Powered By Blogger
 ĐỒNG MINH MỸ ĐÃ BỨC TỬ VNCH


Khi một dân tộc hiền hoà anh dũng
Chiến đấu bảo toàn lý tưởng tự do
Bị bạn đồng minh đem đi đổi chác
Cho thế ăn thua của một cuộc cờ.

Khi một quân đội kiêu hùng bách thắng
Buông súng bể nòng hết đạn cạn lương
Bao nhiêu tướng sĩ can trường tuẫn tiết
Mắt trợn trừng nhìn đất nước tang thương.
(thơ Phan Huy)

Trong quá khứ có rất nhiều phim ảnh và hay chương trình TV Mỹ bóp méo về chiến tranh  VN hay cố gắng làm nặng thêm mặc cảm của người Mỹ đối với VN nhằm mục đích che khuất hành động phản bội lại người đồng minh VNCH của mình. Nhìn cuộc chiến bất cân xứng trước năm 1975, để cãm thương thêm cho số phận nghiệt ngã của một quân lực, đó là  QL.VNCH.
Khi được hỏi về chiến tranh của VN, G.S. Phạm Kim Vinh có những bực tức và bày tỏ với giới truyền thông Mỹ
:
"Tôi muốn nhân dịp này nhắc lại rằng báo chí và truyền hình Mỹ rất bất lương khi loan tin về chiến tranh VN. Đạo đức chuyên nghiệp thông thường của nghề truyền thông là phải tìm sự kiện ở cả hai phía rồi hãy nói và viết. Báo chí và truyền hình Mỹ nhất là tờ Newsweek và hãng CBS lại chỉ dùng một phía để tường thuật. Đó không phải là một điều vẻ vang cho nước Mỹ."
Cụm từ bức tử VNCH đã xuất hiện sau ngày ký hiệp định Paris, số phận miền nam VN cũng từ đó đã tan hàng vào ngày 30.4.1975 vì sự phản bội của đồng minh. Người viết xin ghi lại một vài nét chính về cuộc nói chuyện của giáo sư Phạm Kim Vinh với giới truyền thông Mỹ  vào ngày 24-7-81 tại Huntington Beach, CA.

Theo ông Bruce Palling và cô Judy Coburn thì họ muốn phỏng vấn và thảo luận với tác giả quyển "Lịch sử cuộc chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa" để tìm hiểu thêm trong khi họ thực hiện đoạn phim "Chiến tranh miền Nam VN từ 1968 đến 1972."Cũng nên biết ông Phạm Kim Vinh đã phục vụ 14 năm trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông cũng đã từng chỉ huy một trung đoàn lục quân tại Quảng Trị. Sau đó ông được chỉ định để diễn giảng về các đề tài chiến thuật và chiến lược tại Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đặt trách huấn luyện tại trường đó về môn Hành Quân Trực Thăng Vận. Ngoài ra, ông cũng là Ủy viên Ủy ban Nghiên cứu Du kích chiến và phản Du kích chiến tại trường trên. Trước khi giải ngũ, ông Vinh là một Ủy viên trong Ủy ban soạn thảo binh thuyết cho lục quân VNCH do Cục Quân Huấn Tổng Tham Mưu thiết lập. http://www.vietnamvanhien.net/PhamKimVinhnoiveCTVN.pdf
VÔ NGHĨA VÀ BẤT LƯƠNG
Khi trả lời câu hỏi ông nghĩ sao về công cuộc "Việt hóa" dưới thời Nixon, ông Phạm Kim Vinh thẳng thắn nói:
"Danh từ Việt hóa là một danh từ vô nghĩa và bất lương. Vô nghĩa vì nhiều năm trước khi Mỹ tới VN, người Việt quốc gia đã tự lực chiến đấu chống cộng rồi. Bất lương là vì dưới danh nghĩa Việt hóa người ta đã buộc vài trăm ngàn quân chính qui của VNCH phải thay thế hẳn cho trên nửa triệu quân đồng minh, nhưng lại không cho quân lực ấy được có những phương tiện dồi dào và ghê gớm như khối quân đồng minh kia. Và cũng vì các danh từ vô nghĩa đó, khi sự việc diễn ra không tốt đẹp nữa, người ta đã có sẵn vật tế thần là quân lực VNCH để mà trút cho quân lực mọi lời chê bai làm nhục."
Nói về những ngày cuối cùng của tháng tư đen lịch sử nầy,  chúng ta thấy có ông Mac Namara cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, với quyển hồi ký "Nhìn Lại Thảm Kịch và Những Bài Học Việt Nam" (In Retrospect, The Tragedy And Lessons Of Việt Nam). Ông cho tung ra quyển nầy vào đúng lúc cộng sản Việt Nam làm lễ lớn khắp nước ăn mừng 20 năm ngày mà họ cho là "Đại Thắng Mùa Xuân", mừng ngày chiến thắng "Mỹ-Ngụy"!
Hồi ký của ông đã để lộ hẳn cái hèn của một chánh khách Mỹ có tầm cỡ, vì ông không biết thẹn là đã có hành động phản bội với đồng minh, vừa bàn giao Việt Nam Cộng Hòa cho bọn cộng sản (nếu không muốn nói là bán đứng), vừa đổ hết trách nhiệm mất nước cho quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Ông đã khóc (nước mắt cá sấu!) khi bị phỏng vấn trên đài ABC, thật tội nghiệp ! có lẽ khóc vì quá mắc cở và vì có quá nhiều mặc cảm tội lỗi trong chiến lược "phải để cho ta bị chiến bại". Ông không hề khóc cho 58,000 quân nhân Mỹ các cấp dưới quyền ông đã phải bị hy sinh oan uổng cho cái "thuyết domino" mà đến giờ nầy ông mới cho là sai, làm tủi hổ vong linh những người đã bỏ mình cho chính nghĩa chống Cộng của Thế Giới Tự Do (trong thời kỳ còn chiến tranh lạnh) đồng thời làm nhục cả quân nhân các cấp thuộc đủ mọi quân binh chủng Hoa Kỳ đã từng tham gia anh dũng trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Dĩ nhiên ông cũng không bao giờ nghĩ đến hay nhắc đến quân dân cán chính miền Nam Việt Nam mà hai đời Tổng Thống Hoa Kỳ vẫn gọi và xem họ là người đồng minh kiên cường trong nhiệm vụ chống Cộng, giữ vững tiền đồn chống cộng của Thế Giới Tự Do ở Đông Nam Châu Á.



BỨC TỬ VNCH BẰNG VIỆC CẮT VIỆN TRỢ QUÂN SỰ
Khi Hiệp Định Paris được ký kết, ngày 29/3/73, tại Bộ Tư Lệnh MAC-V trong phi trường Tân Sơn Nhứt, 42 quân nhân Mỹ đại diện cho các quân binh chủng từng tham chiến tại VN làm lễ cuốn cờ dưới sự có mặt của Đại sứ Bunker và tướng Weyand, Tự Lệnh Quân Lực Mỹ tại VN. Và trong buổi chiều cùng ngày người quân nhân cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời Việt Nam dưới sự chứng kiến của Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến. Thế là vài trò quân sự của Mỹ tại VN đã chấm dứt
Sau Hiệp định Paris hơn nửa triệu quân Ðồng Minh đã rút đi, Quân đội VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường với nhiều khó khăn thiếu thốn. Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Ðông Dương Việt Mên lào, được áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Ðông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội Mỹ ra Ðạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh (Wars Powers Act), đòi hỏi Tổng thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến. Quân phí của Hoa kỳ trong chiến tranh Ðông Dương tăng dần từ 1967 là 20 tỷ, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên tới đỉnh cao là 29 tỷ, nhưng năm 1970, 1971 tụt xuống còn 12 tỷ mỗi năm. Cuối 1972 Hoa Kỳ rút hết quân sau Hiệp định Ba Lê, năm 1973 viện trợ quân sự cho VNCH xuống còn 2 tỷ 1, năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó kể cả ngân khoản để trả lương cho nhân viên DAO Hoa Kỳ.
 Theo Đại tướng Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87, 92) Hậu quả của cắt giảm quân viện khiến cho Không quân VNCH phải giải tán hơn 200 phi cơ chiến đấu, oanh tạc, vận tải thám thính, giảm giờ bay thực tập và yểm trợ , yểm trợ giảm 50%, vận chuyễn trực thăng giảm 70%, không vận bằng vận tải cơ bị cắt giảm 50%. Hoạt động Hải quân bị cắt giảm 50%, hoạt động từ tháng 7-1974 ở sông ngòi giảm 70%, giải tán 600 giang thuyền. Từ tháng 7-1974 quân đội chỉ xử dụng khoảng 19 ngàn tấn đạn một tháng so với 73 ngàn tấn một tháng thời gian trước đó, hoả lực giảm 60%. Vào tháng 2-1975, số lượng đạn tồn kho của tất cả các loại súng trường, phóng lựu, súng cối, đại bác, lựu đạn… tuột xuống con số nguy hiểm, chỉ còn đủ xử dụng từ 25 đến 31 ngày…Tháng 4-1975 , đạn tồn kho ở bốn kho dự trữ tuột dốc xuống mức thấp nhất chỉ đủ xài từ 14 đến 20 ngày…Kể từ sau Hiệp định Paris VNCH không còn trông cậy vào yểm trợ của B-52 nữa.
“Quân nhân VNCH bị bắt buộc phải chiến đấu trong một nhu cầu dưới mức bình thường khiến khả năng cũng như sự chu toàn nhiệm vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày đã làm sút giảm khả năng của họ. Tình trạng này không cho phép kéo dài nếu muốn duy trì một lực lượng quân sự có khả năng”. Người Mỹ ký hiệp định Paris với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam VN không được chú trọng đến.
Việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH và các con số liên hệ đã được ghi lại rất rõ ràng với nhiều chi tiết trong các tài liệu Việt-Mỹ:
  • Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (Cao văn Viên)
  • Khi Đổng Minh tháo chạy (Nguyễn Tiến Hưng)
  • The Fall of South Vietnam : Statements by Vietnamse Military and Civilian Leaders (Stephen Hosmer & Konrad Kellen & Brian Jenkins [RAND Corporation]
  • Vietnam from Cease-Fire to Capitulation (William Le Gro)
Tình trạng quân cụ của VNCH ( phần Lục quân )
Trong chương trình ‘Việt Nam Hóa’ chiến tranh, sửa soạn cho Hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho VNCH:
- Kế hoạch ENHANCE (từ thàng 5 đến tháng 10, 1972)
  • 100 Hệ thống chống chiến xa TOW
  • 32 giàn đôi (mỗi giàn 2 đại bác phòng không) 40 ly, gắn trên chiến xa
  • 96 giàn đại liên (mổi giàn 4 khẩu ) phòng không 30.cal
- Kế hoạch ENHANCE PLUS (Tháng 10-11, 1972)
  • 72 Thiết giáp M-48A3
  • 117 Thiết vận xa M 113
  • 8 Xe M-706
  • 44 Đại bác 105 ly howitzer
  • 12 Đại bác 155 ly
  • 1302 xe vận tải 2 tấn ½
  • 425 xe vận tải nặng loại 5 tấn
(Các con số trên dựa theo Báo cáo của Bộ QP HK gửi cho Dân biểu Paul Mc Closkey, hơi khác với tài liệu của ĐT LeGro)
Nhìn trên văn bản và cứ theo báo chí HK thì số quân cụ (gồm thêm các phi cơ, chiến hạm, chiến thuyền..quân trang, quân dụng) thì trị giá tổn cộng được chuyển giao lên đến cả tỷ USD! Nhưng trên thực tế có những vấn đề.đặt ra cho QL VNCH trong việc tiếp nhận và sử dụng các quân cụ này.
Đại Tuớng Cao văn Viên, Tổng Tham mưu truởng của QLVH đã ghi trong tập sách của Ông (trang 86-94) khá nhiều chi tiết về tình trạng khó khăn về tiếp liệu của QL VNCH:
‘Vào cuối năm 1974, tổng số nhu cầu cần được thay thế lên đến 400 triệu mỹ kim. Những quân dụng cần thiết nhất như là vũ khí và đạn thì chỉ được thay thế khoảng 70 %. Một vài chương trình thay đổi quân dụng bị đình chỉ vì thiếu ngân quỹ..’
'Chỉ có 33 % (tương đương 24 triệu mỹ kim ) tổng số quân cụ/vũ khí cần thiết được thay thế. Thiếu phụ tùng thay thế càng tạo thêm trở ngại cho vấn đề bảo trì. Nhiều quân cụ/vũ khí tại các đơn vị tác chiến phải chờ từ 30 đến 45 ngày để được thay thế, sửa chữa’
Tướng Viên đưa ra một bảng nhu cầu thay thế khá chi tiết về các chiến cụ bao gồm xe tăng, đại bác, quân xa.. Mà phần trăm cần thay thế lên đến từ 60 (cho đại bác 175) đến 95% (cho đại bác 155ly) chưa kể hơn 4000 quân xa..nằm ụ.
Quan trọng nhất là số lượng đạn tồn kho (tháng 2 năm 1975), giảm đến mức nguy hiểm: so với mức dự trữ căn bản là 60 ngày chỉ còn cung ứng được 30-40 ngày!
ĐạnSố ngày tồn kho
Đạn M-1631
Phóng lựu 40 ly29
Súng cối 6027
Súng cối 8130
Đại bac 10534
Đại bac 15531
Lựu đạn25
 ‘ Với thời gian là 45 ngày từ lúc đặt hàng và chuyên chở tới VN bằng tàu, thì thờì gian..quá lâu cho trường hợp khẩn cấp.. Sau tháng 3-1975, với tất cả các đơn vị di tản từ Vùng I và II về, tình trạng đạn tồn kho trở nên tuyệt vọng. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở 4 kho đạn dự trữ tuột xuống chỉ còn đủ dùng trong 14 đến 20 ngày.




Tuớng Phillip Davidson (cựu Truởng Ban Tình báo MAC-V) nhìn việc cắt giảm viện trợ một cách bi đát hơn:
‘Từ 1974, QL VNCH đã phải đánh trận với phương tiện rất thiếu thốn. Tất cả mọi chương trình huấn luyện đều thu hẹp. Khả năng di động do phi cơ vận tải và trực thăng giảm hơn 50%. Thiếu cơ phận thay thế làm đủ mọi loại phi cơ, tàu thuyền, xe cộ phải ngưng hoạt động: cách giải quyết bằng tháo gỡ từ phương tiện này đễ tạm lắp vào phương tiện khác..chỉ làm hư hao và hủy hoại thêm quân cụ.. Thiếu thốn đạn đưa đến thêm những tổn thất nhân sự nơi chiến trường và người bị ảnh hưởng nhất là những thương binh: việc di tản cấp cứu bị chậm trễ, và nhiều khi phải dùng..xe Honda, thuyền chèo hay 4, 5 xe cứu thương, hết xăng, được kéo bằng một xe vận tải. Thương binh được đưa đến quân y viện nơi đang thiếu thuốc men, băng, dịch truyền và các phương tiện cấp cứu khác..’ ( VietNam at War, trang 671-675
TÌNH TRẠNG VŨ KHÍ ĐẠN DƯỢC CỦA VNCH NĂM 1975

Một bản báo cáo ‘mật’ với tựa đề ‘ Tình trạng đạn của Nam Việt Nam’ gửi cho Ủy Ban Quốc Hội Mỹ trong cuộc viếng thăm VN vào tháng 2,1975, ghi:
'Việt Nam tiêu thụ 131 ngàn tấn đạn trong khoảng thời gian từ 1 tháng 7, 1974 đến 31 tháng Giêng 1975, trung bình mỗi tháng khoảng 18 ngàn 700 tấn, con số tương tự như trong thời gian cuối 1973 nhưng cao hơn thời gian Tháng 4-Tháng 9, 1973.’
Về số luợng đạn đại bác bắn mỗi tuần cũng được đưa ra với nhiều chi tiết:
‘Trong năm 1973, VNCH bắn đi 39 ngàn quả mỗi tuần (trong các tháng 4 và 5) , Tăng lên đến 63 ngàn mỗi tuần (trong các tháng 11 và 12. Năm 1974 PB VNCH bắn 76 ngàn quả/ tuần (trong các tháng 5 và 6) giảm xuống còn 63 ngàn/ tuần (trong các tháng 9, 10 và 11).
Tổng số lượng đạn cần thiết để đủ dùng trong 2 tháng được ghi là 126 ngàn tấn; Với sự cắt giảm ngân sách từ Quốc hội HK: lượng đạn bị cắt 30 % và số đạn ở mức ’an toàn’ sẽ hết vào giữa năm 1975 (Defense Department Fact sheet:”GVN Ground Ammunition Situation” to Rep. Fenwich)
Trước những thiệt hại của QL VNCH trong khi chống trả lại các cuộc tấn công của CSBV, và để tìm hiểu tình hình thực tế tại VN, Ngày 25 tháng 3, 1975 ,TT Ford đã gửi một phái đoàn đặc biệt do Tuớng Frederic Weygand hướng dẫn đến VN. Phái đoàn của Tướng Weygand đã đưa ra những nhu cầu tối thiểu và khẩn cấp của VNCH để có thể tồn tại: ‘744 đại bác, 446 tank và thiết vận xa, trên 100 ngàn súng trường, trên 5000 súng máy, 11 ngàn súng phóng lựu, khoảng 120 ngàn tấn bom/đạn, cùng khoảng 12 ngàn xe vận tải’ (Without Honor: Defeat on Vietnam and Cambodia của Arnold Isaacs trang 146)
Bản báo cáo này không được Quốc Hội HK quan tâm vì lý do đơn giản: ‘No more VietNam’.
Những người..trong cuộc:
Một số sự kiện được những người trực tiếp phụ trách về tiếp liệu cho QL VNCH như Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng cục Phó Tổng cục Tiếp vận ghi lại:
‘Sau Hiệp định Paris, chúng tôi biết là viện trợ và tiếp liệu sẽ bị cắt giảm, Năm đầu tiên, tiền viện trợ còn 1.4 tỷ USD, nhưng qua năm thứ 2, chỉ còn phân nửa, Do đó tại Tổng Cục Tiếp Vận (TCTV), chúng tôi đã đưa ra khuyến cáo yêu cầu mọi ngành tiết kiệm, tìm cách để mọi người sử dụng kỹ hơn những gì đang có. Chúng tôi chú trọng nhất đến đạn vì đạn chiếm 70-80 % ngân sách được cấp.
’Đạn càng ngày càng thiếu. Bắt đầu từ 1974, chiến sự gia tăng, những cuộc đụng độ xẩy ra thường xuyên hơn, nhất là tại Khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu đạn tăng thêm. Các tiền đồn khi bị tấn công rất cần sự yểm trợ của Pháo binh.
‘Vấn đề thiếu thốn thứ nhì, sau đạn, là nhiên liệu: Nhiên liệu cho trực thăng, phi cơ chiến đấu, chiến hạm, chiến đỉnh và xe vận tải..Thời gian hoạt động của các phương tiện này bị cắt giảm bớt phân nửa. Sự kiện này không xẩy ra ngay khi HK rút quân, nhưng suy giảm từ từ , xuống còn ..phân nửa vào năm 1974.'

TCTV với sự cố vấn của DAO tìm đủ mọi cách để giữ cho QL VNCH ‘sống còn’: Những cuộc thuyết trình về tình trạng tiếp liệu đã được tổ chức tại các Vùng Chiến thuật với các Tư lệnh Vùng cùng các Sĩ quan cao cấp của Bộ Tham mưu Vùng liên hệ..Trên nguyên tác TCTV thường chỉ đáp ứng 50% yêu cầu của ‘lượng trung bình của nhu cầu‘ và để ‘có được lượng hơi đủ..các đơn vị thường..tăng thêm con số của lượng tiêu thụ chính thức. Riêng về đạn đại bác là một vấn đề gây khá nhiều ‘khó khăn’ cho các Bộ Tham mưu hành quân Vùng, vì không yểm bị giới hạn, chỉ còn trông cậy vào Pháo binh..
Một thí dụ do một Tướng , Phó Tư lệnh Vùng nêu ra:
Cỡ đại bácTỷ lệ cung cấp trung bình 1972Tỷ lệ cung cấp trung bình 1975
10518010
1551505
175303

Đại Tá Loan cho biết thêm:
‘Sự kiện đáng lo ngại nhất là số lượng đạn cung cấp cho các đơn vị chiến đấu thường được xem là sẽ tiêu thụ hết vào ngày 25 mỗi tháng!’ CSBV biết điều này và họ khai thác..
Một ví dụ điển hình là trường hợp đạn súng trường M-16. Quân nhân ra trận thường được cấp một cấp số là 400 viên, nay do thiếu đạn nên cấp số chỉ còn 200: khả năng và tinh thần chiến đấu đều suy giảm, nhất là khi binh sĩ đã được huấn luyện và quen đánh trận theo kiểu Mỹ..’

Đại bác 105 ly
(Cách hành quân kiểu Mỹ là khi đụng trận sẽ có không yểm và pháo binh, hỏa lực dồi dào yểm trợ mọi nhu cầu chiến trưởng kể cả tiếp liệu, tải thương..QL VNCH từ 1973 mất hẳn các ưu thế về hỏa lực yểm trợ và khả năng di động..).
'Để tiết kiệm đạn, trong tài khóa 1974, chúng tôi cắt giảm đủ mọi loại đạn, ngoại trừ đạn nổ sát thương HE, bỏ hỏa châu, đạn đại bác soi sáng..không còn tiền để mua hỏa châu cầm tay.. Thiếu nòng đại bác để thay thế hư hỏng, thiếu cơ phận cho Thiết vận xa M-113, thiếu nòng M-16
Để chống chiến xa CSBV chúng tôi phải đem bazooka 3.5 (loại súng của thời Thế chiến 2), ra dùng lại vì M-72 trở thành khan hiếm..’
Thiết vận xa M-113
Về thiết giáp và chiến xa, ĐT Loan ghi:
'.. Chúng tôi (Lục quân Công xưởng) không có khả năng tu bổ hay tái tạo lại các xe M-113 và xe tăng M-48 bị hư hỏng khi chiến đấu, Chúng tôi phải gừi các xe này về HK để tân trang. Nhưng Cơ xuởng sửa chữa HK đòi hỏi phải có BIIL (Basic Issues Items Lists=Danh sách các cơ phận chính yếu) đính kèm: Yêu cầu này có nghĩa là khi gửi ‘chiến xa hư hỏng’ đi chữa, phải gửi kèm theo tất cả các cơ phận phụ như thiết bị vô tuyến, giá gắn súng..Chúng tôi cố gắng đáp ứng yêu cầu BIILs, nhưng nhiều khi các thiết bị này đã bị phá hủy khi đụng trận.. Khi tân trang xong, Cơ xuởng HK thường ..quên gửi trả lại BIILs và chúng tôi nhận lại xe tăng, không có trang bị vô tuyến! Chưa kể mất rất nhiều thời gian (có khi hàng 2, 3 tháng) để gửi chiến cụ hư hỏng sang HK đến khi được nhận lại !..
M.48
 Quân cụ do HK viện trợ có nhiều loại lỗi thời, nhưng cũng có loại quá tân tiến: Ví dụ như xe tăng M-48, Thiết bị bắn của xe rắc rối, số quân nhân có khả năng sửa chữa thiết bị này rất hiếm: có thể đếm trên đầu ngón tay. Đa số xe M-48 phải gửi đi tu bổ tại HK: chuyên viên Mỹ và Phi đến làm việc tại LQ Công xuởng (tính theo viện trợ) cũng không giúp được gì hơn. Ngay cả súng trường M-16..phải cần đến 3 loại dầu mỡ khác nhau để lau chùi súng! Còn có những quân cụ mà chúng tôi không..cần đến như Đại bác 175 (QL VNCH có 5 Tiểu đoàn Pháo 175), Súng có thể bắn xa 30km, nhưng chúng tôi..không bao giờ biết có bắn trúng mục tiêu hay không! Chỉ bắn ‘đại’ (?). Có lẽ người Mỹ chuyển giao vì không muốn mang các vũ khí quá nặng này về lại HK? Rồi hỏa tiễn chống chiến xa TOW..quá đắt 1 hỏa tiễn trị giá 3000 USD nhưng không hữu hiệu.. Chúng tôi chỉ cần M-72, đơn giản và phù hợp cho chiến trường VN..nhưng M-72 tồn kho..cũng cạn!
Tình trạnh Pháo binh:
Pháo binh (PB) được xem là một lực lượng quan trọng của QL VNCH trong việc yểm trợ chiến trường. Vai trò của Pháo binh còn tối cần thiết hơn khi Không quân trở thành kém hữu hiệu.
Sau Hiệp định Paris, PB QL VNCH bị giằng co giữa 2 tình trạng đối nghịch. Một bên là, QL VNCH phung phí hỏa lực kiểu Mỹ: yêu cấu bắn yểm trợ ngay khi chỉ bị vài tên bắn tỉa phá quấy và ngày nay không còn được bắn yểm trợ khi thật sự yêu cầu! Tình trạng đạn tồn trữ giảm xuống nhanh chóng và lệnh tiết kiệm được ban hành và áp dụng: Trên thực tế, tình trạng cấp số đã được định, TT Thiệu tuy ‘bực bội’ và trong các buổi họp tham mưu, đòi hỏi là nơi chiến trường quân đội phải được tiếp tế đạn theo nhu cầu, không thể theo cấp số được chia! Nhưng đạn ..ở đâu ra?. Một Tư lệnh cho biết:Năm 1972, chúng tôi (PB) được bắn..thoải mái, vô giới hạn, chỉ cần giữ nhịp bắn để đừng làm hư hại nòng pháo; đến 1975 mức độ tiếp liệu trung bình chỉ còn khoảng 10 % con số của 1972 ’
 
Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Chỉ huy trưởng PB QL VNCH cho biết là các Tư lệnh chiến trường thường than phiền về sự cắt giảm các phi vụ không yểm.và kém hữu hiệu của các phi vụ này. Tướng Thịnh cho biết dù cho có đủ đạn, việc sử dụng Pháo binh là do Bộ TTM quyết định, hoàn toàn không do Binh chủng liên hệ. Một số đơn vị, không xin được pháo binh yểm trợ , đã nghĩ đến việc dùng lại súng cối..nhưng đạn cối cũng..không còn đủ.
Pháo binh CSBV thường báo chí Mỹ cho là hữu hiệu hơn Pháo binh VNCH, nhưng trên thực tế CQ có loại đại bác 130, tầm xa 27km (VNCH có đại bác 175, tầm xa 32km), dễ sử dụng và CSBV có quá nhiều mục tiêu để bắn phá, trong khi mục tiêu của VNCH được xác định rõ rệt và giới hạn là những nơi tập trung quân của CQ..
Việc tái tổ chức Pháo binh VNCH vào năm 1974 do lệnh của Bộ TTM làm mất thêm hiệu năng của PB. 
Vấn đề số đạn CSBV lấy được sau khi QL VNCH tan hàng:
Báo chí và các phương tiện truyền thông HK, dựa theo báo cáo của CSBV,đưa ra con số đạn, CS lấy được tại Nam VN là khoảng 130 ngàn tấn. Con số này được các tay phản chiến dùng để giải thích..QL VNCH..chưa hết đạn! Trên thực tế số đạn này là ’mức không được dùng đến’ khi còn phải tiếp tục chiến đấu. Những người phụ trách tiếp vận không thể giải quyết theo kiểu ‘ đánh bạc đến..cháy túi’ (xài xả láng..hết tính sau!).
Một bản phúc trình của Ngũ giác đài ghi lại các chi tiết về võ khí bộ binh bỏ lại khi QL VNCH tan hàng:
Loại vũ khíSố lượng
Súng lục .45 M1911A190.000
Súng trường M16A1 (5.56 mm)791.000
Các loại súng trường khác (cũ như Garant, Carbin..)857.580
Trung liên M 60 (7.62 mm)15.000
Súng phóng lựu M 7947.000
Không có các con số về Đại liên 30 và 12 ly 7, các loại súng này thường được thiết trí trên các chiến xa.
Ngoài ra còn có:
  • 63 ngàn khẩu M 72 (chống chiến xa)
  • 14, 900 súng cối (60 và 81)
  • 200 súng không giật M 67 (90 mm)
  • 1607 đại bác ( 105, 155 và 175)
  • 1381 Thiết vận xa M113
  • 550 xe tăng (M41 A3 và M 48 A3)
  • Khoảng trên 150 ngàn tấn đạn đủ loại.
Số vũ khí này được CSVN bán trên thị trường vũ khí tại những nơi có các cuộc nổi dậy vũ trang theo kiểu CS như El Salvador, Phi châu
(Theo Công ty Colt, nhà sản xuất M 16 thì tổng số lượng M 16 giao cho VNCH là 943,988 khẩu các loạiM 16 và M 16 A 1). Nguồnhttp://www.vietagenda.org/index.php?option=com_content&view=article&id=533%3A020415shlbny3emg9&catid=93%3Attm-world&Itemid=491

Người Sài Gòn và cả người nước ngoài ngỡ ngàng
trước cái chết của Trung tá Nguyễn Văn Long
ngày 30/4/1975

Cái chết của VNCH

KẾT LUẬN:

Người đồng minh khai tử Nam Việt Nam bằng một hành động cắt viện trợ một cách tàn độc, hèn hạ và tục tỉu, trong khi đó để cho Liên Xô và Trung Cộng cấp cho Hà Nội một hoả lực hùng hậu. Mọi chuyện xảy ra là do do việc cắt giảm tệ hại về tiếp liệu cho QLVNCH. Vũ khí, đạn được và đồ phụ tùng, thuốc men, nhiên liệu, tất cả mọi thứ. Không một lực lượng Nam Việt Nam trong tình trạng "đói" võ khí đạn dược như vậy mà có thể đẩy lùi quân cộng sản Bắc Việt trang bi vũ khí đến tận răng. 



Trung bình theo tiêu chuẩn một lính bộ binh Mỹ được phát 400 viên đạn cho khẩu súng cơ hữu cuả anh ta, trong khi đó vào đầu năm 1975, một binh sĩ Nam Việt Nam được phát cho có 60 viên đạn cho một tuần. Xin lập lại 60 viên M16 trong một tuần. Đạn trọng pháo bị cắt 90%, xe tăng và phi cơ bị cho nằm ụ vì thiếu cơ phận thay thế (chúng trở thành những bức tượng điêu khắc bất động). 
Người viết xin mượn bài thơ " Tháng tư nhìn lại" của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết của bài viết này.
Tháng Tư Nhìn Lại
Tháng Tư năm xưa Cờ Vàng đổ xuống
Trút lên hồn tổ quốc nỗi buồn đau
Ba sọc đỏ tuông trào theo trùng sóng
Tức tưởi nghẹn ngào biển rộng rừng sâu.

Ôi chính nghĩa giống nòi cam thất bại!
Bút mực nào tả hết nỗi hờn oan
Khi lá cờ ma Cộng tà sao máu
Trùm ách búa liềm khắp cả giang san.
Khi một dân tộc hiền hoà anh dũng
Chiến đấu bảo toàn lý tưởng tự do
Bị bạn đồng minh đem đi đổi chác
Cho thế ăn thua của một cuộc cờ.
Khi một quân đội kiêu hùng bách thắng
Buông súng bể nòng hết đạn cạn lương
Bao nhiêu tướng sĩ can trường tuẫn tiết
Mắt trợn trừng nhìn đất nước tang thương.
Khi một Sài Gòn phồn vinh nhân bản
Rực rở rạng ngời hòn ngọc Viễn Đông
Cay đắng uất hờn mang tên nghiệt súc
Bẽ bàng trôi theo số phận non sông.
Tháng Tư năm nay Cờ Vàng khởi sắc
Chính nghĩa Miền Nam toả sáng quê hương
Tài liệu và hình ảnh được người viết sưu tầm trên Internet, xin được cám ơn các tác gỉa những tấm hình và tài liệu được đính theo bài viết này.

Lý Bích Thuỷ, 6/4/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét