Powered By Blogger
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA
SINH VIÊN HỌC SINH ĐẦU THẾ KỸ 20

Giáng sinh 1927 đã đi vào lịch sử Việt tộc với sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) một tổ chức cách mạng giải phóng VN khỏi bàn tay cai trị thô bạo của thực dân Pháp, bằng vũ lực dựa vào sức mạnh của quần chúng, và bằng vào tinh thần DÂN TỘC TỰ QUYẾT, không ảnh hưỡng bởi bất cứ một thế lực nào của ngoại bang nào từ tinh thần tới vũ khí đạn dược.Cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ 3 năm sau đó tuy thất bại, nhưng đã có một chổ đứng rất vững chắc trong lòng dân tộc, Việt sử cũng đã vinh danh những nét oai hùng và lẫm liệt của các anh hùng vị quốc vong thân của VNQDĐ. Đây là một tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, do người trẻ-một sinh viên đứng ra lãnh đạo cuộc cách mạng làm rúng động nhà cầm quyền thực dân, khơi dậy được tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân vào thời đó.

Gần đây, qua việc nghiên cứu của các người trẻ yêu mến VNQDĐ về tinh thần yêu nước cao độ của người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, nhận thấy có nhiều điểm không đúng với sự thật trong bước đầu thành lập của chính đảng nầy, nên xin phép được ghi lại và chia sẽ với tất cã những người yêu mến người anh hùng dân tộc NTH và xin được gởi tới tất cã hệ thống VNQDĐ đang hiện diện trong và ngoài nước, để làm sáng tỏ hơn về tư tưởng chủ đạo của VNQDĐ trong giai đoạn (1926-1930) đầu thành lập.
Được biết vào thời kỳ mới thành lập (1926-1930) VNQDĐ đã tự lực về nhân sự cũng như vũ khí đạn dược để khởi động một cuộc tổng khởi nghĩa 3 năm sau khi thành lập đảng.. Chính đảng quốc gia này hoàn toàn không có ôm ấp một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào khác giống như đảng csVN đã gối đầu Chủ Nghiã Mác-Lê-Mao trong suốt quá trình thành lập cho đến ngày hôm nay, và được ghi vào hiến pháp của nước CHXHCNVN. Tất cã các nghĩa sĩ VNQDĐ đều phát xuất từ tinh thần dân tộc chống xâm lăng bất khuất và lòng yêu nước, làm cứu cánh cho tới ngày đảng trưởng Nguyễn Thái Học đền xong nợ nước, sau đó vì tình hình diển tiến phức tạp sau khi một phần lớn đảng viên và cơ sở của VNQDĐ bị chhính quyền thực dân tàn phá và tiêu diệt vào thời điểm sau 1930, nên một số bộ phận của VNQDĐ phải chạy sang Tàu và nhận sự giúp đở của Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

Nhiều sử gia và một số tài liệu hiện có trên Internet đã có những nhận định sai lầm về tinh thần yêu nước của người sinh viên Cao Đẳng Thương Mại-Nguyễn Thái Học. Ông đã lèo lái con tàu VNQDĐ đi tới bằng chính lực của dân tộc, không như nhiều người đều lầm tưởng là Nguyễn Thái Học lấy Tam dân Chủ Nghĩa để làm cơ sở lý thuyết cho VNQDĐ. Điều nầy hoàn toàn không đúng sự thật lịch sử. Trong khi đó thì người cộng sản luôn cố gắng gán ép là VNQDĐ làm cuộc cách mạng vì chịu ảnh hưỡng của Tam Dân Chủ Nghĩa của cụ Tôn Trung Sơn. Hình ảnh của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 chỉ là một hình ảnh làm nức lòng các thanh niên học sinh và các nhà cách mạng vào thời đó, chứ không phài là yếu tố chính để hình thành tư tưởng cách mạng của Nguyễn Thái Học.

Nhà Cách-mệnh: NGUYỄN THÁI HỌC

Nguyễn Thái Học, vị anh-hùng bất tử!
Như thái dương ngời sáng dãy non hùng.
Người ra đi viết lên trang huyết sử,
Tỏ uy-linh giống cháu Lạc, con Hồng.

Một dân tộc mấy ngàn năm từng trải,
Một trời Nam bừng sáng dậy muôn trùng.
Dù cho phải chịu đầu rơi, máu chảy,
Tiếc chi thân khi dân tộc khốn cùng!

Tay bị trói, chân mang còng xiềng xích,
Ra pháp trường vẫn phong thái hiên ngang.
Dù cách-mệnh chưa hoàn thành chủ đích
Nhưng niềm tin, ý chí đã “thành nhân”
(Huỳnh Nhất tâm)


Nhìn qua tất cã các tài liệu viết về xuất thân của Nguyễn Thái Học, người ta thấy, ông chưa hề có một cuộc tiếp xúc nào với cụ Tôn Trung Sơn và ảnh hưởng từ Tam Dân Chủ Nghĩa trong suốt thời gian ông làm cách mạng. Để lãnh đạo sứ mệnh giải phóng VN, ông cũng không hề nhờ vào sự ủng hộ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng ( chưa lần nào tiếp xúc với THQDĐ) hoặc bất cứ một thế lực bên ngoài nào khác ngoài chính thực lực của Việt tộc. Nguyễn Thái Học là người đầu tiên trong lịch sử Việt tộc đã đề ra việc chuyễn hoá chế độ quân chủ phong kiến sang dân chủ, mở màn cho việc cấy hạt giống dân chủ tự do trên đất nước VN.
Đường lối đấu tranh của VNQDĐ từ ngày thành lập 25/12/1927 hoàn toàn không có nêu ra một ý thức hệ nào để dẩn đạo toàn dân trong chương trình cứu nước, ngoài việc việc phân công trong tổ chức và đưa ra chương trình dân chủ hoá cho 3 nước Việt, Miên, Lào.

KẾ HOẠCH DÂN CHỦ HOÁ ĐÔNG DƯƠNG

Việt Nam Quốc Dân Đảng ( VNQDĐ) là một chính đảng đầu tiên có một chương trình dựng nước theo thể chế dân chủ kiễu Âu-Mỹ. Kế hoạch dân chủ hoá không chỉ cho VN mà cho cã Lào và Miên ( 3 nước Đông Dương) vì có sự tương quan về địa lý chính trị. Đây là chính đảng đầu tiên của VN đấu tranh dân chủ cho cã 3 nước Đông dương.
Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) được thành lập vào ngày 25.12.1930. Chủ tịch Đảng ( Đảng Truởng) là một sinh viên trẻ Nguyễn Thái Học(1902–1930).

Tổng khởi nghĩa Yên Báy của VNQDĐ ngày 10.2.1930
Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội, một trong những nhà cách mạng và lãnh tụ có tầm vóc và trẻ tuổi nhất trong lịch sử đấu tranh cho dân chủ và tự do của nhân loại trong đầu thế kỷ 20. Ông sáng lập, chỉ huy, và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của người Pháp, giành lại chủ quyền cho Việt Nam.
Cuộc nổi dậy và tổng tấn công được phát động vào ngày 10 tháng 2 năm 1930 diễn ra trên toàn cõi Bắc Kỳ, sau này được lịch sử mệnh danh là cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái. Cuộc tổng khởi nghĩa này là một kế hoạch nằm trong sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương của Nguyễn Thái Học.Cuộc cách mạng của VNQDĐ nhằm đánh đuổi thực dân Pháp và thay chế độ quân chủ phong kiến bằng chế độ dân chủ tự do sau khi mục tiêu thứ nhất là cứu nước được hoàn thành
Trong đêm 25 tháng 12 năm 1927, sau khi đưa ra mục tiêu đấu tranh đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam, Lào và Cambodia, Nguyễn Thái Học cùng với 36 đại biểu đại diện cho 14 tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ, đa số cùng trạc tuổi với ông, vạch ra một lộ trình cho Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhằm thực hiện mục tiêu của sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương. Đêm lịch sử ấy, họ đã chia lộ trình của cuộc đấu tranh làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn cuối của lộ trình là công cuộc kiết thiết đất nước được chia làm ba thời kỳ và ghi lại trong văn kiện sau:
1) Thời kỳ Quân chính: Quân cách mạng chiếm được đến đâu là lập ngay chính quyền cách mạng quân sự đến đó.
2) Thời kỳ Huấn chính: Tổ chức các cơ cấu dân cử, trực tiếp hoặc gián tiếp giáo hoá dân quen với nếp sống dân chủ về các thể chế mới, v.v… Trong hai thời kỳ này áp dụng nguyên tắc “Dĩ Đảng Trị Quốc.”
3) Thời kỳ Hiến chính: Tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu cử Quốc Dân Đại hội, xây dựng Hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân
Lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã nhận định thế chiến lược quan trọng về phương diện chính trị và quân sự của ba nước Đông Dương đối với cuộc đấu tranh cách mạng của họ. Ông và các đồng chí đã nhận định rằng độc lập, tự do, và nền dân chủ ở Lào và Cambodia liên quan mật thiết đến độc lập, tự do, và thể chế dân chủ của Việt Nam.
Trong ba thời kỳ của giai đoạn kiết thiết, thì hai thời kỳ sau là đáng chú ý; vì nó đề cập đến việc thành lập một thể chế dân chủ cho Việt Nam.
Nội dung của thời kỳ Huấn chính chứng tỏ là họ đã nghiên cứu những khó khăn trong quá trình thay đổi chế độ từ phong kiến sang dân chủ. Cái khó khăn nhất mà họ đương đầu là nâng cao trình độ văn hoá và kiến thức của người dân.Thể chế dân chủ được diễn tả trong văn kiện khá rõ ràng qua kế hoạch tổ chức các cơ cấu dân cử, cũng như kế hoạch giáo hóa người dân về bổn phận, trách nhiệm, và quyền hạn của họ trong một chế độ dân chủ. Đó cũng là lý do tại sao họ đưa ra chính sách "Dĩ Đảng Trị Quốc" trong giai đoạn này. Thời kỳ này là giai đoạn đất nước chuyển tiếp từ chế độ quân chủ phong kiến sang chế độ dân chủ.
Ở giai đoạn nầy, đòi hỏi một sự chuẩn bị công phu và chu đáo để trang bị những kiến thức căn bản về dân chủ cho người dân. Giai đoạn chuyển tiếp là một giai đoạn tranh tối tranh sáng. Quyền dân chủ có thể bị vi phạm một cách nghiêm trọng vì vô tình hoặc cố ý. Không cẩn thận thì đất nước sẽ rơi vào hoàn cảnh rối loạn, xã hội mất an ninh trật tự, cuộc sống người dân sẽ bất ổn. Do đó, chủ trương nắm quyền điều khiển đất nước của VNQDĐ trong giai đoạn ấy là hợp lý. Đây có lẽ là thời kỳ quan trọng nhất trong giai đoạn kiến thiết. Qua sự phân tích trên, người ta nhận thấy Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đã thấy được những ưu điểm của thể chế dân chủ, nên họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng về thể chế tiến bộ đó và những đòi hỏi căn bản cần thiết của nó trước khi vạch ra lộ trình cho sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương.
Thời kỳ Hiến chính là giai đoạn cuối của giai đoạn kiến thiết. Chế độ Dân chủ được hình thành, được mô tả một cách rõ nét và dễ hiểu qua cách bầu cử với hình thức phổ thông đầu phiếu Quốc Dân Đại Hội, mà bây giờ được gọi là Quốc Hội. Cơ quan này sẽ do dân bầu ra, và sẽ giữ nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp. Đó là hình ảnh của một thể chế Dân chủ. Một sự kiện quan trọng khác cũng được đề cập đến trong giai đoạn này là việc họ khẳng định Việt Nam Quốc Đảng sẽ rút lui, trao trả chính quyền lại cho toàn dân sau khi nhiệm vụ cách mạng của họ đã hoàn tất. Đây là hình ảnh của một cuộc cách mạng chân chính của VNQDĐ vào đầu thế kỹ 20.
NGÀY ĐẢN SINH CỦA VNQDĐ


Nhân dịp lễ Giáng-Sinh trần thế
Đảng Quốc-Dân tuyên thệ ra đời
Thế thiên hành đạo cứu người
Diệt loài cường bạo, người người cùng đi.
(Trích thơ Huỳnh Nhất tâm)

Nguyễn Thái Học người sinh viên với tuổi ngoài đôi mươi, vốn sẵn có bầu máu nóng thương nước yêu nòi; Năm 1925, ông gửi cho Varenne, Toàn quyền Đông Dương hai bức thư đề nghị cải cách nền công nghệ ở Việt Nam, và nhất là nên thiết lập một trường Cao đẳng công nghệ ở Hà Nội, và kèm theo cả một dự án giúp dân nghèo được sống cuộc đời tương đối dễ chịu hơn. Nhưng cả hai bức thư đều không được phúc đáp.
Chưa chịu thất vọng hoàn toàn. Tháng 6 năm 1927, Nguyễn Thái Học lại gửi đơn đến Thống sứ Bắc Kỳ, xin phép xuất bản một nguyệt san lấy tên là " NAM THANH" với mục đích là phổ biến, nâng cao trình độ Trí Đức Thể dục cho đồng bào ta, khuyến cáo Pháp nên chú trọng về Nông, Công Thương nghiệp. Nhưng cũng không được nhà cầm quyền Pháp chấp thuận, viện lý do là địa chỉ không đúng. Sự thực bởi Nguyễn Thái Học ở trong tổ chức Nam Đồng Thư Xã, nên đã bị ghi vào " Sổ đen " của sở Mật thám Bắc Kỳ.
Trong khi ấy, tại tỉnh Bắc Ninh có một số nhân dân anh hùng, đứng đầu là Quản Trạc và hai Sĩ quan trong Cơ binh Khố đỏ tỉnh Bắc Ninh hợp cùng các thành viên của cụ Hoàng Hoa Thám, định dùng võ lực chiếm cứ yếu điễm quan trọng của Pháp quân ở Bắc Ninh và Đáp Cầu, làm một cuộc khởi nghĩa.
Có một đồng chí tiết lộ cho biết tại Hà Nội có nhóm cách mạng Nam Đồng. Quản Trạc liền phái đại biểu sang Hà Nội liên lạc; yêu cầu khi họ xuất quân thì nhờ nhóm " Cách mạng Nam Đồng " giúp đở họ việc ném bom ngay tại Hà Nội,để cầm chân quân Pháp không thể tiếp cứu cho Bắc Ninh , Đáp Cầu được. Cuộc khởi nghĩa được dự định vào ngày 11.11.1927.
Sau khi tiếp xúc với đại biểu nhóm Bắc Ninh, nhóm Nam Đồng liền triệu tập cuộc họp để thảo luận vấn đề " Nên giúp hay không? " Khi lấy biểu quyết, đa số tán thành " Nên giúp ". Công tác ủng hộ nhóm Bắcù Ninh bắt đầu bằng một bài "HỊCH" được trao cho Nhượng Tống khởi thảo. Nhưng sau ít ngày thì được tin mưu toan cuộc khởi nghĩa bị bại lộ, khắùp nơi trong hạt Bắc Ninh đã xảy ra nhiều cuộc khám xét và bắt người. Sau ngày cuộc âm mưu nổi dậy của nhóm Dân Quân Bắc Ninh bị bại lộ và Phạm Tuấn Tài bị cấp tốc đổi đi Tuyên Quang, nhóm Nam Đồng Thư Xã ở số 6 đường 96 bờ hồ Trúc Bạch Hà Nội, chỉ còn lại vỏn vẹn hơn 10 người.
Vào khỏang cuối tháng 10.1927, Nguyễn Thái Học triệu tập một phiên họp, và đưa ra ý định thành lập một đảng cách mạng bí mật, dùng võ lực lật đổ chế độ thực dân phong kiến, lập nên một chính thể Cộng Hòa, nhằm đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc tiến bộ cho toàn dân. Ý kiến này được mọi người tán thành và để tranh thủ thời gian, những người hiện diện liền tự động kết hợp lại thành một tổ chức, tạm gọi là "Chi bộ Nam Đồng Thư Xã" do Nguyễn Thái Học làm Chi bộ trưởng, và các ủy viên gồm có:
Hồ Văn Mịch, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Phó Đức Chính, Hoàng Phạm Trân (tức Nhượng Tống), Vũ Huy Châu, Nguyễn Hữu Đạt, Lê Thành Vî, Nguyễn Thái Trác, Phạm Tuấn Tài và Phạm Quang Vân. Số người này liền chia tay nhau, mỗi người đi mỗi nơi đễ liên lạc với những nhà yêu nước lẻ tẻ, như nhóm Nguyễn Thế Nghiệp ở Bắc Ninh, Hoàng Văn Đào ở Thanh Hóa, Đoàn Mạnh Chế, Hàn Kiều ở Hưng Yên, Nguyễn Khắc Nhu ( Tức Xứ Nhu) ở Phủ Lạng Thương, Đặng Đình Điển ( tức Hào Điển ) ở Thái Bình v.v...
Trong thời gian không đầy một tháng, đã thành lập được tất cả 18 Chi bộ, rải rác trên 14 tỉnh Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, với tổng số Đảng viên trên 200 người. Thật là một kết quả vô cùng khả quan và rất đáng khích lệ cho tất cả mọi người. Ít lâu sau, Chi bộ Nam Đồng Thư Xã lại được tăng cường với Nguyễn Ngọc Sơn ( vừa ở Pháp về ), Nguyễn Thế Nghiệp và Đỗ Văn Sinh; và rồi sau đó lại có thêm : Nghiêm Toản, Nguyễn văn Viên, Hoàng Cân, Lưu Văn Huệ.
Đầu tháng 12 năm 1927, trong một phiên họp để tổng kết các thành quả thâu lượm được, Nguyễn Thái Học đưa ra đề nghị triệu tập một đại hội Đại biểu toàn thể các tỉnh để hợp thức hóa việc thành lập đảng. Đề nghị được mọi người hoan nghênh và tán thành ngay. :
Vào ngày con chiên mừng giáng sinh trên toàn thế giới, đêm 24 rạng sáng ngày 25/12/1927, cũng là ngày Mẹ VN đã khai sinh được đứa con hết lòng vì nước vì dân, một lòng trung thành với tổ quốc, đó là Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), một chính đảng đầu tiên với qui mô lớn trên khắp miền Bắc VN.
Ngày 24 tháng 12 năm 1927, các đại biểu các tỉnh đã về tề tựu đông đủ tại Hà Nội, riêng khiếm diện Phạm Tuấn Tài. Hầu hết các đại biểu đều có phương tiện tự trú và tự túc.
Qua ngày 25, tối đến, nhân lúc đường xá đông đúc, các nhà Thờ Công giáo chuẩn bị làm lễ đêm, các đại biểu tiếp tục đến Hội trường ( nhà Đ/C Lê Thành Vî).
Hội trường là một căn nhà ngang ở góc trại, lát gạch. Lợp lá, tường xây. Rộng chừng 4 mét, dài hơn 10 mét, trang trí thật là tôn nghiêm. Trên tường căng biểu ngữ dài với những dòng chữ:
" NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ I VÀ NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG 25.12.1927"
Hội trường được các đồng chí cắt đặt nhau canh gác rất cẩn mật. Đúng 20 giờ, Đại hội khai mạc với sự hiện diện của 36 đại biểu đại diện cho 14 tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Kiến An, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang và Thanh Hóa.
- Địa điểm hội trường: Làng Thể Giao thuộc thành phố Hà Nội ( tại nhà Đ/C Lê Thành Vî ),
- Thành phần tham dự: Các địa phương : Mỗi tỉnh từ 1 đến 2 Đại biểu, tùy theo số đảng viên nhiều hay ít. Tại Trung ương : tất cả các Đ/C Chi bộ Nam Đồng Thư Xã, với danh nghĩa ban tổ chức đại hội.

Đồng thời một ủy ban trừ bị và tổ chức đại hội cũng được thành lập với thành phần như sau:

- Chủ Tịch: Nguyễn Thái Học
- Tiểu ban dự thảo chưong trình và điều lệ: Hoàng văn Tùng, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống
- Tiểu ban Hội trường và tiếp đón: Lê Thành vî, Nguyễn Thái Trác.
- Tiểu ban an ninh trật tự: Nguyễn Hữu Đạt, Đỗ văn Sinh
Ngoài ra, các anh em khác như: Nguyễn Thế Nghiệp, Vũ Huy Châu, Phạm Quang Vân .. Cũng được phân phối mỗi người mỗi công tác, hoặc phụ tá cho một tiểu ban.
Chương trình nghị sự gồm có các mục:

1 Phần Khai Mạc.
a) Đại diện ban tổ chức chào mừng các vị đại biểu và tuyên bố lý do.
b) Giới thiệu ban tổ chức , giới thiệu các vị đại biểu các tỉnh.
c) Bầu vị chủ tọa phiên họp.
2 Phần Thảo Luận.
a) Biểu quyết và thông qua Danh xưng, Mục đích, Tôn chỉ và Điều lệ Đảng.
b) Bầu cử Tổng Bộ Lâm Thời nhiệm kỳ I.
c) Thông qua chương trình hành động tổng quát.
d) Các vấn đề linh tinh.
3 Phần Bế Mạc.
a) Lễ tuyên thệ của Tổng Bộ đắc cử.
b) Bàn giao quyền hành mà Chi Bộ N.Đ.T.X trước quyền nhiệm.
c) Giải tán.
Đại hội bầu ra ban lãnh đạo gồm:
Nguyễn Thái Học: Chủ tịch Tổng bộ
Nguyễn Thế Nghiệp: Phó Chủ tịch
Phó Đức Chính: Trưởng Ban Tổ chức
Nhượng Tống: Trưởng Ban Tuyên truyền
Nguyễn Ngọc Sơn: Trưởng Ban Ngoại giao
Đặng Đình Điển: Trưởng Ban Tài chánh
Nguyễn Hữu Đạt: Trưởng Ban Giám sát
Tưởng Dân Bảo: Trưởng Ban Trinh sát
Hoàng Văn Tùng: Trưởng Ban Ám sát
Mục tiêu của đảng là:
"Làm một cuộc cách mạng dân tộc, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là các lân quốc: Ai Lao, Cao Miên"
NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA VNQDĐ

Đầu thế kỷ XX, sự thành công của cuộc cách mạng Tân Hợi tại Trung Hoa hoà hợp với tinh thần yêu nước từ các hoạt động sôi nổi của những phong trào vận động dân tộc dân chủ của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh qua các áng văn thơ và các hoạt động yêu nước của các chiến sĩ Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân. v.v…Như bao nhiêu nhà cách mạng tiền bối khác, người sinh viên được nuôi dưỡng bằng truyền thống chống giặc ngoại xâm của tổ tiên với những tấm lòng yêu nước thiết tha, từ đó đã nhen nhúm lòng yêu nước của các lãnh tụ sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng. Họ đã bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình bằng dòng máu yêu nước tự nhiên.
Lập trường đấu tranh và tư tưởng chính trị bắt nguồn từ tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bắc ái” của cách mạng Pháp. Đó, chính là tư tưởng chính trị cốt lõi của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Do đó, cùng với các tổ chức cách mạng khác, VNQDĐ được coi như là những người người kế tục sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, trên lĩnh vực tuyên truyền, giác ngộ tư tưởng yêu nước, ý thức dân tộc trong nhân dân.
Ngay từ buổi đầu hoạt động cách mạng, tổ chức tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng là nhóm Nam Đồng Thư Xã xuất bản những tác phẩm có giá trị tuyên truyền lớn như Trưng nữ vương, Gương thành bại…, giáo dục cho nhân dân về truyền thống yêu nước và lòng tự hòa dân tộc, kêu gọi nhân dân theo gương các dân tộc trên thế giới đứng lên đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Trong quá trình xây dựng lực lượng, phát triển đảng viên, ngoài việc kể tội ác, vạch trần tính chất ăn cướp của thực dân Pháp, VNQDĐ còn dùng thơ ca yêu nước của nhà cách mạng của Phan Bội Châu, của Đông Kinh Nghĩa Thục…làm phương tiện tuyên truyền giác ngộ quần chúng. Những việc làm đó có đánh mạnh vào việc thức tỉnh và bồi đắp tinh thần dân tộc và truyền thống yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân,


TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN THÁI HỌC
Nhiều lúc người ta tự hỏi ý thức đấu tranh ở Nguyễn Thái Học bắt nguồn từ đâu để biến một sinh viên Cao Đẳng Thương Mãi trở thành một người đấu tranh bất chẩp hiểm nguy, đã sống và chết lẫm liệt như thế? Một cây cổ thụ nào dù vĩ đại đến mấy cũng đều bắt nguồn từ hạt mầm bé nhỏ, và ý thức chính trị được đón nhận tư tưởng từ người này sang người khác rồi la rộng ra đến nhân dân. Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Thái Học được bắt đầu bởi một bà mẹ Việt Nam, nhưng không phải mẹ ruột của ông mà là mẹ của Đội Cấn (1881-10/11/1918), người làng gần bên nơi Nguyễn Thái Học đi học chữ Nho lúc ông còn nhỏ tuổi. Đội Cấn đi lính cho Pháp nhưng đã tự thức tỉnh quay trở về với chính nghĩa dân tộc qua sự vận dụng của người tù Lương Ngọc Quyến, một thanh niên anh hùng cách mạng của phong trào Đông Du bị thực dân đày lên Thái Nguyên nơi Đội Cấn đang đóng quân. Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến đã tổ chức một cuộc nổi dậy thần kỳ ở Thái Nguyên. Chiếm giữ tỉnh này được năm ngày (từ đêm 30/8 đến ngày 5/9/1917) nhưng sau đó không chống nổi đại binh của Pháp, cả hai đều tự sát để đền nợ nước.
Mẹ già của ông Cấn quá đau đớn vì nổi đau mất con - trở như điên như dại và mỗi khi gặp cậu bé Nguyễn Thái Học đi học ngang qua nhà, mẹ Đội Cấn thường ôm choàng lấy cậu và nói ” Các cậu, các cậu trả thù cho con tôi”. Câu nói thống thiết cùng gương hy sinh của Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến đã là hạt mầm cách mạng gieo vào lòng Nguyễn thái Học từ lúc thiếu thơi và những năm sau do tưới tẩm bởi lòng yêu nước đã đơm bông kết trái thành Việt Nam Quốc Dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Báy lịch sử 3 năm sau đó. http://vietquoc.com/category/lich-su-vnqdd/
Di ảnh Cô Giang và Nguyễn Thái Học

Ngoài nhiệt huyết cách mạng, Nguyễn Thái Học còn có đặc tài thu phục nhân tâm nhờ tư cách, ý chí và khả năng hùng biện. Từ lúc khởi đầu với một chi bộ trên 10 người, 3 năm sau con số đảng viên, đoàn viên riêng ở ngoài Bắc đã lên đến 70 ngàn người. Nếu không có nhân tài về góp sức và được lòng tin nơi quần chúng, việc này chắc chắn khó thể xảy ra. “Có nhiều nơi, suốt một tổng Kha Lâm ở Kiến An các hương chức toàn là người của Việt Nam Quốc Dân Đảng, làng Cổ Am, Võng La họp chi bộ ngay giữa đình làng, phó Lý và trương tuần thì ra ngoài đường cái để canh phòng nhà chức trách, các cụ già, phụ nữ và con trẻ bu quanh dự thính…”, ”Khi các đảng viên bị ruồng bố và lọt vào tay giặc, có đoàn nữ học sinh đã rủ nhau bỏ tiền, may quần áo, sắm quà, bánh rồi nhận chằng là em gái, là vị hôn thê để hàng tuần vào thăm những người bị bắt không có gia đình ở Hà Nội…”. Lịch sử đã viết về khí thế và tình cảm của người dân đối với công cuộc đấu tranh do Nguyễn Thái Học lãnh đạo vào năm 1930.
Cùng với khởi nghĩa Yên Bái, hành động yêu nước và khí phách kiên trinh của những lãnh tụ như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu…thà chấp nhận hy sinh chứ không chịu khuất phục trước quân thù đã góp phần to lớn vào việc thức tỉnh, giác ngộ tinh thần yêu nước và ý thực tự cường dân tộc cho các tầng lớp nhân dân.
VNQDĐ ra đời từ lòng dân tộc vì dân tộc mà chiến đấu, vì tự do mà hy sinh, và vì hạnh phúc toàn dân mà tận lực. Trong khi, đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời từ sự chỉ đạo của ngoại bang Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Liên Xô và Trung Cộng, đi ngược lại quyền lợi quốc gia, tham vọng độc tài toàn trị mà cướp chính quyền, và phục vụ cho nền thống trị Cộng Sản Quốc Tế nên đấu tố hành hạ nhân dân, bất chấp thủ đoạn để bần cùng hoá toàn dân để dâng lên thế giới vô sản.

NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT GIỬA VNQDĐ và ĐÀNG CSVN

VNQDĐ ra đời quyết hy sinh xương máu dành độc lập cho dân tộc mà đỉnh cao nhất là cuộc Tổng Khởi Nghĩa 10/02/1930, một cuộc Tổng Khởi Nghĩa long trời lỡ đất làm chấn động dư luận phe Thực Dân nói chung, và ngay cã thực dân Pháp cũng phải hoãng sợ. Trong khi đó Hồ chí minh phục vụ cho cộng sản đệ tam quốc tế, cho Mao Trạch Đông
Ngày tổng khởi nghĩa của VNQDĐ 10.3.1930, lúc đó hồ tặc đang còn bên Trung Hoa. hạ lịnh ngầm cho người của y trong nước thả truyền đơn tố cáo cho Pháp biết có cuộc tổng khởi nghĩa của VNQDĐ sắp xẩy ra để thực dân biết trước mà phòng thủ. Cô Giang hôn thê của Nguyễn Thái Học đã bắt được những truyền đơn nầy trong khi đi quan sát tình để tiến hành tổng khởi nghĩa, Cô Giang đã trình lên đảng trưởng NTH, như ông lại không tin. Việc làm thô bỉ nầy của đảng csVN được nhà thơ Huỳnh Nhất tâm ghi lại bằng những dòng thơ trích trong bài: "Đoạn đầu đài Yên Báy 17.6.1930"

Thật oan nghiệt! Sách còn ghi lại rõ:
Cùng giống nói đánh Pháp cứu giang sơn.
Mà Đông-đương Cộng-sản đảng tranh hơn,
Báo cho Pháp bằng truyền đơn tố cáo!

Nguyễn Thái Học nghe: Đảng -viên trình báo ,
Ông: -không tin đảng cộng sản cam tâm.

Giúp thực dân để giết hại ''anh em'',
Nhưng thực tế còn tớm hơn thế nữa!

Cùng nòi giống, không thể nào như rứa!
Chung một lòng đuổi bọn giặc ngoại xâm.
Cứu đồng bào và giành lại giang san,
Dân một giống khi gịặc thù cướp nước.
(Huỳnh Nhất Tâm)

Năm 1946, VNQDĐ chiến đấu chống Pháp thì ông Hồ tặc âm thầm qua Pháp ký tạm ước với Marius Mouter để quân Pháp trở lại miền Bắc giết những thành phần quốc gia yêu nước, chờ cho Mao Trạch Đông chiến Hoa Lục. Năm 1949 thì Mao viện trợ súng đạn thực hiện luồng sóng thực dân Đỏ trên quê hương Việt Nam.
VNQDĐ và đảng Cộng Sản đối nghịch nhau như nước với lửa vì:
– Sự ra đời của một Việt Nam Quốc Dân Đảng đặt tổ quốc trên hết và sự ra đời của đảng Cộng Sản Việt Nam đặt chủ nghĩa cộng Sản lên trên tổ quốc.
– VNQDĐ đấu tranh cho tự do dân chủ, đảng CSVN chiến đấu cho độc tài đảng trị.
– VNQDĐ đấu tranh vì lợi ích quốc gia dân tộc còn đảng CSVN lợi dụng lòng yêu nước của quốc dân để làm tay sai cho Đệ Tam Cộng Sản Quốc Tế.
– VNQDĐ đấu tranh dựa vào sức mạnh của dân tộc là chính thì đảng CSVN luôn luôn dựa vào thế lực ngoại bang làm tay sai để bám quyền lực cai trị độc tài.
Ngày 25/12/2015 đánh dấu 88 năm đội ngũ cách mạng dân tộc ra đời, nhắc nhỡ ta nhớ lại một thiên trường ca chiến đấu của VNQDĐ đối đầu với độc tài Cộng Sản Việt Nam qua tám thế hệ. Nay cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn, và cuộc chiến sẽ kết thúc: Tự Do Dân Chủ sẽ thắng, Độc Tài Đảng Trị CSVN sẽ thua…đó là quy luật tiến hóa lịch sử.


Kể từ mùa Giáng Sinh 1927 mẹ VN đã khai sinh một chính đảng đầu tiên cho VN với chủ trương cứu nước và dựng nước đđem công bằng xã hội, hnh phúc cho toàn dân. Cũng từ ngày đản sinh cho tới hôm nay VNQDĐ vẩn luôn trung thành với bản hợp đồng chính trđã ký với toàn dân VN tại làng Thể Giáo-ngoại thành Hà Nội vào đêm giáng sinh 25.12.1927. Trong suốt chiều dài 88 năm qua, VNQDĐ luôn là một công cụ phục vụ tổ quốc và dân tộc.  để đánh đuổi thực dân và và kiên trì theo đuổi mục tiêu diệt cộng cứu quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc Dân Chủ do những người trẻ sinh viên học sinh khởi xướng. Những năm tháng qua, trong cuộc đấu tranh chống lại Thực Cộng, hàng ngàn hàng vạn đảng viên VNQDĐ đã nằm xuống vì hai chử Tự Do.

Tài liệu liên kết:
1.Bài học lớn, câu hỏi chung và những trả lời riêng
http://www.vietnamquocdandang.net/News/yenbai.htm
2.Lăng mộ lãnh tụ Nguyễn Thái Học và các anh hùng VNQDĐ
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/m_thuvien_memorial.php
3.Nguyễn Thái Học
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%C3%A1i_H%E1%BB%8Dc

Viết để kỹ niệm 88 năm (25.12.1927-25.12.2015) ngày đản sinh của VNQDĐ.
Lý bich Thuỷ, 16/12/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét