Powered By Blogger
BÀ LÊ CHÂN-NỮ TƯỚNG ĐẦU TIÊN CỦA HẢI QUÂN VN (THUỶ QUÂN)
Một bài học cho Hải Quân Nhân Dân VN
Hai Bà Trưng ảnh minh hoạ

Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Đông Hán (40-43), bên cạnh Trưng Trắc và Trưng Nhị - lãnh đạo nghĩa quân, có rất nhiều nữ tướng cùng kề vai sát cánh đồng cam cộng khổ làm nên những thắng lợi trong việc dành độc lập cho xứ sở. Những vị nữ tướng anh hùng ấy đã chứng tỏ được rằng phụ nữ Việt Nam luôn có tinh thần yêu nước, căm thù quân giặc và có nhiều cống hiến sức lực của mình trong sự nghiệp giử nước của Việt tộc, trong thời bình thì chăm sóc gia đình giáo dục con cái, khi sơn hà nguy biến thì cầm vũ khí ra trận cùng với nam nhi làm bổn phận của một người yêu nước chia sẻ tinh thần trách nhiệm trong việc giử nước giử nhà với các bậc nam nhi,để xứng với câu: " giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh".

Theo nhiều nguồn tài liệu, thì Hai Bà Trưng có đến hơn bảy chục tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ lĩnh các nghĩa quân địa phương, hiện còn nhiều đền thờ lập thành hoàng làng ở miền Bắc. Đặc biệt, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh
.
Thánh Thiên - nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa Yên Dũng, Bắc Đái -
Bắc Giang. Tài kiêm văn võ, được Trưng Vương phong là Thánh Thiên Công chúa, giữ chức Bình Ngô đại tướng quân, thống lĩnh binh mã trấn thủ vùng Nam Hải (Hải Nam). Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh.
Lê Chân - nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng,
được Trưng Vương phong là Đông Triều công chúa, lĩnh ấn Trấn Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng
thờ.
Bát Nạn Đại tướng: Tên thực là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La
(Thái Bình), được Trưng Vương phong là Bát Nạn Đại tướng, Uy viễn đại tướng quân, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình).
Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc
(thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) được Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thủy Công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ.
-Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa)
được Trưng Vương phong là Nga Sơn công chúa, lĩnh chức Bình Nam đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Cửu Chân . Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.
Hồ Đề - Phó Nguyên soái: Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong là Đề Nương công chúa lãnh chức Phó nguyên soái, Trấn Viễn đại tướng quân. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.
Xuân Nương, chồng là Thi Bằng em trai Thi Sách, Trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm ĐôngCung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.
Nàng Quỳnh - Nàng Quế tiên phong phó tướng: Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương sắc phong Nghi Hòa công chúa,lĩnh chức Hổ Oai đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nhật Nam trấn thủ vùng Bắc Nam Hải. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.
Đàm Ngọc Nga - tiền đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ được Trưng Vương phong là Nguyệt Điện Tế thế công chúa giữ chức Tiền đạo tả tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải.
Thiều Hoa - Tiên phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Đông Cung công chúa giữ chức Tiên phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ.
Quách A - Tiên phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Khâu Ni công chúa giữ chức tả tướng tiên phong,lĩnh ấn Tổng trấn Luy Lâu. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).
– Vĩnh Hoa - nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ). Được Trưng Vương phong là Vĩnh Hoa công chúa giữ chức nội thị tướng quân.Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Hoa
Lê Ngọc Trinh - Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Được Trưng Vương phong là Ngọc Phượng công chúa giữ chức Chinh thảo Đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo quân Quế Lâm. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Lê Thị Lan - Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Được Trưng Vương phong là Nhu Mẫn công chúa, lĩnh ấn Trấn tây tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Hán trung. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ.
Phật Nguyệt - Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ.
Được Trưng Vương phong là Phật Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân, Chinh Bắc đại tướng quân, tổng trấn khu hồ Động đình - Trường Sa. Bà hình như không được ghi vào sử Việt Nam mà lại được ghi vào sử Trung Quốc. Hiện di tích về bà còn rất nhiều: Tại chùa Kiến-quốc thuộc Trường-sa, tại ngôi chùa trên núi Thiên-đài trong ngọn núi Ngũ-lĩnh. Bà là một nữ tướng gây kinh hoàng cho nhà Hán nhiều nhất
Phương Dung - nữ tướng: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). ĐượcTrưng Vương Sắc phong Đăng-Châu công chúa. Lĩnh ấn Trấn-nam đại tướng quân. Thống lĩnh đạo binh Giao-chỉ.
– Trần Năng - Trưởng Lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là Hoàng công chúa, Vũ Kỵ đại tướng quân,giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ.
Nàng Quốc - Trung dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Được Trưng Vương phong là Gia Hưng công chúa, Trung Dũng đại tướng quân, Lĩnh ấn Đô-đốc, chưởng quản thủy quân trấn bắc Nam-hải. Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm thờ nàng Quốc.
Tam Nương - Tả đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương và Thanh Nương. Trưng Vương sắc phong Hồng-Nương làm An-Bình công chúa. Thanh-Nương làm Bình-Xuyên công chúa. Đạm-Nương làm Quất-Lưu công chúa, giao lĩnh ấn Kỵ binh Lĩnh Nam. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.

– Quý Lan – Nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là An Bình công chúa giữ chức nội thị tướng quân (Lễ bộ Thượng thư). Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Qúy Lan.

Bà Chúa Bầu: Khởi nghĩa ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hiện ở Lập Thạch, Sơn Dương có đền thờ tưởng nhớ công lao của bà.
Bà Lê Chân là nữ tướng ( Đô Đốc) đầu tiên của Thuỷ quân ( Hải Quân) nước Việt chúng ta vào thế kỹ thứ nhất sau công nguyên.

Nử tướng Lê Chân (hình minh hoạ)
Cuộc Thuỷ Chiến thời Hai Bà Trưng

Mùa hè, tháng 4 năm Kiến Vũ thứ 18 (42), vua Quang Vũ phong lão tướng 58 tuổi Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân, đem quân sang xâm lược nước ta. Mã Viện xảo quyệt, mưu mô, có tài chinh chiến, dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Lực lượng quân sự Đông Hán huy động ở mấy quân phía Nam Trung Hoa binh lính thiện chiến quen với vùng trung thổ và khí hậu nhiệt đới, gồm 2 vạn quân chủ lực2000 chiến thuyền, xe lớn, ngoài ra còn có quân chèo thuyền, dân phu tải lương, phục dịch.

Mã Viện chỉ huy cả hai đạo quân, chia hai đường thủy bộ, vừa dùng thuyền vượt biển, vừa đi đường ven chân núi phát cây mở đường hơn nghìn dặm; hai cánh quân thủy, bộ không cách xa nhau lắm để còn liên hệ phối hợp với nhau. Từ vùng ven biển vịnh Bái Tử Long, Hạ Long, hai đạo quân thủy, bộ. Quân Đông Hán tiến đến cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh - Hải Phòng) để vào nội địa nước ta.

Đội quân thường trực phòng thủ ven biển Đông Bắc do Chưởng quản binh quyền là bà Lê Chân chỉ huy đã ra quân kịp thời chặn đánh quyết liệt đoàn thuyền binh đông đảo của giặc ngay từ cửa sông Bạch Đằng. Theo lệnh của Trưng Vương trên bộ nữ tướng Thánh Thiện đem quân lên đánh giặc ở biên giới; nữ tướng Bát Nàn chặn cánh quân trên bộ của Mã Viện ở cửa biển, phối hợp với nữ tướng Lê Chân.


Suốt dọc sông Bạch Đằng, Đá Bạc, dưới nước và trên bờ hai đạo quân, đa số là phụ nữ chiến đấu quyết liệt. Lê Chân cho dựng chướng ngại vật trên sông, dùng những chiếc thuyền chiến nhỏ, nhẹ, dễ cơ động tập kích vào mạn sườn đoàn thuyền to lớn, nặng nề của giặc, làm chúng tổn thất không ít. Song do quá chênh lệch về lực lượng, trang bị, vũ khí so với địch, nên hai nữ tướng phải lui quân.

Đội thuyền binh của Lê Chân nhỏ, nhẹ, ngược sông Bạch Đằng tiến rất nhanh, còn binh thuyền của Mã Viện to lớn, nặng nề nên đuổi theo rất chậm. Chẳng mấy chốc Thuỷ quân bà Lê Chân  đã bỏ xa quân địch. Theo đường sông Bạch Đằng - Kinh Thầy - sông Đuống, thủy quân của Lê Chân rút về vùng hồ Tây, Hoàng Mai bên bờ hữu sông Hồng. Trong thời gian ngắn trú quân ở đây, nữ tướng Lê Chân gấp rút củng cố lực lượng, tuyển thêm binh sĩ, đóng thêm thuyền chiến. Bà cho binh sĩ luyện tập võ nghệ, mở lò đấu vật. Mọi việc đã xong, nữ tướng Lê Chân gấp rút hành quân về bảo vệ kinh đô Mê Linh phối hợp với Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lược của quân Đông Hán. 

Các trận đánh ác liệt diễn ra sau đó, quân của bà chiến đấu kiên cường, dù biết không đủ lực lượng đánh bại quân thù, nhưng vẩn chiến đđến hơi thở cuối cùng, Trận huyết chiến ác liệt cuối cùng diễn ra ở Đồng Loạn, trước thế địch quá mạnh, nữ tướng Lê Chân cùng mấy tướng tâm phúc rút lên núi Giát Dâu. Từ đỉnh núi cao, sườn dốc đứng, nữ tướng Lê Chân gieo mình tự vẫn để khỏi phải sa vào tay giặc, (núi này cách đền bà Lê Chân hiện nay khoảng 3 km về phía Tây). Lúc đó là buổi chiều ngày 13 tháng 7 năm Quí Mão (43). Mấy tướng tâm phúc đã mai táng Bà ở một hang động trong căn cứ.

Tượng Nữ tướng Lê Chân - người phụ nữ gây dựng mảnh đất phố cảng Hải Phòng

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng in đậm dấu son trong sử sách, trong ký ức dân gian qua nhiều thế hệ. Các nữ tướng của cuộc khởi nghĩa đều có đền thờ, được nhân dân đời đời khói hương tưởng kính. Nữ tướng, cũng là người Đô đốc Hải Quân đầu tiên, Thánh Chân công chúa, Chưởng quản binh quyền Lê Chân được nhiều địa phương thờ phụng. Đó là: Đền An Biên (xã Thủy An, Đông Triều, Quảng Ninh) quê hương nữ tướng; đền Nghè (An Biên cổ miếu), đình An Biên (phường An Biên), đình Vẻn ngoài (phường Trại Cau) quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng là nơi Bà khai hoang, lập nên trang ấp, xây dựng lực lượng thuỷ quân và chặn đánh cuộc xâm lược của Mã Viện; đình Hoàng Mai (phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nơi bà lập sới vật để rèn luyện quân sĩ. Đặc biệt tại căn cứ Lạt Sơn xưa, từ bao đời nay nhân dân địa phương, khách thập phương xa gần tụ về chiêm bái, đông nhất vào kỳ lễ hội, ngôi đền thờ Bà Lê Chân, tưởng niệm vị Đô Đốc đầu tiên của Hải Quân VN ( Thuỷ Quân), một nữ tướng anh hùng dành trọn cuộc đời mình vì nghĩa lớn. 

Cũng nơi đây trên vách đá thung Bể còn lưu lại ba tấm bia niên đại năm 1671, 1672 triều vua Lê Gia Tông thời Hậu Lê, nói đến việc xây chùa Thánh Chân, khởi nguồn là Tiên động Thánh Chân, một bia có khắc hình con hổ, gợi liên tưởng đến sự dũng mãnh như hổ của nữ tướng Lê Chân, điệp thêm sự tôn kính, nâng Bà lên hàng Thánh Mẫu, Phật Mẫu.
Không chỉ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam mà cả nước đều tôn vinh, tưởng niệm nữ tướng Lê Chân, bởi vì bà đã để lại cho hậu thế muôn đời tấm gương chói lọi vì nước, vì dân

 Đền Nghè-Hải Phòng, nơi thờ Nữ tướng Lê Chân

Sau khi Hai Bà Trưng mất, để tưởng nhớ công ơn của các liệt sĩ anh hùng,
nhân dân nhiều địa phương đã lập đền, miếu thờ phụng hai bà và các tướng lĩnh của bà; trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưng ở quận hai Bà Trưng, Hà Nội và Đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội – quê hương của hai bà. Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, quận … ởViệt Nam.


Tổng hợp lịch sử VN,
Nguyễn Thị Hồng 16/1/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét