Powered By Blogger
NGUYỄN KHẮC NHU MỘT KẺ SĨ 
ĐẦY TIẾT THÁO ĐẤU THẾ KỶ 20
Nói đến những anh hùng dân tộc trong thời gian chống Pháp vào đầu thế kỷ 20, nhân dân VN không thể nào quên được nhà chí sĩ một người hết lòng vì độc lập, tư do và dân chủ cho VN, đã tự tử trong ngục tù của Pháp ngày 11/6/1930 để lửa Yên Báy sáng mãi trong lòng Việt tộc.
Ông Nguyễn Khắc Nhu (1881–1930) là một chí sĩ yêu nước thời cận đại. Ông là một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng, ông ra đời tại làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một gia đình Nho học, thuở nhỏ ông theo học khoa cử, năm 1912 đi thi Hương đứng đầu cả xứ Bắc Kỳ nên đương thời gọi là Đầu Xứ Nhu, gọi tắt là Xứ Nhu. Ông không chỉ là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân đảng, với trách vụ trưởng ban lập pháp, người có vai trò quan trọng trong đường lối đấu tranh vũ trang của Việt Nam Quốc Dân đảng, mà còn là một nhà thơ yêu nườc chân chính.
Mỗi một trang, mỗi một dòng thơ của ông như là một tâm sự về cuộc đời bi hùng của ông, lời thơ chứa chan tinh thần yêu nước thương nòi nồng nàn. Nguyễn Khắc Nhu là một trong hai lãnh tụ xuất sắc của Việt Nam Quốc Dân đảng (VNQDĐ). Ông và Nguyễn Thái Học chủ trương võ trang để đánh đuổi thực dân Pháp xây dựng một liên bang đông dương - gồm 3 nước Việt , Miên, Lào. Những đảng viên VNQDĐ đều coi cái chết vì Tổ quốc là chết vinh quang. VNQDĐ với đỉnh cao là cuộc Khởi nghĩa Yên Báy long trời lở đất vào ngày 10/2/1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là do sự tố cáo bằng truyền đơn của đảng cs Đông Dương - tiền thân của đảng csVN hôm nay, nhờ các truyền đơn này mà Pháp đã có sự chuẩn bị trước để đối phó và dập tắt . Nguyễn Khắc Nhu cùng những đồng chí của ông bị bắt, bị giết và tù đày. Trong ngục tù thực dân Pháp ông đã đập đầu vào vách tường tự sát.

Nhà giáo yêu nước Nguyễn Khắc Nhu đã nêu cao hào khí của nhà đấu tranh cho dân chủ vì tổ quốc vì dân, một chiến sĩ yêu nước chân chính đầy tiết tháo, xứng đáng là tấm gương sáng cho các nhân sĩ trí thức và các nhà đấu tranh cho dân chủ ngày hôm nay trong nước. Có một số nhỏ người đấu tranh trong nước mang danh nhà dân chủ nhưng chưa bao giờ dám nhập cuộc, sợ khó sợ nghịch cảnh...thậm chí còn có những hiện tượng dân chủ cuội, cò mồi - chỉ tranh đấu cho quyền lợi của đảng cộng sản hoặc cho quyền lợi cá nhân - đấu tranh để xuất ngoại, để được Mỹ để ý và bảo bọc! Tạo một nghịch lệ trong việc đấu tranh cho dân chủ của thế kỷ 21. Họ được đảng cộng sản tạo cho một mớ thành tích đúng tầm với một người đấu tranh cho dân chủ, sau đó cùng với Mỹ cộng tạo phương tiện cho xuất ngoại để xâm nhập vào cộng đồng người Việt tự do hải ngoại - thi hành nghị quyết 36 cho các đầu lĩnh Ba Đình. Một thứ dân chủ đấu tranh không bắt nguồn từ tình yêu nước tình yêu quê hương, những nhà đấu tranh chỉ biết cầm bảng đứng trong nhà rồi chụp hình đưa lên mạng, đây là loại đấu tranh gi? thử hỏi đấu tranh như thế chừng nào đem đến kết quả sau cùng cho dân tộc cho dân chủ? Loại đấu tranh rất phù hợp với sự trường tồn của đảng csVN. Những nhà dân chủ này họ chỉ làm dân chủ trên FB để các loa dân chủ cuội phủ sóng ra hải ngoại. Một khi đã chấp nhận dấn thân là chấp nhận luôn mọi gian khó: " đường đi không khó nhưng khó vì lòng người ngại khó e sông", lời của cụ Nguyễn Bá Học vẩn còn mãi giá trị về con một người chân chính. Kẻ sĩ Nguyễn Khắc Nhu và các đảng viên VNQDĐ khác, một khi chấp nhận bước vào chặng đường cứu nước thì tù tội và sinh mạng họ coi nhẹ tựa lông hồng. Thất bại, tù tội hoặc bị kẻ thù hành hình - với họ là dịp để được làm một con người trọn vẹn và đúng nghĩa: Không thành công cũng thành nhân". Những đoá hoa máu của VNQĐ đã là những hạt kim cương lóng lánh sáng chói trong sử Việt. Những tấm lòng quên mình vì nước của họ đã làm cho người cộng sản phải hổ thẹn, kính nể. Người cộng hoà lẩn cộng sản đều vinh danh những anh hùng dân tộc này. Tên ông và các lãnh tụ khác được đặt cho các con đường của miền nam lẩn miền bắc hoặc tên của các trường học.
Vài nét về chí sĩ Nguyễn Khắc Nhu
Ông sinh năm 1881, tại làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một gia đình Nho học, thuở nhỏ ông theo học khoa cử, năm 1912 đi thi Hương đứng đầu cả xứ Bắc Kỳ nên đương thời gọi là Đầu Xứ Nhu, gọi tắt là Xứ Nhu. Ông không chỉ là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân đảng, với chức vụ trưởng ban lập pháp, người có vai trò quan trọng trong đường lối đấu tranh vũ trang của Việt Nam Quốc Dân đảng, mà còn là một nhà thơ chân chính.
Nguyễn Khắc Nhu và những dòng thơ yêu nước
Những bài thơ do ông sáng tác, mỗi dòng thơ như chính cuộc đời bi hùng của ông, chứa chan tinh thần yêu nước, thương dân nồng nàn. Ông chủ trương đấu tranh vũ trang chống thực dân cướp nước dành chính quyền, vì vậy thơ ông khác hẳn với những nhà nho đương thời: Đó là hơi thở của dân gian, chứa chan hồn nước và tấm lòng của ông trước vận mệnh của đất nước. Nơi ông sinh ra là cái nôi của nhiều làn điệu dân ca và văn học dân gian. Ngay từ nhỏ ông đã từng theo một phương chèo đi khắp miền Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Những làn điệu dân ca ôm ấp tình quê hương đã thấm vào máu tim của ông từ lúc nào. Chí lớn, hoài bão của ông càng được thể hiện rõ nét trong các dòng thơ. Trong lớp học nơi ông phục trách, ông treo những câu đối bằng thơ do ông sáng tác và bản đồ nước Việt:
Bích quải địa dư đồ
Tổ quốc giang sơn hà xứ tại?
Đường tôn nho giáo học
Nam cương tử đệ kiếp tông dư?
Có nghĩa là:
Trên vách treo bản đồ
Tổ quốc non sông đâu đó nhỉ?
Trong nhà tôn nho học
Cháu con đất nước nối dòng chăng?
Tình yêu đất nước, hào khí dân tộc cùng tương lai của thế hệ mai sau là nổi đau luôn canh cánh trong tim của thầy giáo Nguyễn Khắc Nhu, để rồi sau này được thể hiện ra bằng những hành động cụ thể. Ông bước vào đấu tranh cách mạng trong khi còn là thanh niên cũng như trong sự nghiệp dạy học của mình, vừa dạy chữ Quốc ngữ, vừa dạy chữ Nho, trước thế và lực rất mạnh của của bộ máy đàn áp và cai trị của thực dân Pháp, ông đã âm thầm tập hợp bạn bè cùng chí hướng, khéo léo khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân, đánh thức hồn Việt đặc biệt chú ý đến các thế hệ thanh thiếu niên trẻ, ươm những hạt mầm, nhân cách mạng cho đất nước mai sau:
Thầy xứ, hỡi thầy xứ!
Một thầy một lũ trò con
Khi ngồi lúc đứng đã chồn
Hết bài Quốc ngữ lại dồn chữ Nho
Miệng giảng nghĩa to to nhỏ nhỏ
Tay xếp bài sổ sổ khuyên khuyên
Ngoài trông ra vẻ tự nhiên
Trong thì ắt hẳn có phen chẳng thường
Hai câu cuối của bài thơ chứa đầy tâm ý, chí lớn được diễn đạt tinh tế và sâu sắc. Cái chí vẫy vùng cứu nước cứu dân ấy còn được gửi gắm qua một bài thơ trả lời một người bạn đồng học ở Bắc Giang mới được đổi đi làm thừa phái ở Hải Dương năm 1916:
Canh tàn rót chén biệt ly
Xét mình mà lại thương vì cho ai
Tấm thân lưu lạc quê người
Trên đầu ngày lại sương phơi dần dần
Nước trôi e những sảy chân
Lòng son còn có cổ nhân biết cùng
Cũng nên vùng vẫy vẫy vùng
Đương khi Mỹ vũ Âu phong thấm nhuần
Ông khuyên con người hãy chú ý đến việc giữ gìn nhân cách, hơn là chỉ chú ý đến bề ngoài:
Tạo hóa sinh ra vốn ở truồng
Áo quần che để khác cầm muông
Rách lành cốt giữ mầu thơm, sạch
Đơn, kép tùy che lúc nắng sương
Nết tốt vẫn thường nhiều kẻ chuộng
Tài hèn, mặc gấm chẳng ai màng
Người Tây kia những mang gai vải
Sao vẫn văn minh vẫn vẻ vang
Bài thơ mang phong cách dân gian, trào lộng nhưng thâm thúy, đặc biệt, tuy căm ghét giặc Tây cướp nước, nhưng ông vẫn đánh giá đúng mức những thành tựu của họ. Với bạn, ông chân tình, sâu nặng, luôn mong cho bạn gặp những điều tốt lành, vận động bạn và giới thanh niên theo Âu học, hy vọng con người được khai phóng và đất nước có thể theo kịp đà tiến của văn minh thế giới. Song ông không tha thứ cho kẻ bất nhân tâm địa ác độc. Khi ông biết tên tri huyện Thụ Ngọc Lương của huyện Võ Giảng, Bắc Ninh cũ tham lam, tàn ác, ông làm bài thơvà cho dán trước cổng huyện đường, cảnh cáo hắn:
Gớm ghiếc huyện quan Thụ Ngọc Lương
Mồm thì lảm nhảm, mắt thì giương
Mẹ cha tổng lý lòng không nể
Bè bạn chân tình dạ chẳng thương
Xử kiện lèm nhèm như tổ đỉa
Nã tiền đòn đánh tựa đầu lươn
Văn nhân sỹ tử nào đâu cả
Xỏ khố khiêng lên trả tỉnh đường
Dân gian truyền miệng rằng, đọc bài thơ, tuy miệng nói cứng, như Thụ cũng e sợ và phải giảm bớt những hành động đàn áp bóc lột nhân dân trong huyện. Bài thơ của ông vừa răn đe kẻ ác, vừa làm thức tỉnh sức mạnh trong lòng mỗi người dân. Tư tưởng và chủ trương của ông được khẳng định trong bài thơ viết sau khi Ba-Danh (Bazin) – tên mộ phu khét tiếng tham tàn của thực dân Pháp bị trừng trị đích đáng
Nặng lòng ưu ái khó làm thinh
Dội máu nam nhi rửa bất bình
Cướp nước, chém cha quân Phú – Lãng
Cháy thành chết mẹ chú Ba Danh
Gian nan những xót người trong hội
Tâm sự nào ai kể với mình
Hỡi hỡi anh em cùng gắng sức
Phen này quét sạch lũ hôi tanh!
Trong khi vận nước đang lúc khó khăn, nhưng Nguyễn Khắc Nhu vẫn tin tưởng vào tương lai của dân tộc, tin tưởng vào con đường đấu tranh cách mạngmà mình đã lựa chọn. Ngay khi còn dạy học, ông đã cho dán câu đối:
Thế giới văn minh vô chỉ cảnh
Nhân quần tiến hóa hữu cơ quan
có nghĩa là:
Văn minh thế giới không dừng bước
Tiến hóa loài người có chốt then
Thơ của Nguyễn Khắc Nhu thể hiện rõ tình yêu với dân, với nước, yêu ghét phân minh, ông luôn ôm ấp suy tư trăn trở của một kẻ sĩ vì tương lai của tổ quốc đang nằm trong tay của kẻ thù cướp nước, những trăn trở và suy tư ấy không bi quan yếm thế như một số nhà nho đương thời khác. Tinh thần tích cực, năng động của nho giáo được ông tiếp nhận rồi biến thành hành động cụ thể.
Năm 1909, sau khi hai phong trào Đông du và Đông Kinh nghĩa thục đều bị tan vỡ, thực dân Pháp truy nã và bắt giam nhiều nhà chí sĩ, là cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Ông Nguyễn Khắc Nhu trốn sang Trung Hoa, tham gia vào cuộc vận động cứu nước. Từ đó, ông chuyển dần sang xu hướng dùng vũ trang để đối đầu thực dân Pháp. Năm 1927, ông về nước cùng với các đồng chí thành lập Hội Việt Nam Dân Quốc, tổ chức nhiều cuộc tập kích một số đồn Pháp ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại... với ý định vũ trang khởi nghĩa. Năm 1928, ông sáp nhập hội Việt Nam Dân Quốc vào Việt Nam Quốc Dân Đảng và ông được cử tham gia với vai trò là trưởng ban Lập pháp của đảng. Ông bị Pháp bắt sau khi tự tử bằng lựu đạn tự chế của nghĩa quân, nhưng chỉ bị thương nặng không chết sau cùng khi bị nhốt trong tù ông đã đập đầu vào tường để tự kết liểu. Toàn dân VN hôm nay đều ghi nhớ công đức này của ông và 13 anh hùng khác của VNQDĐ đã hiên ngang bước máy chém của thực dân, để trở thành những anh hùng bất tử trong dòng sử đấu tranh của Việt tộc. Nhân mùa tang Yên Báy 17/6/2016. Hậu bối Nguyễn Thị Hồng viết lại những tấm gương hào hùng của thế kỷ 21, để nhắc nhở một viên ngọc qúi trong đấu tranh của thế hệ đi trước, một nén hương lòng dâng lên các anh hùng vị quốc vong thân tại Yên Báy vào sáng sớm ngày 17/6/1930.
Nguyen Thi Hong 1/6/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét