CHỈ CÓ CHẾ ĐỘ NHÂN BẢN VNCH MỚI CHĂM SÓC TỐT CHO NGƯỜI NGHÈO TỪ MIẾNG ĂN CHO TỚI SỨC KHỎE
Chế độ cộng sản miền bắc XHCN - một chế độ độc tài độc đảng với chủ nghĩa phi nhân Mác Lênin là cốt lỏi để làm nền tảng cơ sở xây dựng xã hội, để rồi đem đến nhiều hệ lụy, làm cho người dân khốn khổ vì nghèo đói lạc hậu. Nếu như miền bắc xhcn đem so với miền nam trong cùng thời gian (1954-1975) thì có sự cách biệt khá lớn về mặt phúc lợi, tự do, dân chủ, nhân quyền, văn minh...
Miền nam VNCH may mắn được Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng môt chế độ chính trị lấy nhân làm gốc, làm trọng tâm trong mọi hoạt động. Nhân vị chính là chủ thuyết xây dựng xã hội nhân văn của miền nam trong thời tổng thống Ngô Đình Diệm và là nền tảng cho các hướng hoạt động của nền đệ nhất Cộng Hòa.
Theo Hán-Việt Tự Điển của Đào-Duy-Anh thì NHÂN là Người và NHÂN hoặc có nghĩa khác là lòng thương người (nhân ái) ; VỊ có nghĩa là điạ-vị, hay chỗ đứng. Hai chữ này hợp lại để diễn tả: Vị-trí, phẩm giá và trách nhiệm của con người trong cộng đồng xã hội, một công việc chính yếu giửa người và người.
Chữ NHÂN trong Nho học, ngoài ý-nghĩa trên còn mang một bản chất siêu nhiên, “Nhân linh ư vạn vật”, nghĩa là con người linh thiêng hơn hết mọi loài và là nền tảng cho mọi sự phát triển và đi lên của cộng đồng thế giới. Con người khác với con vật ở chỗ biết suy-tư, tức là có một đời sống tâm-linh, lại còn có một đời sống vật chất biết hành động. Hai yếu tố tinh thần và vật-chất đối nghịch này lại cùng tồn tại và phát triển như là một thực thể duy nhất. Đấy là sự huyền diệu của bản chất con người.
Với những khát vọng về hạnh phúc của một dân tộc đã chịu nhiều đau khổ vì phải chống sự xâm lăng của bắc phương (giặc Tàu) gần 1000 năm và 100 năm phải đấu tranh với sự quản trị khắc khe của thực dân Pháp. Vì thế, các ông đã có cái nhìn thật xa cho hạnh phúc tương lai của Việt tộc khi được sống trong chế độ VNCH. Hai Ông Diệm và Nhu đã tận lực tìm kiếm và khôi phục lại những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân xứ sở trong khi đó những người khác lại đi tìm những học thuyết ngoại lai…
Với cái nhìn của hậu Duệ VNCH có thể còn thiếu sót vì chủ quan, nhưng dù sao đi nữa chúng tôi đánh giá trên phương diện xây dựng đất nước, hai anh em Ngô chí sĩ là những người có cái nhìn sâu sắc về tương lai cho đất nước VN. Cả hai Ông Diệm và Nhu ao ước thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu và Tây Phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền lợi chung và tôn trọng nhân phẩm.
Ông Diệm và Nhu cho rằng Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa đều là những học thuyết cực đoan cần có một hình thức trung gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá trị ưu tú nhất của cả hai để phục vụ cho lợi ích chung: công bằng đối với người này là tự do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc tài chuyên chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Cá Nhân.”
Là một con người quốc gia với tình yêu đất nước thật đậm đà yêu, điều này có thể nhìn thấy được qua cách ăn mặc của Tổng thống Ngô Đình Diệm , ông ăn mặc áo dài khăn đóng trong các buổi lễ quan trọng của quốc gia. Ngoài ra, ông đã ban hành một thông tư ngày 5.10.1956, cấm kêu ông là "Cụ" hay "Ngài" trong lúc viết và trong xưng hô với ông. Và theo thông tư số 103/TTp/ĐL các quan chức chính phủ phải bận quốc phục, áo lam, khăn đen trong các ngày đại lễ (Đoàn Thêm - Chuyện Từng Ngày 1945-1964 trang 202).
Với chử Nhân làm trọng tâm cho mọi hoạt động dựng nước, nên ông đã kêu gọi thế giới giúp ông định cư cho gần 1 triệu người miền Bắc di cư, chạy khỏi thiên đàng XHCN do hồ chí minh xây dựng ở miền bắc sau khi hiệp định Geneve ký kết giửa Pháp và Việt Minh vào tháng 7/1954, đưa đến việc chia đôi VN, lấy sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 làm ranh giới cho hai miền nam bắc VN. Công cuộc định cư cho người miền bắc là một nét son cho tân chính phủ VNCH dưới sự lãnh đạo của Ngô chí sĩ.
CHĂM SÓC GIAI CẤP NGHÈO TRONG XÃ HỘI VNCH
Để chăm sóc cho giai cấp nghèo trong xã hội, chính quyền đệ nhất cộng hòa do tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã chú trọng đưa Bộ Y Tế và Giáo Dục vào hàng quốc sách trong việc hình thành một xã hội hạnh phúc và nhân bản. Các học sinh đến trường đều được miển phí ở bậc tiểu học. Lên đến trung học và đại học nếu thi đậu và các trường công cũng được học miển phí. Về phần người dân khi bị bệnh đến bệnh viện được miển phí chăm sóc sức khỏe. Không như chế độ chó ngáp XHCNVN của đám đầu lĩnh Pắc Bó lãnh đạo cho tới nay chúng coi học sinh và bệnh nhân là nhà băng nhỏ để chúng rút tiền bằng nhiều cách rất tinh vi.
Ngoài việc đi học và chế độ y tế miển phí, nhà nước vì dân VNCH còn thành lập các nơi ở với giá rẻ cũng như chổ ăn với giá rẻ (tượng trưng) cho giai cấp nghèo trong xã hội. hạnh phúc người dân từ giàu đến nghèo đều có cơ hội hưỡng được phúc lợi từ phía nhà nước cung cấp.
Không như chế độ cs BỐ LÁO, mà đám lãnh đạo cộng sản hay bla.. bla..là: Nhà nước XHCN là một chế độ "VÌ DÂN" cái gì cũng vì dân, nên dân nghèo trơ xác, nếu có bệnh thì nằm chờ chết không có chế độ ưu đải cho giai cấp nghèo...con nhà nghèo chỉ còn đi bán vé số, không có cơ hội được vào trường. Thế nên XHCN được người dân gọi là: "Xã hội chó ngáp", "Xuống hố cả nước", " Xuống Hàng Chó Ngựa", "Xếp hàng cả ngày"...Một chế độ thua xa xã hội VNCH về mặt nhân, dân quyền và phúc lợi..
Ngày nay ở miền Bắc, khó khăn lắm mới tìm ra được một cơ sở từ thiện của dân cho dân nghèo, trong khi đó ở miền nam thì đầy khắp phố phường người nghèo có thể nhận được: ổ bánh mì, nước trà đá, cơm miển phí hoặc với giá tượng trưng 2000 đồng, thuốc tây, sửa xe đạp, sửa giày dép, xe chở bệnh nhân, nhà cho bệnh nhân ở tạm, dạy học, quần áo, ATM phát gạo ...tất cả đều miển phí cho dân nghèo. Nhưng có điều đáng ngạc nhiên, tất cả không phải của nhà nước xhcn hay của đảng csvn, mà cúa người Sài Gòn, nơi có những cơ sở từ thiện đông nhất nước. Miền nam là nơi từng được hấp thụ nền văn hóa Nhân bản trước 1975, nên các bậc phụ huynh truyền dạy lại cho các thế hệ nối tiếp tinh thần cống hiến vì tha nhân. Đây là bản chất khác biệt giửa hai miền!! Chúng tôi phân tích không nhắm vào phân biệt vùng miền, mà để đánh giá về tính nhân bản có trong văn hóa ứng xử của người Bắc và Nam có sự khác biệt lớn. Xem: http://lybichthuy.blogspot.com/2019/08/sai-gon-que-huong-cua-nhung-ta-m-long.html
QUÁN CƠM CHO NGƯỜI NGHÈO
Trong xã hội miền nam trước 1975, người nghèo cũng được hưỡng một chế độ chăm sóc đặc biệt ưu đãi các buổi cơm hàng ngày phục vụ , đó là các quán cơm xã hội rất thích hợp với túi tiền giới nghèo cũng như giới lao động tay chân ít tiền, sinh viên nghèo xa nhà...
Các quán cơm xã hội được tổ chức theo quy định của Bộ Xã Hội VNCH, thực đơn thay đổi mỗi ngày, phải có ba món bắt buộc: canh (có thể là canh rau, cạnh cải, bí đỏ...) món mặn (thịt kho, tàu hủ kho...), món xào (rau muống xào, hoặc bắp cải xào...). Cơm ăn không hạn chế, ăn nổi bao nhiêu quán mang cơm lên bấy nhiêu. Gạo được Bộ Xã Hỏi cung, loại bao chỉ xanh (100kg). Tráng miệng phải có một trái chuối, nước mắm miễn phí. Nước trà cũng miễn phí đựng trong bình khổng lồ bằng thiếc trắng. Giá một bữa cơm vào thờ điểm 1963 là 5$ VNCH, về sau nghe nói lên 7$ VNCH. Hình thức quán cớm XH được thành lập khắp miền nam VN để nuôi dân nghèo và giới lao động ít tiền, cũng như tầng lớp sinh viên nghèo.
Trong niềm luyến tiếc và ngậm ngùi cho thân phận những người lưu vong, chúng tôi hậu duệ VNCH vùng nam Đức xin được thấp nén nhang gởi đến nhị vị Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, những nạn nhân của Mỹ và các tên phản tướng đã cấu kết với nhau để sát hại hai nhân vật ưu việt của con dân miền nam, để rồi VNCH đã mất đi những vị lãnh đạo anh minh, được thế giới tự do kính nể.
Họ đã giết chết một miền nam sung túc và hạnh phúc nhất khu vực trong cùng thời điểm với VNCH đệ nhất. Một quốc gia mà đồng tiền VNCH có tỉ giá vào ngày 17.12.1955, lớn hơn đồng tiền của Pháp (1 đồng VNCH = 10 quan Pháp), 1 Mỹ kim=38 đồng VNCH. Ở thời điểm 1956, Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam Cộng hòa cao gấp 4,4 lần so với Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Bình quân đầu người của VNCH 105 US$/ năm, cao gấp hai VNDCCH 51US$/năm.
Đó là giá trị đồng tiền VNCH trong những năm chưa nhận viện trợ của Mỹ. Nếu đem đồng tiền VNCH so với hồ tệ của miền Bắc XHCN, thì chưa tới mắt cá của VNCH. Thế nhưng đảng csvn, Ban Tuyên Láo và đám truyền thông gia nô, cũng như đám sử gia trí thức đỏ trên Wikipedia.. đã ra công viết rất nhiều bài nhằm cố tình xuyên tạc nền kinh tế phồn thịnh của VNCH và đánh tráo khái niệm về nghèo đói trong xã hội miền nam trước 1975. Điều đó, cho thấy một miền bắc XHCN quá kém cỏi nên phải nhờ đến đám gia nô viết mướn theo đơn đặt hàng của đảng.
Chúng càng viết càng phản tác dụng, phe thắng cuộc đã tự thú trước người dân về sự thất bại của mình. Cho dù chúng có chứng minh bao nhiêu thì những hình ảnh về sự phồn thịnh của nền KT/VNCH ở miền nam vẩn còn hàng ngàn tấm hình về sinh hoạt của xã hội miền nam và miền bắc có cùng thời điểm, đều chênh lệch khá xa về mạt đời sống của hai miền. Đó là những tấm ảnh biết nói, mà đảng và Ban Tuyên láo không thể phản biện và xóa hết trên Google.
Một vài nét viết vội trong mùa quốc nạn thứ 46 trên đất tạm dung bên ngoài VN, để vinh danh và biết ơn hai nhà sáng lập chế độ chính trị cộng hòa cho miền nam VN từ 1954-2.11.1963. Cái nhìn của Hậu duệ VNCH chúng tôi đặt ngoài sự tranh chấp của tôn giáo, chỉ nêu việc hai nhà sáng lập xây dựng được một chế độ chính trị văn minh, tự do, dân chủ ..với một chiến lược hữu hiệu để đối phó với sự xâm nhập phá hoại của cộng sản miền bắc, mà VNCH đệ nhất đã thành công rất tốt đẹp.
Biên khảo lịch sử VNCH Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh, 04.04.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét