CHÍNH TÂM MỘT BẬC DANH SƯ
Viết cho mùa tưởng niệm cố danh sư Trần Huy Phong, chưởng môn đời III của môn phái Vovinam, một tôn sư văn võ toàn tài từng đào tạo nhiều thế hệ môn sinh xuất sắc cho môn phái.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Kiều-Nguyễn Du)
Tâm là một từ ngữ mà ai cũng nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết.Tâm là một khái niệm trừu tượng, nhưng lại luôn hiện hữu trong con người trong Viêt đạo. Tuy trong cuộc sống hàng ngày quanh ta mọi việc xảy ra vẩn tùy thuộc vào cái tâm của mọi người. Trong môn phái Vovinam thì cái tâm được lồng trong trái tim từ ái của mổi một môn sinh khi bước vào môn phái. Người có tâm với môn phái không phải là người có thật nhiều môn sinh theo học trong võ đường, vì đó chỉ là một hình thức của sự phát triển về thương mại, nó chưa nói lên được ý nghĩa của cái chính tâm của môt bậc tôn sư. Trong môn phái Vovinam ngày nay không thiếu những vị võ sư hay huấn luận viên thuộc loại nầy vì họ đã bán trái tim từ ái cho đảng cầm quyền cộng sản VN. Thế nên họ chỉ còn có thân mà không có tâm.
Ngược với người có tâm, là vô tâm hoặc thất nhân tâm. Thực ra người vô tâm hoặc thất nhân tâm cũng vẫn có tâm, nhưng đấy là một cái “tâm xấu”. Người vô tâm có thể là loại người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến người khác; còn người thất nhân tâm rõ ràng là hạng người xấu, là người có những hành động hoặc lời nói làm hại người khác. Người có tài mà không có cái "chính tâm" thì cái tài đó chỉ nhằm mang lại lợi ích cá nhân, cho nhóm lợi ích của mình, không thể nào được coi là có ích cho môn phái, cho cộng đồng hay xã hội được, thế nên họ nhẩn tâm tiếm dụng luôn danh vị chưởng môn đời III của bậc danh sư nầy một cách ti tiện vô liêm sĩ. Vậy trong trái tim từ ái của một danh sư phải có tâm lành, phải tốt, phải trong sáng mới sản sinh ra được những lời nói hay, những việc làm tốt và những môn đồ xuất sắc-Danh sư xuất cao đồ là vậy.
Theo nghĩa của chính tâm là lòng ngay thẳng hoặc làm cho lòng ngay thẳng, theo quan niệm của đạo nho, đó là tấm lòng của người quân tử. Trong Việt võ đạo, người có chính tâm là con có nhân cách lớn, sống vì người, sống hết lòng với đồng môn và môn phái, được mọi người thương mến và kính trọng. Người danh sư mà tôi muốn nói đến trong bài viết này đó là cố võ sư Trần Huy Phong, chưởng môn đời III của môn phái Vovinam.
VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG VÀ NHỮNG CHẶN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN MÔN PHÁI
VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG VÀ NHỮNG CHẶN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN MÔN PHÁI
GIAI ĐOẠN TỪ 1960-1963:
Võ sư Trần Huy Phong tên thật là Trần Quốc Huy, trong gia đình thường gọi thân mật là Trọng Bách. Ông sinh ngày 14 – 11- 1938 (Mậu Dần) tại xã Hải trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ; là con thứ tư trong gia đình có bảy anh chị em. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Bảng (1889 -1975) và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Nhạn (1913 –1993). Về tiểu sử của Cố Võ sư Trần Huy Phong đọc giả có thể xem tiếp nơi: http://vothilinh.blogspot.de/2017/04/co-vo-su-tran-huy-phong-hau-due-cua.html
Cuộc chính biến vào ngày 11-11-1960, có một nhân vật là Võ sư Phạm Lợi của môn phái Judo tham gia đảo chính với Đại tá Nguyễn Chánh Thi, chính quyền Ngô Đình Diệm của nền đệ nhất đã cấm chỉ tất cả các môn phái hoạt động, kể cả Vovinam. Tất cả các võ đường đều phải bị giải tán, các vị võ sư lãnh đạo thì lưu lạc, bị chi phối vì quân ngũ, học hành, gia đình, và làm kinh tế. Võ sư Lê Sáng theo ông Hải – em trai của Sáng Tổ – đang gặp khó khăn trong việc khai khẩn đồn điền trồng cao su và ra cây khai thác gỗ ở Ban Mê Thuột và Quảng Đức, trước khó khăn tạm thời của môn phái nên võ sư Lê sáng đã lên đó trông coi việc khai thác gổ giúp ông Hải. Võ sư Lê sáng rời Sài Gòn cho mãi đến năm 1963 sau cuộc đảo chánh ông Diệm. Thầy Trần Huy đã mời võ sư Lê Sáng về Sài Gòn để tiếp tục phát triển môn phái.
Tuy nhiên trong thời gian khó khăn này, Vs. Trần Huy Phong, một trong những võ sư môn đệ của Sáng Tổ, vẫn bất chấp khó khăn, tiếp tục khai phá sự nghiệp của môn phái. Vốn là giáo sư Toán, ông đã phát triển Vovinam tại các trường trung học ở Sài Gòn như Thăng Long, Hồ Vũ, Thánh Thomas với tư cách là bộ môn thể dục thể thao trong khuôn khổ học đường. Ông âm thầm đơn phương đào tạo những cán bộ nồng cốt cho phong trào Thanh Niên Khỏe Luyện Tập Vovinam, với đầy đủ cả ba đức tính: Trí, Đức, Thể. Nhờ đó, phong trào Vovinam trong giai đoạn này không những không bị gián đoạn mà trái lại còn đuợc phát triển rộng rãi. Số môn sinh tăng lên rất đông, kết quả ông đã đào tạo đuợc một đội ngũ huấn luyện viên trẻ và tâm huyết, một tầng lớp cán bộ nền tảng cho việc mở rộng phong trào cho những giai đoạn 1964-1975.
Ngày 1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm cáo chung, nền Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời. Lệnh cấm hoạt động được bãi bỏ, các phái võ không còn bị giới hạn và đã bừng lên như một lò lửa sau bao ngày âm ỉ.
Sau mấy năm ngưng hoạt động, khi hội ngộ với võ sư Lê sáng về tới Sài Gòn, hai người đã bắt tay ngay vào việc củng cố, xây dựng và phát triển Vovinam. Cũng từ đó, danh xưng Vovinam được gọi là Vovinam-Việt Võ Đạo.
Một Trung tâm huấn luyện Vovinam được khai giảng ở số 61 đường Vĩnh Viễn tại Chợ Lớn, và một Ban chấp hành môn phái được thành lập với hai cơ cấu :
1, Tổng cục huấn luyện.
2, Tổng đoàn thanh niên
Tổng cục huấn luyện chuyên trách đào tạo võ sư, huấn luyện viên cốt cán, thường xuyên tổ chức các lớp đặc huấn trau dồi kiến thức tổng quát cho các huấn luyện viên cao cấp và võ sư chuẩn hồng đai. Tổng đoàn thanh niên đảm trách phần tổ chức sinh hoạt thanh niên, văn nghệ và cứu tế xã hội.
Võ sư Lê Sáng đã kết hợp với những môn sinh đã theo Sáng Tổ từ năm 1955 cùng nhau phát triển môn phái. Hai người nổi bật là võ sư Trần Huy Phong và Nguyễn Văn Thư.
Võ sư Phong là người giao thiệp rộng, có nhiều bạn bè tuy không phải là người của môn phái nhưng rất nhiệt tình trong việc tình nguyện tiếp tay với Vovinam lúc ban đầu phát triển để tạo thế cho Vovinam. Về phần dạy võ, thời kỳ này chỉ có hai người đủ khả năng đứng lớp là võ sư Phong và Thư, sau đó khi ông đi quân dịch thì võ sư Lê Sáng đứng ra đảm nhiệm trực tiếp việc huấn luyện và đào tạo.
GIAI ĐOẠN VẬN ĐỘNG ĐƯA VOVINAM VÀO QUÂN LỰC VNCH VÀ HỌC ĐƯỜNG
Giữa năm 1966, do sự vận động và ngoại giao của chính phủ Nam Hàn, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra quyết định đưa môn võ Thái Cực Đạo (Taekwondo) vào độc quyền dạy trong quân đội Việt Nam. Trước quyết định này, Vovinam-Việt Võ Đạo đã nhận định rằng đây là một sự tủi nhục vì Việt Nam vốn có một truyền thống võ học lâu dài, có một nền văn minh trên bốn ngàn năm, thế mà nay lại đưa môn võ khá mới của nước bạn Nam Hàn vào dạy trong quân đội mà không nói gì đến các môn võ Việt Nam.
Nhân ngày Quốc Hận 20 tháng 7 năm 1966, môn phái đã tổ chức Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo và cắm trại, đốt lửa trại thức qua đêm không ngủ với hàng ngàn môn sinh tham dự trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, Sài Gòn. Các võ sư đã lên diễn đàn phản kháng, đưa kiến nghị yêu cầu Quân Đội Việt Nam không nên chỉ vay mượn các môn võ của nước ngoài mà quên đi những môn võ Việt Nam, vì võ Việt Nam không thua kém bất cứ môn võ nào trên thế giới. Sự kiện này đã được giới truyền thông tiếp tay ủng hộ, cổ võ, đã gây xúc động lớn trong dân chúng cũng như trong quân đội, nhưng một mặt cũng bị Nha An Ninh Quân Đội và Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (Hai cơ quan an ninh, tình báo cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa) nghi ngờ, theo dõi điều tra. Các Vs. Mạnh Hoàng, Trần Huy Phong, Phan Quỳnh... đã bị chính Đại Tá Thăng, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, trực tiếp phỏng vấn. Nhưng nhờ tinh thần kiên trì, và khả năng thuyết phục có chính nghĩa của các võ sư, về sau Bộ Tổng Tham Mưu đã ra một quyết định thứ hai cho phép ba môn võ vào dạy trong quân đội là Vovinam-Việt Võ Đạo, Nhu Đạo và Thái Cực Đạo. Bắt đầu từ đó, các đơn vị trong quân đội ưa thích Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng lan rộng và dần dần trở thành một phong trào luyện võ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đầu năm 1967, do vận động móc nối, Vs. Mạnh Hoàng đã liên hệ với Trung Tá Thủy, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Quân Cảnh Quân Đoàn 3 để thành lập và tổ chức những lớp đào tạo huấn luyện viên võ thuật cho Lực Lượng Quân Cảnh tại Biên Hòa. Chương trình này đã đào tạo được một số võ sư, huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo.
Năm 1973, võ sư Lê Sáng ban hành tiêu chuẩn tuyển chon người kế nhiệm, theo đó mười võ sư cao cấp trong môn phái sẽ luân phiên đảm nhận nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục huấn luyện (mỗi người một năm). Võ sư Trần Huy Phong là người đầu tiên được giao phó trọng trách này vào năm 1974.Ngày 1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm cáo chung, nền Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời. Lệnh cấm hoạt động được bãi bỏ, các phái võ không còn bị giới hạn và đã bừng lên như một lò lửa sau bao ngày âm ỉ.
Một Trung tâm huấn luyện Vovinam được khai giảng ở số 61 đường Vĩnh Viễn tại Chợ Lớn, và một Ban chấp hành môn phái được thành lập với hai cơ cấu :
1, Tổng cục huấn luyện.
2, Tổng đoàn thanh niên
Tổng cục huấn luyện chuyên trách đào tạo võ sư, huấn luyện viên cốt cán, thường xuyên tổ chức các lớp đặc huấn trau dồi kiến thức tổng quát cho các huấn luyện viên cao cấp và võ sư chuẩn hồng đai. Tổng đoàn thanh niên đảm trách phần tổ chức sinh hoạt thanh niên, văn nghệ và cứu tế xã hội.
Võ sư Lê Sáng đã kết hợp với những môn sinh đã theo Sáng Tổ từ năm 1955 cùng nhau phát triển môn phái. Hai người nổi bật là võ sư Trần Huy Phong và Nguyễn Văn Thư.
Võ sư Phong là người giao thiệp rộng, có nhiều bạn bè tuy không phải là người của môn phái nhưng rất nhiệt tình trong việc tình nguyện tiếp tay với Vovinam lúc ban đầu phát triển để tạo thế cho Vovinam. Về phần dạy võ, thời kỳ này chỉ có hai người đủ khả năng đứng lớp là võ sư Phong và Thư, sau đó khi ông đi quân dịch thì võ sư Lê Sáng đứng ra đảm nhiệm trực tiếp việc huấn luyện và đào tạo.
GIAI ĐOẠN VẬN ĐỘNG ĐƯA VOVINAM VÀO QUÂN LỰC VNCH VÀ HỌC ĐƯỜNG
Giữa năm 1966, do sự vận động và ngoại giao của chính phủ Nam Hàn, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra quyết định đưa môn võ Thái Cực Đạo (Taekwondo) vào độc quyền dạy trong quân đội Việt Nam. Trước quyết định này, Vovinam-Việt Võ Đạo đã nhận định rằng đây là một sự tủi nhục vì Việt Nam vốn có một truyền thống võ học lâu dài, có một nền văn minh trên bốn ngàn năm, thế mà nay lại đưa môn võ khá mới của nước bạn Nam Hàn vào dạy trong quân đội mà không nói gì đến các môn võ Việt Nam.
Nhân ngày Quốc Hận 20 tháng 7 năm 1966, môn phái đã tổ chức Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo và cắm trại, đốt lửa trại thức qua đêm không ngủ với hàng ngàn môn sinh tham dự trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, Sài Gòn. Các võ sư đã lên diễn đàn phản kháng, đưa kiến nghị yêu cầu Quân Đội Việt Nam không nên chỉ vay mượn các môn võ của nước ngoài mà quên đi những môn võ Việt Nam, vì võ Việt Nam không thua kém bất cứ môn võ nào trên thế giới. Sự kiện này đã được giới truyền thông tiếp tay ủng hộ, cổ võ, đã gây xúc động lớn trong dân chúng cũng như trong quân đội, nhưng một mặt cũng bị Nha An Ninh Quân Đội và Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (Hai cơ quan an ninh, tình báo cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa) nghi ngờ, theo dõi điều tra. Các Vs. Mạnh Hoàng, Trần Huy Phong, Phan Quỳnh... đã bị chính Đại Tá Thăng, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, trực tiếp phỏng vấn. Nhưng nhờ tinh thần kiên trì, và khả năng thuyết phục có chính nghĩa của các võ sư, về sau Bộ Tổng Tham Mưu đã ra một quyết định thứ hai cho phép ba môn võ vào dạy trong quân đội là Vovinam-Việt Võ Đạo, Nhu Đạo và Thái Cực Đạo. Bắt đầu từ đó, các đơn vị trong quân đội ưa thích Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng lan rộng và dần dần trở thành một phong trào luyện võ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đầu năm 1967, do vận động móc nối, Vs. Mạnh Hoàng đã liên hệ với Trung Tá Thủy, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Quân Cảnh Quân Đoàn 3 để thành lập và tổ chức những lớp đào tạo huấn luyện viên võ thuật cho Lực Lượng Quân Cảnh tại Biên Hòa. Chương trình này đã đào tạo được một số võ sư, huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo.
Đầu năm 1970, Vs. Trần Huy Phong thành lập làng Cộng Đồng Việt Võ Đạo tại xã Tân Tạo, quận Bình Chánh, tỉnh Gia Định với diện tích trên 3 cây số vuông, đào hàng chục cây số hệ thống kinh đào thoát nước giải phèn, thành lập trên một ngàn đơn vị gia cư bán trả góp giá rẻ cho môn sinh và thân hữu, đồng thời ông cùng một số thân hữu thành lập Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Việt Võ Đạo để khai thác nông sản phẩm của khu cộng đồng này. Sau ngày 30-4-1975, nhà cầm quyền Cộng Sản đã tịch thu khu gia cư này của Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo để biến thành vùng Kinh Tế Mới Dương Minh Xuân.
Cuối năm 1970, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đã cùng nhiều đoàn thể văn hóa, xã hội, chính trị và các tổ chức tôn giáo lớn cùng các thân hào nhân sĩ tại miền Nam thành lập Ủy Ban Vận Động Dựng Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương, mà bàn thờ và trụ sở đặt tại võ đường Hoa Lư. Hằng năm, vào dịp tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ, từ Tổng Thống, các nhà lập pháp ở Quốc Hội đến các cơ quan chánh quyền các cấp, các đoàn thể và nhân dân mọi nơi đều trở về võ đường Hoa Lư để dâng hương, lễ bái trong nhiều ngày liên tiếp. Năm 1973, cao trào Việt Võ Đạo Hóa Cán Bộ Quốc Gia, với nhiều khóa Huấn Luyện đặt tại Trung Tâm Chí Linh, Vũng Tàu.
Tháng 7-1974, Võ Sư Chưởng Môn trao quyền Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Huấn Luyện cho Vs. Trần Huy Phong với nhiệm kỳ 2 năm, đồng thời kiêm nhiệm Giám Ðốc Văn Phòng Phát Triển Việt Võ Ðạo Quốc Tế. Vs. Nguyễn Văn Thông được tuyển định làm tân Tổng Đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo cũng với nhiệm kỳ như trên. Khi bước vào vai trò này Võ sư Trần Huy Phong đã chú trọng đến việc đặt kế hoạch xây dựng phát triển cho ba miền là miền Đông, miền Tây và miền Trung một cách rộng lớn hơn và mỗi nơi phải có một trụ sở và võ đường lớn làm Cục huấn luyện Miền.
1.Cục huấn luyện miền Trung mở tại tỉnh Khánh Hòa -Nha Trang do võ sư Trịnh Văn Mão tự Ngọc Minh phụ trách.
2.Cục huấn luyện miền Đông tại Bình Dương do võ sư Ngô Kim Tuyền trông coi-
3. Cục huấn luyện miền Tây do võ sư Nguyễn Văn Nhàn đảm trách, trụ sở đặt tại Cần Thơ.
Tiếp theo, hàng loạt các võ sư, huấn luyện viên được tung đi các tỉnh để xây dựng và phát triển phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo như: Trần Tấn Vũ (Phú Yên), Ngô Kim Tuyền (Bình Dương), Nguyễn Văn Chiếu (Quy Nhơn), Nguyễn Văn Sen (Cần Thơ), Trần Văn Mỹ (Hậu Giang), Dương Minh Nhơn (Kiên Giang), Nguyễn Tôn Khoa (An Giang), Nguyễn Văn Vang (Vĩnh Long), Nguyễn Văn Ít (Mỹ Tho)...Được chính quyền nền nhị cộng hòa hổ trợ và giúp đở môn phái Vovinam trên đà tiếp tục phát triển mạnh và liên tục cho tới ngày 30.4.1975 thì bị dừng lại vì nhà cầm quyền cộng sản cấm đoán.
GIAI ĐOẠN SAU 1975:
Ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam thất thủ. Dù có rất nhiều điều kiện và cơ hội để ra nước ngoài nhưng Võ Sư Chưởng Môn và các võ sư cao cấp khác vẫn cương quyết, dũng cảm lựa chọn ở lại trong nước, để tiếp tục con đường phát triển môn phái.
Ngày 27-5-1975, Võ Sư Chưởng Môn bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù, sau đó đến VS Trần Huy Phong cũng chịu nạn. Sau hơn 13 năm qua nhiều trại cải tạo, đến năm 1988, trước Tết âm lịch mấy ngày võ sư Lê Sáng được trả tự do. Trong thời gian võ sư Lê Sáng bị cải tạo, võ sư Trần Huy Phong là người điều hành Vovinam, ông cũng đi học tập nhưng chỉ một thời gian ngắn.
Trong thời gian chưởng môn Lê Sáng còn trong tù cộng sản, võ sư Trần Huy Phong là nhận được chỉ dụ của võ sư Lê Sáng truyền nhiệm chức vụ chưởng môn đời III, để điều hành môn phái Vovinam. Võ sư Trần Huy Phong cũng đi học tập nhưng chỉ một thời gian ngắn. Mọi sự hoạt động của môn phái cho tới năm 1989 với việc tổ chức về cơ cấu, phân công, phân nhiệm, kỳ hiệu, phù hiệu, danh xưng được áp dụng đúng theo Qui lệ môn phái viết năm 1964
Năm 1988, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng được tại ngoại. Cuối năm 1988, VS Trần Huy Phong lại ngộ nạn. VSCM Lê Sáng đứng ra lãnh đạo Môn phái, để tiếp tục sứ mạng lèo lái con thuyền Vovinam-Việt Võ Đạo trong cơn bão táp phong ba.
Ngày 12 tháng 5 năm 1989, VSCM Lê Sáng gửi một Chỉ Dụ cho toàn thể môn đồ Vovinam tại hải ngoại ủy nhiệm các VS Nguyễn Dần (bào đệ của cố Võ Sư Sáng Tổ), Nguyễn Văn Thư, Phạm Hữu Ðộ, Lê Trọng Hiệp, và Phan Quỳnh thành lập Ủy ban trù bị Ðại Hội Võ Sư Việt Võ Ðạo Hải Ngoại để bầu Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Hội Ðồng Võ Sư Việt Võ Ðạo Hải Ngoại nhằm mục đích thống nhất lề lối phát triển Việt Võ Ðạo tại hải ngoại.
Tiếp theo đó, vào năm 1990, được sự ủy nhiệm của VSCM, Đại Hội Vovinam-VVÐ Quốc Tế đã được tổ chức vào ngày 30-6 và ngày 1-7-1990 tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, với sự tham dự của các VS, HLV đại diện các châu lục, các quốc gia có phong trào Vovinam-VVÐ trên toàn thế giới. Đại Hội đã biểu quyết thành lập Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVÐ Quốc Tế với Ban Điều Hành như sau:
· VS Nguyễn Dần, Chủ Tịch
· VS Lý Phúc Thái, Tổng Vụ Trưởng Mỹ Châu
· VS Lê Công Danh, Tổng Vụ Trưởng Úc Châu
· VS Hà Kim Khánh, Tổng Vụ Trưởng Âu Châu
(Đặc biệt còn có thêm Tổng Đoàn Trưởng là VS Dương Quang Việt)
· VS Nguyễn Ngọc Mỹ, Tổng Vụ Trưởng Phi Châu
Tháng 9 năm 1990, VS Trần Huy Phong trở về, và được VSCM giao nhiệm vụ Ðại Diện Chưởng Môn để điều hành công việc Môn phái. Ngày 3-11-1993, VS Trần Huy Phong đã thành công trong việc kiên trì tranh đấu đạt được một trong những tâm nguyện thuở thiếu thời của ông: thành lập một trường đại học dạy về võ thuật, võ đạo đầu tiên cho Việt Nam sau 7 thế kỷ ngưng trệ, song song với việc giảng dạy các môn khoa học khác. Ông đã cùng các trí thức và giáo sư đại học vận động thành lập Viện Đại Học Dân Lập Hùng Vương, bước đầu gồm 3 phân khoa: Tin Học, Y Khoa, và Giáo Dục Tâm Thể. VS Trần Huy Phong là giảng sư và cũng là Giám Đốc phân khoa Giáo Dục Tâm Thể của viện đại học này.
Ngày 29-4-1994, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ban hành quyết định thành lập Ủy Ban Điều Hành Lâm Thời Việt Võ Đạo, nhằm kiểm soát và quốc doanh hóa hoạt động của môn phái, đồng thời bổ nhiệm một cán bộ (không phải là môn sinh trong môn phái) làm Trưởng Ban và một số võ sư cán bộ làm Ủy Viên, riêng Võ Sư Chưởng Môn được bổ nhiệm làm Cố Vấn Chuyên Môn. Chính vì sự kiện này, nhiều phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo tại hải ngoại đã tuyên bố độc lập và sinh hoạt riêng rẽ, không chịu đặt dưới sự điều động của nhà cầm quyền cộng sản VN. Cũng vào năm 1994, nhà cầm quyền Cộng Sản đã ra lệnh đóng cửa tất cả võ đường Vovinam-Việt Võ Đạo không nằm trong tổ chức Việt Võ Đạo quốc doanh, cũng như ngăn cản và nghiêm cấm tất cả các hoạt động của VS Trần Huy Phong, đồng thời xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ Môn Phái.
Năm 1996, trước tình trạng thiếu sự lãnh đạo đồng nhất tại hải ngoại, VS Trần Huy Phong đã khuyến khích VS Trần Nguyên Đạo tổ chức một Đại Hội Võ Sư Quốc Tế lần thứ hai vào các ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1996 tại Paris, Pháp Quốc. Đại Hội đã biểu quyết thành lập Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVÐ Thế Giới. Đồng thời, Đại Hội đã bầu VS Ngô Hữu Liễn làm Chủ Tịch Ban Chấp Hành Tổng Liên Đoàn và VS Nguyễn Văn Cường làm Tổng Thư Ký Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái.
Năm 1997 võ sư Trần Huy Phong qua đời vào lúc 19 giờ 35 phút ngày 13 tháng 12 (nhằm ngày 14 tháng 11 năm Đinh Sửu) tại nhà riêng ở Thanh Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh và được hỏa thiêu vào sáng ngày 18 tháng 12 năm 1997 tại Bình Hưng Hòa. Võ sư chưởng môn đời II Lê Sáng đã viết lời nhận xét đánh giá như sau : «Thầy Trần Huy Phong là người có công lớn thứ hai sau Chưởng môn trong quá trình khôi phục và phát triển Vovinam từ đầu thập niên 60 đến nay ». Võ sư Trần Huy Phong mất đi, để lại một sự đóng góp to tát với môn phái và một dấu ấn đậm nét cho phong trào thanh niên và văn hóa dân tộc cuối thế kỷ 20.
ĐỌC THÊM:
1.BẢN CHẤT CỦA NHỮNG JUDAS TRONG MÔN PHÁI VOVINAM
http://vothilinh.blogspot.de/2017/06/ban-chat-cua-nhung-judas-trong-mon-phai.html
2.VOVINAM RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
http://vothilinh.blogspot.de/2017/05/vovinam-roi-se-i-ve-chieu-ngay-652017.html
3.TỪ ĐẠO TỚI VIỆT ĐẠO, VÕ ĐẠO VÀ VÕ ĐỨC
http://vothilinh.blogspot.de/2017/05/tu-ao-toi-viet-ao-vo-ao-va-vo-uc-neu.html
4.CỐ VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG HẬU DUỆ CỦA HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
http://vothilinh.blogspot.de/2017/04/co-vo-su-tran-huy-phong-hau-due-cua.html
5.NGƯỜI MÔN SINH VOVINAM CẦN BIẾT THẾ NÀO LÀ PHỤC VỤ DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI?? http://vothilinh.blogspot.de/2017/04/nguoi-mon-sinh-vovinam-can-biet-nao-la.html
6.NGƯỜI XƯA, ĐƯA VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO VÀO CON ĐƯỜNG PHỤC VỤ DÂN TỘC - CÒN NAY THÌ SAO?? http://vothilinh.blogspot.de/2017/02/nguoi-xua-ua-vovinam-viet-vo-ao-vao-con.html
7.TẠI SAO MÔN PHÁI VOVINAM KHÔNG CÓ CHƯỞNG MÔN?
http://vothilinh.blogspot.de/2016/09/tai-sao-mon-phai-vovinam-khong-co.html
8.KỶ NIỆM NGÀY GIỔ CỦA VÕ SƯ PHÙNG MẠNH CHỬ (13/12/1967-13/12/2014 vàTRẦN HUY PHONG (13/12/1997-13/12/2014) Chưởng môn thứ III của môn phái VoViNam. http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/ky-niem-ngay-gio-vo-su-ph-ung-manh-chu_13.html
9.VOVINAM CẦN MỘT CUỘC CÁCH MẠNG TRONG THỜI HẬU CỘNG SẢN http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/vovinam-can-mot-cuoc-cach-mang-trong.html
10.ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ CÁO TRI http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/oi-suy-nghi-ve-cao-tri-cua-hoi-chuong.html
11.NGƯỜI MÔN SINH HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỚI CÂU " VOVINAM KHÔNG LÀM CHÍNH TRỊ" http://vothilinh.blogspot.de/2016/07/ng-uoi-mo-n-sinh-hi-eu-sao-cho-voi-cau.html
1.BẢN CHẤT CỦA NHỮNG JUDAS TRONG MÔN PHÁI VOVINAM
http://vothilinh.blogspot.de/2017/06/ban-chat-cua-nhung-judas-trong-mon-phai.html
2.VOVINAM RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
http://vothilinh.blogspot.de/2017/05/vovinam-roi-se-i-ve-chieu-ngay-652017.html
3.TỪ ĐẠO TỚI VIỆT ĐẠO, VÕ ĐẠO VÀ VÕ ĐỨC
http://vothilinh.blogspot.de/2017/05/tu-ao-toi-viet-ao-vo-ao-va-vo-uc-neu.html
4.CỐ VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG HẬU DUỆ CỦA HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
http://vothilinh.blogspot.de/2017/04/co-vo-su-tran-huy-phong-hau-due-cua.html
5.NGƯỜI MÔN SINH VOVINAM CẦN BIẾT THẾ NÀO LÀ PHỤC VỤ DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI?? http://vothilinh.blogspot.de/2017/04/nguoi-mon-sinh-vovinam-can-biet-nao-la.html
6.NGƯỜI XƯA, ĐƯA VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO VÀO CON ĐƯỜNG PHỤC VỤ DÂN TỘC - CÒN NAY THÌ SAO?? http://vothilinh.blogspot.de/2017/02/nguoi-xua-ua-vovinam-viet-vo-ao-vao-con.html
7.TẠI SAO MÔN PHÁI VOVINAM KHÔNG CÓ CHƯỞNG MÔN?
http://vothilinh.blogspot.de/2016/09/tai-sao-mon-phai-vovinam-khong-co.html
8.KỶ NIỆM NGÀY GIỔ CỦA VÕ SƯ PHÙNG MẠNH CHỬ (13/12/1967-13/12/2014 vàTRẦN HUY PHONG (13/12/1997-13/12/2014) Chưởng môn thứ III của môn phái VoViNam. http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/ky-niem-ngay-gio-vo-su-ph-ung-manh-chu_13.html
9.VOVINAM CẦN MỘT CUỘC CÁCH MẠNG TRONG THỜI HẬU CỘNG SẢN http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/vovinam-can-mot-cuoc-cach-mang-trong.html
10.ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ CÁO TRI http://vothilinh.blogspot.de/2016/08/oi-suy-nghi-ve-cao-tri-cua-hoi-chuong.html
11.NGƯỜI MÔN SINH HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỚI CÂU " VOVINAM KHÔNG LÀM CHÍNH TRỊ" http://vothilinh.blogspot.de/2016/07/ng-uoi-mo-n-sinh-hi-eu-sao-cho-voi-cau.html
Trịnh Khánh Tuấn, 13.10.2017
Môn sinh võ đường Trung Học Kỹ thuật Cao Thắng 1966
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét