái thai.

Này tổng ma Lê Duẩn
Rao bán máu nhân dân
Cùng đệ tam quốc tế
Đổi về đại cục phân.

Này tổng hèn Văn Linh
Xem chủ nghĩa quang vinh
Hơn sơn hà xã tắc
Sang Thành Đô nạp mình.

Này tổng dê Khả Phiêu
Dâm đảng với nữ yêu
Bị quan thầy nắm chóp
Đành bán nước làm liều.

Này tổng heo Mười hoạn
Cầm dao thiến trị dân
Qua mấy lần vung cắt
Cằn kiệt cả giang san

Này tổng ngu Đức Mạnh
Có biết cái gì đâu
Ngoài ngai vàng rồng lộn
Và Huyền Tâm lổ sâu.

Này tổng lú ăn phân
Dám lấy Hồ dã nhân
Thay cho tên Tổ Quốc
Ê chề với nước dân.

Thời đại Hồ Chí minh
Nước non chìm vận mạt
Dân tộc đắm điêu linh
Nghĩa tình người tan nát.
(thơ Phan Huy)

Tội thứ hai lớn ngang với tội thứ nhất là trong suốt 40 năm cướp được miền nam, đảng đã phá hoại nền kinh tế quốc dân và đưa vào ngõ cụt như ngày hôm nay. Nền KT Việt Nam từ đó đã không phát triển đúng với tư thế của một nền Kinh Tế Thị Trường (KTTT) đúng nghĩa, 2 thập niên qua đảng đã làm què quặt sự phát triển nền Kinh Tế VN, trong cộng đồng các nước Tự Do với nền KTTT của hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa. 

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990, cho đến nay. Việc áp dụng cơ chế này cũng được ghi vào Hiến pháp Việt Nam mới nhất 2013.

Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử KT thế giới. Thêm vào đó, công tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn rất thô sơ chưa theo kịp sức phát triển thật sự về KTTT của các chế độ theo tư bản CN. 25 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa đầy đủ và phát huy được tiềm năng đưa đến hiệu quả tốt. Lý do: KTTT không thể vận hành trong mt chế độ thiếu vắng Dân Chủ Tự Do về Chính trị.


TÌNH TRẠNH KINH TẾ TỤT HẬU CỦA CHXHCNVN:

CHXHCNVN hiện nay ngụp lặn trong nền kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa”, với những cơ chế bất cập do “lỗi hệ thống” gây ra, đã tạo điều kiện cho các “nhóm thời cơ” trong bộ máy công quyền lợi dụng thao túng, nền kinh tế đất nước ngày càng suy thoái, tụt hậu, thua kém cả Lào và Campuchia. Nạn tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới, quan to ăn to, quan nhỏ ăn nhỏ, đám thư lại thả sức hạch sách, nhũng nhiễu dân đen, không chuẩn mực đạo đức và pháp lý nào tiết chế nổi. Dân oan khiếu kiện mất đất, mất nhà,...diễn ra hàng ngày ở huyện, ở tỉnh, không ít đoàn kéo lên ăn chực, nằm chờ ở cổng phủ Chủ tịch,...Tiếng kêu than vang vọng đến cả trời xanh, nhưng không vụ việc nào được giải quyết triệt để. 

Trí thức lên tiếng góp ý, phê phán, đấu tranh, chính quyền đã không chiụ nghe, lại còn bị đe dọa, bắt bớ.  Chưa bao giờ phản ứng của người dân lại trở nên công khai, gay gắt, quyết liệt như hiện nay. Điều gì đã gây ra bi kịch này, nguyên nhân sâu xa là từ đâu? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự trì trệ, suy thoái nghiêm trọng trước nền Kinh Tế tụt hậu của đất nước??

Thử so sánh nền kinh tế của  Việt Nam với Thái Lan: 
So với các nước chung quanh, trình độ phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay nằm ở đâu? 
Sau đây ta thử so sánh Việt Nam với Thái Lan, hai nước có số dân không khác nhau nhiều (vào năm 1990 dân số Việt Nam 66 triệu, Thái Lan 56 triệu), có cấu tạo tài nguyên gần giống nhau, và nhất là vào thập niên 1950, hai  nước hầu như có cùng trình độ phát triển.

Một chỉ tiêu thường được đem so sánh là tổng thu nhập quốc dân (GNI) hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính trên đầu người. Theo tư liệu của Ngân hàng thế giới, vào năm 2004, GNI đầu người ở Việt Nam là 550 USD, ở Thái Lan là 2.540 USD (Trung Quốc là 1.290 USD). Tuy nhiên, những con số nầy không phản ảnh mức sống của dân chúng vì sức mua của đồng đô-la khác nhau giữa nước này với nước khác. Để so sánh chính xác hơn phải dùng GNI hoặc GDP tính theo tỉ giá so sánh ngang sức mua (PPP). Cũng theo tư liệu của Ngân hàng thế giới, vào năm 2004, GNI trên đầu người theo PPP của Việt Nam là 2.700 USD, xấp xỉ bằng 1/2 của Trung Cộng, và người Thái Lan với 8.020 USD có mức sống cao hơn người Việt Nam độ 3 lần. Tuy nhiên ở đây còn hai vấn đề nữa. Thứ nhất là vấn đề phân phối. Nếu việc phân phối lợi tức quá bất bình đẳng thì ý nghĩa của việc tăng tổng sản phẩm trên đầu người bị giảm đi. Vấn đề thứ hai liên quan đến môi sinh, môi trường, điều kiện làm việc. Hai nước dù có cùng thu nhập trên đầu người (trên cơ sở PPP) nhưng khác nhau ở mặt này thì rõ ràng là chất lượng về phúc lợi của dân chúng không giống nhau. 

 Thống kê của Ngân hàng thế giới cho thấy vào năm 1994, tỉ trọng của công nghiệp trong GDP của Việt Nam độ 22%, xấp xỉ trình độ của Thái Lan vào khoảng năm 1980. Theo tính toán của Vũ Quang Việt (1994), chuyên viên cao cấp về thống kê của Liên Hiệp Quốc, thì vào năm 1993, tỉ lệ nầy của Việt Nam chỉ có 15%. Trong cuốn sách xuất bản 9 năm trước, chúng tôi căn cứ trên con số nầy và đánh giá là tỉ lệ của khu vực công nghiệp trong GDP của Việt Nam tương đương với Thái Lan vào năm 1970 (Trần Văn Thọ 1997, Chương 15). Về tỉ lệ của hàng công nghiệp trong tổng xuất khẩu, vào năm 2005 Việt Nam đã đạt mức 60%, tương đương với Thái Lan vào giữa thập niên 1980. Kết hợp với thống kê về tỉ lệ sản xuất công nghiệp trong GDP, có thể nói tiến trình công nghiệp hoá của Việt Nam đi chậm hơn Thái Lan độ 20 năm

Căn cứ trên thống kê năm 1993 hoặc 1994, các kinh tế gia thế giới  đã cho rằng Việt Nam đi chậm hơn Thái Lan độ 25 năm. “Suy yếu”, “tụt hậu”, “khoảng cách ngày càng xa so với các nước” là những nhận định được các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh. Điểm sơ sơ về số liệu kinh tế, các diễn giả đều khẳng định, nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 có khả năng không thực hiện được.
Ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thn nhìn nhận: “Trong khi phần lớn các nước trong khu vực đã lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng thì tại Việt Nam, sự phục hồi còn chậm. Xét về mặt tuyệt đối, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang ngày một cách xa”.http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/141614/-kinh-te-viet-nam-dang-tut-hau-ngay-cang-xa-.html
“Dư địa chính sách cho mô hình tăng trưởng hiện tại không còn nhiều. Những cảnh báo về một nền kinh tế chưa ẩn nhiều rủi ro và một triển vọng tăng trưởng không mấy tươi sáng đang có nguy cơ trở thành hiện thực”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quan ngại.
Đứng trước những điều kiện khắc nghiệt về Kinh Tế Thị Trường Toàn cầu mà các đỉnh cao trí tuệ  đã phải vất vã trong mấy thập niên qua - sau ngày cướp được miền Nam, một miền  nam trù phú về tài nguyên dầu hoả và lúa gạo....nhưng các đỉnh cao trí tuệ đã hoàn toàn bất lực trong khả năng phát triển nền kinh tế quốc dân, để mang phúc lợi về cho nhân dân VN. Vì thế các đỉnh cao trí tuệ của đảng đã tự thấy xấu hổ để bước xuống làm đỉnh thấp trí tuệ - khi Đảng chính thức treo giải thưởng 1 tỉ đồng cho người dân ( những đỉnh thấp trí tuệnào hiến kế đổi mới cơ chế , chính  sách tạo đông lực phát triển kinh tế. Đảng đã phải xát muối vào mặt và tự vạch áo cho nhân dân biết thế nào là cái "NGU" của mình trong suốt mấy mươi năm làm kinh tế thị trường với định hướng XHCN? Để rồi đất nước phải xău mặt với các nước quanh vùng và thế giới về một nền KT què quặt của CHXHCNVN.

ĐẢNG TREO GIẢI THƯỞNG

Tin TTO - Giải thưởng lớn đã được Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương đưa ra để mời gọi người dân tham gia hiến kế

Chiều 7-5, lễ bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI được tổ chức tại trụ sở Trung ương Đảng. Trong ảnh: quang cảnh bế mạc hội nghị - Ảnh: TTXVN


Ngày 13/5/2015, Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đã chính thức công bố cuộc vận động “Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước”.( Báo tuổi trẻ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150513/treo-giai-1-ti-dong-hien-ke-doi-moi-co-che-chinh-sach/746517.html)
Theo ông Bùi Văn Cường - Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, cuộc vận động này đã được sự đồng ý của Ban Bí thư nhằm phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của cán bộ, người lao động trong xã hội, góp ý tưởng đột phá, tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước.


Theo bản công bố của Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương, nội dung kêu gọi hiến kế rất rộng: đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô để tạo động lực mới phát triển nhanh, bền vững của đất nước hoặc của ngành, địa phương; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.


Bên cạnh đó là hiến kế đổi mới, hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường; các kế sách, chiến lược để tạo đột phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu lực, kỷ cương, tính công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế...


Đặc biệt, nội dung quan trọng nữa mà Đảng ủy khối đề nghị hiến kế là làm sao đổi mới cơ chế, tạo động lực phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước...


Người dân, người lao động cũng có thể đóng góp, hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách nội bộ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp; các giải pháp tài chính, kinh doanh nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp...Các tác giả có hiến kế có thể gửi trực tiếp về Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương, số 381- Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội.


Giải thưởng cho các tác giả hiến kế được công bố rất lớn: 1 Giải đặc biệt 1 tỉ đồng, cúp và bằng khen Đảng ủy khối.


Một Giải nhất 300 triệu đồng. Ba giải nhì, mỗi giải 100 triệu đồng. Năm giải ba với tiền thưởng 30 triệu và 40 giải khuyến khích với tiền thưởng 5 triệu đồng.


Kết quả hiến kế, Đảng ủy khối Doanh nghiệp trung ương khẳng định sẽ  tổng hợp để báo cáo Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, ban bí thư để bổ sung vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng như chỉ đạo nghiên cứu, ứng dụng, triển khai...

Xem ra, khi treo giải thưởng 1 tỉ đồng, các đỉnh cao trí ngu của đảng đã thật sự đầu hàng trong việc đem nền Kinh tế quốc dân theo đúng suy nghĩ và ước mong của đảng trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 mà đảng đã đề ra trước quốc dân:

Đó là: Các chỉ tiêu về kinh tế mà đảng đã hồ hởi phấn khởi công bố:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 5 năm 2011-2015 tăng bình quân từ 13-14%/năm. Trong đó: giá trị tăng thêm (GDP) của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 13%-14%; dịch vụ tăng từ 15%-16%; nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 3,5%-4%.
- GDP bình quân đầu người năm 2015 (theo giá hiện hành) khoảng 2.900-3.000 USD.
- Cơ cấu kinh tế năm 2015: ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 56-57%; ngành dịch vụ chiếm 38-39%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5-6%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 15-17%/năm.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2011-2015 khoảng 260.000- 270.000 tỷ đồng (chiếm bình quân 40-43% GDP/năm).
- Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm so với GDP đạt tỷ lệ 23-25%.
- Đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của tỉnh

Nhưng kết quả mong đôi của các đỉnh cao trí ngu đã tự kiểm điễm là.

Chấp bút cho báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế, GS-TS Trần Thọ Đạt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng nhận xét, nửa chặng đường đã qua đi nhưng khả năng thực hiện được các mục tiêu theo đúng kế hoạch là "rất mong manh". Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011- 2015 được kỳ vọng 6,5-7%, lạm phát ở 5-7%. Tuy nhiên, tính toán hiện nay cho thấy GDP giai đoạn này chỉ ước tăng 5,8%, lạm phát lên tới 9,2%."Việc nhiều chỉ tiêu kinh tế 5 năm dự kiến không đạt kế hoạch dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực". 
Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ nhận định. Điều này cũng được thể hiện qua nghiên cứu của nhóm chuyên gia kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân. (nguồn:http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nguy-co-vo-ke-hoach-kinh-te-5-nam-2884219.html)
Trước khả năng "vỡ kế hoạch kinh tế 5 năm", tiến sĩ Trần Thọ Đạt khuyến nghị nên điều chỉnh một số chỉ tiêu như giảm mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm từ mức 6,5 - 7% về còn 5,4%; mục tiêu lạm phát năm 2015 tăng từ 5-7% lên 7%... Bên cạnh đó, ông cho rằng cần điều chỉnh lại thời gian thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.

Củng nến biết  nội trong năm 2014 cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động, Và hơn 32.000 doanh nghiệp Việt phá sản trong 7 tháng đầu năm 2015 http://www.ngaynay.vn/Hon-32000-doanh-nghiep-Viet-pha-san-trong-7-thang-dau-nam-2015-p280050.html

Kinh tế VN  có phục hồi không bền vững!!

Báo cáo đề dẫn về tổng quan nền kinh tế tại Diễn đàn kinh tế mùa Xuân năm 2015 có chủ đề "Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động" tại TP Vinh, Nghệ An sáng nay, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, nền kinh tế Việt Nam tuy phục hồi, nhưng vẫn trong vùng đáy. Nguồn: http://tamnhin.net/tang-truong-kinh-te-tuy-phuc-hoi-nhung-van-trong-vung-day-cua-25-nam-qua.html

TÓM LẠI:

Vì sự bất tài, kém khả năng nhưng vẩn luôn cố bám lấy quyền lực, đảng cộng sản VN ngày nay đã trở thành những tên tội đồ nghiêm trọng của Việt tộc và đất nước VN . Thay vì nắm lấy cơ hội vào những ngày sau khi chiếm được miền nam, với một quốc sách thật tâm Hoà Giải, thì cộng đảng đã không bước vào đường cùng như ngày hôm nay. Sau 40 năm gây sóng gió và tạo nhiều hệ lụy trong thế cầm quyền độc tôn, độc đảng, đất nưóc ngày nay như một bức dư đồ đã rách nát. Đối nội thì là kẻ thù của nhân dân, đối ngoại là kẻ rất cô đơn trong cộng đồng thế giới tự do tiến bộ ngày hôm nay. Cô đơn đến mđộ phi quỳ dưới chân Mỹ để nhờ cứu độ.

  Ngày xưa: chửi Mỹ hơn người
Ngày nay: nịnh Mỹ hơn mười lần xưa

Ngày xưa: đánh Mỹ không chừa

Ngày nay: con cái lại lùa sang đây

Ngày xưa: Mỹ xấu, Ðảng hay
Ngày nay: Ðảng ngửa hai tay xin tiền !
(ca dao)

Cô đơn lại ngu, nên ngày nay đảng chỉ còn biết quay mặt lại với nhân dân để khẩn cầu sự giúp đở. Nhưng nhân dân củng cần nên nhớ một điều: " Đảng csVN vốn là những tên Mafia bản chất không phải là người LƯƠNG THIỆN, chỉ khi nào đảng đảng yếu hay nguy ngập thì mới cầu cứu đến dân, khi dân hiến kế đảng làm thành công Kinh tế, thì nên nhớ lại những cú đấm và những lưởi hái tử thần của đảng sẽ tiếp tục thăm viếng như ngày nào đảng oai phong trong hào quang của kẻ cướp đã thắng trận. Làm kinh tế phát triển là dịp để đảng trở mình và có cơ hội bõ túi làm giàu cho bản thân và gia đình. Đảng có khi nào mà biết thương yêu đất nước và Việt tộc?  


Việt kiều ngồi thải trên cầu
Đảng như bầy chó đứng chầu dưới sông
Ăn no Đảng nổi chứng ngông:
Bắt, giam, quản chế, siết gông dân lành
(ca dao)

Hơn 20 năm làm kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã đi  từ thất bại nầy đến thất bại khác, bây giờ đảng csVN mới thật sự biết mình quá "quá ngu", tuy vậy củng chưa thật sự từ bõ tham vọng tiếp tục bám lấy quyền lực để thực hiện chiến lược xích hoá VN vào với quỷ đạo của Trung Cộng, làm lợi cho tập đoàn bành trướng Bắc Kinh .

                   Khát Vọng Đoàn Tụ Của Đảng


Đã lâu lắm con mơ ngày đoàn tụ
Khát vọng này cháy bỏng ở trong tim
Kể từ khi ngọn cờ đỏ búa liềm
Đem con đến trong vòng tay của mẹ.

Mẹ nâng đở cưu mang con từ bé
Dắt dìu con trên từng bước vào đời
Giúp cho con giành được cái cơ ngơi
Hướng dẫn con về thiên đường vô sản.

Con vẫn mơ một ngày mai tươi sáng
Được sum vầy cùng với mẹ yêu thương
Ngôi sao con chống Mỹ thật ngoan cường
Thành tinh tú thứ năm quanh cờ mẹ.

Con vẫn mơ một nhà bao thế hệ
Cùng hát vang bài quốc tế đảng ca
Cùng cất lời ca ngợi nước non ta
Đệ nhất phú cường Trung Hoa vĩ đại.
Xin mẹ chứng minh tấm lòng thơ dại
Của đàn con Cộng Việt nước Văn Lang
Kính dâng lên mẹ phương Bắc huy hoàng
Niềm khát vọng miên man ngày đoàn tụ. 
(thơ Phan Huy)

Trước tình hình nguy cơ sụp đổ về KT, nên đảng csVN đã chịu nhục, treo giải thưởng 1 tỉ đồng, để thu lợi nhuận từ phía chất xám  trong hàng ngũ nhân dân. Một cách nói khác, là đảng csVN đã tự thú nhận là đã hoàn toàn bất lực về lãnh đạo lẩn làm kinh tế, qua đó nhân dân có thể đánh giá được khả năng của đảng cầm quyền. Những tên bất tài trong đảng csVN xin hãy tiến thêm bước nửa, khi thấy mình không có khả năng để đưa đất nước thoát Trung và Minh châu trời đông, xin hãy bước ra khỏi hệ thống cầm quyền hiện nay, nhường lại cho những người  hay các đảng đối lập khác, có đủ tài đức thật sự bước ra cầm quyền để đưa đất nước tiến lên bắt kịp với đà tiến của thế giới. 


Người cộng sản Việt Nam nên chọn con đường tốt nhất cho dân tộc, đó là tự giải thể, quay trở về với dân tộc, cùng dân tộc chống lại bọn xâm lược Tàu. Có dân là có tất cả, mất lòng dân là mất tất cả dù các đảng csVN có trong tay hàng triệu công an, côn đồ cũng không thoát chết khi cả nước cùng đứng dậy. Bài học của Roumania và Ceausescu vẩn còn ràng ràng ra đó. Người cảng sản  có giữ được sinh mạng, giữ được lòng yêu thương của dân hay không, đó là một quyết định của các ông trong giờ phút thiêng liêng đang chuẩn bị bước vào thời gian đổi thay của lịch sử.

Võ thị Linh 8/8/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét