Powered By Blogger
DỊCH HẠCH CĂN BỆNH NGUY HIỂM 
TỪNG GIẾT 1/2 DÂN SỐ ÂU CHÂU ĐANG XUẤT HIỆN Ở TQ
Hôm 12/11/2019, Bệnh viện Triều Dương (Bắc Kinh) xác nhận có hai người mắc bệnh lây nhiễm “dịch hạch thể phổi” đến từ Nội Mông Cổ. Đây là bệnh dịch có tỉ lệ tử vong rất cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra lệnh “che giấu và kiểm soát” các thảo luận về bệnh dịch hạch, thông tin công bố của bác sĩ về bệnh này trước đó cũng bị xóa khiến người dân cảm thấy hoang mang. Việc phát hiện 2 người mang bệnh dịch hạch đã gợi nhớ tới thảm họa kinh hoàng về "Cái chết Đen", là của thế kỷ 14 ở Âu Châu và trong thế kỷ 19-20 ở Trung Hoa, đang là mối lo lắng và tranh luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Nguồn: https://tuoitre.vn/trung-quoc-bac-lo-ngai-bung-no-dich-hach-gay-chet-nguoi-20191114123019991.htm

Thông tin từ nhiều phía cho biết, bệnh viện Tuyên Vũ Bắc Kinh có thể đã bùng phát bệnh dịch hạch. Một cư dân mạng tiết lộ, vợ của đồng nghiệp làm việc tại bệnh viện Tuyên Vũ, bệnh viện này đã có 9 người dường như bị lây dịch hạch, và bị cách ly gấp rút. Trong lúc đó còn có cư dân mạng trích dẫn thông tin đang lan truyền trong giới nhân viên y tế, ngày 13/11/2019, bệnh viện Tuyên Vũ chẩn đoán chính xác 3 trường hợp bị dịch hạch, là một gia đình 3 người, con nhỏ đã không may qua đời.

Bệnh dịch hạch trong lịch sử thế giới từng giết hại hằng trăm triệu người, trong
lần đại dịch thứ nhì đã cướp đi mạng sống của 1/3 dân số Âu Châu vào thế kỷ thứ 14.

CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU TQ KHÔNG KHỐNG CHẾ ĐƯỢC BỆNH DỊCH

Trường hợp TQ không thể khống chế được căn bệnh dịch hạch mới xuất hiện mấy ngày qua, thì thãm hoạ cho người dân TQ và các nước hàng xóm môi hở răng lạnh như VN sẽ bị ảnh hưởng và con số người tử vong sẽ khó mà lường được. Đáng ngại là VN và nước láng giềng Trung Quốc với chiều dài đường biên giới lên tới 1.300 km vẫn tồn tại các ổ dịch hạch trên các loài động vật hoang dã. VN khi mắc nhiễm phải bệch quái ác này thì con số thiệt mạng sẽ lên cao vì thuốc điều trị phần lớn ở VN đều là thuốc giả do Bộ trưởng BYT Nguyễn Thị Kim Tiến cho nhập vào VN để các bệnh viện sử dụng.
Các thuốc để điều trị bệnh dịch hạch là các kháng sinh:
1.Nhóm aminoglycosides (streptomycin, gentamycin).
2.Nhóm tetracyclines (tetracyclin, doxycycline), 
3.Nhóm fluoroquinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), 
4.nhóm sulfonamides (trimethoprim-sulfamethoxazole) và cloramphenicol. 

Đây là các kháng sinh tương đối rẻ tiền. Khi điều trị bệnh, việc lựa chọn kháng sinh, phối hợp kháng sinh phải phụ thuộc vào: bệnh nhân có phù hợp với kháng sinh hay không, tác dụng phụ của thuốc, tuổi (người lớn, trẻ em), giới (phụ nữ mang thai), tình trạng bệnh...

Trong quá khứ, bệnh dịch hạch này đã từng vượt biên giới Việt Trung đến VN và gây thiệt hai không nhỏ đến người dân Việt chúng ta. Biên giới có 5 cửa khẩu lớn  Móng Cái, Hữu Nghị, Tà Lùng, Thanh Thủy, Lào Cai và ngoài ra còn 10 cửa khẩu khác dọc biên giới hàng ngày có cả trăm ngàn người qua  lại, đó là chưa kể các cửa khẩu thuộc đường biển, đường sắt  và đường hành không dân dụng. Con số người TQ đến VN theo thống kê của phía VN cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2019 lên đến 10 triệu người, trung bình mổi tháng hơn một triệu người TQ đến VN. Đây là nguyên nhân truyền bệnh nhanh chóng đến VN và lan rộng khắp 3 miền đất nước một cách đồng bộ.

Đại dịch vào thế kỷ 19 – 20, bắt đầu ở tỉnh Vân Nam của Trung Hoa vào năm 1855, lây lan bệnh dịch sang tất cả các lục địa có người ở và cuối cùng giết chết hơn 12 triệu người ở Trung Quốc, Ấn Độ, VN và các quốc gia có chung biên giới với Trung Hoa.

Sang đến thời cận đại, đầu thế kỷ 20, bệnh dịch hạch cũng phát xuất từ Trung Hoa đã gây thiệt hại cho người miền Bắc Việt Nam vào năm 1937 và đã giết hại hơn 75.000 người.
Bệnh dịch hạch tại TQ năm 2014

KHÁI QUÁT VỀ BỆNH DỊCH HẠCH
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm rât nguy hiểm gây dịch, có thể gây đại dịch do trực khuẩn Yersinia pestis gây nên. Hiện nay tuy bệnh không còn phổ biến như trước nhưng nó vẫn là một bệnh quan trọng. Nếu không làm tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, bệnh có thể bộc phát thành dịch trở lại vì sự phát triển của bệnh rất nhanh.
Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập vào cơ thể qua da (chủ yếu do vết đốt của bọ chét) và niêm mạc (màng tiếp hợp, niêm mạc hầu họng, ống tiêu hóa, đường hô hấp). Sau đó theo dòng bạch huyết đến hạch khu vực, rồi vi khuẩn lại theo dòng bạch huyết đến các hạch sâu hoặc xa hạch khởi điểm, cuối cùng mới vào máu. Trong máu vi khuẩn còn bị đại thực bào giữ lại và tiêu hóa. Quá trình bệnh lý có thể dừng lại ở đây. Ngược lại nếu gan lách không lọc được thì vi khuẩn sẽ tràn vào máu gây nhiễm trùng huyết. Năm 2015, đại dịch dịch hạnh xảy ra ở Madagascar, với 2.348 ca mắc bệnh và 202 người chết, trong đó 1.791 ca là dịch hạch thể phổi.
Tuy nhiên, dịch hạch thể phổi có thể lây qua đường hô hấp khi người nhiễm bệnh ho. Dịch hạch thể phổi có nguy cơ lây nhiễm cao và thường gây chết người nếu không điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh.
Độc tố của vi khuẩn dịch hạch có ái tính với hệ thần kinh gây li bì mê sảng và các tổn thương thoái hóa xuất huyết, lan rộng trong nội tạng. Trong dịch hạch thể phổi, vi khuẩn qua mũi xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên nhưng không nhất thiết phải đưa đến viêm phổi. Nguồn: https://hoibacsy.vn/benh-dich-hach-2/
SỰ TÀN HẠI CỦA ĐẠI DỊCH VÀO THẾ KỶ 14
Bệnh dịch hạch xuất hiện vào thế kỷ 14, đã giết chết 50% dân số ở các thành phố đông dân cư. Các xác chết bị quăng lên các xe cút kít như rác. Theo ước tính, 1/3 dân số Châu Âu chết vì dịch hạch vào thế kỷ 14. Tuy nhiên, bệnh dịch hạch không dừng lại ở đó. Bệnh này tiếp tục tấn công Châu Âu theo chu kỳ mỗi 10 năm, cho đến tận thế kỷ 15. Cho đến nay con số tử vong chính xác do dịch hạch vẫn còn là một ẩn số.

Một nhà sử học của Đại học Oslo ở Na Uy ước tính rằng có 8 triệu người chết trong năm 1347 và 30 triệu người trong 6 sáu năm sau đó. Trong suốt 300 năm sau, bệnh dịch hạch vẫn tiếp tục bùng phát nhiều lần. Có thể tổng số người chết đã lên tới 200 triệu. Đại dịch bệnh này đã biến mất một cách bí ẩn sau năm 1670.

Đúng như tên gọi, Cái Chết Đen ( chết vì bệnh dịch hạch) được đặt tên như vậy vì triệu chứng đáng sợ của nó. Vi khuẩn gây bệnh được phát tán qua bọ chét trên chuột và động vật gặm nhấm rồi sau đó lan thành dịch bệnh ở người. Một triệu chứng đặc trưng là người bệnh xuất hiện các vết đốm đen trên da.

Một khi đã mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ lên cơn sốt cao và mê sảng. Bệnh nhân chắc chắn sẽ chết trong đau đớn. Không có một tia hy vọng cứu chữa nào. Hầu hết người bệnh đều chết trong vòng 48h sau khi bị nhiễm bệnh. Nhưng có một số ít người có sức đề kháng với căn bệnh và đã sống sót.
Cái Chết Đen bùng phát ở Trung Á vào năm 1339. Vì chuột mang bọ chét có nhiễm vi khuẩn này len lỏi khắp nơi, nên bệnh dịch hạch lây lan nhanh chóng. Kết quả là dân số Ấn Độ giảm đáng kể. Đông Nam Á, vùng Lưỡng Hà, Armenia, và các khu vực khác dưới sự thống trị của người Mông Cổ đều tràn ngập xác chết.

Năm 1347, Cái Chết Đen lan tới Constantinople và Alexandria. Số người chết tăng vọt ở hai thành phố này trong năm sau đó. Mỗi ngày có hơn 1.000 người chết  ở Alexandria.  Ở Ai Cập và Cairo mỗi ngày có hơn 7.000 người chết.

LỊCH SỬ DỊCH HẠCH Ở VN 

Dịch ở Nha Trang 1898, Sài Gòn 1906, Hà Nội 1908, Lạng Sơn 1909, Hải Phòng 1917, đánh dấu sự xâm nhập của bệnh dịch hạch vào Việt Nam. Dịch xâm nhập chủ yếu theo hàng hóa của người Trung Hoa. Sau khi xâm nhập dịch lây lan đến những nơi khác như Bắc Ninh, Hòn Gai, Phan Thiết, Phan Rang, Sóc Trăng.... Dịch tại những nơi xâm nhập đều có tính chất tạm thời trừ Sài Gòn và Phan Thiết có chiều hướng trở thành vùng dịch lưu hành dai dẳng. Vào năm 1911 có vụ dịch lớn tại Châu Đốc, Long Xuyên, Thủ Dầu Một với nhiều bệnh nhân dịch hạch thể phổi và 886 người tử vong.

DỊCH HẠCH TRONG THỜI GIAN TỪ 1975-1990

Sau 1975 dịch bùng phát, số mắc - chết tăng vọt tại các vùng dịch lưu hành như ở các tỉnh ven biển miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt trong thời gian này, dịch hạch đã xuất hiện và gây ra một số vụ dịch nhỏ tại 9 tỉnh/thành phố phía Bắc do có sự giao lưu về lương thực hàng hóa và các phương tiện giao thông, đặc biệt chuột và tác nhân gây bệnh Yersinia pestis theo gạo và lương thực từ miền Nam xâm nhập vào miền Bắc qua cảng biển Hải Phòng.

Hà Nội: 1977, 1978, 1986, 1987.
Hải Phòng: 1978, 1986.
Bắc Thái: 1978.
Hải Hưng: 1978, 1986.
Hà Nam Ninh: 1986.
Thanh Hóa: 1980.
Nghệ Tĩnh: 1977, 1978.
DỊCH HẠCH TRONG THỜI GIAN TỪ 1999-2002

Số mắc-chết có chiều hướng giảm và phạm vi dịch thu hẹp dần, tập trung chủ yếu ở miền Trung và Tây Nguyên. Trong 4 năm (1999-2002), dịch chỉ còn ghi nhận tại một số địa phương 2 tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai với diện dịch tập trung dai dẳng vào một số xã thuộc 2 huyện: Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai và EaH’leo, tỉnh Đắk Lắk.

TÓM LẠI:

Dịch hạch là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra thông qua vecto truyền bệnh là bọt chét ký sinh có trên thân thể các loài gặm nhấm, ngày nay tuy dịch hạch đã được khống chế bằng các loại thuốc kháng sinh, tuy nhiên đâu đó vẫn còn tiềm ẩn mối nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại. Vì vậy nếu có bất kì dấu hiệu nào như sốt, nổi hạch, đau nhứt cơ, đau đầu, mệt mỏi cần tới các cơ sơ y tế gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đồng thời phải giử gìn môi trường sống thật sạch sẽ, tiêu diệt chuột và vệ sinh hàng ngày cho các loại thú cưng như thỏ, mèo, hamster….để tránh thú cưng nhiễm bệnh và truyền cho người. Theo dõi tin tức thường xuyên về những nơi có dịch để tránh đi vào ổ dịch và lan truyền cho người chung quanh.

Hậu duệ VNCH Võ thị Linh, ngày 17.11.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét