VŨ HOÀNG CHƯƠNG KẺ SĨ CỦA NỀN VĂN CHƯƠNG VNCH
(5. 5. 1916 – 6. 9. 1976)
Trong mùa quốc nạn 30.4 năm nay hàng ngũ hậu duệ VNCH chúng tôi muốn nhắc nhở và vinh danh tới thi văn nghệ sĩ Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ lớn của miền nam VN thời VNCH. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc của Việt Nam Cộng hòa, ngoài Ông còn vinh dự được vinh danh là “Thi bá” Việt Nam. Ông là một người cầm bút mà còn đầy đũ tiết tháo được xứng đáng đứng ngang hàng như các thần tướng VNCH đã tuẩn quốc trong ngày quốc hận 30.4.1975 và các chính khách khác của miền nam như cố Tổng Thống Trần văn Hương, cố Thủ Tướng Phan Huy Quát.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương một nhân cách lớn, là nhà thơ, nhà văn và là một thầy giáo đã chọn làm công dân VNCH cho đến hơi thở cuối cùng. Sau 1975 mặc dù được cộng sản mời gọi, săn đón của những cán bộ cao cấp của cs như Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận nhưng ông khước từ những ân huệ từ bên thắng cuộc, bất hợp tác và chửi thẳng vào mặt những tên văn nô như tố hữu, huy cận... bọn cộng sản bắt giam và ghép ông tội phản động, "phát hành lưu trữ văn hoá đồi truỵ"... Ông bị bắt giam vào nhà giam Chí Hòa...
GIAI THOẠI VỀ CUỘC GẶP MẶT VỚI CÙ HUY CẬN SAU 1975
Huy cận là bạn là đàn em của Vũ Hoàng Chương trong thập niên 40 (t.k20) khi ông chưa di cư vào miền nam năm 1954. Ngày 30.4 năm 1975 miền nam bị rơi vào tay cộng sản với cái gọi là “đại thắng muà xuân”. Cù huy cận và Vũ Hoàng Chương có dịp lại gặp nhau trong hoàn cảnh éo le quốc cộng. Huy-cận được cử vào Saigon cùng với một phái đoàn với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ miền Nam.
Dĩ nhiên người mà huy-cận muốn gặp đầu tiên là Vũ-hoàng-Chương cũng vì tình bạn cũ và cũng nghĩ rằng nếu chiêu dụ được Vũ theo cách mạng thì mình lập được công lớn. Vì vậy huy-cận đã sửa soạn cuộc thăm viếng rất trọng thể. Lễ vật đến thăm Vũ-hoàng-Chương gồm một chai rượu quí, một lọ đầy thuốc phiện và cũng không quên mang theo một bức hình hồ chí minh. Rượu và thuốc thì để biếu bạn, còn bức hình thì huy-cận ước mong sẽ được Vũ-hoàng-Chương đề tặng cho mấy vần ca ngợi để có bằng chứng báo cáo lấy công đầu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp sau bao năm xa cách. Vũ-hoàng-Chương đón huy-cận như một bạn cố tri nồng nàn vui vẻ. Sau khi Huy-Cận ngỏ ý muốn Vũ đề thơ thì Ông trầm mặc không nói gì. Huy-cận khi ra về có hẹn ba ngày sau sẽ cho người đến xin lại bức hình, Vũ-hoàng-Chương cũng chỉ ậm ừ tiễn bạn.
Đúng ba ngày sau khi nhân viên của huy-cận tới thì thấy trên bàn vẫn còn y nguyên hai món lễ vật và bức hình, Vũ-hoàng-Chương không hề đụng tới mặc dù rượu với thuốc phiện đối với Ông là rất quí hiếm. Còn bức hình thì vẫn chỉ là bức hình như khi đem tới,không một nét chữ đề. Được báo cáo lại, dĩ nhiên là huy-cận tím mặt. Nhưng Ông biết tính họ Vũ là ngưòi không dễ lung lạc nên cũng đành thôi.
Vũ-hoàng-Chương, quả là một người có khí phách tiết tháo đại diện cho giới văn học nhân bản VNCH. Ông có một cơ hội an thân nhưng Ông đã giữ tiết tháo không a dua theo thời cuộc. Thế là lại có thêm một cái ‘họa’, ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị vc bắt giam vào khám Chí Hòa, đó cũng chính là phần thưởng của phe thắng cuộc dành cho ông là nhà tù nhỏ khám Chí Hoà. Ông được giam chung cùng một số nhà trí thức của miền nam khác.
Với thân hình gầy yếu sẵn có, phải ăn cơm tù đạm bạc lại thêm nghiện thuốc thì làm sao mà Ông chịu nổi. Có thể nói bao nhiêu ngày trong tù, Ông đau yếu cả bấy nhiêu ngày. Sức lực Ông kiệt quệ dần dần, đã có lúc phải nằm liệt giường. Chính quyền “giải phóng” biết Ông không còn sống nổi bao lâu, nên sau thời gian giam giữ đã quyết định thả Ông về để tránh tiếng Ông bị bức tử trong tù. Về nhà gặp lại vợ con, dĩ nhiên là Ông mừng rỡ, nhưng trong đáy lòng hình như Ông có điều gì thỏa mãn vì tuy nằm bẹp trên giường Ông không có vẻ sầu héo bi lụy của một người gần đất xa trời. Một hôm Ông thố lộ là ở trong tù Ông có phần thích thú vì đã được Thủ-tướng bưng giúp bô vệ sinh cho mình. Mãi sau người nhà Ông mới biết bị giam chung cùng với Ông là Bác sĩ Phan-huy-Quát. Bác sĩ Quát đã có thời làm Thủ-tướng chính phủ dân sự do Cụ Phan-khắc-Sửu là Quốc trưởng. Vì mến thương Vũ-hoàng-Chương và vì lương tâm của người y sĩ, trong thời gian bị giam chung, Bác sĩ Quát đã tận tình chăm sóc cho nhà thi sĩ bất hạnh đau yếu, và không ngần ngại giúp đỡ cả việc vệ sinh hàng ngày. Đó là niềm vui cuối cùng của thi sĩ họ Vũ trước khi Ông lìa đời ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn, tức là 5 ngày sau khi được vc thả ra vì bệnh quá nặng.
Trong sự nghiệp văn chương thi phú của ông, người ta còn tìm thấy trong kho tàng văn hốa những sáng tác về những ngày đau buồn sau 30.4.1975 khi thời thế xã hội đổi thay số phận con người cũng bị long đong xoay vần theo vận mệnh của đất nước , cái gì là vật ngoài thân đều ko thuộc về mình , chỉ còn lại chút phẩm giá và lòng tự trọng ... tiết tháo của nhà thơ VHC khiến người sau phải nghiêng mình cảm phục .Chúng tôi xin lấy bài thơ “Vịnh tranh gà lợn” của nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm trong khoảng thời gian tranh tối tranh sáng của thời sự để tiêu biểu cho tâm sự của ông trước cảnh bát nháo của đàn khỉ Pắc Pó vào thành.
Bối cảnh của lúc ấy là, ngày Tết Bính Thìn, khi Cộng Sản vừa chiếm được cả đất nước và một chính sách trả thù phân biệt được áp đặt lên toàn dân tộc. Các viên chức, sĩ quan của chế độ VNCH bị tù đày trù dập đến gần cả triệu người...các khuôn mật lớn của văn nghệ sĩ bị truy bức, bắt bớ, sách vở bị tịch thu đốt bỏ. Lúc ấy, buổi hỗn quân hỗn quan, lúc thú vật đội lốt người, tác yêu tác quái thì sáng của ông đã ra đời:
“Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành
Gà lợn om sòm rối bức tranh
Ràng vách có tai, thơ có họa
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi đừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.”
Những thành ngữ, tục ngữ của dân gian dưới tay nghệ sĩ đã thành đắc địa. Chữ không còn là một nghĩa nữa mà thành nhiều nghĩa, và, sự thâm trầm sâu lắng trong ngữ nghĩa làm bài thơ lột tả được một tâm sự chung mang của cả một thế cuộc tao loạn đầy bất trắc.
Trong tù, ông viết bài thơ cuối cùng của đời mình, gửi cho người thân, như linh cảm thấy một chuyến đi đã kề sẵn. Thơ như tiếng khóc nén thầm của những dòng thơ, từ dòng cổ thi từ thuở Nguyễn Du xưa xa, của nỗi niềm “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”đến nỗi đau mất nước quặn thắt bây giờ:
“Thấm thoát vào đây tháng đã tròn
Lông hồng gieo xuống nặng bằng non
Một manh chiếu lìa hồn ngây ngất
Ba chén cơm rau xác mỏi mòn
Ngày tới bữa ăn càng nhớ vợ
Ðêm về giấc ngủ lại thương con
Bao nhiêu nước chảy qua cầu nữa
Chẳng dễ gì phai một tấm son."
Con chim trước khi chết, tiếng hót bi thương. Người thi sĩ, trước khi lìa bỏ trần gian, lời kêu ai oán. Bài thơ thất ngôn bát cú gói ghém cả một tâm tình. Quốc phá, gia vong, thân trong ngục tù, nhưng, tất cả rồi sẽ trôi qua như nước chảy dưới cầu và không bao giờ phai nhạt tấm lòng son sắt với đời, với người, với dân tộc, với đất nước.
Một bài thơ khác của ông mà những người Việt Tự Do rất yêu thích và thường xuất hiện trong các văn đàn đấu tranh hải ngọai đó là bài thơ "trã ta sông núi từng trang sử".http://poem.tkaraoke.com/11858/Tra_Ta_Song_Nui.html.
Nghe nữ danh ca Hoàng Oanh ngâm:https://www.youtube.com/watch?v=RxDXqnNu9Sc
TIỂU SỬ VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán tại gia đình, học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 vào học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937. Nguồn: http://www.tanhieptho.com/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-va-san…/…/
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh – Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập Ban kịch Hà Nội cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn và gặp gỡ Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng, thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, về Nam Định, diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, đi tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến, ruồng bắt cả nhà, hồi cư về Hà Nội, dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương vào Sài Gòn, tiếp tục dạy học và sáng tác.
Năm 1959 được giải thưởng toàn quốc của chính quyền Việt Nam cộng hòa về tập thơ Hoa đăng. Trong năm này tham dự Hội nghị thi ca quốc tế tại Bỉ.
Năm 1964 tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok. Năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, lại tham dự Hội nghị Văn bút quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d’Ivoire.
1969-1973 là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam thuộc Việt Nam Cộng hòa. Năm 1972 đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc của Việt Nam Cộng hòa. Ông còn được vinh danh là “Thi bá” Việt Nam.
Hậu duệ VNCH thành kính dâng nén tâm nhang lên hương hồn ông để tưởng nhớ đến người chiến sĩ cầm bút tiết tháo bất khuất trên văn đàn VNCH trong suốt thời gian 1954 đến ngày miền bị thôn tính bị cs Bắc Việt cưởng chiếm miền nam VN
Các tác phẩm tiêu biểu
Các tập thơ:
Thơ say (1940)
Mây (1943)
Thơ lửa (cùng Đoàn Văn Cừ, 1948)
Rừng phong (1954)
Hoa đăng (1959)
Tâm sự kẻ sang Tần (1961)
Lửa từ bi (1963)
Ta đợi em từ 30 năm (1970)
Đời vắng em rồi say với ai (1971)
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)...
Kịch thơ:
Trương Chi (1944)
Vân muội (1944)
Hồng diệp (1944)
Tất cả hình ảnh và tài liệu về người thi sĩ Vũ Hoàng Chương được lấy từ trên internet. Cảm ơn tác giả các bức hình nguyên thủy ( chưa có ghép lá cờ VNCH)
Tổng hợp Hậu duệ VNCH Lê kim Anh 22.4.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét