NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN KHỈ
Khỉ cũng là Khởi, cho nên trong bàn dân thiên hạ cũng thường nhắc nhở luôn trong sinh hoạt xả hội hằng ngày, từ đó mới có những từ ngữ liên quan, xin trích dẫn như sau:
Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi. Loài Khỉ có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, có 4 chân như : Trâu, Bò, Ngựa, Dê, Chó, Mèo v.v, nhưng hai chân trước có thể biến thành tay, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người, vì thế được con người huấn luyện để biểu diển trong những đoàn xiệc cùng với Voi, Sư Tử, Chó mà chúng ta thường thấy, nhứt là trong film Tarzan. Các giòng họ loài Khỉ, xin trích dẫn đơn cử như sau : Đười Ươi, Vượn, Vượn Trắng (Bạch Viên), Di hầu, Mộc Hầu, Tề Thiên Đại Thánh tức Tôn Ngộ Không v.v.
Khỉ đột = là loài Khỉ lớn con xem như chúa tể loài Khỉ.
Khỉ lọ nồi = là loài Khỉ có đầu màu đen.
Khỉ bạc má = là loài Khỉ, có gò má màu trắng.v.v.
Bản chất của khỉ:
Khỉ là một loài vật rất năng động, vì thế nếu những người hay phá phách, nghịch ngợm thì được gọi là " đồ khỉ". Con người khi đối diện với khỉ, tâm khó mà yên tịnh. Bắt khỉ ngồi yên trong vài phút đá là điều rất khó.
Khi đối diện với “con khỉ” trong tâm ta đang nhảy nhót,
để hàng phục nó “ngồi yên” là việc làm không đơn giản đâu bạn nhé
để hàng phục nó “ngồi yên” là việc làm không đơn giản đâu bạn nhé
Về nguồn gốc, thủy tổ loài Khỉ xuất hiện trên mặt đất trước loài người rất lâu, cách đây hàng tỷ năm, đầu tiên là loại sinh vật chuyên sống trên cây. Giống như con sóc, loại khỉ tổ này leo trèo bằng cách dùng móng bấm vào vỏ cây. Dần dần sau hàng triệu năm, ngón tay và chân của chúng trở nên dài hơn để có thể nắm vào cành cây, mắt lớn hơn để có thể nhìn thẳng và nhất là điều tiết để đo lường chiều sâu và khoảng cách tối cần cho hoạt động nhảy nhót, leo chuyền trên cây cối.
Khỉ Đột là giống thông minh nhất trong loài khỉ. Vì hình dáng to lớn vạm vỡ, mạnh mẽ và ồn ào nên ai cũng tưởng chúng dữ tợn và nguy hiểm. Thật ra, Khỉ Đột rất hiền lành, ngoại trừ khi phải tự vệ. Khỉ Đột đực cao chừng 5 tới 6 feet, nặng chừng 150 ký, trong khi Khỉ Đột cái cao chừng 4 tới 5 feet và nặng chừng 90 ký. Thời gian mang thai khoảng 250 đến 270 ngày. Tuổi thọ chừng 35 năm nếu sống ngoài hoang dã và chừng 50 năm nếu sống trong sở thú. Khỉ Đột tập trung đông đảo tại Phi Châu. Khỉ Núi có nhiều tại nơi núi cao tới 12,5000 feet thuộc các quốc gia Zaire , Rwanda , Uganda . Khỉ Rừng có nhiều tại Cameroon , Gabon , Congo . Chúng sống từng đàn khoảng vài, ba chục con, do khỉ đực cầm đầu.
Orangutan có nhiều tại các đảo Borneo và Sumatra thuộc Nam Dương. Đây là những con khỉ to bự, cao chừng 4 feet, nặng chừng 80 ký, lông đỏ, tứ chi có móng móc như những lưỡi câu, tay đặc biệt rất dài có thể quăng mình qua những cành cây. Con đực thường lớn gấp đôi con cái. Chúng sống sâu trong rừng rập, ăn đủ thứ từ trái cây, lá, vỏ cây, côn trùng, đôi khi cả chim chóc. Orangutan đực rất dữ tợn, thường đánh lộn mỗi khi gặp nhau, vì vậy chúng thường hú để báo hiệu sự hiện diện để con khác đừng bén mảng tới. Orangutan sinh hoạt tương tự và sống chung đụng với thổ dân vùng Borneo , gần gũi đến độ họ gọi chúng là “Người Rừng” (Man of the woods)
Khỉ nựng con giống hệt người
Một nghiên cứu cho thấy khỉ đàn và những đứa con sơ sinh của chúng giao tiếp với nhau giống như con người.
“Mọi người đều biết những hành động của cha mẹ đối với đứa con sơ sinh. Họ nhìn chúng, cười, cường điệu hóa các cử động, hôn hít, thay đổi âm vực giọng nói để nựng con. Chúng tôi thấy những con khỉ đàn cái cũng thực hiện các hành vi tương tự như vậy”, Pier Francesco Ferrari, một chuyên gia về sinh học hành vi và thần kinh của Đại học Parma (Italy), phát biểu.
Theo Livescience, nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy những hành vi tương tác tình cảm giữa mẹ và con ở loài người có vai trò rất quan trọng. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những cử động, giọng nói và những trạng thái tình cảm trên khuôn mặt người mẹ. Trong nhiều thập kỷ qua giới khoa học luôn nghĩ chỉ có con người và tinh tinh mới đủ khả năng thực hiện những hành vi ấy. Tổ tiên của tinh tinh tách khỏi chúng ta trên lộ trình tiến hóa cách đây 6 triệu năm, trong khi tổ tiên của khỉ đàn (Macaca mulatta) tách khỏi loài người từ 25 triệu năm trước. Vì thế mà so với khỉ đàn thì tinh tinh có quan hệ gần hơn với người.
Khỉ hiếm
Khỉ vàng sư tử Tamarin là giống rất hiếm, nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng
Khỉ vàng sư tử Tamarin
Khỉ đuôi lợn VN
Voọc cam, chúng nằm trong số những loài khỉ hiếm nhất thế giới do môi trường sống biến mất và nạn săn trộm để chế thuốc. Số voọc còn lại ở Việt Nam là gần 500
Với bộ lông có 5 màu rực rỡ, chà vá chân đỏ được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đánh giá là "hoa khôi" trong thế giới loài khỉ.
Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là chà vá chân đỏ hoặc voọc ngũ sắc) luôn nổi bật với 5 màu rực rỡ. Loài này thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.
"hoa khôi" trong thế giới loài khỉ với bộ lông có 5 màu rực rỡ.
Những con khỉ hoàng đế Tamarin sống chỉ bé bằng con sóc, sống ở tầng thấp của rừng Amazon ở Peru. Loài này được đặt tên vào đầu thế kỉ 19 để tưởng nhớ tới hoàng đế Đức Wilhelm, người cũng có một bộ râu giống như vậy. Hầu hết khỉ tamarin có màu sắc đặc trưng nhưng chỉ riêng loài khỉ hoàng đế này mới có bộ râu đặc biệt như vậy.
Khỉ mặt chó (mandrill) sở hữu bộ mặt cực “dị” với bộ râu hình tam giác hoàn hảo dưới cằm. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa biết chính xác vài trò của bộ râu tuyệt đẹp này, có thể là một lời cảnh báo cho các đối thủ khác, vì loài này khá hung dữ. Khuôn mặt của con đực được “trang điểm” với nhiều màu sắc nổi bật như xanh, vàng, trong khi đó, mõm của con cái cũng có râu nhưng ít hơn.
Đười ươi là loài vật gần gũi với con người nhất về hình thể và trí tuệ. Cả đười ươi cái và đực đều có bộ râu màu vàng dưới cằm, giúp chúng có thể nhận biết loài của mình, và cũng là dấu hiệu để con cái thu hút sự chú ý của con đực. Con cái đặc biệt hấp dẫn bạn tình ở bộ râu vàng và hai má đầy bọng mỡ cùng chiếc cổ chảy xệ.
Loài khỉ có chất độc trong miệng, được gọi là Nycticebus kayan, sống trên những cao nguyên thuộc đảo Borneo. Chúng thuộc phân họ cu li (hay khỉ gió), gồm những loài động vật linh trưởng mũi cong có quan hệ họ hàng với vượn cáo. Rachel Munds, một nhà khoa học của Đại học Missouri Columbia, cùng hai đồng nghiệp phát hiện chúng. Họ cũng phát hiện ra rằng, hai phân loài của loài Nycticebus thực ra là hai loài cu li riêng biệt
Khỉ vòi là một loài khỉ kì lạ, chỉ được tìm thấy tại đảo Borneo (nằm ở Đông Nam Á, thuộc chủ quyền của 3 nước Brunei, Indonesia, Malaysia). Chúng nổi tiếng với bụng và mũi rất lớn.
Những con khỉ nhỏ trên được tìm thấy trong những khu rừng nhiệt đới ở Brazil. Chúng được gọi với cái tên 'những con khỉ túi', 'khỉ ngón tay' hay 'những chú sư tử nhỏ'.
Hoa mặt khỉ,Lan khỉ sống ở khu vực miền núi thuộc Ecuador, Colombia và Peru ở độ cao khoảng từ 1.000 đến 2.000 m so với mực nước biển. Chúng khó sống trong môi trường kín, hay không gian hẹp, vì vậy người trồng cây nếu mang mẫu về trồng thì nên tìm không gian thoáng đãn
THUYẾT TIẾN HOÁ VÀ LOÀI KHỈ HANG PẮC PÓ
Tổ của học thuyết tiến hoá là Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 19 tháng 4, 1882),là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài. Đây cũng chính là
Sau chuyến đi huyền thoại vòng quanh thế giới trong 5 năm trời, Charles Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỷ 19: loài người có họ hàng với loài vượn! Trong cuốn sách "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) ông đã đưa ra một quan điểm có tính chất cách mạng nói rằng tất cả các loài sinh vật, từ con kiến cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại; những con không thích nghi sẽ bị diệt vong. Nhà thờ và công chúng đã bị sốc nặng qua cuốn sách trên. Họ kêu: "Con người do Chúa trời tạo ra... Con người là loài siêu đẳng, độc nhất vô nhị." Những cuộc tranh cãi bùng lên xoay quanh một quan điểm cốt tử: sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào. Cuối cùng thế giới khoa học đã đồng ý với Darwin.
Lý thuyết của Darwin ngày nay có lẽ đã được toàn thể cộng đồng khoa học chấp nhận. Thực vậy, những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ rằng loài người xét cho cùng có chung một thủy tổ. Nhưng con người thời ấy cứ tưởng mình là chúa tể sáng thế, mọi giống loài khác đều chịu sự thống trị của mình, và đôi khi còn bị loài người hủy hoại.
Đảng viên Cộng sản luôn cho mình là Đỉnh cao Trí tuệ, phần còn lại của Loài Người là những con khỉ lạc hậu. Thế nhưng, trên thực tế, chủ thuyết Cộng sản đã biến Đảng viên Cộng sản từ những Con Người trở thành những con Khỉ Đột. Dầu theo Thuyết Tiến Hóa, trên thực tế, Loài Người đã tiến thêm một bậc cao hơn Loài Khỉ.
1. Trong khi Loài Khỉ chỉ biết có Chính Mình trong Hiện tại, không biết tới Gia Đình, không biết tới cha mẹ, ông bà, con cái, vô gia đình, thì Loài Người đã vượt qua khỏi cá nhân, để nhận biết Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ Tiên trong Quá khứ, và do đó, biết tới các Thế hệ con cháu trong Tương lai.
2. Trong khi Loài Khỉ chỉ hạn hẹp trong Chính Mình, không biết tới Gia đình, không biết tới dòng họ, không biết Tổ quốc, vô tổ quốc, thì Loài Người đã vượt tới tầm mức Dòng giống, Dân tộc, Văn hóa, Quốc gia.
3. Trong khi Loài Khỉ chỉ biết có Vật Chất hạn hẹp trong Hiện tại, thì Loài Người đã vượt xa không chỉ với Nếp sống Gia Đình, Làng thôn, Dân tộc, Quốc gia, mà còn vượt lên tới phần Tuệ Linh, tới phần thông hiệp và chia sẻ cuộc sống với Thế Giới Linh Thiêng, vĩnh cửu, mà phần cô đọng là Tôn giáo.
Loài Khỉ - chỉ biết có chính mình, không biết tới Mẹ Cha dòng họ, - chỉ biết có hiện tại, không biết tới quá khứ, tương lai, - chỉ biết có vật chất, chưa lên tới được phần tinh thần, phần tâm hồn cao thượng, phần tình yêu cao cả, thì làm sao Loài Khỉ có thể biết tới Tôn giáo. Loài Khỉ đương nhiên là vô tôn giáo.
4. Ngoài ra, không những chỉ biết có vật chất, trí óc Loài Khỉ cũng thô sơ, không thể hiểu biết, không thể học hỏi nhiều như Loài Người. Vì vậy, đối với Loài Khỉ, những hiểu biết, kiến thức, trí thức của Loài Người là vô dụng và độc hại. Đối với Loài Khỉ, đối với Cộng sản, 'trí thức không bằng cục phân'.
Ngoài 'vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo', Loài Khỉ, Cộng sản, còn có cái 'vô' thứ tư : 'vô trí thức'. Phải ít học, ngu dốt, mới là Cộng sản.
5. Cũng vậy, trong khi Loài Người đã phát triển tới mức đã biết cuộc sống Xã hội, cùng nhau chia sẻ cuộc sống chung, tôn trọng lẫn nhau, đưa tới thương yêu đùm bọc, hy sinh cho nhau... thì Loài Khỉ Cộng sản chỉ biết Đấu tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua, 'tiên tiến diệt lạc hậu'... nghĩa là chỉ biết giành ăn, không nhân nghĩa, không từ tâm, không gia đình, không làng xóm, không xã hội, 'vô xã hội'.
'Vô xã hội' là cái 'vô' thứ năm của Cộng sản. Danh xưng là 'Xã hội Chủ nghĩa', cũng như danh xưng 'Cộng sản', lại cũng chỉ là đội lốt.
6. Cũng '5 vô' như Loài Khỉ, như Cộng sản còn trổi vượt hơn Loài Khỉ, kể cả tầm vóc và cường độ :
- cũng vô gia đình, nhưng Cộng sản ích kỷ, bất nhân, bất hiếu, bất lương hơn Loài Khỉ,
- cũng vô tổ quốc, nhưng Cộng sản vô tâm, bất trung, bất nghĩa, bất tín hơn Loài Khỉ,
- cũng vô tôn giáo, nhưng Cộng sản ngạo mạn, vô luân, gian trá, tàn ác hơn Loài Khỉ,
- cũng vô trí thức, nhưng Cộng sản thiển cận, mặc cảm, cố chấp, lạm quyền hơn Loài Khỉ,
- cũng vô xã hội, nhưng Cộng sản tắc trách, nhẫn tâm, bóc lột, tham nhũng... hơn Loài Khỉ gấp trăm, ngàn lần.
7. Vì vậy, những Con Người trở thành Đảng viên Cộng sản, chính là từ Loài Người thoái hóa thành Loài Khỉ, và gian manh, bất lương, tham lam, tàn ác hơn Loài Khỉ.http://danhgiactau.com/index.php/vi/tc/110-5000/219-5203-nostradamus-ho-chi-minh-la-dai-ac-qui
NOSTRADAMUS : HỒ CHÍ MINH LÀ ĐẠI ÁC QUỈ
Việt Nam đã chính thức và thực sự Độc Lập và Thống Nhất, được quốc tế công nhận, từ ngày 5.6.1948.
“Giải tỏa Oan Ức cho hơn Một Trăm Triệu Đồng Bào, từ 1930 tới nay, đã sống và chết tức tưởi dưới ách bạo ngược của Đại Ác Quỉ Hồ Chí Minh và đồng bọn.”. Xem tiếp: http://danhgiactau.com/index.php/vi/tc/110-5000/219-5203-nostradamus-ho-chi-minh-la-dai-ac-qui
Nói như tác gỉả Trương Minh Hoà :
Đã là khỉ, súc vật, thì làm sao yêu mến loài người, khỉ không có tổ quốc, mà có rừng, hang, đó là cái" thế giới đại đồng" mà khỉ chúa Hồ chí Minh có câu thơ:" tôi đưa năm châu đến đại đồng"....thì làm sao có tổ quốc mà yêu, bảo vệ. Khỉ không biết phải trái, không có lý trí, mà có" bản năng" nên không có tôn giáo và khỉ trong bầy, khi lớn lên, không có gia đình, cùng nhau" cải hoạt" để kiếm ăn, quơ quào…khỉ cộng đúng là" tam vô". Khỉ sử dựa theo gốc khỉ, có nguồn sử khác với loài người ở Việt Nam, là con rồng cháu tiên, khác với" con khỉ, cháu vượn", nên khỉ cộng không coi vua Hùng là gì, đương nhiên là coi Karl Marx, Lenin là tổ sư, điều nầy đã được dân chúng miền bắc" phản ánh" qua bài thơ sau đây:
Đã là khỉ, súc vật, thì làm sao yêu mến loài người, khỉ không có tổ quốc, mà có rừng, hang, đó là cái" thế giới đại đồng" mà khỉ chúa Hồ chí Minh có câu thơ:" tôi đưa năm châu đến đại đồng"....thì làm sao có tổ quốc mà yêu, bảo vệ. Khỉ không biết phải trái, không có lý trí, mà có" bản năng" nên không có tôn giáo và khỉ trong bầy, khi lớn lên, không có gia đình, cùng nhau" cải hoạt" để kiếm ăn, quơ quào…khỉ cộng đúng là" tam vô". Khỉ sử dựa theo gốc khỉ, có nguồn sử khác với loài người ở Việt Nam, là con rồng cháu tiên, khác với" con khỉ, cháu vượn", nên khỉ cộng không coi vua Hùng là gì, đương nhiên là coi Karl Marx, Lenin là tổ sư, điều nầy đã được dân chúng miền bắc" phản ánh" qua bài thơ sau đây:
" Hùng Vương ngồi dựa gốc đề.
Chờ xin giấy phép đặng về Phong Châu.
Hỏi rằng con cháu ở đâu?
Nhìn lên chỉ thấy thằng râu xồm xoàn.
Giống nầy không phải Văn Lang.
Hỏi ra mới biết, là thằng họ Lê.
Hùng Vương nước mắt đầm đề.
Gạt ngang dòng lệ, chửi thề một câu.
Công ta dựng nước đã lâu.
Đem thằng chó đẻ ở đâu về thờ"
Khỉ cộng có bản năng" ăn cướp, giết người, bắt loài người làm nô lệ cho đàn khỉ, được thể hiện qua câu nói của khỉ Nguyễn Hộ, sau khi chiếm miền nam:" nhà chúng ta chiếm, vợ chúng ta lấy, con chúng ta bắt làm nô lệ". Khỉ cộng cướp chính quyền, đặt ra chế độ" khỉ trị", khỉ nào thương loài người, nên khỉ đảng, khỉ cán, khỉ công an…ra sức trấn lột loài người tại Việt Nam từ năm 1954 ở miền bắc, sau 1975 ở miền nam, khỉ cộng lùa hàng triệu thanh niên miền bắc vào" sinh bắc tử nam". Đó chính là bầy khỉ Ba Đình có nguồn gốc từ hang Pác-Pó.
SÁNG KIẾN MỚI CỦA LOÀI KHỈUBATGTQG loài khỉ lại có thêm một sáng kiến gây sốc: mở đèn xe giữa ban ngày !
VN nóng như đổ lửa mà còn mở đèn xe thì mấy con khỉ này không điên cũng thần kinh trầm trọng.
Đây là một điều luật mà họ nhà khỉ nghĩ ra sau những tối kiến:
- Vú lép không được chạy xe (quảng cáo dùm thẩm mỹ viện bơm vú)
- Bằng lái số tay-số tự động- Thu phí xe máy tại địa phương
- bình chữa cháy trong xe hơi
Thiên tài loài khỉ CHXHCNVN quả khác loài người !!!
Vụ tàn sát Tết Mậu Thân tại Huế là một dấu mốc trong tiến trình xâm lăng VNCH, nhắm đặt toàn thể nước Việt Nam dưới sự cai trị của cộng sản
Theo thống kê của Bộ Tổng tham mưu Quân Lực VNCH, cho đến cuối tháng 3, 1968, số tử vong trên toàn lãnh thổ VNCH của các bên trong cuộc tổng công kích tết Mậu thân (1968) là: 4.954 sĩ quan và binh sĩ VNCH; 14, 300 thường dân VNCH; 58.373 sĩ quan và binh sĩ trong lực lượng MTDTGPMNVN và Bắc Việt; 3, 895 sĩ quan và nhân viên Hoa Kỳ (gồm Bộ binh, Không quân, Hải quân, và TQLC), 214 sĩ quan và nhân viên Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan và Thái Lan trong các phái bộ viện trợ quân sự tại VNCH. Trong số 14, 300 thường dân, Huế mất khoảng 2000 người.
Riêng tại Huế, theo thống kê của tác giả Douglas Pike, ước lượng tổng số thiệt hại tại Huế sau biến cố Mậu Thân như sau:
Tổng số thường dân thương vong: 7.500 người.
Số bị thương vì chiến tranh: 1.900 người.
Số thường dân bị tử nạn: 844 người.
Số người mất tích: 1.946.(33)
Theo thống kê của tác giả David T. Zabecki qua một bài viết đăng trong Encyclopedia of the Viet Nam War, tại Huế, số thi hài nạn nhân tìm được trong các mồ chôn tập thể là 2,810 người và hàng ngàn người mất tích. Trong khi đó, Quân đội VNCH có 384 tử trận, 1,830 bị thương; Bộ binh Mỹ 74 tử trận, 507 bị thương; Thủy quân lục chiến Mỹ 142 tử trận, 857 bị thương, Bộ đội Bắc Việt và Việt cộng 5.000 tử trận, số bị thương không tính được.
Tết của Bác Hồ vang lên sang sảng:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta ! (*)
Phải đến gần hết sáng mồng Một Tết Mậu thân, mới có tin chiến thắng báo cáo Bác Hồ:
“Đánh khắp miền Nam” . Ánh mắt Bác rực sáng niềm vui....."
Trích đoạn : (Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy ) Vũ Kỳ Nguồn: Văn Nghệ số Tết Mậu Dần 1998, tr. 4.
(*) Mật khẩu Tổng tấn công Tết Mậu Thân của HCM
Hứa hươu hứa vượn: Hươu với vượn là loài thú hoang dã rất nhanh nhẹn thoắt hiện đó rồi thoắt mất đó, muốn theo dấu vết của chúng là một chuyện hết sức khó khăn.
Vậy nên “hứa hươu hứa vượn” là lời hứa suông, hứa cho qua chuyện không đảm bảo được gì, rất dễ “xù”, dễ bội hứa “chạy làng”!
Khỉ ho cò gáy: Ám chỉ nơi hoang dã, vừa vắng vẻ hoang liêu vừa xa xôi hẻo lánh, không ai lui tới ra vàơ. Thường dùng để chỉ những vùng khô căn sỏi đá, không có đủ điều kiện để con người “cắm dùi” mà sinh sống, hay mưu đồ tạo đựng cơ nghiệp.
Khi khỉ mắc độc già: (độc là loài khỉ độc to lớn thường sống một mình). Tránh né con khỉ vì những “trò khỉ” láu lỉnh, lí lắc của nó, nhung gặp lại thứ khi độc hung dữ phá phách hơn. Câu này tương tự như câu “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, chê bai thứ này lại gặp thứ khác tồi tệ hơn. Ngụ ý khuyên ta trong cuộc sống hằng ngày đừng nên “kén cá chọn canh” quá, mà hãy bằng lòng với những gì ta đang có được, vậy mà yên thân!
Má ơi, đừng gả con xa
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu?!
Xưa, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, nhiều khi vì tham của, tham giàu mà gả con vào nơi xa xôi cách trở, con lên kiệu hoa đi rồi thi xem như biền biệt khó về. Ngụ ý câu này nói lên nỗi lòng trắc ẩn của người con không muốn sống xa cha mẹ khi lập gia đình riêng, đồng thời, phê phán luôn hiện tượng ép gả, ép cưới của các bậc cha mẹ, làm cho con cái không được tự do dinh đoat hôn nhân đai sư của mình.
Mồ hôi gió đượm
Thiếp thương chồng thiếp phải chạy theo
Con ơi, mẹ dắt lên đèo
Chim kèu bên nọ, vượn trèo bên kia!
Mượn cảnh chim kêu, vượn trèo để tả cảnh băng đèo, vượt núi gian nàn trắc trở của người vợ chạy theo bóng dáng của chồng mình, mà lột tả tình yêu thương mặn nồng của người phụ nữ đối với người bạn đời đang phải đi xa, lìa xa tổ ấm.
Nhăn nhó như khỉ ăn gừng: (câu tương tự là “Mặt nhăn như khỉ ăn ớt”) Khi mà ăn nhằm phải thứ cay như ớt, như gừng thì mặt nhăn nhó rất khổ sở. Mượn hình ảnh khổ sở của khi để ám chỉ người đang đau buồn, khổ tâm, cau có khó chịu đối với mọi người chung quanh.
Nuôi khỉ dòm nhà: Khi ưa phá phách, ăn vụng, ăn trộm, vậy nên nuôi khỉ dòm chừng nhà chẳng khác nào nuôi kẻ xấu, kẻ gian, lợi không thấy mà chỉ thấy hại. Ngụ ý khuyên ta thận trọng trong việc dùng người, tương tự như câu “nuôi ong tay áo”.
Rầu rĩ như khỉ chết con: Khi là loài động vật linh trưởng rất giống với người, không chỉ giống vì có hai tay, mà còn giống ở tình cảm. Khi mà mất con thì ngồi buồn rũ rượi, bần thần một chỗ trông thảm thương, tội nghiệp. Lấy hình ảnh của khỉ buồn rầu khi mất con để ví với tình cảm rầu rĩ của người vừa bị mất mát, tiêu hao một thứ gì đó quý gía đối với mình.
Rung cảy nhát khỉ. Khỉ rất sợ người, gặp là chúng tót lên cây cao ngay, cho nên người ta thường rung cây để hù dọa khỉ, nhưng càng rung thì khỉ càng bám chặt vào ngọn cây không sao rơi rớt xuống được. Ngụ ý nổi về sự hăm dọa, hù nhát một ai đó nhưng không cố tác dụng, không hiệu quả, sự việc chẳng đi đến đâu.
Vượn hú chim kêu: Cảnh hoang dã buồn thảm ở những nơi thâm sơn cùng cốc.
Vượn lìa cây có ngày vượn rũ
Anh xa nàng mặt ủ mày chau!
Vượn là loài sống trên cây, nếu bắt nó phải xa rời cây chắc có ngày nó sẽ chết. Người yêu người cũng vậy, nếu bị bắt buộc phải chia lìa nhau, mỗi người một ngả, ắt sẽ gây nên cảnh đứt ruột xé gan vì thương, vì nhớ. Câu này diễn tả tình yêu của đôi lứa, khi xa nhau thì mặt mày ủ rũ, lúc nào cũng chau mày nhăn nhó, khổ sở vì nỗi nhớ nhung, vì bất đắc ý. Ngoài ra chúng ta còn tìm thấy một vài ca dao thành ngữ khác trong văn học như:
Giết gà dọa khỉ
Trời sinh con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông
Khỉ bồng con lên non kiếm trái
Cảm thương nàng phận gái mồ côi
Khỉ gió, khỉ khô, khỉ mốc: Những câu của, câu mắng
TA VỀ TA NHỚ HÀM RĂNG KHỈ CƯỜI (THƠ HÀI)
Người về người nhớ ta chăng
ta về ta nhớ hàm răng khỉ cười
khỉ kia thì cũng như người
nhe răng cười mãi đười ươi họ hàng !
triệu người trong cõi trần gian
tỷ người trong cõi địa đàng như nhau
vui buồn lẫn lộn tình trao
khi vui muốn khóc xôn xao lại cười !
nhăn răng như khỉ người ơi
người thời xinh đẹp kẻ thời tèm nhem
người thời giống khỉ bèm nhèm
kẻ thời đẹp quá người thèm kẻ mê !
nhăn răng thì lắm kẻ mê
nhìn ai khao khát thành dê râu xồm
người thì đầu cổ chôm bôm
mô đel kiểu mới vì chôm nước ngoài
mắt nhìn cũng lé điếc tai
ta giờ giống khỉ cười hoài không thôi
thế gian trông thật tức cười
làm trò điên dại khùng ơi là khùng !
người ta giớ quá điên khùng
nên tôi ngồi viết thơ khùng thơ điên
tôi khùng nhưng lại chẳng điên
nên tôi ngồi viết thơ điên người cười !
người về người nhớ ta chăng
ta về ta nhớ nhăn răng ta cười
người cười giống khỉ ai ơi
ta cười cũng giống đười ươi đó mà !
khỉ trong rừng đó không xa
ười vui mãi mãi đến già không thôi
người cười cũng giống khỉ thôi
khỉ kia tương tợ như người đời nay..!
khỉ kia vui nhộn cười hoài
ta buồn ta cũng cười dai không dừng
khỉ kia mi ở trong rừng
nếu vui hãy đến vui cùng với ta !
ta cười với khỉ vậy mà
bởi người giống khỉ không xa chút nào
khỉ rừng nhào lộn lao xao
khi còn trêu chọc cọp nào tức chơi !
nên ta giống khỉ ta cười
cười vui sống thọ không thù oán ai
ta yêu tất cả ai ai
vì tình nhân loại giống loài như nhau !
(sưu tầm)
Trong văn học Việt Nam cổ điển, tên Vượn đã xuất hiện rất sớm, tự bình minh của chữ Nôm đời Trần, trong bài Phú vịnh chùa Hoa Yên trong Thiền Tông Bản Hạnh. Bài này được gán cho thiền sư Huyền Quang (1254-1334), tả cảnh chùa ở núi Yên Tử :
Chim óc (=gọi) bạn, cắn hoa nâng cúng
Vượn bồng con, cời cửa nghe kinh
Vượn và hạc biểu trưng cho tâm hồn quân tử, theo chuyện Dương Hựu đời Tống , một người phóng khoáng chỉ làm bạn với vượn và hạc ở chốn lâm tuyền, nơi tu hành, ẩn dật.
Trong tập thơ Nôm đầu tiên của nước ta, Nguyễn Trãi (1374-1442) đã tả cảnh nhà mình :
Cửa song giãi xâm hơi nắng
Tiếng vượn vang kêu cách non
Vào giữa thế kỷ XVI, trong một bài phú tả cảnh ẩn dật miền rừng núi Tuyên Quang, Nguyễn Hãng cũng đã dùng chữ vượn theo nghĩa hiện thực :
Vượn chào, hòa khướu hót, cách ngàn đưa khúc xướng khúc ca
Mà không cứ gì miệt núi rừng Yên Tử, Côn Sơn, Tuyên Quang mới có khỉ, vượn. Vào cuối thế kỷ 18, giữa kinh thành Thăng Long, " mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề " theo Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ (1768-1839). Nhưng đây là vượn do Chúa Trịnh nuôi trong phủ Chúa. Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ 19, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) còn tìm thấy " đất kinh kỳ riêng một áng lâm tuyền " rồi tự vấn, bùi ngùi :
Nào vương cung đế miếu ở đâu nào
Mỉa mai vượn hót oanh chào
Oanh, vượn ở đây có thể hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Trong văn học dân gian, có truyện nôm Bạch Viên Tôn Các, còn gọi là Lâm Tuyền Kỳ Ngộ, kể chuyện tình duyên giữa chồng người vợ vượn ? một tiên nữ giáng trần dưới hình dạng một con vượn trắng. Nội dung dựa vào một truyện cổ tích đời Đường bên Trung Quốc. Đây là một truyện nôm xuất hiện sớm, vào thế kỷ 17 vì còn làm theo thể thơ Đường Luật, gồm có 146 bài thất ngôn bát cú. Một chuyện tình lãng mạn vượt ra khỏi thành kiến, giáo điều. Nhiều câu thơ bây giờ đọc còn thấy hay, ví dụ đoạn Bạch Viên khi trở về Thiên Đình nhớ chồng và hai con nơi hạ giới :
Một mối thắm nồng, nguyền chửa phỉ
Hai phen nâng bế, nghĩa nào nguôi
Nhớ xuân dễ khiến hoa rơi lệ
Tủi phận cho nên nguyệt ngậm ngùi
Và nàng xin trở lại trần gian sống đoàn tụ với chồng con. Tình mẹ con nhắc đến câu ca dao :
Con vượn thương con lên non hái trái
Anh thương nàng phận gái mồ côi
Những năm Thân đáng nhớ trong lịch sử dân tộc
Nói tới chuyện khỉ, ngày xưa nhà thơ Cao Bá Quát khi bị đầy đi làm giáo thụ Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây, lúc đó còn là nơi “khỉ ho cò gáy”, đã làm mộ câu đối cám cảnh than rằng:
“Nhà trống ba gian, một thầy, một cô một chó cái,
Học trò dăm đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi”
Còn cụ Tú Xương, người bất mãn kinh niên vì sau nhiều lần học tài thi phận, lều chõng mãi vẫn chỉ đậu được cái Tú kép, Tú mền, tú đụp, trong khi những kẻ không có một chữ cắn làm đôi nhưng con nhà quyền thế lại đậu cao, nên ngán ngẫm làm bài thơ Khỉ:
“Cử Nhân cậu Ấm Kỷ
Tú Tài con Đô Mỹ
Thi thế cũng là thi
Ới khỉ ơi là khỉ”
Những năm Thân đáng nhớ trong lịch sử dân tộc
Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, năm Thân đã để lại nhiều sự kiện trọng đại, đáng nhớ. Trước thềm xuân mới Bính Thân 2016, chúng ta cùng nhau nhớ lại những sự kiện trọng đại trong lịch sử các năm Thân của dân tộc.
*Năm Giáp Thân 144, nhân dân ở quận Nhật Nam nổi dậy, liên kết với nhân dân ở quận Cửu Chân đánh phá các quận ấp của bọn thống trị Đông Hán, làm tan rã chính quyền đô hộ của nhà Hán.
*Năm Mậu Thân 468, người ở Giao Châu là Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống Tống thắng lợi, chiếm giữ Giao Châu, tự xưng là Thứ sử.
*Năm Bính Thân 1056, dưới triều Lý, vua Lý Thánh Tông hạ chiếu khuyến nông, mở đầu với quy mô lớn chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.
* Năm Giáp Thân 1224, Trần Thủ Độ ép Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái út là công chúa Lý Phật Kim - một bé gái 7 tuổi được lên ngôi, trở thành nữ hoàng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt Nam với hiệu là Chiêu Hoàng.
*Năm Nhâm Thân 1272, Bộ Ðại Việt Sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta được Lê Văn Hưu hoàn thành. Đây là công trình sử học đồ sộ và toàn diện nhất thời kỳ cổ trung đại nước ta.
*Năm Giáp Thân 1284, diễn ra Hội Nghị Diên Hồng do Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập để trưng cầu ý toàn dân về chủ trương HÒA hay CHIẾN với quân Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta lần thứ II. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn công bố áng hùng văn “Hịch tướng sĩ” và mở cuộc tổng duyệt binh thủy bộ, chuẩn bị sẵn sàng chống 50 vạn quân Nguyên - Mông sắp sang xâm lược.
*Năm Bính Thân 1416, Lê Lợi tổ chức Hội thề Lũng Nhai (Thanh Hóa), cùng 18 vị anh hùng hào kiệt tổ chức lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, nguyện hợp sức phát động cuộc khởi nghĩa đánh giặc Minh.
*Năm Nhâm Thân 1632, ở đàng trong (miền Nam) chúa Nguyễn bắt đầu cải cách cơ cấu tổ chức, quản lý, làm sổ hộ tịch và định lại chế độ thuế khóa.
*Năm Bính Thân 1776, khởi nghĩa Tây Sơn lan rộng và giành nhiều thắng lợi. Nguyễn Lữ đem thủy binh đánh chiếm Sài Gòn khiến chúa Nguyễn đại bại, phải chạy về Đồng Nai. Nguyễn Nhạc xưng vương, hiệu Thái Đức, lấy Quy Nhơn làm kinh đô, sửa sang lại thành Đồ Bàn làm Hoàng đế thành (tục gọi Đế Kinh).
*Năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) rồi xuất quân ra Bắc lần thứ hai đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược.
*Năm Nhâm Thân 1812, Quốc triều luật lệ còn gọi là “Luật Gia Long” gồm 22 quyển với 398 điều biên soạn xong, đây là Bộ luật tổng hợp lớn nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.
*Năm Bính Thân 1836, triều Nguyễn xác định chủ quyền toàn vẹn trên quần đảo Hoàng Sa, cử đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật, người làng An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi), đem binh thuyền đến đo đạc, cắm mốc, dựng bia chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.
Món ăn kinh dị của Từ Hy Thái hậu "Não Hầu" tức Óc Khỉ
Nhân đây, nói về Tết năm con Khỉ cầm tinh, xin trích dẫn một trong những món ăn liên quan đến con Khỉ, trong dịp Bà Từ Hi Thái Hậu tức Tây Thi Thái Hậu, đời nhà Thanh Trung Hoa, khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý. Đó là món Não Hầu tức Óc Khỉ như sau :
Vùng Thiên Hòa Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông có một rừng cây Lê gọi là Ngọc Căn Lê, trái Lê trị được các bịnh nhiệt uất, can thận và ho kinh niên. Rừng Lê có rất nhiều Khỉ, chúng nó ăn hết cả trái. Nhờ ăn Ngọc Căn Lê nên thịt Khỉ nơi đây rất ngon thơm, lại chữa được bịnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại. Về dược tính óc khỉ quí hơn thịt gấp bội. Dân chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng Lê, nhưng không có kết quả, bởi giống Khỉ nơi đây có ba xoáy, tinh khôn, né tránh thợ săn và bẫy rập một cách tài tình.
Tương truyền, Tây Thi Thái Hậu xuống chiếu phải bắt cho đưọc 200 con Khỉ tơ, chưa thay lông lần nào, mỗi con được trọng thưởng 10 lượng vàng ròng. Con số này quá nhiều, thợ săn không thể đáp ứng đủ số, về sau Tây Thi giảm bớt xuống chỉ con 80 con, để đáp ứng 5 thực khách dùng một con. Khỉ mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn tắm gội sạch sẽ. Mặt khác, lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con Khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm cho con Khỉ không thể cục cựa được. Trước khi bắt đầu món ăn nầy, bầy Khỉ được tắm rửa lần chót, xịt nưóc hoa thơm ngát vá cho uống một loại thuốc để tất cả năng lực, tinh túy con Khỉ tập trung lên não bộ, óc Khỉ vì lẽ ấy sẽ gia tăng chất bổ bội phần. Muốn cho các quan khách Tây Phương bớt thấy sự dã man, ăn uống được mạnh miệng đồng thời làm cho món ăn mang ít nhiều ý nghĩa lịch sử, Thanh triều còn cho các con Khỉ vận triều phục, đội mão, vẽ mặt, mang râu giống như một đại quan của triều đình, trên cổ đeo một tấm bảng nhỏ ghi rõ tên họ, tuổi tác cùng quan chức thuở sanh tiền. Những con Khỉ đó tượng trưng cho những nịnh thần, gian tặc ... khả ố nhứt, gian ác nhứt, bị dân chúng oán ghét tận xương tủy như : Tần Cối, Bí Trọng, Vưu Hồn, Bàng Hồng, Trương Bang Xương, Mao Diên Thọ ...phải chịu chết để đền tội với đất nước.
Khi tiếng khánh ngọc từ tay Tây Thi Thái Hậu trổi lên để báo hiệu đến món não hầu, thì nội thị dọn ra mỗi bàn một cái lồng chứa Khỉ cho 5 thực khách. Kế tiếp tên nội thị một tay gỡ mão, một taydùng búa bằng ngà nhỏ giáng xuống đầu Khỉ, động tác này đã được tập luyện thuần thục từ trước để chỉ cần một búa duy nhứt là đủ đưa con Khỉ sang bên kia thế giới. Cùng lúc ấy nhạc đệm trổi lên và tên nội thị sẽ ngâm nga một câu theo tiếng nhạc, đại ý như Mao Diên Thọ đã thụ hình hay Tần Cối đã đền xong tội phản thần. Đoạn tên nội thị lập tức dùng một tấm lụa bạch đậy kín toàn bộ cái đầu con Khỉ, chỉ chừa một lỗ thật nhỏ vưà đủ đưa cái muỗng bạc vào múc khối óc Khỉ. Não Hầu được xối lên bằng nước sâm nóng hổi cho tái đi, bớt đỏ. Lúc thực khách vừa múc óc Khỉ ra ngoài, nội thị dùng nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và nhũng mảnh sọ bể để khách dễ dàng thưỡng thức nhiều ít tùy thích. (tài liệu này do Mọt Sách sưu tầm và tường thuật).
Hơn nữa, vì loài Khỉ là loài chống lại được các bịnh thông thường, cho nên người ta thường nuôi nó ở trước nhà để cho con cháu ít bịnh hoặc nuôi chung với chuồng hay tàu Ngựa để tránh bịnh cho Ngựa.
HẦU QUYỀN ( Võ Khỉ)
Là một hệ thống quyền thuật mô phỏng các vận động trong sinh hoạt, các động tác chiến đấu cũng như chiến thuật của loài khỉ đối phó với đồng loại hay các loài thú khác, hầu quyền chú trọng các kỹ thuật nhảy, nhào lộn, chụp bắt làm sở trường. Hầu quyền đòi hỏi ở người sử dụng sự phối hợp nhịp nhàng của thủ pháp, cước pháp và thân pháp linh động nhẹ nhàng. Các động tác của hầu quyền đều phụ thuộc vào tính linh hoạt, nhạy cảm của đôi mắt
Tại thành phố Huế, Việt Nam có tồn tại một môn phái có tên là Hồng phái-Hầu quyền đạo Việt Nam, được thành lập từ những năm 1975. Chưởng môn võ này là võ sư Hoàng Thành, phó chưởng môn phái là võ sư Nguyễn Văn Anh, Trưởng tràng là võ sư Tôn Thất Bình. Môn phái được phát triển mạnh từ những thập niên 1980. Đặc trưng của môn phái là nhu nhuyễn âm kình, nguyên lý âm dương tương tế, dĩ nhu thắng cương. Môn phái Hầu Quyền này thuộc nội gia quyền, luyện nhu nhuyễn hao hao như Thái cực quyền. Tuy vậy, Hồng phái Hầu quyền đạo Việt Nam tương đối dị biệt so với các loại hầu quyền trên toàn thế giới như là Hầu quyền theo phái Thiếu Lâm của người Trung Hoa, hầu quyền của môn số môn phái của Võ cổ truyền Việt Nam
Năm Khỉ, nói chuyện khỉ, để vui Xuân, nhưng nói từ A đến Z về khỉ, không phải đơn giản, tác gỉa xin phép được kết thúc bài sưu tầm về khỉ nơi đây. Tuy không đầy đủ, nhưng hy vọng với một chút tản mạn về khỉ nơi đây sẻ tạo một chút vui nhẹ vào đầu xuân Bính thân 2016, và đây cũng là món quà tết của ban biên tập Vị Mặn Quê Hương gởi đến toàn thể đọc giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét