TỔ QUỐC -DANH DỰ -TRÁCH NHIỆM
Chim có tổ người có tông thế nên trong một góc nào đó của trái tim, người lính VNCH dều có một ngăn để chứa tổ quốc. Hình ành trong tim về một Tổ quốc, chính là hình hài của mẹ VN, một dãy giang sơn gấm vóc từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp.-sau Hiệp định Genève 1954, Bắc Việt và Pháp đã cùng nhau ký kết chia tổ quốc VN ra làm 2 vùng địa lý chính trị khác nhau. VNCH từ vỉ tuyến 17 cho tới mủi Cà Mau. Cho dù chỉ hiện diện trong khoảng 20 năm, nước Việt Nam Cộng Hoà cũng kịp thời ghi lại nhiều hồi ức đẹp về một tổ quốc chân- thiện- mỹ, về cấu trúc một xã hội nhân văn, chính trị dân chủ đa đảng, với một nền giáo dục nhân bản, và một nền kinh tế. thị trường phồn thịnh tạo được sự hạnh phúc cho nhân dân miền nam VN..
(Trích thơ "Vá Cờ"-Ngô Minh Hằng)
Tôi lại trách mình hèn hơn giun kiến
Không dám dấn thân lấy lại cõi bờ
Rồi tôi hỏi mình có còn nguyên vẹn
Tổ quốc trong tim và một màu cờ ?
Còn danh dự, còn tự hào, trách nhiệm
Của một người trai mang nợ kiếm cung ...
Hay đã quên rồi quê hương cộng chiếm
Và mặc muôn dân dâu biển bão bùng???
Suốt thời gian chiến tranh Việt Nam cũng như sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, rất nhiều quan điểm cho rằng chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến (?) đã hiện diện trong đầu óc phần đông người ngoại quốc cũng như một số người Việt thiếu thông tin khi tìm hiễu bản chất của cuộc chiến. Nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh Việt Nam, đó tham vọng của đảng cộng sản Việt Nam nằm trong chiến lược nhuộm đỏ toàn cầu của cộng sản quốc tế.
Căn cứ vào bản chất cuả cuộc chiến tranh Việt Nam ta sẽ thấy đó là một cuộc chiến tranh xâm lăng do cộng sản Bắc Việt chủ trương dưới sự hậu thuẫn của CS quốc tế, qua tên tay sai là Hồ chí Minh. Cần phải biết thế nào là "nội chiến"? đó là cuộc chiến tranh bắt nguồn từ những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các thế lực trong cùng một quốc gia, giống như thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775), còn xâm lăng là cuộc chiến tranh của một quốc gia nhằm thôn tính bờ cõi, lãnh thổ một quốc gia khác có chủ quyền. VNCH và VNDCCH là hai quốc gia có chủ quyền riêng biệt được nhiều nước trên thế giới công nhận.
TỔ QUỐC VNCH
Phần đất từ vỉ tuyến 17 tới mủi Cà Mau là vùng trách nhiệm mà Quân lực VNCH có bổn phận ngày đêm trông chừng, ngăn ngừa sự phá hoại của cộng sản Bắc Việt và các thế lực từ bên ngoài VN, làm nguy hại trên vùng đất mà họ phải bảo đãm an ninh. Đây chính là một mãnh đất (quốc gia) có chủ quyền được 86 quốc gia trên thế giới công nhận và đặt liên hệ ngoại giao.
Vùng đất trách nhiệm của QL.VNCH phải tận lực để bảo vệ cho cuộc sống của 20 triệu dân.Trách nhiệm của người chiến sĩ quân lực VNCH là không bao giờ được hành quân ra bắc để quậy phá sự yên tỉnh của đồng bào ruột thịt đang sinh sống. Nếu csVN gọi VNCH là nguỵ quân, thì dành câu nói nầy phải được dành cho bộ đội cs Bắc Việt trong cuộc chiến gọi là giải phóng, vì chưa bao giờ quân VNCH được phép vượt vĩ tuyến 17 xâm nhập vào lãnh thổ Bắc Việt để phá hoại vùng sinh sống của người miền Bắc trong suốt thời gian mà QL.VNCH còn tồn tại. Trong quá khừ từ 1965-1967, không quân Việt Mỹ mỡ các cuộc oanh tạc miền bắc, việc nầy không thể gọi là sự xâm lăng như tuyên truyền của CSBV. Những phi vụ bắc phạt mang tính trã đủa về sự leo thang phá hoại tại phần đất miền nam VN của những người mang danh là " Giải Phóng Miền Nam". CSBV đã chôn giấu vũ khí, phá hoại miền nam từ sau khi hiệp định Genève chưa ráo mực. Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 15 của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản khóa 2 thông qua vào tháng 1 năm 1959 cũng ghi rõ sách lược đưa bộ đội chính quy cùng vũ khí của Nga, Hoa từ Bắc vô Nam để thực hiện cuộc xâm lăng Miền Nam
Bắc phạt csBắc Việt là để cảnh cáo, trừng trị các hành động tiếp tế vũ khí đạn dược và đưa bộ đội xâm nhập vào nam bằng đường Trường Sơn và đường HCM trên biển của cộng quân kể từ năm 1959, đồng thời phá hủy hậu cần tiếp tế của csBV cho chiến tranh xâm lược. Bắc phạt là đòn trả đủa VNCH cho việc tăng cường áp lực quân sự của cộng sản Bắc Việt trên phần đất của VNCH. Nó không mang ý nghĩa chiếm đóng hay xâm lược trong quân sự. Qui luật của chiến tranh là không bao giờ chỉ biết đưa lưng cho kẻ thù đánh, mà phải đánh trả, một qui luật rất công bằng trong binh pháp từ đông tới tây: http://ccnmacvsog.blogspot.de/2012/11/he-thong-uong-mon-ho-chi-minh.html
Đường mòn HCM trên bộ
Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 , Viện Lịch sử Quân sư. CSVN đã công bố những số liệu về nguồn chi viện của Liên Xô, Tàu và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến với khối lượng hàng quân sư cụ thể như sau:. Liên Xô, Tàu và các nước XHCN viện trợ trong giai đoạn 1955-1960: Tổng số 49,585 tấn gồm: 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật. Phần lớn số vũ khí nầy đã được đưa vào chiến trường miền nam VN. CSBV khoe khoang về các số lượng vũ khí nầy có đăng trên báo CA Nhân Dân ngày 27/3/2015:
Đường Hồ Chí Minh trên biển
Tài liệu VC về con đường HCM trên biển
2. Đường mòn HCM được Bắc Việt khoe khoang như sau (nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n
"Trong 16 năm, hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường.
Ngược lại với CSBV, VNCH chưa bao giờ có ý mang xe tăng, bộ binh ào ạt hành quân ra bắc để thực hiện việc chiếm đóng miền bắc, gây bất an trong sinh hoạt của nhân dân miền bắc. Trong khi đó thì trên mảnh đất trách nhiệm của VNCH, nơi sinh sống của 20 triệu dân miền nam hết sư đoàn nầy đến sư đoàn kia của Bắc Việt dẫm nát ruộng đồng của những người mà họ đã gọi là đồng bào.
Các cuộc phá hoại đã bắt đầu từ những năm 1957 khi mà nước VNCH mới thành lập được 2 năm, đất nước còn đang đối phó với nhiều sự hỗn loạn về mọi mặt. Trong cuốn" Hai mười năm qua 1945 đến 1964, tác giả Đoàn Thêm đã ghi nhận những việc hàng ngày xãy ra trên đất nước VNCH, từ chính trị, kinh tế, văn hoá , quân sự, sách xuất bản tại Sài Gòn nằm 1965: Trích vài đoạn trong sách nầy môt số các cuộc hành quân của QL.VNCH từ năm 1957 cho đến tháng 8.1960, vào nhhững thời điễm mà cái công cụ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chưa xuất hiện và ra mắt.
Ngày 22.10.1957, lúc 20 giờ15 phút, vc đặt mìn tại một khách sạn ở chợ An Đông chợ lớn làm 4 ngườì ngoại quốc chết, 1 ngưòi Việt bị thương, khách sạn bị hư hại nặng.
Ngày 7.11.1957 Quân đội VNCH hành quân ở Ô Môn ( Cần Thơ) bắt được 12VC và thu được nhiều vũ khí.
Ngày 15.7 1960, quân đội VNCH hành quân ở Phong Dinh, hạ sát được 76 VC, bắt 26, bắn bị thương hơn 100 tên.
Ngày 17.7.1960 Hành quân ở Cai Lậy ( tỉnh Vĩnh Long) chạm súng với một trung đoàn VC, hạ tại chồ 46 tên.
Ngày 3.8.1960, hành quân ở Phước tân-Tây Ninh hạ đợợc 10 tên VC.( nguồn: Hai mươi năm qua 1945-1964 của Đoàn Thêm).
Với các dẩn chứng phía trên, người ta tự hỏi:" quân đội nào đã có mặt ở miền nam vào những năm 1957, 58, 59, 60 nầy, đó là những năm mà quân đội Hoa Kỳ chưa có mặt trên lãnh thổ VNCH ?? BCT/ Đảng csVN có thể nào tiết lộ cho người dân biết quân đội khủng bố nầy là của ai không? Vì bị bưng bít thông tin, nên đồng bào miền bắc đã bị đảng cs lường gạt một cách trắng trợn, cả nước cũng bị đảng lường gạt thê thãm về sự nghiệp mà đảng gọi là "Giải Phóng".
TRÁCH NHIỆM
Hiệp định Genève 1954 chưa ráo mực là hàng loạt vụ khủng bố, phá hoại của cộng sản Bắc Việt đã cướp đi sinh mạng của nhiều thường dân vô tội miền nam VN vào lúc bấy giờ. Vũ khí mà họ có để phá hoại miền nam là bắt nguồn từ những vũ khí mà họ đã chôn dấu lại miền nam VN trước khi lên đường tập kết ra bắc theo hiệp định Genève 1954. Việc chôn dấu vũ khí lại miền nam trước khi di chuyễn vă bắc là một bằng chứng về tham vọng chiếm đoạt miền nam của tên tay sai QTCS III Hồ chí Minh và đảng csVN.
Trước những âm mưu đen tối của csBắc Việt, người lính VNCH đã rất vất vả trong những ngày đầu thành lập nước VNCH. Trách nhiệm của một người chiến sĩ vì dân vì nước ngày càng đè nặng lên hai vai của họ.
Người lính QL.VNCH đã được huấn luyện cẩn thận về tinh thần trách nhiệm với đồng bào miền nam lẩn đồng bào ruột thịt của mình đang còn sinh sống ở miền Bắc. Trên đầu súng của những chiến sĩ QL.VNCH không có Chủ Nghĩa. Đầu súng của các chiến sĩ QL.VNCH chỉ được trang bị bằng lý tưởng BẢO QUỐC AN DÂN hay còn gọi là Tổ Quốc -Danh Dự-Trách Nhiệm mà QL.VNCH đã được mẹ VN âu yếm đặt lên vai của họ. Trong suốt thời gian tồn tại, người lính VNCH đã tuyệt đối tôn trọng huấn lệnh của QL.VNCH. Đánh giặc cộng trong vùng trách nhiệm là để khữ bạo! "Lấy chí nhân thay cường bạo"- Binh Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
Vũ khí mà người lính VNCH cầm trên tay dùng để tự vệ, dùng để trừng trị hành động thảo khấu lấn đất lấn sân của CSBV. Chổ khác biệt giửa người lính Bắc Việt khác với người lính VNCH là vì nòng súng của họ là gắn chủ nghĩa lên đầu súng, dùng vũ khí để đấu tranh giai cấp, cướp chính quyền chứ không mang ý nghĩa vì dân vì nưóc.
Song song với trách nhiệm " bảo quốc an dân", người chiến sĩ VNCH với tinh thần khoan dung, độ lượng với kẻ thù đã ban hành những huấn lệnh về cách đối xử với tù binh cộng sản, để người chiến sĩ VNCH am tường và xứng đáng với lý tưởng trừ gian diệt bạo. Xin mời xem đoạn Video Clip về một phóng sự chiến trường tại mặt trận Sài Gòn trong ngày tết Mậu Thân 1968, đây là những điều mà người cộng sản dấu diếm rất kỷ, không bao giờ cho người dân và các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến biết về những hình ảnh nầy.
Trách nhiệm của QL.VNCH là chăm sóc an ninh cho 4 vùng chiến thuật. Đến tháng 7/1970 được đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau:
Vùng 1 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Đà Nẵng, gồm 5 tỉnh:
Khu 11 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên
Khu 12 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng Tín, Quảng Ngãi
Đặc khu Quảng Nam, gồm tỉnh Quảng Nam và thị xã Đà Nẵng
Vùng 2 chiến thuật, Bộ tư lệnh vùng 2 chiến thuật ở Nha Trang, nhưng Bộ tư lệnh quân đoàn 2 ở Pleiku (từ giữa tháng 3 năm 1975 phải chuyển vể Nha Trang), gồm 12 tỉnh:
Khu 22 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn
Khu 23 chiến thuật, gồm 7 tỉnh Darlac, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Quảng Đức, Lâm Đồng, và thị xã Cam Ranh
Biệt khu 24, gồm 2 tỉnh Kon Tum, Pleiku
Vùng 3 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Biên Hòa, gồm 10 tỉnh:
Khu 31 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An
Khu 32 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Phước Long, Bình Long, Bình Dương
Khu 33 chiến thuật, gồm 4 tỉnh Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa và thị xã Vũng Tàu
Vùng 4 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Cần Thơ, gồm 15 tỉnh:
Khu chiến thuật Định Tường, gồm 4 tỉnh Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa
Khu 41 chiến thuật, gồm 6 tỉnh Kiến Phong, Châu Đốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Kiên Giang; sau thêm Sa Đéc
Khu 42 chiến thuật, gồm 5 tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên
Tóm lại trách nhiệm của người lính VNCH khác hoàn toàn với trách nhiệm của người lính bộ đội cs Bắc Việt trong việc yêu tổ quốc và đồng bào vì thế danh dự người lính VNCH có và phong cách thể hiện với đối phương (kẻ thù của nhân dân miền nam VN) rất nhân bản. Điều đó đáng được tôi phải viết bài nầy. Danh dự và trách nhiệm của ngưòi lính VNCH luôn bị phe gọi là thắng cuộc mạ lỵ mấy thập niên qua nhằm đảo ngược thị phi xoá bõ tội ác của họ trong cái gọi là " giải phóng miền nam" một nguỵ từ của nguỵ quyền cs Bắc Việt được các cấp chỉ huy của bô đội Bắc Việt bắt phải người lính cộng sản học tập. Có như thế nguỵ quân và nguỵ quyền cộng sản mới sơn được màu chủ nghĩa lên nòng súng của những người bô đội lên đường vào miền nam,- để gọi là thi hành trách nhiệm giải phóng đúng theo tiến trình xâm lược miền nam của tay sai HCM và BCT/ Đảng csVN.
Trách nhiệm đó của người lính VNCH đã chấm dứt sau khi bị chính đồng minh của mình bán linh hồn cho Tàu Cộng và Việt cộng.
NHỮNG CỐ GẮNG CHO ĐẾN KHI BỊ BỨC TỬ
Nhìn vào những tài khoá về số tiền viện trợ quân sự cho VNCH, để cảm thông cho trách nhiệm quá lớn của họ trong những cuối của cuộc chiến.
CON SỐ VỀ VIỆN TRỢ QUÂN SỰ CHO VNCH
Trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng nói về quân phí và quân viện như sau.“Để dễ so sánh, ta nên coi lại những chi tiêu và sự viện trợ quân sự những năm trước đó:
– Trong thời gian 1966-1970: Mỹ tiêu 25 tỷ đô la một năm.
– Trong hai năm 1970-1971: tiêu 12 tỷ một năm (vì đang rút quân).
– Sau khi Mỹ rút, viện trợ quân sự cho VNCH:
– Tài khóa 1973: hai tỷ mốt (2,1 tỷ)
– Tài khóa 1974: một tỷ tư (1,4 tỷ)
– Tài khóa 1975: bẩy trăm triệu (0,7 tỷ).
(Trang 223)
Ngày 12-3 -1975 Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc cho Việt Nam Cộng Hoà do Tổng Thống Ford đệ trình Quốc Hội, Đại sữ Mỹ Martin cũng thông báo cho Tổng thống Thiệu biết quân viện năm tới từ tháng 6 sẽ không được chuẩn chi. Trong khi nhu cầu của về quốc phòng của VNCH để đũ trang trải cho 4 vùng chiến thuật ỡ mức tối thiểu là 1tỷ 1 đô la/năm. Trước số tiền quá ít ỏi cho chiến trường. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã có quyết định triệt thoái vùng I và vùng II Để tập trung hoả lực cho 2 vùng còn lại, tự cắt giãm được 1/2 kinh phí quốc phòng vào cuối quí I của năm 1975.
Các nổ lực cuối cùng của Ông Thiệu chỉ là biện pháp vá víu, dù cho có hiệu quả cũng không kéo dài được bao lâu cho cơn hấp hối của VNCH. Vi số quân viện cho Bắc Việt đã gia tăng quá nhiều, vũ khí và đạn dược quá phong phú cho cho việc cướp miền nam.Trong giai đoạn 1961-1964 CS quốc tế viện trợ cho miền Bắc 70,295 tấn hàng quân sự, mười năm sau giai đoạn 1973-1975 viện trợ ấy đã tăng lên 724,512 tấn, gấp hơn 10 lần. Khi CSBV dồi dào về quân viện, thì VNCH đang rơi vào tình trạng bị cắt giãm tư từ cho đến tháng 4/1975.
Hậu quả của cắt giảm quân viện, cựu Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH trong cuốn Những Ngày Cuối VNCH đã cho biết về ảnh hưởng tai hại của quyết định giảm thiểu viện trợ quân sự của Quốc hội Mỹ đối với quân đội VNCH, nó đã khiến quân đội thiếu thốn và giảm hỏa lực rất nhiều, không thể tồn tại lâu được nếu không có tăng viện.
“Ngân khoản 700 triệu chỉ cung cấp được phân nửa nhu cầu tối thiểu của quân đội VNCH, trong năm 1975 hoạt động quân sự của CSBV gia tăng 70% hơn năm trước” Những Ngày Cuối của VNCH, trang 85 (cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng).
- Theo Đại tướng Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87, 92) Hậu quả của cắt giảm quân viện khiến cho Không quân VNCH phải giải tán hơn 200 phi cơ chiến đấu, oanh tạc, vận tải thám thính, giảm giờ bay thực tập và yểm trợ , yểm trợ giảm 50%, vận chuyễn trực thăng giảm 70%, không vận bằng vận tải cơ bị cắt giảm 50%. Hoạt động Hải quân bị cắt giảm 50%, hoạt động từ tháng 7-1974 ở sông ngòi giảm 70%, giải tán 600 giang thuyền. Từ tháng 7-1974 quân đội chỉ xử dụng khoảng 19 ngàn tấn đạn một tháng so với 73 ngàn tấn một tháng thời gian trước đó, hoả lực giảm 60%. Vào tháng 2-1975, số lượng đạn tồn kho của tất cả các loại súng trường, phóng lựu, súng cối, đại bác, lựu đạn… tuột xuống con số nguy hiểm, chỉ còn đủ xử dụng từ 25 đến 31 ngày…Tháng 4-1975 , đạn tồn kho ở bốn kho dự trữ tuột dốc xuống mức thấp nhất chỉ đủ xài từ 14 đến 20 ngày…Kể từ sau Hiệp định Paris VNCH không còn trông cậy vào yểm trợ của B-52 nữa.
- “Quân nhân VNCH bị bắt buộc phải chiến đấu trong một nhu cầu dưới mức bình thường khiến khả năng cũng như sự chu toàn nhiệm vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày đã làm sút giảm khả năng của họ. Tình trạng này không cho phép kéo dài nếu muốn duy trì một lực lượng quân sự có khả năng”.
- Người Mỹ ký hiệp định Paris với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam VN không được chú trọng đến.
- Giới hạn quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược cùng với nền kinh tế lạm phát khiến tinh thần binh sĩ QL.VNCH xuống thấp. Tình hình ngoài chiến trường con số bị thương và tử trận lên cao, phương tiện tải thương không còn như những năm trước.
Súng còn đó, nhưng hết đạn thì làm sao mà đánh? không khác gì là những khúc sắt vô tri. Vì quá tin vào người Bạn Đồng Minh Hoa Kỳ đã làm dân Miền Nam phải trả một giá quá đắt!
Trong bài ‘Đại bàng bị buộc cánh’ nói về tình trạng bi đát của Không quân VNCH, bài này ghi lại những con số và diễn biến đã xẩy ra cho việc tiếp vận đạn dược của Quân lực VNCH vào thời điểm đầu năm 1975.
Rất nhiều Tác giả, kể cả Tướng Cao văn Viên đã viết về tình trạng kiệt quệ tiếp liệu của QL VNCH vào đầu năm 1975, hậu quả của việc cắt giảm ngân sách viện trợ cho VN của Quốc Hội Hoa Kỳ, Những con số quân viện cũng đã được ghi nhận rất rõ ràng, tuy nhiên một số vần đề và hậu quả cũng cần phải do những người trong cuộc lên tiếng..
Bài này xin giới hạn trong vấn đề đạn và vũ khí dành cho Lục quân VNCH, về KQ VNCH, xin đọc bài ‘Đại bàng bị buộc cánh’ http://www.banvannghe.com/D_1-2_2-59_4-5784/khong-quan-vnch-thang-tu-nam-1975-dai-bang-bi-buoc-canh-tran-ly.html .
Việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH và các con số liên hệ đã được ghi lại rất rõ ràng với nhiều chi tiết trong các tài liệu Việt-Mỹ:
- Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (Cao văn Viên)
- Khi Đổng Minh tháo chạy (Nguyễn Tiến Hưng)
- The Fall of South Vietnam : Statements by Vietnamse Military and Civilian Leaders (Stephen Hosmer & Konrad Kellen & Brian Jenkins [RAND Corporation]
- Vietnam from Cease-Fire to Capitulation (William Le Gro)
Tình trạng quân cụ của VNCH ( phần Lục quân )
Trong chương trình ‘Việt Nam Hóa’ chiến tranh, sửa soạn cho Hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho VNCH:
- Kế hoạch ENHANCE (từ thàng 5 đến tháng 10, 1972)
- 100 Hệ thống chống chiến xa TOW
- 32 giàn đôi (mỗi giàn 2 đại bác phòng không) 40 ly, gắn trên chiến xa
- 96 giàn đại liên (mổi giàn 4 khẩu ) phòng không 30.cal
- Kế hoạch ENHANCE PLUS (Tháng 10-11, 1972)
- 72 Thiết giáp M-48A3
- 117 Thiết vận xa M 113
- 8 Xe M-706
- 44 Đại bác 105 ly howitzer
- 12 Đại bác 155 ly
- 1302 xe vận tải 2 tấn ½
- 425 xe vận tải nặng loại 5 tấn
(Các con số trên dựa theo Báo cáo của Bộ QP HK gửi cho Dân biểu Paul Mc Closkey, hơi khác với tài liệu của ĐT LeGro)
Nhìn trên văn bản và cứ theo báo chí HK thì số quân cụ (gồm thêm các phi cơ, chiến hạm, chiến thuyền..quân trang, quân dụng) thì trị giá tổn cộng được chuyển giao lên đến cả tỷ USD! Nhưng trên thực tế có những vấn đề.đặt ra cho QL VNCH trong việc tiếp nhận và sử dụng các quân cụ này.
Đại Tuớng Cao văn Viên, Tổng Tham mưu truởng của QLVH đã ghi trong tập sách của Ông (trang 86-94) khá nhiều chi tiết về tình trạng khó khăn về tiếp liệu của QL VNCH:
‘Vào cuối năm 1974, tổng số nhu cầu cần được thay thế lên đến 400 triệu mỹ kim. Những quân dụng cần thiết nhất như là vũ khí và đạn thì chỉ được thay thế khoảng 70 %. Một vài chương trình thay đổi quân dụng bị đình chỉ vì thiếu ngân quỹ..’
'Chỉ có 33 % (tương đương 24 triệu mỹ kim ) tổng số quân cụ/vũ khí cần thiết được thay thế. Thiếu phụ tùng thay thế càng tạo thêm trở ngại cho vấn đề bảo trì. Nhiều quân cụ/vũ khí tại các đơn vị tác chiến phải chờ từ 30 đến 45 ngày để được thay thế, sửa chữa’
Tướng Viên đưa ra một bảng nhu cầu thay thế khá chi tiết về các chiến cụ bao gồm xe tăng, đại bác, quân xa.. Mà phần trăm cần thay thế lên đến từ 60 (cho đại bác 175) đến 95% (cho đại bác 155ly) chưa kể hơn 4000 quân xa..nằm ụ.
Quan trọng nhất là số lượng đạn tồn kho (tháng 2 năm 1975), giảm đến mức nguy hiểm: so với mức dự trữ căn bản là 60 ngày chỉ còn cung ứng được 30-40 ngày!
Đạn | Số ngày tồn kho | |
Đạn M-16 | 31 | |
Phóng lựu 40 ly | 29 | |
Súng cối 60 | 27 | |
Súng cối 81 | 30 | |
Đại bac 105 | 34 | |
Đại bac 155 | 31 | |
Lựu đạn | 25 |
‘ Với thời gian là 45 ngày từ lúc đặt hàng và chuyên chở tới VN bằng tàu, thì thờì gian..quá lâu cho trường hợp khẩn cấp.. Sau tháng 3-1975, với tất cả các đơn vị di tản từ Vùng I và II về, tình trạng đạn tồn kho trở nên tuyệt vọng. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở 4 kho đạn dự trữ tuột xuống chỉ còn đủ dùng trong 14 đến 20 ngày.
Khác với thời Thế Chiến Thứ Hai các nước Anh, Mỹ, Nga, Đức, Nhật … đã tự sản xuất được vũ khí để giao tranh, hai miền Nam, Bắc VN đều phụ thuộc vào viện trợ quân sự của các nước ngoài như Mỹ, Tàu, Nga Sô… bên nào bị cắt giảm viện trợ là thua ngay như VNCH năm 1975. Đối với cả hai miền Nam, Bắc, viện trợ quân sự là một vấn đề sinh tử như đồ ăn thức uống vậy. Đây chính là vấn đề mà tôi cần nhấn mạnh để các thê hệ hậu duệ phẩi nghiền ngẫm về chính lực của VN sau nầy trong tinh thần tự quyết.
Nhưng nổ lực cuối cùng của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã xãy ra ngoài dự liệu về tâm lý khi triệt thoái Cao Nguyên và vùng I chiến thuật, đã làm lòng quân tan rã. Địch quân lúc đó thừa thắng xông lên, không đánh mà thắng vì tất cã thành phố bõ ngõ. Sau nầy phe thắng cuộc gọi đó " không đánh mà chạy", thật là cay đắng cho thân phận người chiến sĩ QL.VNCH trong những ngày tháng cuối cùng của tháng tư đen. Sự triệt thoái chiến thuật là ván bài cuối cùng của vị tổng tư lệnh tối cao của QL.VNCH nhằm bảo vệ thành trì Sài Gòn và vùng IV chiến thuật.
Câu chuyện đau buồn nầy tới nay vẩy còn có lời trách móc, vẩn còn lôi ông Thiệu ra mắng nhiếc đũ điều thay vì chia sẽ nổi khó khăn của ông với số tiền quân viện 700 triệu đôla.
Tôi viết những dòng nầy không phải để bênh vực cho ông Thiệu, nhưng đó là trách nhiệm trộn lẩn danh dự của một người cựu sĩ quan và trong chừng mực tôn nghiêm nào đó của một con người chiến sĩ, khi tổng kết lại sự thất bại của QL.VNCH và đi tìm các góc khuất của cuộc chiến, đi tìm nổi oan khiên cho các chiến hữu của tôi đã nằm xuống một cách bẽ bàng trong ngày cuối của cuộc chiến. Cá nhân tôi không có lời trách móc gì đến các cấp chỉ huy của tôi. Tôi không trách ông Thiệu, ngược lại rất thông cãm với ông....tôi thấy thương cho các cấp chỉ huy của tôi trong cuộc chiến loạn vừa qua mà không có dịp để một lần được chia sẽ với các chiến hữu của tôi cho đến ngày trình diện đi cải tạo, rồi vượt biên đến quốc gia tự do..Quốc hận 30.4.195 trong tôi của riêng tôi, là cái hận của cuộc cờ đang chơi chưa hết quân, thì bị chiếu bí. Cái hận thứ hai là chưa có một lần được thắp nhang trước mộ của các chiến hữu tôi và lời an ủi đến các chiến hữu đã hy sinh một phần thân thể của mình trong cuộc chiến vừa qua, nổi đau đớn của họ theo tôi nghĩ họ vẫn còn rỉ máu, những vết thương khó lành. Vết thương của các chiến hữu tôi cũng giống như vết thương lòng của tôi chưa bao giờ lành kể từ ngày ấy đến nay.
Còn danh dự, còn tự hào, trách nhiệm
Của một người trai mang nợ kiếm cung ...
Hay đã quên rồi quê hương cộng chiếm
Và mặc muôn dân dâu biển bão bùng???
Một sự thật rất đau buồn, đó là VNCH không tự túc được ngân sách quốc phòng bằng nền kinh tế quốc dân, lại lệ thuộc hoàn toàn vào viện trợ của đồng minh Hoa Kỳ. Cuộc chiến đã kết thúc trong oan khiên, tiếng súng chấm dứt nhưng trách nhiệm của người chiến sĩ VNCH vẩn chưa bao giờ dứt, giờ đây trách nhiệm của người lính VNCH là truyền lại kinh nghiệm của họ cho thế hệ nối tiếp về lý tưởng Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm....đào tạo một hàng ngủ hậu duệ VNCH cho đất nước VN trong thời hậu cộng sản cung ứng cho mặt trận văn hoá trên Internet.... Trách nhiệm sau cùng là châm lữa cho ngọn đuốc cách mạng dân tộc dân chủ trên quê hương VN vì đó chính là ước vọng của họ.
Được cầm súng bảo vệ quê hương và đồng bào của mình chính là danh dự, là đạo đức của người trai miền nam VN trong thời loạn ly. Nhìn lại lịch sử cổ đại đến cận đại của Đông hay Tây sử. Thì sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 của Việt Nam chứng minh được một điểm. Chưa có một quân đội của một quốc gia nào trên thế giới có số lượng tướng lãnh và binh sĩ tuẫn tiết theo lý tưởng nhiều như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Vị quốc vong thân là tầng cao nhất của TỔ QUỐC-DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM niềm hãnh diện và vinh dự cho cuộc đời của một người cầm súng. Danh dự đó chỉ thấy được nơi QL.VNCH: các thần tướng Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Nguyễn Khoá Khoa Nam, Trần văn Hai,Phạm văn Phú, Trung Tá Nguyễn Văn Long....và vô số chiến sĩ các cấp đã tuẩn tiết bằng súng, bằng lựu đạn, bằng thuốc độc để bảo toàn khí tiết, danh dự của QL.VNCH. Tôi kính trọng họ, và tưởng nhớ đến họ, nhất là khi mùa quốc hận 30.4.lại về.....Một nén tâm nhang trong mùa tưởng niệm ngày quốc hận dành cho các chiến hữu của tôi đã nằm xuống cho miền nam Tự Do. Một nén tâm nhang khác dành cho các anh hùng tử sĩ VNCH đã hiên ngang đi vào lòng đất mẹ trong suốt cuộc chiến vừa qua, để nhân dân miền nam được hạnh phúc cho đến ngày 30.4.1975
Vị quốc vong thân là tầng cao nhất của TỔ QUỐC-DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM niềm hãnh diện và vinh dự cho cuộc đời của một người cầm súng. Danh dự đó chỉ thấy được nơi QL.VNCH: các thần tướng Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Nguyễn Khoá Khoa Nam, Trần văn Hai,Phạm văn Phú, Trung Tá Nguyễn Văn Long....và vô số chiến sĩ các cấp đã tuẩn tiết bằng súng, bằng lựu đạn, bằng thuốc độc để bảo toàn khí tiết, danh dự của QL.VNCH. Tôi kính trọng họ, và tưởng nhớ đến họ, nhất là khi mùa quốc hận 30.4.lại về.....Một nén tâm nhang trong mùa tưởng niệm ngày quốc hận dành cho các chiến hữu của tôi đã nằm xuống cho miền nam Tự Do. Một nén tâm nhang khác dành cho các anh hùng tử sĩ VNCH đã hiên ngang đi vào lòng đất mẹ trong suốt cuộc chiến vừa qua, để nhân dân miền nam được hạnh phúc cho đến ngày 30.4.1975
Người chiến sĩ như Thiếu tá Nguỵ văn Thà, hạm trưởng HQ.10 đã từng dũng cãm viết lên hai chử danh dự cho QL.VNCH khi thân xác theo con tàu minh chỉ huy đi vào lòng đất mẹ.
Cộng quân cưỡng chiếm miền nam ngày 30.4.1975, người chiến sĩ QL.VNCH không ngừng chiến đấu tiếp tục để làm tròn trách nhiệm của minh trước tổ quốc, tuy nhiên các cố gắng đó cũng chưa đạt được kết qủa mong muốn. Họ vẩn phải kiên trì đấu tranh tiếp tục để quê hương sóm có được ngày quang phục đất nước theo tinh thần Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm. Không biết bao nhiều là chiến sĩ QL.VNCH đã từ hải ngoại trỡ về để cùng với các lực lượng người Việt tự do trong nước mưu cầu giải thể chế độ khát máu, buôn dân bán nước.
Cuộc chiến đấu vẩn tiếp tục cho ngày quang phục quê hương vì họ vẫn luôn nghĩ tới những chiến hữu của họ đã VỊ QUỐC VONG THÂN, vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân QUÂN LỰC VNCH… Danh dự đó rất xứng đáng dành cho những quân nhân ưu tú của QUÂN LỰC VNCH.
Cuộc chiến đã đi qua từ 40 năm qua nhưng âm vang còn lưu lại trong tâm khảm người Việt tỵ nạn lưu vong với nhiều cay đắng, uất hận về thực trạng phũ phàng của biến cố, người ta tưởng như nó mới diễn ra ngày hôm quạ, quá khứ đau lòng ấy vẫn còn sống mãi trong ký ức họ, chưa bao giờ phai nhoà. Cho đến nay họ vẩn âm thầm vá lại ngọn cờ vàng để phất lên trong ngày đất nước hoàn toàn tự do và dân chủ.
Vá Cờ
*Cảm đề tác phẩm Vá Cờ của Nguyễn Ngọc Hạnh
*Cảm đề tác phẩm Vá Cờ của Nguyễn Ngọc Hạnh
Đường chỉ thẳng, một đường gươm bén
Chém ngang đời vết chém như mơ
Vá tim tan tác như cờ
Vá hồn vị quốc chưa mờ linh quang
Vá hạo khí dọc ngang trời đất
Bốn ngàn năm bất khuất kiêu hùng
Trên cờ thấy núi thấy sông
Người vì nghĩa cả đã dâng hiến đời
Nhấm dòng máu còn tươi nỗi hận
Nghiêng mái đầu súng trận còn vang
Yêu người, yêu lá cờ vàng
Lệ thầm nuốt nghẹn từng hàng mỗi đêm
Đời chinh phụ thoắt chìm trong tối
Tình yêu quê réo gọi đầy lòng
Lửa tim hận nước, thù chồng
Lửa thiêng còn cháy bập bùng ngàn thu/.
(hahuyenchi)
Chém ngang đời vết chém như mơ
Vá tim tan tác như cờ
Vá hồn vị quốc chưa mờ linh quang
Vá hạo khí dọc ngang trời đất
Bốn ngàn năm bất khuất kiêu hùng
Trên cờ thấy núi thấy sông
Người vì nghĩa cả đã dâng hiến đời
Nhấm dòng máu còn tươi nỗi hận
Nghiêng mái đầu súng trận còn vang
Yêu người, yêu lá cờ vàng
Lệ thầm nuốt nghẹn từng hàng mỗi đêm
Đời chinh phụ thoắt chìm trong tối
Tình yêu quê réo gọi đầy lòng
Lửa tim hận nước, thù chồng
Lửa thiêng còn cháy bập bùng ngàn thu/.
(hahuyenchi)
Trịnh Khánh Tuấn người lính già
trên quê hương tạm dung 3/4/2015
trên quê hương tạm dung 3/4/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét