CHỦ THUYẾT CÁCH MẠNG TÂM THÂN
TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU ( NGUYỄN DU)
MỘT VŨ KHÍ CHỐNG THỰC-CỘNG CỦA VÕ SƯ SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC
Chủ thuyết "cách mạng Tâm Thân" của sáng tổ Nguyễn Lộc là kim chỉ nam của môn phái Vovinam, có thể coi đó là xương sống của VVN-VVĐ. Nếu như các đảng chính trị có một chủ thuyết làm cơ sở chủ đạo cho việc thay đổi cấu trúc xã hội, thì chủ thuyết cách mạng tâm thân , chính là nền tảng xây dựng con người toàn thiện về 2 mặt TÂM và THÂN, nói cách khác một môn sinh VVN-VVĐ muốn đạt tới cảnh giới cao độ của nghệ thuật thì phải biết hoàn thiện cã tâm và thân, dùng tâm thiện, tâm cách mạng để làm hướng tiến cho thân cách mạng.
Nội dung các chủ thuyết chính trị thông thường đề ra những phương hướng để cải tạo xã hội. Người cộng sản có chủ thuyết Marxism, Leninism, Maoism. Tư bản có Kapitalism, Trung Hoa vào thế chiến thứ nhất có sự xuất hiện "Tam Dân Chủ Nghiã" của cụ Tôn Trung Sơn, Phật giáo có Buddhism, Công giáo có Catholicism. Đó là phương hướng để các chính đảng đi tới mà không sợ chệch hướng trong thời gian dài tồn tại. Về phía tôn giáo thì các triết thuyết dùng để cứu độ chúng sinh hoán chuyễn, cải tạo và thay đổi vị trí của trục ác trong chủ thể của con người.
1.Cách mạng
Trong lăng kính chính trị, từ cách mạng được định nghĩa như sau:
Cách có nghĩa là cánh chim thay lông hoặc lông non của cách chim vừa mới mọc sau khi lông gìa đã rụng .
Mạng có nghĩa là thiên mạng, trong chế độ quân chủ thì vua là người thừa thiên mạng để trị dân .
Cách mạng có nghĩa chung là thay đổi lệnh của trời, để cải tạo cấu trúc xã hội. .
Nhưng nếu được hiễu theo nghĩa lông non được mọc ra trên cánh chim, sau khi lông gìa đã rơi rụng, như vậy lông non phải là nguồn sinh lực mới, tất nhiên phải mạnh mẽ và tốt đẹp hơn . Cộng chung hai chữ, cách mạng có nghĩa là cái cũ sẽ được thay đổi bằng cái mới hay và tốt hơn..
Còn cụm từ cách mạng trong bài viết nầy mang ý nghĩa là thay đổi toàn diện con người từ tâm tới thân. Như những lông non của con chim mới thay, thế những lông già để tạo sức sống mới, những ngày mới của con chim trong sinh hoạt hàng ngày..
2. TÂM và THÂN:
Chữ tâm (tiếng Hán 心) có rất nhiều nghĩa:Nghĩa thông thường: (1)Tim (heart): tâm tạng (quả tim), tâm thất (ngăn bên dưới trong trái tim). (2) Lòng, dạ, ruột, phần bên trong (inner): tâm phúc (bụng dạ); không tâm thái (rau rỗng ruột, tức rau muống). (3) Lòng, tình cảm con người (inner emotion): tâm cảm (inner feelings), tâm phục (thật lòng kính trọng vâng theo); tâm ý (lòng dạ và đầu óc); đồng tâm nhất trí (cùng một lòng, một ý). (4) Giữa (center), điểm ở giữa, quy tụ các điểm khác, thường nói về phần giữa đều gọi là tâm: viên tâm (điểm giữa vòng tròn), trọng tâm, trung tâm. (5) Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú, sao Tâm, tức sao Hỏa.
Nghĩa tâm lý và đạo đức: Ngày xưa, người ta ngộ nhận tâm là nguồn gốc của mọi sinh hoạt tâm lý, nên các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là tâm: tâm tưởng (thinking); tâm tính (mood), tâm ý (idea). Ngày nay, theo các thí nghiệm tâm sinh lý, điều đó không đúng nữa. Dầu vậy, tâm vẫn còn được coi là: (1) Tượng trưng của tình cảm, tình yêu (love): ♥. (2) Khả năng nhận thức sự vật, suy nghĩ và cảm giác: tâm trí (mind). (3) Khả năng phán đoán về thiện ác theo quy luật đạo đức: lương tâm (conscience). (4) Toàn bộ các hiện tượng tâm lý, từ cảm giác đến tình cảm, hành vi, ý chí...: tâm lý (psychic), tâm trạng (mental = tâm thần). (5) Phần linh thiêng nơi con người, đối lập với thân xác: tâm hồn (spirit, soul = linh hồn); tâm linh (spiritual).
Tiếng Bali, tâm là citta. Tâm là sự biết cảnh. Chẳng hạn như bây giờ mắt các bạn nhìn giỏ hoa, miệng các bạn nói hoa đẹp quá. Đó là tâm thiện. Còn như mình không ưa người nào cắm giỏ hoa này thì mình nói hoa này xấu. Đó là tâm bất thiện.
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng nên thường gọi là tâm điểm. Tâm của con người quan trọng vì nó diễn tả nhân cách của một con người. Tâm biểu lộ tư cách, hình tướng, thái độ
Người Việt không triết lý về chữ Tâm, mà sử dụng nó để nói về những tiêu chí ứng xử, có thể tóm lại trong một quy tắc “Làm gì cũng phải có cái Tâm”. Vậy thi nghĩa củaTâm rất trừu tượng. Trong khi đó Thân là một hình thức của thể tạng, là vật chất hữu hạn.
THÂN (cơ thể):
Thân (thể), phần hữu thể, đó cấu trúc của một con người, bao gồm một đầu, cổ, thân(chia thành 2 phần là ngực và bụng), hai tay và hai chân. Mỗi phần của thân thề được cấu thành bởi hàng hoạt các loại tế bào. Ở tuổi trưởng thành, cơ thể người có số lượng tế bào theo ước tính là 3,72 × 1013 Con số được nêu ra như là dữ liệu không hoàn chỉnh dùng để sử dụng như khởi điểm của các tính toán sâu hơn. Con số này có được nhờ tính tổng số tế bào của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể của tất cả các loại tế bào. Tổ hợp cấu thành cơ thể người bao gồm một số các nguyên tố nhất định theo các tỉ lệ khác nhau.
Nghiên cứu về cơ thể người xoay quanh giải phẫu học và sinh lý học. Cơ thể con người có thể biểu hiện các bất thường cấu trúc không có ý nghĩa bệnh lý nhưng cần được nhận biết. Sinh lý học tập trung vào các hệ cơ quan, cơ quan cơ thể người và chức năng của chúng. Nhiều hệ cơ quan và cơ chế tương tác với nhau để duy trì cân bằng nội môi. Thân thể con người là công trình sáng tạo của chuá (theo Catholicism).
Thân con người, nếu:
Thân thiếu Tâm không hợp nhất!, sẽ đưa con người lạc hướng trong cộng đồng nhân bản. Tâm là nơi cư trú của trí dục cái gốc của chân,thiện, mỹ...nơi đưa con người đến gần với ‘Tâm thiện’. Trong lăng kính Phật giáo, Tâm còn mang một nội dung khác nữa là ‘ tham sân si’. Phần đông trong người thường thì: Tâm nghĩ một đằng Thân hành một nẻo! tức là Tâm và Thân không đồng qui. Một khi thân khi thiếu khuôn phép, chả coi Tâm ra gì thì con người sẽ mất định hướng
Tâm khi chưa đủ trưởng thành và khống chế được,tham sân si thiếu thiện năng, lúc đó Thân sẽ lạc hướng thiện xui khiến Thân thêm lầm lạc ! Dẫn đến lầm lỡ, thất bại trên đường đời, nên : Tâm thoát khỏi Thân rồi đội lốt giả dạng chiếm dụng Thế thái! Tâm dành để phục vụ Thân hướng thiện hay ác. Thân mà thiếu Tâm thì giống như con tàu không có lái.
Thân và Tâm hòa hợp, thì hạnh phúc sẽ xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày : không cực đoan, không ủy mị, không viển vông… biết điều chỉnh bản thân, thuận với cuộc sống trong những điều kiện bình thường giản dị .
Thân và tâm đồng nhất, thì nhân loại sẽ an bình, không chiến tranh, không tranh dành danh lợi ...trục ác sẽ dần bị tiêu trừ, con người sẽ gần gũi hơn thân mật hơn, tình đồng môn sẽ thăng hoa.…
TÂM TRONG ĐẠO PHẬT
Tâm bị chiếm dụng bởi kẻ khác sẽ làm nô dịch cho kẻ đó! Thân bị chiếm dụng bởi kẻ khác sẽ bị làm tôi đòi của kẻ đó! Nếu Tâm bị dụ bởi Ma thì Thân sẽ bị dẫn bởi Quỷ!
Tâm vượt lẽ Trời, có nguy cơ đi ngược quy luật của Thiên! .
Thân và Tâm ly lòng Người, trục ác sẽ gia tăng, nguy cơ huỹ diệt nhân.
Trong đạo phật thường nói về những tâm thiện, tâm bất thiện, tâm sân, tâm si, tâm ghen (tị).
Trong nhà Phật có câu: “Nhứt thiết do tâm tạo’’. Tất cả đều do tâm của mình tác tạo. Thiện hay ác cũng đều do chính tâm mình làm ra. Thiên đàng hay địa ngục, hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn là do tâm mình tạo
TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU ( NGUYỄN DU)
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)
Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt đẹp cho con người ...
Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Du.
Có tài mà cậy chi tàí
Chữ Tài liền với chữ tai một vần
TÂM TRONG VĂN HỌC
Trong văn học Việt, chữ Tâm thường có mặt, dù trong ca dao, tục ngữ hay trong các truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Nhị Độ Mai v.v. Trong sự giao tiếp giữa người với người, ta thường chúc nhau thân tâm an lạc. Quả thật, thân và tâm đi liền với nhau, tạo thành một tổng thể hoà hợp với nhau. Thân có thể an, nhưng tâm không lạc vì bị tham sân si chi phối. Chữ Tâm là tiếng Hán-Việt, nếu nói theo chữ Việt thuần túy thì đó là lòng người (Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra..Thiện căn ở tại lòng ta v.v.)
Trong dân gian chúng ta vẫn thường hay nghe đến chữ Tâm kèm theo với vài ba chữ khác nữa, cụ thể như chữ Tâm an”, “Tâm hoà”, “Tâm bình”, “Tâm ngay thẳng”, Tâm trong sáng”, “Trực tâm” - ngược lại là những chữ “Ác tâm”, “Hắc tâm”, “Tà tâm”, “Tâm đen tối” v.v Tâm còn đi chung với các từ khác như tâm thần, tâm lý, tâm cảm, tâm thức, tâm tình v.v.
Chữ Tâm trong ca dao (Con cò mà đi ăn đêm)
Trong thi ca Việt, con cò tượng trưng cho công việc lam lũ vì con cò thường đi kiếm ăn vất vả dọc bờ sông. Nhà thơ Tú Xương có nhắc đến công ơn, một thể hiện cái Tâm của bà vợ với hai câu:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Ca dao ta cũng có nhắc đến thân phận con cò, trong đó đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh cho chồng, cho con qua ca dao sau:
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Riêng trong bài ca dao sau đây:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Bài ca dao này mượn chuyện con cò mà ngụ ý luân lý rất cao, nói lên được cái tâm của con cò lúc bị sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Con cò mẹ chết mà vẫn thương đàn con : «Như mẹ hiền thương yêu con một, Dám hy sinh bảo vệ cho con, Với muôn loài ân cần không khác, Lòng ái từ như bể như non».
TÂM CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC
Qua võ sử Vovinam, chúng ta đều biết sáng tổ Nguyễn Lộc lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang bị cai trị bởi bọn thực dân Pháp, giữa lúc các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc- rầm rộ phát triển trên khắp các miền đất nước. Ông phê phán và lên án gắt gao dã tâm của bọn thực dân, và Ông có quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần phải gây cho thanh niên một tinh thần dân tộc, một ý thức học tập tu dưỡng, một ý chí quật cường, một nghị lực quả cảm, song song với một thân thể khỏe mạnh, vững chắc, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ hữu hiệu. Đó là TÂM của sáng tổ để hình thành Chủ Thuyết "Cách Mạng Tâm Thân" sau này.
Mang hoài bão lớn lao ấy trong TÂM , nên ngoài việc trau dồi học vấn và đạo đức, Ông còn nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, luyện tập nhiều môn võ thuật khác nhau. Ông nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu điểm, đặc điểm riêng, song với thể tạng mảnh khảnh nhỏ bé của người Việt, nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào thôi thì khó đạt được kết quả như ý. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại
Sáng tổ Nguyễn Lộc đã tìm tòi học hỏi, nghiên cứu từ môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam đến việc phối hợp, thái dụng các tinh hoa võ thuật trên thế giới để sáng tạo thành một môn phái riêng, đặt tên là VOVINAM. Năm 1938, sau khi nghiên cứu hoàn tất. Ông đem VOVINAM ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi để thể nghiệm môn võ mới do mình sáng tạo.
Năm 1939, Ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân chúng tại Nhà Hát lớn Hà Nội. Môn võ này bắt đầu truyền thụ tại Hà Nội, do võ sư Nguyễn Lộc đích thân huấn luyện. Đúng một năm sau, môn võ đã được nhiều giới biết tới. Hội thân hữu Thể Dục Hà Nội của bác sĩ Đặng-Vũ Hỷ chính thức mời võ sư Nguyễn Lộc cộng tác để mở các lớp dạy võ công khai. Lớp võ công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư phạm (École Normale) ở phố Cửa Bắc, Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tục được mở ra.
Nhớ lại những việc làm có ý nghĩa sâu sắc, các môn đệ ở thời kỳ 1938-1940 thường kể lại tấm gương "uy vũ bất năng khuất" của vị Sáng Tổ môn phái. Trong buổi biểu diễn vào mùa thu 1940, có một viên chức cao cấp của thực dân Pháp là Trung tá Maurice Ducoroy chủ tọa; vì hắn ta là biểu tượng cho thực dân thống trị ngồi trên khán đài nên võ sư Nguyễn Lộc không cho các môn sinh "Nghiêm Lễ" (lối chào của Vovinam) khán giả như thường lệ mà đưa môn sinh vào hậu trường nghiêm mình làm lễ trước bàn thờ tổ quốc đã được lập sẵn. Giữa cuộc biểu diễn, ông Đặng Vũ Hỷ mời ông lên khán đài để Ducoroy tặng huy chương. Biết không thể từ chối, ông đành phải lên nhận, nhưng khi rời "khán đài danh dự," ông điềm nhiên gỡ huy chương bỏ vào túi và ung dung điều khiển tiếp cuộc biểu diễn. Hành động trên không những làm bẽ mặt chức quyền thực dân mà còn gây xúc động sâu xa về lòng yêu nước và ý thức dân tộc trong giới thanh niên và nhất là các môn sinh Vovinam thời đó.
Tóm lại: những chứng minh trên cho thấy từ cái TÂM của võ sư Nguyễn Lộc đã hình thành một tư tưởng mới về cách mạng dân tộc, là phải tự mình trau dồi bản thân trong 2 phương diện Tâm và Thân, tạo chính lực cho cuộc cách mạng cứu nước.
Với TÂM CÁCH MẠNG, võ sư sáng tổ đã hoà mình vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng một chiến lược lâu dài, mới mẽ - đem dân tộc thoát khỏi sự cai trị của thực dân bằng con đường Cách mạng Tâm Thân. Theo quan niệm đó của ông, một môn sinh VVĐ muốn đứng vững trong lòng dân tộc thì phải đưa TÂM vàoTHÂN, để đồng hành với những thăng trầm của đất nước Sáng tổ Nguyễn Lộc với cái "Tâm cách mạng", ông đã cố gắng đào tạo một lớp người mới toàn vẹn bằng cách luyện tập VVN để có thân cường tráng, sức khoẻ phong phú, một bàn tay thép rắn chắc, và tâm phải khai thông bằng Việt đạo, truyền thống cứu nước chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta.
Từ đó, Võ sư sáng tổ của Vovinam đã là một trong những ngòi nổ của các phong trào công khai chống Pháp. Phong trào đó, được những môn sinh VVN phát động mạnh vào những năm 1942, từ vụ đụng độ chính thức giữa hai giới sinh viên Việt và Pháp tại trường Đại Học Hà Nội và công chức tại Sở Canh Nông, đều do các sinh viên và viên chức môn sinh Vovinam chủ xướng.
Khi võ sư Nguyễn Lộc khởi xướng chủ thuyết “Cách mạng Tâm Thân” song hành với các chính đảng thời đó đề chống Pháp giành độc lập, ông đã lôi cuốn được rất nhiều quần chúng yêu nước đương thời với đủ các thành phần trong xã hội khác nham gia phong trào Vovinam yêu nước-chống Pháp vào thời đó.
Võ sư Nguyễn Lộc là người làm cách mạnh có chủ trương khác hẳn với các nhà cách mạng tiền bối khác: ông chủ trương rằng, muốn đánh Pháp đòi độc lập, trước hết phải “Cách mạng Tâm Thân”, cách mạng từ tâm hồn tới thân (thể chất), mới có thể có một lực lượng quần chúng hùng mạnh và quyết tâm khi đảm đương sứ mạng cao cả của dân tộc. Từ chủ thuyết “Cách mạng Tâm Thân”, môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo đương thời chủ xướng các công tác: Khai dân trí bằng cách khai triển toàn phần "Cách mạngTâm Thân"trong giới thanh niên học sinh yêu nước và Chấn dân khí bằng cách "Phục hưng hào khí dân tộc". Vỏ sư sáng tổ đã thổi vào giới thanh niên và tầng lớp nhân dân yêu nước một luồn sinh khí mới. Tháng 4-1945, từng đợt võ sư Vovinam được tung đi khắp toàn quốc để quảng bá và giúp cho thanh niên có một lợi khí chống xâm lăng hữu hiệu. Võ Sư Sáng Tổ cũng đã lãnh đạo các môn đệ cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp, một số môn đồ đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Sau đó Vovinam đã hình thành một nền võ đạo Việt Nam. Toàn bộ chủ thuyết trên, có thể gọi tắt là triết lý Việt Võ Đạo, đã được áp dụng tuần tự một cách có hệ thống trong mọi ngành sinh hoạt xã hội và nhân bản phát triển từ việc chống Pháp. Không những chống Pháp, võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc đã từ chối hợp tác với cộng sản (Việt Minh) do họ hồ thành lập
Mặt trận Việt Minh ngày càng lộ rõ bộ mặt thật của người Cộng sản khát máu, làm tay sai ngoại bang Nga -Tàu, vì thế Ông đã ngưng mọi sự giúp đỡ của Môn Phái cho Việt Minh. Với chủ trương tiêu diệt các mầm móng chống đối, Việt Minh đã ra lệnh lùng bắt võ sư Nguyễn Lộc cùng các môn đồ. Bị lùng bắt bởi hai lực lượng đối nghịch là Việt Minh và chính quyền Pháp, Ông đã ra lệnh cho các môn đồ phân tán mỏng về các địa phương để ẩn tránh. Còn một số ít môn đồ tâm huyết theo Ông lên mạn ngược trở về quê hương ông. Vào tháng 3 năm 1948, võ sư Nguyễn Lộc đã đến Phát Diệm, khu an toàn của giáo xứ Phát Diệm. Ông và các môn đệ phụ trách huấn luyện cho Tổng Bộ Tự Vệ Công Giáo Phát Diệm.http://son-trung.blogspot.de/2010/06/phan-quynh-viet-vo-ao.html. Coi như từ đó võ sư Nguyễn Lộc đã chính thức bất hợp tác với cộng sản miền bắc.
Vovinam đóng góp một nguồn nhân lực lớn lao trên mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội trong mọi hoàn cảnh và tình huống của đất nước.
TÂM CÁCH MẠNG của Vs Nguyễn Lộc là đào tạo những thế hệ thanh niên vừa có tinh thần yêu nước nồng nàn và vừa là những nhân cách mạng cho từng khúc quanh của đất nước : Ông từ chối mọi sự cộng tác với cộng sản VN. Thế nên ông đã di cư vào nam để phát triển tiếp chủ thuyết cách mạng tâm thân và nền võ thuật dân tộc do ông sáng tạo với đồng bào miền nam VN từ 1954-1975
Ngày nay nhìn lại con đường mà sáng tổ Nguyễn Lộc đã đi, mà các người trẻ đang sống ở Hải Ngoại rất ngưỡng mộ và kính phục một nhà tư tưởng, một nhà võ thuật lớn của VN đồng thời là một nhà cách mạng.trong phạm trù chính trị và nghệ thuật.
Rất tiếc ngày nay những người cộng sản và các võ sư tay sai đã không hiễu được mục tiêu cao cã của "Chủ thuyết tâm Thân"nên đã diễn giải sai đi TÂM CÁCH MẠNG của sáng tổ Nguyễn Lộc. Vì thiếu căn bản về trình độ võ đạo nên đám võ sư tay sai đã thành lập một công cụ Vovinam Quốc Doanh gọi là Hội Đồng Chưởng Quản và Hội Đống Võ Sư Tương Trợ để chứng tỏ khả năng nô tài, bưng bô cho đảng Mafia bán nước csVN. Cũng vì thiếu TÂM trong THÂN, nên họ đã đi chệch hường trong biễn võ học và võ thuật của Việt tộc. Tâm bất chính nên họ đã lạc bước vào con đường của tà đạo, đưa Vovinam vào con đường khánh tận cã về mặt võ đạo lẩn võ thuật, làm trái với hoài bảo của võ sư sáng tổ, họ chính là những phản đồ của Vovinam. Những phản đồ nầy đã và đang gây nhiều nghiệp chướng trên con đường phục vụ tổ quốc và nhân loại, họ đã đem Vovinam ra khỏi cộng đồng Việt tộc đặt vào TÂM ÁC của cộng sản VN. Võ sử Vovinam ngày sau, sẽ dành chọ họ một trang để ghi nhận lại việc làm của các phản đồ Vovinam, mà từ trước tới nay trang võ sử nầy của VVN chưa bao giờ được thành lập. Vovinam từ dân mà ra và trường tồn trong lòng dân tộc. Chủ thuyết cách mạng tâm thân là một án văn hay một chuơng trình hành động thực tế trong các sứ mệnh cứu nước và xây dựng các thế hệ thanh niên, làm hành trang trong các cuộc đấu tranh cho Dân Chủ Tự Do, cho công bằng, cho nhân bản ,,,,,đem Việt tộc lên một tàm cao mới về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.
Hậu bối Lý bích Thuỷ rất ngưỡng mộ và thành kính đốt nén tâm hương tưởng nhớ và ghi ơn công đức của sáng tổ Nguyễn Lộc trong việc đồng qui TÂM vào THÂN của các môn đồ VVN-VVĐ.
Xin được giới thiệu với đại gia dình VVN-VVĐ , những dòng thơ rất khí phách của nhà văn thi sĩ Phạm Trần Anh, một nhà biên khảo sử học, cựu phó quận trong chính quyền VNCH, và là nghĩa đệ của 2 chưởng môn Lê Sáng và Trần Huy Phong. Hiện là người trong ban chấp hành của Phong trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ. Một người đang đi theo con đường mà sáng tổ Nguyễn Lộc đã dấn thân trên con đưòng cách mạng dân tộc dân chủ cho VN.
THI SỬ RỒNG TIÊN
Việt Nam thiên sử truyền kỳ
Năm ngàn văn hiến sử thi anh hùng …
Truyền lưu hậu thế soi chung,
Hồn thiêng sông núi chập chùng uy linh …
SỬ THI TIÊN RỒNG
Nhớ tiền nhân nước ta thuở trước
Kinh Dương Vương mở nước Xích Quy
Văn Lang sách sử còn ghi
Ngàn năm vẫn nhớ sử thi Tiên Rồng …!
CỘI NGUỒN DÂN TỘC
Truyền kỳ lịch sử tuyệt vời
Cội nguồn dân tộc đời đời khắc sâu
Khởi nguyên Bố Lạc Mẹ Âu
Trăm con Bách Việt mở đầu điển chương …
Dẫu lìa cố quốc tha hương
Lĩnh Nam quê cũ thân thương vô cùng
Tổ tiên Bách Việt thủy chung
Ngàn sau vẫn nhớ anh hùng Lạc Long …
Cháu con dòng giống Lạc Hồng
Động Đình đất tổ Tiên Rồng địa linh
Tổng hòa triết thuyết văn minh
Đông Tây kim cổ tiến trình thăng hoa …
Truyền thống dân tộc nhân hòa
Người là cứu cánh nở hoa cuộc đời
Làm người trước hết ai ơi
Đạo lý dân tộc sáng ngời Việt Nam …
Trung hiếu tiết nghĩa hành trang
Luân thường đạo lý Việt Nam sáng ngời
Nhân hòa trung đạo nguồn khơi
Cộng tồn an lạc tuyệt vời văn minh …
Tự do nhân ái công bình
Năm châu qui tụ tú tinh hội kỳ
Ngàn xưa chân lý truyền ghi
Sống là biết sống, sống vì tha nhân …
Sống sao ích quốc lợi dân
Sống sao xứng đáng chí nhân anh hùng
Sống sao hậu thế soi chung
Tấm gương kim cổ anh hùng Việt Nam …
Kỷ nguyên dân tộc vẻ vang
Đỉnh cao thời đại đạo vàng hòa nhân
Đạo là cứu cánh thiện chân
Nhân loại chung sống hợp quần dài lâu …
Càn khôn tạo hóa nhiệm mầu
Làm người đạo nghĩa cao sâu vô cùng
Đạo là chân lý thủy chung
Đạo là tuyệt đỉnh vui cùng tha nhân …
Trước là cách mạng “Tâm Thân”
Cách mạng xã hội muôn phần ấm no
Độc lập hạnh phúc tự do
Công bằng bình đẳng thực cho mọi người …
Lý tưởng nhân đạo sáng ngời
Vì dân tranh đấu cứu đời lầm than
Độc tài áp bức bạo tànGian thương tham nhũng tệ đoan dẹp liền …
Tự chủ kinh tế trước tiên
Độc lập chính trị dựng nền phồn vinh
Liên hòa văn hóa thắm tình
Liên đới xã hội nhân sinh hài hòa …
Liên kết kinh tế quốc gia
Liên lập chính trị âu ca thái bình
Liên minh hợp tác dân sinh
Lưỡng tương có lợi lý tình phân minh …
Việt Nam sông núi hữu tình
Huyền thọai hiện thực kết tinh anh hùng
Chủ nghĩa cộng sản cáo chungTương lai ngời sáng vô cùng Việt Nam …
NĂM NGÀN NĂM VĂN HIẾN
Giở trang Quốc sử trước đèn,
Truyền kỳ lịch sử bao phen thăng trầm
Phục hưng dân tộc quyết tâm,
Việt Nam văn hiến tỏa trầm kỳ hương
Sánh vai thế giới hùng cường
Văn minh đạo đức bốn phương hòa đồng
Cổ kim nhân loại Tây Đông,
Nhân hòa trung đạo cộng đồng tồn sinh
Nhân bản hiện thực văn minh
Cộng tồn an lạc nhân sinh thái hòa
Việt Nam hội tụ thăng hoa,
Đất trời mở hội âu ca thái bình
Tổng hòa triết thuyết văn minh
Nhân đạo chủ nghĩa hòa bình lạc an
Cách mạng hiện đại Việt Nam,
Phục hoạt văn hóa phải làm trước tiên
Năm ngàn văn hiến sử thiên,
Truyền thống nhân bản lưu truyền sử xanh
Ý thức dân chủ dụng hành,
Nhân hòa trung đạo đại thành từ lâu
Kỷ nguyên đạo đức mở đầu,
Thái bình thịnh trị dài lâu hòa hiền
Người là cứu cánh trước tiên,
Người là tuyệt tác siêu nhiên hài hòa
Văn minh đạo đức thăng hoa,
Nhân bản hiện thực thái hòa nhân sanh
Yêu cầu thời đại hoàn thành,
Tự do Dân chủ vinh danh nhân quyền
Biện thực chứng pháp nhị nguyên,
Khoa học thực chứng kết liên giao hòa
Tương lai dân tộc mở ra,
Cách mạng chuyển đổi thái hòa an dân
Hàn lâm quốc viện tối cần,
Cách mạng văn hóa minh tân hùng cường
Dân tộc nhân bản chủ trương,
Khai hóa giải phóng từ chương giáo điều
Vọng ngoại bảo thủ quan liêu,
Đồi trụy sa đọa quá nhiều nguy tai
Vượt lên chủ thuyết ngoại lai,
Đảo điên đạo lý lệch sai luân thường
Soạn thiên quốc sử chính cương,
Ngàn năm văn hiến điển chương Tiên Rồng
Dân tộc thời đại hòa thông
Truyền thống dân tộc cộng đồng xiển dương
Năm châu qui tụ một phương,
Lịch sử nhân loại mở chương thái bình ..
Việt Nam nhân kiệt địa linh,
Năm ngàn văn hiến khai trình kỷ nguyên ..!
Bài kết nối: Vovinam trong dòng sinh mệnh dân tộc:http://kimanhl.blogspot.de/
Lý bích Thuỷ 4.12.2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét