Powered By Blogger
TÌM HIỂU VỀ ĐỐI LẬP TRONG QUỐC HỘI

Trong nhiều ngày gần đây, trên mạng XH (FB) chúng ta thấy có một vài nhân vật tự đứng ra ứng cử vào cuốc hội nước CHXHCNVN. Việc bầu cử QH này  sẻ được bộ máy tà quyền cộng sản tổ chức vào ngày 22/5/2016 tới đây.  Nhận thấy đây là vấn đề cần thiết để tìm hiểu, nên người trẻ chúng tôi cố gắng tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên mạng,  để biết thêm ý nghĩa việc làm trên của các nhân vật sắp ra ứng cử QH tới đây tại VN. 
Quốc Hội là một cơ quan chính trị của Quốc Gia, biệt lập và độc lập đối với Hành Pháp. Trong một nước dân chủ thực sự, luật pháp muốn có hiệu lực và công bằng phải được Cơ Quan “ chuẩn y hay bác bỏ ” tách rời khỏi Hành Pháp quyết định, để giữ mức thăng bằng và giới hạn quyền lực của Hành Pháp đối với dân chúng. Tại các nước có nền dân chủ tiến bô lâu đời, trong quốc hội thường có phe đối lập và các phe này thường là các chính đảng không nắm đa số trong Quốc hội ( phe đa số là chính đảng hoặc liện hiệp để cầm quyền).
THẾ NÀO LÀ ĐỐI LẬP?
Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự
Theo cố giáo sư Nguyễn Văn Bông, thạc sĩ công pháp quốc tế đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp tại Pháp, bị việt cộng giết vào lúc 12 giờ trưa ngày 10 tháng 11 năm 1971, khi đang giữ chức Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính của VNCH. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-jackie-bong-05052011072629.html
Đối lập có ba đặc điểm: Một sự bất đồng về chánh trị, có tánh cách tập thể và có tính cách hợp pháp.
1. Trước nhất, đối lập phải là một sự bất đồng về chánh trị. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào những kẻ chống đối có thể tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra, đưa những vấn đề ấy lên một mực độ đại cương và phán đoán theo một tiêu chuẩn chính trị. Có thể có một số đông người dân chận đường chận xá để phản đối một chính sách của chính phủ, có thể có một số đông sinh viên, một đoàn thể văn hóa hay tôn giáo biểu tình đòi hỏi những cái gì. Đành rằng những sự kiện ấy có thể có hậu quả chính trị, nhưng đó không phải là đối lập. Đó chỉ là một sự khước từ, kháng cự hay phản đối. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự khước từ ấy, sự kháng cự ấy, sự phản đối ấy được chính trị hóa.
Giáo sư Nguyễn Văn Bông, thạc sĩ công pháp quốc tế. RFA file
Cố Giáo sư Nguyễn văn Bông, thạc sĩ công pháp quốc tế,
tốt nghiệp tại Pháp

2. Là một sự bất đồng về chính kiến. Đối lập phải có tính cách tập thể. Trong bất cứ lúc nào, luôn luôn có những người bất đồng chính kiến với chính quyền. Có thể có một thiểu số đông anh em, thỉnh thoảng họp nhau, rồi trong lúc trà dư tửu hậu, bàn quốc sự, có một thái độ chống đối đường lối, chủ trương của chính phủ. Đó là những kẻ chống đối, những cá nhân đối lập. Và những kẻ chống đối ấy có thể có trong chính thể Độc Tài, Cộng Sản. Đó không phải là đối lập.
Đối lập chỉ có khi nào sự bất đồng chính kiến ấy có tính cách tập thể, khi nào nó là kết quả biểu hiện một sự hành động có tổ chức của những kẻ chống đối. Nói đến sự hành động có tổ chức là nghĩ ngay đến chính đảng. Chỉ có đối lập khi nào có một chính đảng đối lập.
3. Là một sự bất đồng về chính kiến có tính cách tập thể, đối lập phải hợp pháp nữa. Có thể vì một lý do gì mà một đoàn thể phải dùng võ lực chống lại chính quyền. Có thể vì một lý do gì mà một chính đảng phải hoạt động âm thầm trong bóng tối. Những hành động ấy, đành rằng nó có tính cách tập thể và kết quả của một sự bất đồng chính kiến, không được xem là đối lập.
Những hành động ấy chỉ được xem là những cuộc âm mưu phiến loạn hay kháng chiến, nó không còn là đối lập nữa. Và đối lập chỉ hoạt động trong vòng pháp luật, tới nay hiến pháp 2013 vẩn chưa có điều khoản nào cho phép đối lập hoạt động.

Quốc Hội ( Parliament ) là gì ?
Quốc Hội là một cơ chế dân cử. Tiếng nói của Quốc Hội là tiếng nói của dân chúng, phát biểu nguyện vọng của dân chúng. Quyết định của Quốc Hội là những quyết định nhân danh và thể hiện ý muốn của dân.
Quốc Hội cũng có nhiệm vụ nói lên đường hướng chính trị , hướng đi của Quốc Gia nhằm mưu ích cho toàn dân. Do đó những quyết định luật pháp của Quốc Hội phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu chung của quốc Gia. Với vị trí vừa kể, Quốc Hội khó mà giữ được vị trí phân hai giữa dân và Chính Quyền. Đối với nhiều quyết định, Quốc Hội đã nhiều lần mặc nhiên trở thành cơ cấu nội tại của Chính Quyền. Quốc Hội đầu tiên của Anh Quốc và những quốc Hội kế tiếp đối thoại, tranh cãi với Chính quyền để bảo vệ dân. Quốc Hội của nhiếu quốc Gia hiện đại là cơ quan quyền lực của Chính quyền, là bình phong cho tư cách hợp pháp các hành động của Chính Quyền.
Trong một Quốc Gia dân chủ, Quốc Hội Lập Hiến ( hay Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp) được đề cử để đề thảo ra Hiến Pháp và Quốc Hội Lập Pháp, được dân chúng tuyển chọn ra để soạn thảo luật pháp.
Quốc Hội là cơ quan Lập Pháp của quốc Gia, có nhiệm vụ soạn thảo luật pháp. Nhưng đó có phải là nhiệm vụ chính yếu của Quốc Hội không? Từ ngữ " Lập Pháp" , được gán cho là nhiệm vụ của Quốc Hội phải được hiểu theo ý nghĩa nào cho đúng đắn?
Những dòng dưới đây được viết ra để chúng ta trả lời câu hỏi trên, đồng thời giúp chúng ta hiểu biết về nguồn gốc lịch sử Quốc Hội của các Quốc Gia tân tiến trên thế giới, xác định rõ vai trò chính của Quốc Hội , cũng như những hệ tại của vai trò đó trong cuộc sống Quốc Gia
Như chúng ta đều biết, trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay tại VN, một nhà nước mà người lãnh đạo đất nước là một đại tướng CAND, điều này nói lên được tính man rợ về dân chủ của csVN trong thời gian sắp tới đây. Nói nhu thế để thấy vai trò đối lập trong quốc hội nhà nước cộng sản giống như những sao trên trời bị che khuất bởi những đám mây đen, chứ không thể là những vì sao sáng rạng ngời trong đêm. Một đất nước không có tự do ngôn luận, điều 4 của hiến pháp vẩn còn dẩn đường cho đảng cộng sản lộng quyền trong bu trời chính trị. Một đất nước mà hành Pháp, Tư Pháp và Lập Pháp đều gom vào tay đảng, thì một con én có làm nên được mùa xuân dân chủ hay không?? Hay chỉ là những nét chấm phá cho cái gọi dân chủ theo định hướng XHCN (?) Hiến Pháp CHXHCNVN, lại không có điều khoản nào nói về đối lập. Nếu như những nhân vật tự ứng cử, may mắn được đảng chiếu cố cho trúng cử vào QH, thì những người này có thay đổi được điều gì do đảng đề ra và nhờ  QH biểu quyết trong các phiên họp ? Hay là những cái loa phát nhạc vàng lạc lỏng trong QH nước CHXHCNVN?   
Một trong những quyền cho đối lập: Là quyền không thể bị tiêu diệt. Vì đối lập luôn luôn là một chướng ngại, chính quyền hay có khuynh hướng thừa một cơ hội nào đó, tẩy trừ phần tử rối loạn ấy đi. Vẫn biết rằng, có những lúc, những giờ phút nguy nan, đối lập hoặc tự mình, hoặc thỏa thuận với chính quyền, ngưng hẳn những phê bình hay chỉ trích. Nhưng đó chỉ là im hơi, lặng tiếng; chớ quyền sinh tồn vẫn là quyền tối cao của đối lập. Tiêu diệt đối lập tức là dọn đường cho Chủ Nghĩa Độc Tài. Đối thoại trở thành độc thoại.
Một quyền khác nửa của đối lập là quyền phát biểu. Và quyền phát biểu này được thể hiện bởi những cái mà người ta gọi là tự do công cộng. Số phận của đối lập sẽ ra sao nếu đối lập không tự do có ý kiến khác hẳn ý kiến chính quyền, và tự do phát biểu ý kiến ấy trên báo chí và sách vở? Nếu đối lập không được tự do hội họp? Chỉ có đối lập thật sự trong một chế độ mà các tự do này được ấn định và chế tài một cách hợp lý.


Nhiệm vụ của Quốc Hội:
 Đề cập đến nhiệm vụ của Quốc Hội,  được Walter Bagehot (https://de.wikipedia.org/wiki/Walter_Bagehot
liệt kê như sau:
- Nhiệm vụ đại diện cho dân chúng.
- Kiểm soát luật pháp.
- Kiểm soát và hướng dẫn đường lối chính trị Quốc Gia .
- Chọn lựa đúng đắn một Chính Phủ để điều hành Quốc Gia .


Walter Bagehot, người Anh,  cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhứt của quốc Hội là làm sao chọn lựa đích đáng cơ chế Hành Pháp để điều hành Quốc Gia. Nếu Quốc Hội lựa chọn được Chính quyền xứng đáng, thì nhiệm vụ kiểm soát luật pháp cũng như hướng dẩn đường lối chính trị quốc Gia sẽ giảm bớt đi.
Trong khi đó thì dường như kinh nghiệm thường nhật cho chúng ta những dữ kiện ngược lại. Người ta có cảm tưởng là nhiều Quốc Hội hiện tại có khuynh hướng “ bất tín nhiệm ” để cản trở, truất phế Chính Phủ hơn là cũng cố. Chúng ta sẽ thấy rằng nhiệm vụ chính của Quốc Hội là chuẩn y hay bác bỏ dự án luật sắp được công bố.
Dĩ nhiên có nhiều phương cách để chuẩn y hay bác bỏ . Có thể có loại chuẩn y “ nhắm mắt ký đại ”, hay nói theo ngôn ngữ là làm “nghị gù, nghị gật ” .
Nhưng cũng có cách chuẩn y bằng cách duyệt xét kỹ lưỡng, đưa ra những phán đoán cân nhắc điều khoản nào nên giữ, điều nào cần bị cắt bỏ, thêm bớt sửa đổi để đạo luật thành đường lối chính trị Quốc Gia: “ phải có sự đóng góp ý kiến, sự đồng thuận...và được Quốc Hội cho phép ” là vậy.
Nhưng dù là đóng góp ý kiến, đồng thuận,..cho phép, nhiệm vụ chính của Quốc Hội không phải là lập pháp ( làm ra luật), mà là góp ý kiến , chuẩn y hay bác bỏ luật. Như vậy Lập Pháp không có nghĩa là làm ra luật , mà “ làm thế nào để luật được ban hành là một đạo luật hữu lý và có lợi cho quốc gia ”. Bởi lẽ khi chúng ta chọn dân biểu vào Quốc Hội chúng ta không đòi buộc họ phải có Cữ Nhân hay Tiến Sĩ Luật, có khả năng chuyên môn để làm luật, soạn thảo luật.
Vấn đề “ soạn thảo luật ” sẽ được giao cho một ủy ban chuyên môn có trách nhiệm soạn thảo chớ không phải Quốc Hội.
Chúng ta cần chú ý đến tư tưởng vừa kể về nhiệm vụ của Quốc Hội là chuẩn y hay bác bỏ luật cũng như hướng dẫn đường lối chính trị quốc gia bằng luật pháp. Đi ra ngoài nhiệm vụ chính yếu vừa kể , Quốc Hội có thể rơi vào cạm bẩy của danh từ Lập Pháp ( làm luật), nhứt là khi Quốc Hội xích lại gần Hành Pháp, nhất cử nhất động của Chính Phủ đều được Quốc Hội làm ra luật. Quốc gia sẽ tràn đầy luật, luật lớn ,luật nhỏ, luật con, luật cháu.., thay vì Quốc Hội đứng biệt lập với Hành Pháp để chuẩn y hay bác bỏ, duyệt xét và hạn chế, sửa đổi để Hành Pháp không được đưa ra những dự án, quyết định tùy hỷ.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói với truyền thông và báo giới dự Đại hội 12 rằng Đại hội đã làm việc và bầu bán nhân sự 'dân chủ đến thế là cùng'.(???)

Quốc Hội không phải là nơi để nhường nhịn nhau, để tâng bốc nhau, không phải để đồng thuận, đồng lòng, không phải nơi để gật mà là nơi để đối lập nhau, phân tích lợi hại một vấn đề được phe cầm quyền đưa ra , phản biện nhau, tranh luận nảy lửa với nhau, thậm chí tố cáo nhau…v..v.. Qua đó mới lòi cái hại, cái dốt ra, lòi cái tham nhũng, cái dở hơi... Từ đó đúc kết lại những ý kiến xây dựng hoàn hảo nhất, những điều luật được lòng dân, và cũng từ tranh cãi đó sẻ có được điều tốt đẹp nhất mà thế giới văn minh hiện đang được hưởng. 
Đối lập, mâu thuẫn mới là điều đáng ngưỡng mộ cũng như của toàn thế giới dân chủ. Ngược lại một QH đồng thuận đồng lòng là điều mà các nền dân chủ sợ như sợ tà. Cũng như QH mà một đảng chiếm đa số tuyệt đối ( chiếm 75%) lại là tai họa cho nền dân chủ. Còn giống QH nước CHXHCNVN 100% là đại hoạ cho đối lập, đại hoạ cho đất nước.
Nhìn về QH- CHLB Đức hiện nay, dù cho một đảng có được 100% dân Đức bầu cho, tức cầm quyền tuyệt đối nhưng cũng chi được phép có 49% số ghế của QH, đa số 51% còn lại để dành cho phe đối lập ( không phải cá nhân đối lập) vào ngồi để cãi nhau.
GIỚI THIỆU BẦU CỬ QUỐC HỘI Ở ĐỨC.

Quốc Hội Liên Bang Đức-Berlin

Tại cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang năm 2013, Quốc hội liên bang khóa 18 của CHLB Đức được bầu ra. Có nghĩa là sẽ bầu ra cơ quan đại diện cho nhân dân với nhiệm vụ lập pháp, bầu thủ tướng liên bang và có ảnh hưởng trong việc bầu Tổng thống liên bang và các thẩm phán cho Tòa án hiến pháp liên bang (Cơ quan hành pháp có quyền lực cao nhất ở Đức). Quốc hội liên bang dưới sự ủy nhiệm của nhân dân đứng ra kiểm tra hoạt động của chính phủ thông qua các Bộ. Quốc hội nhiệm kỳ trước có 622 nghị sĩ.
Tại sao con số nghị sĩ trong Quốc hội liên bang có thể thay đổi là do tác động của hệ thống bầu cử với hai lá phiếu. Điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần dưới.
> Luật cơ bản là cơ sở cho bầu cử quốc hội ở Đức. Điều 38 của Luật cơ bản quy định các nghị sĩ của Quốc hội Đức được bầu theo nguyên tắc ’’phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và bí mật’’. Năm tính từ này cũng thể hiện rõ nét các nền tảng của nền dân chủ ở Đức.
★ Phổ thông: có nghĩa là các công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc, ngôn ngữ, giáo dục, quan điểm chính trị, giới tính, xu hướng tính dục vv…
★ Trực tiếp: có nghĩa là các cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu nghị sĩ Quốc hội liên bang.
★ Tự do: có nghĩa là không ai được gây áp lực dưới bất kỳ hình thức nào đối với cử tri trong quá trình bầu cử. Ngay cả cách thức tổ chức bầu cử cũng không được làm ảnh hưởng đến uy tín của các đảng phái tham gia tranh cử.
★ Bình đẳng: mỗi lá phiếu có giá trị như nhau. Trong các thế kỷ trước dưới đế chế Phổ tính đến thời điểm năm 1918, ở Đức quy định ai đóng nhiều thuế hơn thì lá phiếu do họ bầu ra có giá trị hơn các phiếu khác. Ngày nay quy định này không còn phù hợp vì trái với nguyên tắc bình đẳng.
★ Bí mật: không ai được phép biết ai bầu ai, do đó đảm bảo được nguyên tắc bầu cử là cử tri được tự do bầu theo quan điểm và chính kiến của mình.
Số ghế trong Quốc Hội CH Liên Bang Đức 622
và các đảng đối lập khác

1 BẦU CỬ QUỐC HỘI ĐỨC: LÁ PHIẾU THỨ NHẤT VÀ LÁ PHIẾU THỨ HAI
> Vào ngày diễn ra bầu cử Quốc hội Đức, các cử tri đến tuổi bầu cử được khuyến khích tham gia bầu cử và họ có thể đến các điểm bỏ phiếu để bỏ phiếu bầu. Thông qua hành động này, các cử tri thể hiện vai trò của mình trong việc định hướng cho tương lai của đất nước. Với nước Đức, việc bầu cử Quốc hội Đức có ý nghĩa rất rõ ràng:
> Các công dân trưởng thành (>18 tuổi) có quyền bầu cử và không phân biệt nguồn thu nhập, ngoại hình hay quan điểm cá nhân.
> Cử tri nhận thông báo qua đường bưu điện về khu vực bầu cử của mình.
> Vào ngày diễn ra bầu cử, các cử tri đến khu vực bỏ phiếu địa phương để nhận lá phiếu của mình và sau đó bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cử tri phải xưng danh tính của mình tại điểm bỏ phiếu và mỗi người chỉ được bỏ phiếu một lần.
Các địa điểm bỏ phiếu ở Đức thường là tại các trường học hoặc các nhà xứ. Từng khu vực sẽ chọn ra các tình nguyện viên hỗ trợ cho việc bầu cử tại các điểm bỏ phiếu khu vực.
Quy trình sơ lược là như vậy. Vậy lá phiếu bầu cử quốc hội của cử tri Đức trông như thế nào? Các bạn có thể xem hình minh họa ở đây. Mỗi cử tri có hai lá phiếu bầu.
> Với lá phiếu thứ nhất cử tri bầu trực tiếp ứng cử viên của một đảng trong khu vực bầu cử. Các ứng cử viên của Đảng trong khu vực bầu cử chiếm 50% số ghế trong Quốc hội liên bang, tức là 299 ghế.
> Với lá phiếu thứ hai cử tri bầu đảng chính trị. Như vậy lá phiếu thứ hai có tính chất quyết định cho thành phần các đảng phái trong quốc hội Đức, có nghĩa là tỷ lệ ghế của các đảng phái trong quốc hội liên bang. Điều này là rất quan trọng với một đất nước dân chủ đa đảng như CHLB Đức vì qua đây sẽ ấn định sự tương
quan quyền lực giữa tiêu chí hoạt động chính trị và ý nguyện chính trị của các đảng phái.
2. Tại mỗi bang, mỗi đảng chính trị lập ra một danh sách ứng cử viên và sau khi đáp ứng được quy định giới hạn nhất định dựa trên kết quả kiểm phiếu sẽ được bầu làm nghị sĩ của Quốc hội liên bang. Cũng có một số trường hợp số lượng ứng cử viên nghị sỹ Quốc hội của một đảng trúng cử ở một đơn vị bầu cử nhiều hơn số lượng ghế phân chia cho đảng đó. Trong trường hợp này, những người trúng cử của đảng này vẫn được coi là nghị sĩ dự khuyết trong Quốc hội liên bang. Như vậy tổng số nghị sĩ Quốc hội trong nhiệm kỳ đó có thể nhiều hơn con số 598.
Quy trình bầu cử này được phát triển nhằm đáp ứng được nguyện vọng của các cử tri một cách hợp pháp bên cạnh việc bầu các nghị sĩ trực tiếp của các Đảng phái theo tương quan quyền lực chính trị (có nghĩa là tỷ lệ số ghế của các Đảng phái trong Quốc hội liên bang). Điều này nghe có vẻ phức tạp? Thực tế cũng đúng như vậy và chỉ nhằm mục đích đảm bảo tối đa nguyện vọng của các cử tri. Dĩ nhiên kết quả bầu cử cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lý do có lá phiếu thứ nhất là tăng cường sự gắn kết
giữa cử tri và nghị sĩ quốc hội được bầu.
Hệ thống bầu cử như ngày hôm nay mới được thông qua vào tháng 12.2012 sau khi vấp phải nhiều cuộc tranh luận và ý kiến phản đối của hội đồng liên bang.
Tóm lại, các cử tri Đức với hai lá phiếu của mình có thể bầu cho một đảng chính trị và một nghị sĩ quốc hội theo danh sách ứng cử viên ở khu vực bầu cử của mình. Nghị sĩ quốc hội được chọn sẽ không bắt buộc phải vào đảng chính trị được cử tri bầu với lá phiếu thứ hai. http://www.hanoi.diplo.de/contentblob/3991846/Daten/3499036/Wahl_2013_vi.pdf

Myanmar bỏ phiếu để thoát khỏi “trục ma quỷ”
Hôm 13/11/2015, Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar xác nhận Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đã giành đa số ghế tại hai viện Quốc hội, qua đó có quyền giới thiệu ứng viên tranh cử tổng thống. Thủ lĩnh đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar, nhân vật từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991 là bà Aung San Suu Kyi đã được bầu vào Nghị viện. Sự kiện nhân vật đối lập cấp tiến, suốt thời gian 1989-2010 bị quản thúc tại gia, nay giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Nghị viện, không thể được đánh giá cách gì khác hơn là cử chỉ hòa giải với phương Tây của phái quân sự nước này, trên thực tế vẫn nắm quyền lực ở đất nước Nam Á từ năm 1989 được biết đến với tên gọi Birma.


Để phái đối lập tham gia tranh cử nghị viện phần nhiều là động thái tượng trưng từ phía nhà cầm quyền Birma. Nói chính xác thì chuyện ở đây không phải là về cuộc bầu cử, mà là bầu cử bổ sung – trong Hạ viện 435 chỗ đã giải phóng 48 chỗ. Các Bộ trưởng của nội các đương nhiệm, tranh cử năm 2010 từ đảng cầm quyền, nay gác quyền hạn nghị sĩ và trở lại Chính phủ.
Theo dữ liệu sơ bộ, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã giành được 47 ghế Quốc hội trong số 48 ghế vừa giải phóng. Dù sao chăng nữa, phe đối lập trong Quốc hội vẫn sẽ là thiểu số không đáng kể so với lực lượng của đảng cầm quyền "Liên minh Đoàn kết và Phát triển", chiếm 259 ghế, và các đại biểu quân sự, được chỉ tiêu đặc biệt là 110 ghế Quốc hội.
Tóm lại đối lập của những nước độc tài toàn trị như CHXHCNVN hiện nay còn nhiều khó khăn, khi mà ảnh hưởng của Tàu Cộng vẩn còn đè nặng lên bộ máy cầm quyền và đảng cộng sản VN, thì việc ứng cử và bầu cử, cho dù là đối lập hay không đối lập chỉ là những hành tinh di chuyển chung quanh mặt trời. 
Nếu cộng sản VN thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chánh trị Dân Chủ. Tính cách tương đối này được thể hiện qua sự tự do tuyển cử. Tự do tuyển cử tức là tự do trình ứng cử viên, tự do cổ động và nhất là sự bảo đảm tính cách chân thành của kết quả cuộc bầu cử, đồng nghĩa với đảng csVN đã chấp nhận khai tử số phận mình trong chính trường VN.

XEM THÊM:
1. Nhìn Lại Kinh Nghiệm Đối Lập Thời VNCH*  http://www.quocgiahanhchanh.com/nhinlaikinhnghiemdoilap.htm
2.Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm: Việc làm chẳng giống ai?
http://www.rfavietnam.com/node/2291
3.Chương V của Qốc Hội nước CHXHCNVN
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10053007

4.Từ tháng 6/2012 đến nay, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp:
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/273431/doi-tuong-chong-doi-da-lap-hon-60-hoi-nhom.html

5.Để chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng’
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/02/160207_phanvansong_vn_party_democracy
6. Đối lập chính trị
http://www.angelfire.com/zine2/risingsun/Politics/doi_lap_chinh_tri_uni.html

Nguyễn thị Hồng, 13/2/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét