BỘ ỆÔNG NGHIÊP MỸ (USDA)CHO BIẾT VN SẼ TRỞ THÀNH NƯỚC NHẬP CẢNG LỚN THUỘC TOP 2 TRÊN THẾ GIỚI VÀO NĂM 2025 VA 2026
Tích báo VNExpres: theo báo cáo mới phát hành về lĩnh vực lương thực toàn cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam dự kiến sẽ là nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm 2025 và cả năm 2026.
Trước đó, trong năm 2024, nhập khẩu gạo của Việt Nam ước tính khoảng 3,4 triệu tấn, sau Philippines và Indonesia. Năm 2025 và 2026, thương mại gạo toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, với sản lượng thương mại đạt trên 60 triệu tấn. Trong số các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, Việt Nam nổi bật với lượng nhập khẩu có thể đạt 4 triệu tấn trong năm 2025 và 4,1 triệu tấn trong năm 2026. Sự gia tăng này chủ yếu do diện tích gieo trồng trong nước bị thu hẹp và nhu cầu nhập khẩu từ Campuchia.
Philippines vẫn là thị trường lớn nhất thế giới về nhập khẩu gạo, duy trì lượng nhập khoảng 5,5 triệu tấn. Nigeria đứng thứ ba với 3 triệu tấn gạo, chủ yếu do nhu cầu tăng lên từ sự gia tăng dân số, mặc dù thị trường này ưu tiên các sản phẩm giá rẻ.
Trong khi đó, Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ nhập khẩu 2,4 triệu tấn nhờ vào nguồn cung dồi dào và giá cả hợp lý từ các nước châu Á. Các nước thành viên EU cũng sẽ nhập khoảng 2,2 triệu tấn gạo, giảm nhẹ so với các năm trước do nguồn cung nội địa gia tăng. Trong khi đó, Indonesia, nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai trong hai năm gần đây, dự kiến chỉ nhập khoảng 800.000 tấn nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn cung nội địa trong năm 2025.
Trong năm 2025, Việt Nam có thể nhập đến 4 triệu tấn gạo và trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng sẽ vượt Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm 2025, với ước tính xuất khẩu khoảng 7,9 triệu tấn gạo, so với 7 triệu tấn của Thái Lan và 24 triệu tấn của Ấn Độ. Sự tăng trưởng này của hạt gạo Việt Nam chủ yếu nhờ nhu cầu cao từ thị trường truyền thống Philippines và sự quay trở lại của các nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Mặc dù sản lượng gạo toàn cầu tăng, tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn diễn ra do nhu cầu tiêu thụ dự kiến tăng thêm 6,1 triệu tấn, nâng tổng nhu cầu lên 538,8 triệu tấn. Trong đó, Ấn Độ vẫn là nước sản xuất lớn với 125 triệu tấn, tiếp tục duy trì các chính sách nhằm đảm bảo an ninh lương
NHÌN LẠI DI SẢN VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA VNCH - ĐÃ CỨU ĐƯỢC MIỀN BẮC VÀ ĐƯA CẢ NƯỚC VƯỢT QUA VIỆC THIẾU ĂN.
Sau 30/04/1975, sản xuất lúa gạo bắt đầu từ từ tụt dốc ở miền Nam vì những chính sách sai lầm của đám lãnh đạo ngu dốt Pắc Bó nên cả nước đã bắt đầu bị thiếu ăn, dân miền nam lần đầu tiên bị ăn độn khoai sắn, bo bo với gạo mốc.

Sau nhiều năm cho cả nước ăn độn, những tên lãnh đạo ngu dốt mới bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của chính sách sản xuất lúa gạo tự do ở miền nam và bắt đầu thay đổi tư duy cho áp dụng vào các chiến lược phát triển nông nghiệp của cả nước. Lúc đó đất nước đang ở bên bờ vực của nạn đói, vì không sản xuất đủ gạo ăn và dân chúng bắt đầu phải trộn cơm với bo bo từ những năm 1980. Hãy nghe tâm tình của thi sĩ Phan Huy, một nhà thơ miền bắc, từng sống trong thời đại xhcn, ông đã diễn tả lại cái đói khổ của dân miền bắc. được trích trong bài thơ: Dân Ta Ngày Nay" của ông như sau:
Nhớ lại ngày qua dưới thời bao cấp
Cơm không đủ no dù độn ngô khoai
Vải không đủ may dù chỉ cái khố
Cả nước như là xã hội man khai
Dạo ấy cả ngày chỉ nghĩ cái ăn
Đêm nằm ngủ cũng mơ toàn thịt cá
Mở con mắt dậy là đi lăng nhăng
Sắp hàng bon chen giành giật hàng hóa
Sổ gạo sổ lương và mớ tem phiếu
Là những gia bảo vô cùng trọng yếu
Dù chỉ gạo mốc cá ươn thịt thi
Cũng đều ơn bác ơn đảng kính yêu...
Từ khi đám Pắc Bó trung ương nhìn lại việc thất bại của nền nông nghiệp chxhcnVN, bắt đầu thay đổi tư duy, cho áp dụng cuộc cách mạng xanh của VNCH vào việc phát triển nông nghiệp. Từ năm 1986, Hà Nội bắt đầu ban hành những nghị quyết: cho phép dùng giá cả và sản xuất tự do, di chuyển gạo từ vùng thừa sang vùng thiếu, đã làm lại cuộc "cách mạng xanh" nói trên của VNCH, khởi đầu lại toàn chiến lược đổi mới nông nghiệp và cũng từ đo mới "lột xác" được nền kinh tế quốc dân chxhcnVN trong những năm sau này.
Điều đáng lưu ý, cả nước có đũ gạo ăn và xuất cảng đó là nhờ vào việc thừa hưởng di sản có sẵn của chính sách tự do trồng trọt ở đồng bằng Cửu Long, diện tích trồng đã được phân phối rộng và công bằng ở miền Nam, nhất là kiến thức nông gia trong việc canh tác lúa "Thần Nông" đã có sẵn, trước 1975.
Đám đầu lĩnh Pắc Bó đã sao chép toàn bộ kỹ thuật về giống lúa Thần Nông, đem sử dụng cho vùng đồng bằng sông Hồng ngoài bắc. Điều này đã làm mức sản xuất lúa gạo của cả nước tăng kỷ lục, và chỉ chục năm sau VN đang từ thiếu gạo ăn trong nước, trở thành xứ xuất cảng gạo hạng ba thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.
Cho dù thế, đến nay việc tăng gia gia sản xuất, năm nào đảng cũng đề ra, nhưng miền bắc chưa bao giờ có được sản lượng lúa gạo phong phú như miền nam VN.
Năm 2021, Tổng sản lượng lúa sản xuất của các tỉnh phía Bắc ước đạt hơn 13,4 triệu tấn trong năm 2021
Vụ đông xuân năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch cho vụ Hè Thu đạt hơn 8,5 triệu tấn. Tính chung Đông Xuân và Hè Thu, chỉ riêng vùng đồng bằng sông Cữu long đã đạt được 19,4 triệu tấn.
Các đầu lĩnh Pắc Bó, về thành quả đạt được trong việc phát triển nông nghiệp chỉ là những sự thất bại này kéo theo những thất bại khác, cũng như nhiều lãnh vực khác như giáo dục, y tế, quân sư, chính trị...Nhìn con trâu vằn của Nguyễn Xuân Phúc để thấy được bản chất thật của cái gọi là đảng csVN. Một đám ăn tàn phá hoai đất nước vì tham nhũng và ngu dốt. Mượn đoạn trích từ bài thơ " Dân ta Ngày Nay" của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết bài viết này:
Nay nhờ công lao bác đảng đánh dẹp
Bờ cõi nước ta vào tận phương nam
Chiếm được vựa lúa đồng bằng Cữu Long
San nghèo cào khổ hai miền Nam Bắc
Dân ta tạm thời khỏi lo đói rét
Cũng không còn phải ráng nuốt bo bo
Mặc thì tạm đủ ăn cũng tạm no
Chỉ thiếu những quyền tự do dân chủ.
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 15 Mai 2025