ĐÀN CHÓ BIẾT ĐÁNH GIẶC XÂM LƯỢC BẮC PHƯƠNG CỦA NGUYỄN XÍ
Đất nước hôm nay đang đứng trước nạn xâm thực của Tàu Cộng, chúng gặm nhấm từ đất liền cho tới biển đảo cũa cha ông để lại cho con cháu Lạc Hồng. Một đất nước không còn toàn vẹn được lãnh thổ vì bởi một đám người đã và đang xát muối vảo mặt tiền nhân, đám người nầy còn thua 100 con chó từng đánh giặc xâm lược Bắc Phương của một danh tướng thời Lê Lợi, đó là tướng Nguyễn Xí. Dưới trướng của ông, ngoài các nghĩa quân do ông thống lãnh, còn có một đàn chó 100 con được huấn luyện thành những chiến sĩ 4 (quân khuyển) chân tham gia trận mạc bên cạnh nghĩa quân lam Sơn. Đàn chó này đã tham dự nhiều trận đánh giặc xâm lược nhà Minh rất ngoạn mục và lập rất nhiều công trận hiển hách trong suốt 10 năm kháng chiến của Lê Lợi. Người viết sẽ giới thiệu tiếp về đàn chó có một không hay này được ghi nhận trong Việt sử với bạn đọc ở các phần kế tiếp.
TẢN MẠN VỀ CHÓ
TẢN MẠN VỀ CHÓ
Chó và người là hai thế giới riêng biệt. Không phải do bàn tay thượng đế sắp xếp vì chó nguyên thủy là chó rừng hoang, chó sói, chó thiên nhiên nhưng bị con người bắt lũ chó vào thế giới của mình. Chó là con vật không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, tinh thần của mọi người. Tìm trong thơ văn VN, người đọc có thể tìm thấy rất nhiều bài thơ nói về loại động vật này.
Hôm qua anh đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Vợ con chẳng nói một điều,
Chỉ con chó Mực vẫy liều cái đuôi.
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Vợ con chẳng nói một điều,
Chỉ con chó Mực vẫy liều cái đuôi.
(st)
Tuy có 4 câu, phảng phất ý thơ của Nguyễn Bính đã rất nhẹ nhàng phát hoạ được hình ảnh một gia đình với người chồng, cha phong lưu. Trong một lần đi xa về, vợ con hờ hửng không ngó ngàng thân mật với sự có mặt của ông chồng này trong nhà, chỉ có con cún là biết (liều) vẩy đuôi mừng. Rất thâm thuý trong lối ví von bằng thơ nầy của các thi sĩ.
Tuy có 4 câu, phảng phất ý thơ của Nguyễn Bính đã rất nhẹ nhàng phát hoạ được hình ảnh một gia đình với người chồng, cha phong lưu. Trong một lần đi xa về, vợ con hờ hửng không ngó ngàng thân mật với sự có mặt của ông chồng này trong nhà, chỉ có con cún là biết (liều) vẩy đuôi mừng. Rất thâm thuý trong lối ví von bằng thơ nầy của các thi sĩ.
Tục ngữ, Ca dao Tiếng Việt về Chó!
Thân phận những chú chó thăng trầm theo dòng lịch sử tình cãm của con người. Từ xa xưa, nuôi chó chỉ để giữ nhà và hồi kết bị hành quyết cho những cuộc nhậu nhẹt chẳng khác gì những con gia súc khác như: gà , lợn ...
Con gà cục tác là chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
Con chó khóc đứng, khóc ngồi:
"Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng!"
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
Con chó khóc đứng, khóc ngồi:
"Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng!"
Mặc dù ai ai cũng biết :
" Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo"
Sự trung thành không thể phủ nhận và ngày nay những nhận xét về vật nuôi thì " chó là người bạn tốt nhất của con người". Câu châm ngôn Hán Việt đã đi sâu vào tâm thức của chúng ta:
"Khuyển Mã tri tình"
Con người còn có thể " miệng Nam mô ngậm bồ dao găm", phản trắc, nham hiểm... nhưng điều này dường như không xảy ra ở chó với chủ của mình.
Người hơn chó một triệu thứ nhưng thua chó ở chỗ chân thật. Chó muốn sao thì làm vậy. Vì chó quá chân thật, nên bị người gọi là chó má. Chửi nhau thì kêu là chó đẻ. Đến khi dân nhậu buòn miệng thì đánh làm mồi nhậu...
CON CHÓ CHẾT QUA NGÒI BÚT CỦA THI SĨ
Nền văn học nước ta cũng có ghi nhận lắm chuyện... "chó chết". Tục truyền rằng Cụ Phan Sào Nam ( Phan Bội Châu) từng bị thực dân Pháp và triều đình Huế giam lỏng ở núi Ngự sông Hương và bao vây bí mật xung quanh Cụ bằng một hàng rào những tay sai mật thám. Tuy thế bạo lực của chúng chỉ giam được cái thân xác của Cụ chứ đâu giam được cái tinh thần yêu nước Cụ.
Cụ sống những ngày còn lại hiu quạnh bên hai con chó được đặt tên là Vá và Ky. Chắc chắn là cả hai con chó này đều rất trung thành với chủ. Khi chó chết Cụ đề thơ thương tiếc chó:
Nhân trí cẩu: Ky Chi Trung".
Cụ Phan tán dương những cái hay của chó, mỉa mai những kẻ "mặt người mà lòng thú". Cụ quả là một người yêu nước nên mới có những hàng chữ trên tấm bia như vậy. Khi chó chết Cụ không những cẩn thận đem chôn chó vào một nghĩa trang riêng mà còn dựng cho chó một tấm bia để kỷ niệm công đức. Bài bia ấy như sau:
Kẻ có đức trí, hơi kém về phần nhân.
Vừa trí vừa nhân, thực là ít thấy.
Ai ngờ con Ky này,
Lại đủ hai đức ấy.
Chung nhau thờ một chủ, thời xem nhau là anh em,
chẳng bao giờ như mèo với chó, thực là nhân đó.
Thấy không phải chủ, thời xem bằng cừu thù,
chẳng bao giờ vì miếng ngon dẫn dụ, thực là trí đó.
Trí vừa nhân, nhân vừa trí, trông giống sức mà người e,
đều mày mới thấy.
Sao mày vội chết?
Hỡi trời hỡi trời!
Lòng ta đau đớn,
Phải tạc mấy lời.
Đau đớn quá, đau đớn quá!
Kìa những hạng muông người!
Vì có dũng nên liều chết phấn đấu,
Vì có nghĩa nên trung thành với chủ.
Nói thì dễ, làm thực khó,
Người còn vậy, huống chi chó!
Ôi!
Con Vá, mày đủ hai đức đó,
Há như ai kia,
Mặt người lòng thú,
Nghĩ thế mà đau!
Dựng bia mộ chó".
Một thi sĩ khác của Việt tộc là Nguyễn Du cũng từng nổi hứng làm thơ thương tiếc chó. Chúng ta hãy nghe bài "Điệu khuyển" của Nguyễn Du:
Liệt nữ vô thiện chung.
Phàm sinh phụ kỳ khí,
Thiên địa phi sở dung.
Niệm nhĩ thuộc thổ súc,
Dữ nhân mao cốt đồng.
Tham tiến bất tri chỉ,
Vẫn thân hàn sơn trung.
Vẫn thân vật thán uyển,
Sổ thí vô toàn công".
Nếu dịch qua thơ lục bát ta có bài... "thơ chó" sau:
"Ngựa hay há chết già sao,
Những trang liệt nữ chết nào giống ai.
Người sinh ra ở cõi đời
Khác thường khí phách, đất trời khó tha.
Mi cùng súc vật trong nhà,
So thịt xương với lông da một phường.
Mi ham tiến, chẳng chịu dừng,
Bỏ mình núi lạnh cũng đừng thở than,
Mi từng liều lĩnh tấm thân
Thảy đều thất bại bao lần đấy thôi!"
Người ta còn kể chuyện về nhà thơ Nguyễn Vỹ trong thời gian làm báo Tiếng Dân, La Patrie Annamite, Hà Nội Báo, Le Cygne, Bạch Nga v.v... đã mượn những trang báo để chống lại thực dân nên năm 1930 ông bị 6 tháng tù tại ngục Trà Khê (Phú Yên). Thương cho thân mình, cho cả đồng bào trong ách nô lệ bị thực dân coi rẻ hơn chó, ông đã viết tại ngục tù bài thơ "Trăng, chó và tự do".https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%E1%BB%B9
Trăng với chó tự do ngoài sân ngục...
Tôi bị giam sau bốn bức tường cao
Ôi tự do mình quý biết nhường bao..."
Dấu vết đầu tiên của loài chó nuôi trong nhà được tìm thấy khoảng 31.700 năm về trước. “Sự khác biệt đáng kể nhất giữa giống chó cổ xưa và hiện đại là kích thước của hàm răng”, nhà cổ sinh vật học Mietje Germonpre nói. Theo những gì tìm thấy, giống chó cổ xưa có hàm răng kích thước rất lớn. http://khoahoc.tv/khampha/the-gioi-dong-vat/47408_cac-giong-cho-dau-tien-xuat-hien-tren-trai-dat.aspx
Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15.000 năm vào cuối Kỷ băng hà. Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơi.
Chó chữ Nôm viết là 㹥.Trong các từ ghép Hán Việt chó được gọi là "cẩu" (chữ Hán: 狗) hoặc "khuyển" (犬). Con chó con được gọi là "cún". Vì chó trông giống con cầy nên chó còn được gọi là "cầy"(nguồn Wiki.)
Khi sống trên mảnh đất CHXHCNVN đôi khi con chó phải khóc thầm cho thân phận: ví nó bị ví như một loài súc vật 2 chân được nuôi trong trong Bắc Bộ Phủ, ngu xuẩn nhất thế giới, chuyên cõng rắn căn gà nhà. Điều đó ít nhiều đã làm buồn lòng những con cún nổi tiếng trên thế giới.
NHỮNG CON CHÓ KHÔN NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI
Nếu Nhật có con chó 10 năm kiên nhẩn để đợi chủ về một cách vô vọng, rồi nằm chết bên cạnh nhà ga Shibuya. Chú Hachiko chết ngày 8/3/1935, đã làm rơi lệ nhân dân Nhật. Câu chuyện về chú chó Hachiko là một chuyện có thật được dân Nhật tôn vinh trọng thể trong lễ an táng và được tạc tượng và dựng trước nhà ga mà chú chó nầy đã nằm chết. Hachiko từ đó trở nên nổi tiếng và được coi là một “báu vật quốc gia” của Nhật Bản, và người dân xứ sở hoa anh đào ca ngợi chú chó này như một biểu tượng của lòng trung thành đối với gia đình và tổ quốc.
Khi Hachiko qua đời vào năm 1935, tin tức về cái chết của chú được lan truyền trên khắp cả nước. Và tới tận 60 năm sau, hàng triệu người Nhật vẫn xếp hàng để được nghe một đoạn băng ghi lại tiếng sủa của chú chó “báu vật quốc gia” này.
Chú chó Hachiko đang đứng đợi chủ về ở nhà ga Shibuya
Lễ tiễn biệt Hachiko trước ga Shibuya
Rồi đến chú chó Laica của Nga, “phi hành khuyển” là sinh vật đầu tiên của trái đất đã đi vào qủi đạo của trái đất, tạo một lịch sử mới cho các chương trình về về không gian sau này của Nga. Sau 163 ngày bay liên tục 2.570 vòng quanh quỹ đạo trái đất, ngày 14/4/1958, Sputnik-2 mang theo xác Laika ( chú Laika đã chết 4 ngày sau khi được phóng lên qủi đạo) đã rực cháy trên đường trở về trái đất.
Nước Anh có chú chó Bobby ở vùng Edinburgh đã túc trực bên mộ người chủ quá cố của mình trong suốt 14 năm trời cho đến khi chú chó này cũng qua đời vào năm 1872.
Tượng đài của Greyfriars Bobby được dựng lên ở Edinburgh, Anh
Chú chó Bobby được đặt tên đầy đủ là “Greyfriars Bobby”, theo tên của nghĩa trang Greyfriars Kirk, nơi chú đã túc trực suốt 14 năm trời để canh chừng ngôi mộ của chủ. Câu chuyện đầy cảm động của Bobby đã được lan truyền khắp vùng Edinburgh, và khi chú chó trung thành này qua đời, chú đã trở thành một nhân vật nổi tiếng đối với người dân địa phương.
Người dân vùng Edinburgh đã dựng một bức tượng của Bobby ngay tại nơi chú chó đã đứng canh gác mộ chủ nhân cách đây hơn 130 năm.
Con người nuôi chó đễ giử nhà, Bắc Kinh nuôi chó Ba Đình để làm thái thú. Ngược dòng lịch sữ Việt tộc đã từng vinh danh 100 con chó đánh giặc Tàu xâm lược (nhà Minh) của tướng quân Nguyễn Xí. Giống chó của Danh Tướng Nguyễn Xí lập rất nhiều chiến công trong suốt 10 năm kháng chiến của Lê Lợi. Trước khi đi vào bầy chó của Nguyễn Xí , chúng ta củng cón nói sơ lược về bầy chó ngu nhất thế giới đó là loại đám chó Ba Đình, chỉ biết cắn, sủa và tru tréo người yêu nước để bảo vệ đảng, giử an ninh trong tình hữu nghị với thiên triều, đám chó đó là giống chó vàng CAND do đám đầu lĩnh Ba Đình nuôi.
BẦY CHÓ NGU - BA ĐÌNH
Đàn chó huà trong QH/CHXHCNVN
Đó là bầy chó 16 con trong Bắc Bộ Phủ
500 con trong quốc hội CHXHCNVN.
Còn lại một số khác lãnh đạo Bộ Công An, BQP, Cảnh Sát Biển, Tổng Cục II..
Giống chó nầy có đặc tính là rất dị ứng với hai chử "Ái Quốc"
Một bản chất của loài chó nầy thích cỏng rắn và cắn gà nhà
Bầy chó nầy sinh sản trên 3 triệu con sống rải rác khắp nơi ở VN
Chúng được Bắc Kinh đeo cho lắc vàng 16 carat (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai)
Mổi khi Tạp Cạp Quần ( Tập Cận Bình) đánh rấm
Bầy chó Ba đình im thin thít, nín sủa, ngoắc đưôi đợi để hít...
Hít xong chúng chạy khắp nơi để sủa dân oan, sủa người yêu nước...
Chúng sủa thâu đêm suốt sáng, ai nói xấu dù là trên FB củng bị chúng phạt tiền ..tù
Đây là bầy chó tục và hèn nhất thế giới
Loại chó này mang đặc tính phản chủ (nhân dân) duy nhất trên thế giới
Dân khinh, thế giới tự do ruồng bõ, không ai ngó ngàng
Đó là giống chó lai căng từ Bắc Kinh và chó ta.
Chúng được nuôi trong Bắc Bộ Phủ và lăng cẩu tặc.
Chúng dâng đất, biển, đảo của tổ tiên cho kẻ thù phương bắc
Khi Chệt Tàu+ đem giàn khoan vào bờ biểnVN
Chúng lăng xăng điều động cảnh sát biển ra đánh cá mời chệt ăn
Mời ăn xong chúng khoe là đạt thành tích...
là đã ngăn chận được lũ giặc xâm phạm bờ biển VN(?)
Dân yêu nước biểu tình chúng sủa, chúng cắn cho đến khi te tua..
Cắn dân yêu nước dưới đường đi phản đối quân xâm lược
Xong chúng ùa lên FB, Blog.. và các mạng xã hôi sủa tiếp
Chúng xát muối vào các tượng Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Thái Học..
Tranh bầy chó Ba Đình (ảnh DLB)
Đàn chó Ba Đình là thứ chó ngu xuẩn nhất thế giới, thuộc GEN khôn nhà dại chợ .
Từ trong đảng sinh ra loài lang sói
Ăn đô la và chỉ thích bạc vàng
Tụ vào nhau thành một lũ bầy đàn
Dân chúng gọi đảng đoàn Tư bản Đỏ.
Tư bản đỏ mặt người nhưng lòng chó
Ngoài hung tàn, ngu dốt với vong ân
Còn gian tham như vua chúa bạo Tần
Của tư bản ở thời kỳ man rợ.
Quê hương hôm nay bầy hầy nham nhở
Quỉ đỏ uy quyền chễm chệ cung vương
Chó sói lộng hành nghênh ngang phủ chúa
Nhân quyền, dân chủ, ôi chuyện hoang đường!
(Tích Tiếng Than Thời Hồ Mạt-Thơ Phan Huy)
Đàn Chó Khôn biết đánh giặc Tàu của Nguyễn Xí
Nguyễn Xí là một danh tướng trong hàng ngũ nghiã quân Lam Sơn, ông là con nuôi của Lê Lợi từ lúc 10 tuổi, tư chất thông minh và có tài thuần chó để tham gia trận mạc cùng ông, là một loại quân khuyển ngày nay, những chiến sĩ 4 chân dũng mãnh trên chiến trường.
Theo “Đại Việt thông sử”, Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình làm nghề buôn bán muối nhưng rất nghèo khổ. Năm 1405, thân phụ ông là Nguyễn Hội qua đời, ông được người anh ruột là Nguyễn Biện đưa ra Lam Sơn và được Lê Lợi nuôi trong nhà như con.
Clip Cho 120 con chó ăn ở Pháp, mang tính minh hoạ
cho đàn chó 100 con của danh tướng Nguyễn Xí
Việc anh em Nguyễn Biện và Nguyễn Xí tìm đến Lam Sơn với Lê Lợi có nguyên do từ mối quan hệ trước đó của Lê Lợi với thân phụ của hai ông. Khi đến với Lê Lợi, Nguyễn Xí chưa đầy mười tuổi nhưng đã tỏ rõ là người có tài nên được Lê Lợi hết lòng yêu quý. Sách trên chép tiếp rằng: Lê Lợi sai Nguyễn Xí nuôi một đàn chó săn gồm hơn một trăm con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn ông đều dùng chuông làm hiệu. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp. Lê Lợi rất quý ông, cho là ông có tài làm đại tướng, nên sai ông nắm quyền cai quản đội quân Thiết Đột thứ nhất. Như vậy là, vào năm chưa đầy 20 tuổi, Nguyễn Xí đã được trao quyền tướng quân. Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, vị tướng trẻ Nguyễn Xí lúc này 21 tuổi, có vinh dự được hầu cận Lê Lợi. Ông từng trải những năm tháng gian nan đầu tiên ở vùng rừng núi phía tây Thanh Hóa, có công lớn trong việc phò tá Lê Lợi vượt qua những thử thách hiểm nghèo ở nhiều nơi.
Tương truyền cha ông là Nguyễn Hội “bị một con cọp đã thành tinh cắp đi vùi xác ở một huyệt đất tốt tại xứ Đồng Lam. Cọp còn cắm cây xung quanh mộ. Hôm sau, người nhà đến tìm được và đem về chôn nơi khác. Nhưng rồi đến đêm hôm sau nữa con cọp lại tới gầm thét vang khắp núi non, bới tung lên, vất bỏ quan tài, đem xác đến vùi lại chỗ cũ. Bấy giờ người nhà mới biết là trời ban cho huyệt tốt” (Đại Việt thông sử).
Năm Mậu Tuất (1418) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính thức được phát động, lúc này Nguyễn Xí mới 21 tuổi đã được trao quyền tướng quân hầu cận bên Bình Định Vương Lê Lợi. Ông đã trải qua những ngày tháng khó khăn, gian nan trong những năm đầu khởi nghĩa ở vùng rừng núi Tây Thanh Hoá, Linh Sơn, Khôi Huyện… Trong bước đường chiến chinh đó, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành một đội quân đặc biệt, do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng tiếng nhạc nên từ ăn, ngủ, tấn công chúng đều theo hiệu lệnh phát ra. Những lúc bị vây hãm tuyệt lương thì đàn chó được lệnh đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn cho nghĩa quân. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào cắn xé làm quân giặc rất hoảng sợ; tên tướng Minh là Mã Kỳ mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của ông lại kinh hãi.
MƯU ĐOẠT LẤY TÊN GIẶC BẰNG CHÓ CỦA NGUYỄN XÍ
Nếu truyện Tàu có Khổng Minh, là một người tài trí có nhiều mưu kế hay khi lâm trận đánh địch, thì mưu đoạt tên của Nguyễn Xí cũng không thua kém gì so với Khổng Minh thời Tam Quốc.
Có lần Nguyễn Xí cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc lạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như tiếng đoàn kỵ mã. Đến đêm ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ỹ, lại xua chó chạy quanh trại. Quân Minh nghe tiếng lạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo rất hốt hoảng tưởng bên ta đến cướp trại nhưng không rõ binh lực thế nào nên không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ bắn ra như mưa, một chốc Nguyễn Xí lại cho dừng, bọn giặc thấy yên thì ngừng bắn, ông lại thả chó ra, trống lại đánh, quân lại reo, giặc lại bắn ra. Đến gần sáng, sau khi thu nhặt được hàng vạn mũi tên quân ta rút đi, còn bọn giặc cả đêm hoảng loạn, mất ngủ lại tổn thất rất nhiều tên. Nghĩa quân Lam Sơn và dân chúng hết lời ca ngợi Nguyễn Xí
Nguời viết xin được giới thiệu tiếp về 1 con chó Ngao thời Hậu Lê và đàn chó ma trận của tướng quân Nguyễn Xí ( thời Lê Lợi ).
Lê Lợi lúc chưa khởi binh là 1 thổ hào giàu có ở đất Thanh Hóa. ông lập ra cả 1 phường săn to lớn nhất vùng với đàn chó lên đến cả trăm con, và hoạt động của phường săn chỉ là 1 cái cớ để Lê Lợi tập hợp binh mã.
Khi đó, Nguyễn Xí chỉ mới có 15 tuổi, ông được Lê Lợi cho quản lý đàn chó săn to lớn thay cho người quản lý cũ tử nạn trong 1 chuyến đi săn Hổ. Ngay sau đó, người ta thấy có 1 sự thay đổi to lớn trong đàn chó săn của Nguyễn Xí. Ông chia đàn chó ra thành 5 tháp với những công việc khác nhau nhưng có sự phối hợp vời nhau trong 1 cuộc săn, ông cũng đã sáng chế ra cách dùng còi để thay cho mệnh lệnh và quan trọng nhất ông đã tìm được 1 con chó săn đầu đàn mới để thống lĩnh bầy chó săn khổng lồ nêu trên.
Đa phần nguồn gốc bầy chó săn của Lê Lợi đều là chó của người dân tộc Thổ sống ở vùng núi Nghệ An - Thanh Hóa ngày nay. Chúng rât dữ vì cơ bản là giống chó được tuyển lựa để đi săn. Và làm sao để có được 1 con đầu đàn lâu dài khi đàn chó liên tục có sự thay đổi ở vị trí đầu đàn ?
Tương truyền - trong 1 đêm giá rét cuối năm, Nguyễn Xí nằm mộng thấy có 1 con chó mực chạy đến phủ phục bên mình và sủa lên 3 tiếng vang dội. Sáng hôm sau, có 1 người đàn ông dân tộc Thổ đem đến bán cho ông 1 con chó con màu đen tuyền có 1 chấm trắng giửa đỉnh đầu. Đây là con chó duy nhất mà chó mẹ sinh ra ( một điều rất hiếm ). Nghĩ lại giấc mộng trong đêm, Nguyễn Xí mua và đặt tên cho nó là Mực. Ông đã biến nó thành 1 con chó đầu đàn dũng mãnh trong suốt cuộc chiến hơn 10 năm cho đến ngày thắng lợi.
Mực ( được dân gian truyền tụng là Mực tam tinh ) là 1 con chó cao lớn lạ thường, có cặp mắt sáng quắc và hung dữ nhất bầy. Nó có thể đơn độc rượt đuổi 1 con báo chạy dài trong đêm, cũng như không uy sợ trước tiếng gầm của Chúa tể rừng xanh. Cùng với các con chó khác,
Mực tam tinh đã tạo nên 1 huyền thoại về đội quân Ưng Khuyển nổi tiếng cả trong thời bình lẫn thời chiến, có vô số những lời đồn về đội quân khuyển này đến nỗi sử sách cũng phải viết để vinh danh chúng
Khi bị vây trên núi Chí Linh, đàn chó của Nguyễn Xí có 2 nhiệm vụ: ban ngày chúng đi săn để cải thiện lương thực cho nghĩa quân khi bị vây chặt, và núi rừng Chí Linh thời ấy có nhiều thú để chúng trổ tài của mình. Ban đêm chúng làm 1 nhiệm vụ mà từ trước tới giờ chỉ có....Khổng Minh đã từng làm, đó là đi thu thập....mũi tên của giặc.
Chắc các bạn còn nhớ kế của Khổng Minh là dùng thuyền chất đầy rơm, bên trong khoang thuyền có các hình nhân giả làm lính, đêm đến Khổng Minh cho chèo thuyền ấy đi ngang qua các thuyền của giặc, quân địch tưởng là có đánh úp liền bắn tên sang. Sau trận mưa tên, Khổng Minh cho chèo thuyền về và nhặt lấy tên của giặc để bắn lại giặc. Đó là tích xưa, còn chuyện ở núi Chí Linh thì.....
Vao những đêm tối trời, bọn giặc thường trông thấy những bóng dáng khả nghi, chúng rất đông, sột soạt chỗ này, lay động chỗ kia. Có vẻ như là sắp có 1 cuộc đột kích để phá vòng vây. Thế là báo động nổi lên, hàng vạn mũi tên bay ra tứ phía, liên tục, liên tục. Sau trận mưa tên ấy, tình hình lại trở nên im lăng như chưa có gì xảy ra. Bọn giặc hý hửng vì đã chặn đứng 1 cuộc đột phá, nhưng chúng cũng không dám bò ra để xem tình hình vì sợ bị đánh úp. Chúng có ngờ đâu chúng đã gặp phải đội quân ưng Khuyển của Nguyễn Xí.
Ông đã sử dụng 1 loại còi hơi không phát ra tiếng động để làm hiệu lệnh cho đàn chó của mình, chỉ có chó mới nghe thấy, còn con người thi không nghe gì cả ( đoạn này không biết là sử sách có nói quá không, chứ nghe có vẻ lạ quá ). Ông trang bị cho đàn chó bộ áo giáp chống tên, rồi đêm đêm xua chúng làm lay động các khóm cây, bờ cỏ. Sau khi xong chuyện, các nghĩa quân và các chú chó âm thầm đi nhặt hàng vạn mũi tên của giặc để chống lại giặc, chẳng phải phí sức vót tên làm gì cho mệt. Ông cũng huấn luyện một số con chó để làm nhiệm vụ trinh sát và phát hiện các toán lính đột kích của quân giặc. Chính vì khả năng và mưu trí này mà khi chỉ mới 20 tuổi. Nguyễn Xí đã là tướng chỉ huy đội Thiết Đột thứ nhất ( giống như biệt kích thời bây giờ ).
Về Mực tam tinh thì nó có 2 chiến công được lưu lại theo dạng sử truyền : Chiến công lớn nhất trong 1 cuộc săn là nó đã dũng cảm cắn đứt cả cổ họng của 1 con hổ mới trưởng thành và tấm da hổ này đã được Lê Lợi trải trong trướng của mình. Chiến công thứ hai là Mực Tam tinh đã phát hiện và vây bắt được đội thám tử của tướng Vương Thông, nhờ thế mà Nguyễn Xí biết được kế hoạch của giặc để phục binh tại Chúc Động, trận này quân ta giết hơn 50.000 quân giặc, khiến cho Vương Thông phải tháo chạy về thành Đông Quan và sau đó phải xin giảng hỏa để kiếm đường trở về nước, kết thúc cuộc khánh chiến chống quân Minh trường kỳ kháng chiến.
Danh tướng Nguyễn Xí là công thần của 4 đời vua - ông đã phụng sự 4 triều đại vua Lê: Thái Tổ (1428-1433), Thái Tông (1434-1442), Nhân Tông (1443-1459), Thánh Tông (1460-1497). Vua Lê Thánh Tông từng có bài chế ca ngợi ông: “Than ôi, dẹp nạn bên trong, lập lại ngôi vua, hết lòng với quốc gia. Người thực là bề tôi trung ái của ta, không cần phải nói nhiều lời”. Năm 1428, Ông được phong chức Long hổ tướng quân Suy trung bảo chính công thần. Trải nhiều thăng trầm, cuối đời, năm 1463 ông được phong chức Thái uý. Năm 1465, Nguyễn Xí qua đời, thọ 69 tuổi, được truy tặng làm Thái sư
Ngày nay, ở tại Thanh Hóa trong 1 ngôi chùa nhò có bức tượng 1 viên tướng mặc áo giáp lẫm liệt nhưng trên vai chỉ vác có 1 chiếc cung tên, tay kia thì cầm 1 chiếc tù và, phía dưới chân ông là 1 con chó to lớn nằm phủ phục thì đó chính là Nguyễn Xí và con Mực tam tinh huyền thoại. Khi Cương Quốc Công Nguyễn Xí qua đời, người ta đã lập đền thờ Nguyễn Xí tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Đền thờ Nguyễn Xí ở Nghệ An
"Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang“
Ý nghĩa câu nói "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang“, là dựa trên những đúc kết qua các giai đoạn thuần hóa, nuôi dưỡng hai con vật này và sự tích cẩu Nhi biểu đạt sự thịnh vượng cho một triều đại mới. Năm Lý Công Uẩn sinh ra năm Giáp Tuất (974), ở quê ông có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông vàng thành hình chữ “Vương” trên lưng điềm báo năm Tuất sinh người làm Vua và Lý Công Uẩn sau này ngôi rồng
Những giai thoại về chó, từ rất xa xưa, đã có rất nhiều câu chuyện về sự gắn bó giữa con người và con chó như huyền thoại về chó thần sau cuộc đại hồng thủy, người lấy chó hay truyền thuyết ở Bản hồ của người Dao là chó ngũ sắc lấy công chúa… Trong văn hóa người Việt, chó là biểu tượng của lòng trung thành, sự giúp đỡ và canh giữ đất đai, nhà cửa… Chó đá được đặt tại cổng đình chùa, đền miếu, cổng làng, cổng nhà… để cảnh báo kẻ gian, ngăn trừ tà ma…uan niệm dân gian, một sáng tạo của nhân dân bắt nguồn từ những câu chuyện về con chó liên quan đến cả một triều đại của Lý Công Uẩn – Vua Lý Thái Tổ. Từ chuyện năm Lý Công Uẩn sinh ra năm Giáp Tuất (974), ở quê ông có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông vàng thành hình chữ “Vương” trên lưng điềm báo năm Tuất sinh người làm Vua và Lý Công Uẩn sau này ngôi rồng…
QUÂN KHUYỂN VNCH
Nơi nuôi và huấn luyên đặt tại Cát Lái và Gò Vấp (Gia Định), mà ngừơi dân thường goi là Ngã ba Chuồng Chó, đó lả Trung tâm Huấn Luyện và Bổ Sung Quân Khuyển của Quân Lực VNCH xưa.
VÕ THỊ LINH 23/11/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét