Powered By Blogger

 KINH TẾ THÀNH HỒ VỀ ĐÂU ?? KHI ĐẢNG BA ĐÌNH TIẾP TỤC LẤY BÚA ĐẬP CHÂN MÌNH

Mặc dù thành phố bị đóng gông, nội bất bất xuất ngoại bất nhập, các doanh nghiệp đều bị tê liệt về sản xuất. Nhưng các loa đảng vẩn bla bla về tình hình phát triển tốt của nền kinh tế cả nước lẩn thành Hồ - nơi bị thiệt hại nặng nhất về kinh tế vì cách chống dịch ngu xuẩn của đám lãnh đạo đảng chóp bu. Bọn ngu dốt cứ tính chuyện nhốt dân, khoanh vùng, cách ly để cô lập và bịt kín F0 nhưng không có vaccine để chửa trị cho người dân,  đưa đến thảm họa cho người dân tp.hcm, là bị bỏ đói trên 4 tháng trời vì chính quyền không đưa ra được một biện pháp nào để giúp dân có được miếng ăn ổn định trong suốt thời gian thành phố bị những tên ngu dốt đóng gông. Tất cả sự đi lại và di chuyễn của thành phố bị đình trệ vì thủ tục rườm rà về giấy tờ đi lại.

Đám đầu lĩnh Ba Đình dùng hệ thống tuyên truyền gia nô để bơm thổi các thành tích chống dịch hữu hiệu của các lãnh đạo đảng, chỉ toàn là thứ lừa bịp về một sự thất bại toàn tập của đảng trong cách chống dịch Covid 19 có một không hai trên thế giới, cách chống của đảng csvn là vác búa đập vào chân mình. Tp.hcm nơi có nền kinh tế lớn nhất nước đã bị đảng hũy diệt vì định hướng sai lầm trong việc chống giặc thay vì chống dịch Covid 19. 

Theo Nikkei thì GDP của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2021 có nhiều khả năng bị tăng trưởng âm, không giống như  năm 2020, Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 8 vừa qua. Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã cảnh báo tại cuộc họp trong tháng  8/2021 "Hàng chục nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Hàng trăm nghìn công nhân bị mất việc làm," 

Ông Hoan đánh giá nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất là rất lớn, nếu không có giải pháp kịp thời, theo Zing News trong bài ‘Doanh nghiệp FDI ở TP.HCM than mất đơn hàng trăm triệu USD

Riêng về số liệu của sở Lao động -Thương binh và xã hội thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố có 1.365 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do dịch Covid-19, hơn 42.500 công nhân mất việc hoặc ngừng việc, 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lượng cho công nhân, 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động. Nguồn: https://phunuvietnam.vn/hon-9000-doanh-nghiep-tai-tphcm-tam-ngung-hoat-dong-do-dich-covid-19-20210610145122411.htm

Tính riêng TP.Hồ Chí Minh, trong 7 tháng đầu năm 2021 có  23.199 DN rút lui khỏi thị trường (chiếm 29,1% số DN rút lui của cả nước), tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020. Sự gia tăng về DN rút lui chủ yếu đến từ sự gia tăng số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (12.071 DN, tăng 25,7%). Số DN rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng với 79.673 DN, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 40.251 DN tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 50,5% tổng số DN rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021.

Có thể thấy, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội thì việc số lượng DN tạm ngừng kinh doanh có sự gia tăng là dễ hiểu. Theo Hiệp hội DN TP.Hồ Chí Minh, thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm trên 70% DN bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều DN phải tạm ngừng hoạt động, đa số DN khác đều giảm từ 50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch bệnh.  Nguồn: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2021-08-04/tpho-chi-minh-so-doanh-nghiep-tam-ngung-kinh-doanh-dat-muc-ky-luc-108699.aspx

Dù TP HCM đang phải đối mặt với dịch Covid-19 nhưng báo cáo về tình hình thu ngân sách vẩn được đảng loan báo là tăng trưởng 7 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt mức dương, cho thấy sự nỗ lực của thành phố trong thực hiện nhiệm vụ kép - vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, thật là phục tài bố láo của những tên bút nô  đảng làm truyền thông.

Theo Cục Thống kê TP HCM, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam từ ngày 27-4. Tại TP HCM, trong nhiều tháng qua, dịch bệnh đã tác động mạnh đến mọi mặt đời sống và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/kinh-te-tp-hcm-giu-duoc-tin-hieu-lac-quan-20210801215044643.htm

BÁO ĐẢNG BỐC PHÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VN 

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6/2021 và 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020. GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng khá so với cùng kỳ năm 2020 do năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi và thủy sản phát triển ổn định, các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu đều tăng khá.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,91% so với cùng kỳ năm 2020. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong quý II/2021 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 11,45% so với cùng kỳ 2020.

Cách làm thống kê về kinh tế VN, toàn là con số chính trị không phải là con số thật. Người dân theo dõi các con số của nhà nước cộng sản đưa ra, đều nhận thấy một điều là:  năm nào kinh tế của VN đều tăng trưởng kể từ ngày gia nhập thị trường thế giới. Nhưng nếu nhìn trị giá đồng tiền VNĐ so với đồng US đô la và nợ công để biết được sự thất bại về kinh tế của VN dưới sự lãnh đạo của đảng bất tài csvn. 

Đừng bao giờ nghe cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm, một câu nói hết sức giá trị về bản chất bố láo của người cộng sản của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TIẾT LỘ VỀ SỰ THIỆT HẠI DO GIÃN CÁCH KÉO DÀI TẠI THÀNH HỒ

Theo báo Nikkei Asia của Nhật đưa tin vào ngày 22/8/2021: Nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ là Intel và các công ty nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam bày tỏ lo ngại rằng các biện pháp đối phó COVID-19 nghiêm ngặt kéo dài ở tp.hcm có thể làm đình trệ việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.

Công ty chế tạo như Intel phải đối mặt để duy trì hoạt động, bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc đối ngoại của Intel tại Việt Nam và Malaysia nói với Nikkei Asia hôm thứ Bảy. "Gánh nặng tài chính cho việc thuê nhà ở cho công nhân là một trong những thách thức quan trọng," bà Uyên nói.

"Chúng tôi không chỉ nêu quan ngại mà còn đưa ra các giải pháp cho lãnh đạo thành phố như những khuyến nghị thiết thực thay vì duy trì [các biện pháp hiện có] lâu hơn sau 15/9", bà Uyên được Nikkei dẫn lời.

Intel Products Việt Nam vận hành một nhà máy kiểm tra và lắp ráp tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn tại TP HCM. Một phần của các biện pháp chống dịch là "1.870 công nhân phải ở tại các khách sạn gần cơ sở của hãng. Điều đó đã phát sinh 140 tỷ đồng (6,1 triệu USD) trong một tháng kể từ tháng 7.

Jabil Việt Nam, chi nhánh Việt Nam của một công ty dịch vụ sản xuất có trụ sở tại Hoa Kỳ, cũng chia sẻ những lo ngại của Intel. Công ty cho biết nhiều đối tác kinh doanh đã chuyển đơn đặt hàng sang các nước khác như Trung Quốc và Singapore do chi phí phát sinh từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách.

Trong khi đó, hãng sản xuất máy tính Datalogic của Ý cho biết công ty đã chứng kiến ​​sự sụt giảm doanh thu trong một tháng từ 18,5 triệu USD trong tháng 6 xuống 11 triệu USD trong tháng 7. Công ty này cũng mất khoảng 40% lực lượng lao động với 502 người rời công ty vào tháng 8.

Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, cho biết nhà bán lẻ Nhật Bản gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động tại nước này do chi phí xét nghiệm COVID-19 bắt buộc với công nhân của họ khi tới nơi làm việc.

Ông Furusawa đề xuất chính quyền thành phố kéo dài thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thuế giá trị gia tăng và bảo hiểm y tế để doanh nghiệp có thêm thời gian hỗ trợ người lao động.

Theo Vnexpress , các Hiệp hội Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc (KoCham) và Hiệp hội doanh nghiệp Singapore (SBG) mong muốn miễn đóng các khoản bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp trong thời gian phải tạm ngừng hoạt động theo lệnh giãn cách. Ngoài ra, SBG đề xuất miễn, giảm thuế và các chi phí liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp.

NGÂN KHỐ VN KHÔNG CÒN TIỀN

Tên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 17/9/2021, đã đưa ra thông tin ngân sách trung ương "'gần như không còn đồng nào". Thông tin này lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. 

Ngay lập tức, báo chí gia nô của đảng đồng loạt đăng các bài viết với nội dung rằng đã có sự hiểu lầm phát biểu của ông Hồ Đức Phớc. Mặt khác ban Tuyên láo  cũng có những loạt bài viết cải chính tin này của BT Tài Chính Hồ Đức Phớc - chính đương sự cũng phải cải chính tin mà mình đã báo cáo trước Quốc Hội bằng những luận điệu ngây ngô: "có thể nhân dân nghe nhầm vì ông nói tiếng Nghệ An, hàm ý khó nghe". Cuối cùng nhà nước còn tiền hay không ?? câu trả lời còn tùy ý thức của người dân về tình hình giãn cách xã hội lâu dài của các bộ óc đậu hũ của các lãnh đạo đảng cộng sản trong việc chống dịch Covid 19.

ĐẢNG TIẾP TỤC BỐC PHÉT VỀ THU NGÂN SÁCH TẠI THÀNH HỒ NĂM 2021

Theo báo cáo của Cục Thống kê TPHCM, mặc dù bị tác động nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TPHCM trong 7 tháng đầu năm đạt 230.821 tỉ đồng, đạt 66,3% dự toán. Nguồn:https://laodong.vn/kinh-te/tphcm-thu-ngan-sach-230821-ti-dong-7-thang-dau-nam-2021-936444.ldo

Các doanh nghiệp chế biến ở thành hồ đang phải đối phó gay gắt với tình trạng thiếu nhân công và nguyên liệu để tồn tại sau cơn dịch, thì lấy đâu ra thu nhập ??

Theo tiết lộ của UBND TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, tình hình hoạt động và sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Hiện nay, tất cả các nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành lương thực, thực phẩm tại TP.HCM đều lệ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đến từ các tỉnh, nhất là 19 tỉnh thành phía Nam. 

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T (TP.HCM) cho biết, hiện nhiều loại trái cây đang vào mùa thu hoạch ở các tỉnh ĐBSCL như nhãn ở Bạc Liêu, Hậu Giang, dừa ở Bến Tre, thanh long ở Long An, Tiền Giang, cùng nhiều loại trái cây khác… Tuy nhiên, bà con nông dân thu hoạch cũng như lực lượng lao động tại các nhà máy chế biến, sản xuất bị siết giảm tới 40 – 50%, khiến sản lượng cũng giảm tương ứng.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, quá trình thực hiện “3 tại chỗ” với chi phí gia tăng đã khiến nhiều doanh nghiệp chọn cách dừng hoạt động. Trong khi đó, các mặt hàng gạo, thanh long, chanh… đều đang gặp khó khăn trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Người dân không còn tha thiết việc chăm sóc cây trái và bỏ ý định trồng đợt mới.

Tóm lại với bối cảnh dịch hoành hành ở tp.hcm trong 4 tháng qua với sự chỉ đạo ngu dốt của đám đầu lĩnh Ba Đình, đã đưa tình hình kinh tế VN chạm đáy thung lủng, nhưng chúng vẩn cố chống đở và tiếp tục lừa bịp đồng bào cả nước vì sự thất bại trong việc lãnh đạo việc phòng chống dịch Covid 19 đưa đến việc nền kinh tế thành hồ bị đình trệ, ngân sách bị thất thu vì làm theo chỉ thị 16 của tên thủ tướng ngu dốt Phạm Minh Chính. Đại dịch càng kéo dài tiếp tục tàn phá nền kinh tế tp.hcm và miền nam Việt Nam càng lớn. Sài Gòn cỗ máy kinh tế chính của đất nước bị phủ đầy mây mù u ám cho triển vọng đầu tư và cần có nhiều thời gian để phục hồi sau cơn dịch đi qua.  

Bình luận từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 25.9.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét