Powered By Blogger
HOA SỨ
Võ Thi Linh sưu tầm 9/4/2015

Hoa sứ còn gọi là hoa Đại (danh pháp khoa học: Plumeria) là một chi nhỏ chứa 7-8 loài cây có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là cây đại, bông sứ, hoa sứ, chăm pa. Chi này chủ yếu là cây bụi hay cây gỗ với lá sớm rụng. P. rubra (cây đại thông thường hay đại hoa đỏ), có nguồn gốc Mexico, Trung Mỹ và Venezuela, sinh ra hoa có màu từ vàng tới hồng, phụ thuộc vào giống cây trồng. Chi này cũng có quan hệ họ hàng với trúc đào (Nerium oleander). Cả hai đều chứa nhựa màu trắng sữa rất độc, tương tự như của chi Đại kích (Euphorbia). Tại Mexico, tên gọi trong tiếng Nahuatl (tiếng Aztec) cho các loài này là "cacalloxochitl" có nghĩa là "hoa quạ". Nó được sử dụng cho nhiều mục đích y học, chẳng hạn các loại thuốc mỡ.


Image




Từ Mexico và Trung Mỹ, Plumeria đã lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới, đặc biệt là Hawaii, tại đây chúng mọc nhiều đến nỗi nhiều người tin rằng chúng là các loài cây bản địa ở đây. (nguồn Wikipedia)

Hoa của đại hoa đỏ (P. alba) là quốc hoa của Nicaragua và Lào, tại đây chúng được biết dưới các tên gọi tương ứng là "sacuanjoche" (Nicaragua) và "chăm pa" (Lào). http://www.caycanhphatloi.info/2010/04/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-su-thai.html

MÔ TẢ
Sứ Đại là cây dễ trồng, phát triển nhanh, dễ chăm sóc, tán lá tốt. Cây lại cho hoa đẹp, thơm nên được trồng rất nhiều làm cây cảnh quan, cây bóng mát trong nhiều công trình công cộng như công viên, dọc đường phố, khu đô thị, khu công nghiệp, trồng dọc lối đi, dải phân cách, cảnh quan nhà máy, bệnh viện hay trồng sân vườn biệt thự… Những đình, chùa, lăng miếu hay nghĩa trang cũng sử dụng loại cây này rất nhiều.
cay su dai
Mỗi loài đại đều có hình dạng lá, cách phát triển cũng như hình dáng là khác biệt. Lá của P. alba hẹp và nhăn, không giống như các loài khác. Lá của P. pudica có hình dáng giống như lá sồi thuôn dài, bóng, màu lục sẫm. P. pudica cũng là một trong những loài hiếm ra hoa quanh năm với lá thường xanh. Loài khác giữ lá và hoa trong mùa đông là P. obtusa; nó có nguồn gốc từ Colombia, nhưng tên gọi của nó lại là đại Singapore.

Hoa đại hay hoa sứ chủ yếu tỏa hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Hoa đại không có mật hoa, và đơn giản là bịp bợm những kẻ thụ phấn. Các loài bướm đêm này tình cờ thụ phấn cho cây do chúng chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác trong nỗ lực tìm kiếm mật hoa vô vọng của chúng.

Các loài đại rất dễ nhân giống bằng cách lấy các đoạn cành cắt ra từ phía đầu của các cành không có lá về mùa xuân và để khô phần gốc đoạn cắt trước khi cắm chúng vào trong đất. Chúng cũng có thể nhân giống bằng các cành giâm hay bằng hạt cho nảy mầm.

Các loài đại đã thích nghi với thủy thổ và rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trong các câu chuyện dân gian của nhiều quốc gia trong khu vực này, nhiều người cho rằng các cây đại là nơi trú ẩn của ma, quỷ. Mùi hương của hoa đại được gắn liền với một loại ma cà rồng là pontianak trong truyện dân gian Malaysia. Tại Hawaii người ta dùng hoa đại để kết vòng hoa đội trên đầu. Các loài đại cũng gắn liền với đền, chùa, miếu mạo trong cả hai tôn giáo là đạo Hindu và đạo Phật, mặc dù những người theo đạo Hindu không sử dụng các bông hoa này để cúng trong đền miếu của họ.
Đặc điểm chung của cây Sứ Đại là cây gỗ trung bình cao từ 3-10m, thân tròn mập, phân cành nhánh nhiều, dài, khẳng khiu cong queo, xù xì. Vỏ cây có màu trắng xám với những sẹo lá để lại, cây có nhụa mủ.


than cay su dai
Thân cấy sứ


cay su dai hoa hong
Hoa màu hồng, gốc họng vàng: Plumeria rubra f. rubra
Sứ Đại ra những cụm hoa trên một cuống chung dài khoảng 30-50cm, phân nhánh vòng ở đỉnh, có nhiều sẹo do hoa rụng. Các bông hoa có cánh dày, mập, khi còn nụ thì xếp vặn, nở bung thì khoe sắc trắng, hồng, vàng của cánh hoa và tâm màu vàng cùng nhị dính trên ống tràng. Hoa nở quanh năm và mang mùi thơm thoang thoảng. Cây Sứ Đại có quả mọc choãi thẳng hàng, dài từ 10-15cm. Qủa chứa các hạt có cánh nhưng ít gặp vì Sứ Đại khó đậu trái.

HOA SỨ TRONG THƠ VĂN, NHẠC

HOA SỨ NHÀ NÀNG ( Nhạc)


Đêm đêm ngửi mùi hương, mùi hoa sứ nhà nàng 
Hương nồng hoa tình ái, đậm đà đây đó gọi tên 
Nhà nàng cách gần bên, giàn hoa sứ quanh tường 
Nhìn sang trộm nhớ thương thầm, mơ ngày mai lứa đôi 

Hôm qua mẹ bảo tôi, nhờ hoa sứ nhà nàng 
Ướp trà thơm đãi khách họ hàng cô bác đều khen 
Nhờ nàng hái giùm tôi, màu hoa thắm chưa tàn 
Nụ hoa còn giữ nhụy vàng, chắc nàng hiểu tình tôi 

Nhưng đêm trở sầu, em bước qua cầu 
Cuộc tình tan theo bể dâu, biết chăng ngày sau
Khi ngõ về gần nhau, tình yêu đã vội phai màu 

Đêm đêm ngửi mùi hương, mùi hoa sứ bẻ bàng 
Hoa tình yêu rụng vỡ, một trời tim tím thở than
Nhà nàng với nhà tôi tình thân thiết vô vàng 
Làm sao nàng nỡ phụ phàng, để tình tôi dở dang

Hoa Sứ Trắng

Cô bé cài băng đô 
Không còn về trường cũ 
Hoa sứ buồn ủ rũ 
Lạnh ướt một bàn tay. 

Hoa vẫn ngát hương bay 
Như ngày xưa đến lớp 
Như chiều nào bất chợt 
Ta tìm em bơ vơ… 

Đâu rồi màu hoa sứ ? 
Đâu rồi màu băng đô? 
Đâu rồi mùa thu cũ 
Gió nối lời vu vơ? 

Chỉ còn là giọt nắng 
Rơi trong chiều rưng rưng 
Băng đô vàng áo trắng 
Một thời ta bâng khuâng. 

Chỉ còn là trang vở 
Những nỗi niềm không đâu 
Một bài thơ viết dở 
Một nỗi lòng chôn sâu! 

Cuối thu chiều gió dậy 
Mây lặng lờ lang thang 
Em xa mùa hạ ấy 
Bông sứ buồn miên man. 

Cô bé cài băng đô 
Đã quên rồi trường cũ 
Hoa sứ giờ ủ rũ 
Thổn thức lạnh bàn tay! 

Hoa Sứ Ngày Xưa

Tác giả: Lưu Vĩnh Ha
Hoa Sứ Ngày Xưa


Mỗi đêm về thơm mùi hương hoa sứ

Tôi vẫn thường quanh quẩn ngõ nhà em

Hoa sứ rơi rụng trắng ở cạnh thềm

Dáng tha thướt em ngồi bên song cửa



Tàn cây si, tôi vẫn thường đứng tựa

Với chiếc đàn cũ kỹ ngả màu sơn
Chút mênh mang cung phím lạnh dây buồn
Lòng thổn thức qua lời ca tiếng nhạc

Những đêm trăng lá vàng rơi xào xạc
Hương đậm đà hoa sứ ngát trong sân
Tôi lặng nhìn, lòng chợt thấy bâng khuâng
Bên song cửa tóc em cài hoa sứ

Trăng đêm nay bóng dài như chẳng ngủ
Thao thức cùng hoa sứ nở ngoài hiên
Mãi trong tôi còn đó một nỗi niềm
Yêu hoa sứ những ngày em mười tám

Và cứ thế hẹn hò chưa lần dám
Tóc em dài ngày ấy lệch đường ngôi
Yêu thương ai nhưng nói chắng nên lời
Khi chợt hiểu... mình hai bàn tay trắng

Đêm đêm về vẫn mùi hương vương vấn
Bên ánh đèn thấp thoáng bóng hình ai
Em cao sang, nhung gấm nét trang đài
Tôi như ánh trăng tàn bên song cửa

Rồi một hôm không còn em xưa nữa
Tôi ôm đàn thơ thẩn gốc cây si
Chưa một lần sao đã vội biệt ly
Ai đã giết tình tôi trong giấc ngủ

Đêm lặng buồn thơm mùi hương hoa sứ
Em đi rồi ở lại một mình tôi
Đã không mong sao vẫn cứ đợi chờ
Nhìn hoa sứ lòng đau như tự xé

Hoa Sứ Trắng

Tác giả: Cao Nguyên
hoa sứ trắng nhà em đang trổ nụ 
dìu dịu loang hương tỏa ngọt bên em 
ngây ngất nhìn hoa mơ về dĩ vãng 
tóc em xanh cài hoa trắng xinh xinh 

hoa sứ trắng nụ xòe vờn năm cánh 
năm ngón tay em chụm mở hoa lòng 
dìu bước nhớ vào tự tình xa thẳm 
vết trầm lăn dấu ái đã vào Đông 

gọi tình lên bằng màu hoa sứ trắng 
môi yêu thơm dịu nhẹ giữa đêm nồng 
bao xao xuyến thắm lời thương nhớ cũ 
ủ hương em hoa sứ đẹp trong lòng 

Xuân vỗ cánh trên mùa Đông tàn lụi 
em nghe tình đang nở rộn trong thân 
giữa thanh khiết ngực em vung tiếng thở 
long lanh hồng giọt nắng đọng trong sương. 

Hoa Sứ Tím

Tác giả: Đặng Nguyệt Anh
Kìa "hoa sứ tím" em ơi
Tím trời tím đất cho tôi tím lòng
Bây giờ hoa tím sang sông ?
Để tôi đi sắm thuyền rồng đón hoa..




su dai hoa trang
Hoa màu trắng, viền mép cánh màu hồng, gốc họng 
màu vàng: Plumeria rubra f. tricolor (R. et P.)
CÁCH LÀM TRÀ HOA SỨ
Các loại hoa trà - trà hoa sứ
Nguyên liệu:
- Hoa đại khô 10g
- Hoa cúc vàng 5g
- Hoa hòe khô 5g
- Nước sôi

 Thực hiện:

• Cách 1: bạn có thể đem tất cả hoa đi nghiền thành bột rồi pha nước uống
Cách 2: cho tất cả hoa vào ấm như cách pha bình thường.
• (Lưu ý:không dùng hoa đại cho người suy nhược toàn thân, hay phụ nữ mang thai.)

Công dụng: an thần, gây ngủ nhẹ, hạ huyết áp

DƯỢC TÍNH CỦA HOA SỨ

Trong y học cổ truyền, các bộ phận của hoa sứ có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng các chế phẩm được tinh chế từ loại cây kiểng quen thuộc này. Cây được trồng nhiều vì có hoa đẹp, mùi thơm, nhiều bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc. Cây hoa sứ còn gọi là hoa đại, ở bên nước Lào gọi là chămpa, còn thầy thuốc Đông y ở Trung Hoa gọi là miến chi tử, lôi chùa hoa, đại quỳ hoa… Loài cây này thuộc họ trúc đào.
Thời xa xưa, dân gian thường dùng hoa đại phơi khô để làm thuốc chữa chứng ho, kiết lỵ và tiêu chảy. Khoảng vài chục năm trở lại đây, loài hoa này được phát hiện có thêm tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp. Vào những năm 1960, trong nước cũng từng có công trình nghiên cứu chỉ ra hoa sứ có tác dụng hạ huyết áp, hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Hoa sứ giúp hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng lên hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm và cũng không tác dụng trên hệ phó giao cảm. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. So với rễ cây ba gạc, thì hoa sứ có tác dụng nhanh hơn, độ độc cũng thấp hơn.

Cây hoa sứ như ta thường gặp là sứ Thái Lan gọi là sứ sa mạc, cũng thuộc họ trúc đào, có nguồn gốc ở các nước châu Phi, được nhập và trồng làm cây cảnh ở nước ta. Loại này ra hoa quanh năm ở các tỉnh phía Nam nước ta, còn ở phía Bắc thì ra hoa vào mùa hè, người ta đã lai tạo ra nhiều màu hoa đỏ, trắng, hồng… Theo lương y Quốc Trung, loại hoa sứ Thái Lan này chủ yếu để làm kiểng chứ không dùng để chữa bệnh.
Các bộ phận của hoa sứ đều có thể dùng làm thuốc như vỏ thân, vỏ rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây, nhưng sử dụng nhiều nhất là hoa. Toàn cây có chứa một loại kháng sinh thực vật là fulvo plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của một số vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Từng bộ phận khác nhau của cây có những công dụng khác nhau:
- Vỏ thân, vỏ rễ: Trong vỏ thân có glucozit là agoniadin và một chất đắng là plumierit. Vỏ thân và rễ hơi có độc, vị đắng, tính mát. Dân gian sử dụng để làm thuốc tẩy xổ (dùng 8 – 15 g), nhuận tràng (dùng 3 – 5 g), chữa táo bón (thay thế cho đại hoàng) và chữa thuỷ thũng. Người suy nhược, già yếu, phụ nữ có thai, tiêu chảy không nên dùng do các thành phần trong cây có tác dụng tẩy xổ khá mạnh và hơi có độc. Cần tham vấn thầy thuốc trước khi sử dụng.
- Lá sứ: Kinh nghiệm dân gian dùng lá cây sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt.
- Nhựa mủ: Thành phần chủ yếu là axít plumeric. Cũng có thể dùng nhựa mủ để tẩy xổ, nhưng liều thấp hơn nhiều so với vỏ thân, 0,5 – 0,7g/ngày dưới dạng nhũ dịch.
- Hoa: Hoa sứ có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp. Trong dân gian thường sử dụng hoa sứ phơi khô để làm thuốc chữa ho, kiết lỵ... Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết, phơi hay sấy khô dùng dần.
Một số bài thuốc hay có dùng cây sứ
Theo y học cổ truyền, hoa sứ còn gọi là hoa đại, ở bên nước Lào gọi là Chămpa, còn thầy thuốc Đông y ở Trung Quốc gọi là miến chi tử, lôi chùa hoa, đại quỳ hoa...
- Chữa cao huyết áp, bằng cách dùng như sau: Hằng ngày sử dụng 12 - 20g hoa sứ (loại khô), đem sắc (nấu) lấy nước, uống thay trà trong ngày.
- Bong gân: Dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng. Lại dùng một ít lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo và đắp phía ngoài rồi cố định bằng băng hoặc vải sạch. Ngày đắp 1 – 3 lần liên tục như vậy 1 – 2 ngày.
- Đau nhức hay mụn nhọt: Cũng dùng lá tươi giã nhuyễn đắp vào.
- Chân răng sưng đau: Vỏ rễ ngâm rượu, dùng ngậm rất hiệu quả (chú ý không được nuốt).
- Ho: Sử dụng 4 – 12g hoa sứ khô, sắc lấy nước, uống thay trà trong ngày (dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng).
- Chữa thũng nước, bằng cách: dùng 5 - 10g vỏ thân (hay vỏ rễ) đem sắc lấy nước đặc, chia ra 3 lần uống trong ngày. Cũng có thể chế vỏ cây thành cao đặc, sử dụng với liều 0,2 - 0,5g/ngày, có thể tăng dần lên tới 1 - 2g/ngày.
Có thể dùng nhựa mủ của thân cây để làm thuốc tẩy với liều 0,5 - 0,8g/ngày dưới dạng nhũ dịch. Nhựa còn có thể sử dụng chữa tình trạng chai ở chân và vết loét. 
-Chua viêm mi d ng, viêm xoang. bạn có thể mua hoa sứ đã được chế biến sẵn thành thuốc tại các tiệm thuốc nam hoặc có thể tự làm thuốc tại nhà theo cách sau:
- Hoa sứ nhặt những bông mới rụng xuống đất đem về rửa cho sạch bụi bẩn
- Sắt hoa thành những sợi nhỏ và đem phơi khô rồi lấy giấy cuộn hoa lại giống như điều thuốc lá
- Mỗi lần sử dụng lấy thuốc ra đốt cho cháy rồi thổi tắt cho thuốc ngun ngún bốc khói như điếu thuốc lá , đưa mũi lại gần và hít khói hoa bốc lên.
- Với loại thuốc này bạn nên hít 2 điếu 1 ngày để nhanh chóng giảm các cơn đau nhức do viêm xoang. Khi bệnh đỡ thì chúng ta giảm còn ngày 1 điếu.
Hoa sứ là loại nguyên liệu khá dễ kiếm cho nên nó được rất nhiều người sử dụng để chữa căn bệnh viêm xoang mãn tính và thực tế có rất nhiều người đã kiểm soát được căn bệnh này. " Có  bệnh thì vài tứ phương" , bất cứ bài thuốc nào các bạn cũng nên tham khảo và chọn lọc để sử dụng, biết đâu nó phú hợp với bạn thì sao.

CHÙM ẢNH ĐẸP VỀ HOA SỨ
Võ Thi Linh sưu tầm 9/4/2015

Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 482)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 482)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 484)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 485)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 516)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 484)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 499)

Zoom in (real dimensions: 640 x 484)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 485)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 484)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 482)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)

Zoom in (real dimensions: 640 x 484)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 483)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 485)Image

Zoom in (real dimensions: 640 x 482)Image







Võ Thi Linh sưu tầm 9/4/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét