KẾ HOẠCH THIÊN ĐÔ CỦA VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG CHƯỞNG MÔN ĐỜI III
MÔN PHÁI VOVINAM
Đến ngày hôm nay, môn phái Vovinam có mặt khắp nơi trên thế giới với sự đóng góp của những thế hệ môn sinh mới vói tư duy mới, ngoài việc phát triển môn phái, những thế hệ mới này sẽ đóng góp tích cực hơn cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc vì họ là những môn sinh trẻ là những mần non của Việt tộc. Thế nên, ngoài những sinh hoạt với môn phái thế hệ mới này sẽ đóng vai trò xây dựng cộng đồng vững mạnh, xa hơn nửa là họ có thể tiếp tay với đồng bào quốc nội để đưa VN sớm thoát khỏi sự độc tài toàn trị của cộng sản VN. Tương lai các thế hệ trẻ này có thể sẽ thay thế được những thế hệ đi trước, những thế hệ đã từng dày công gầy dựng môn phái, nhưng ngày nay, phần lớn tư duy các thế hệ đi trước này sẽ không còn theo kịp đả tiến về tư tưởng của thế giới văn minh bên ngoài VN. Những thế hệ môn sinh trẻ ở hải ngoại phần lớn được sinh trưởng trong một môi trường giáo dục tốt, được tiếp nhận nền văn hóa nhân bản và tiến bộ nơi xứ người nên họ sẽ không bao giờ thụ động trong việc tiếp tay làm thay đổi bộ mặt của xã hội.
Nhắc lại thời điểm sau khi cộng sản chiếm miền nam năm 1975, đến ngày 27-5-1975, tà quyền cộng sản đã bắt Võ Sư Chưởng Môn và đi cải tạo, một hình thức cầm tù (trá hình) người lãnh đạo của môn phái Vovinam. Không lâu sau đó, VS Trần Huy Phong cũng bị cộng sản nhốt luôn vào tù cải tạo như chưởng môn Lê Sáng. Vovinam như rắn mất đầu, nội bộ môn phái trong ngoài nước đều xáo trộn lãnh đạo. Giữa năm 1980 Võ sư Trần Huy Phong nguyên là Tổng cục Trưởng Tổng Cục huấn luyện đã được tại ngoại. Nhưng môn phái vẩn còn bị cộng sản cấm hoạt động. Trong thời gian 13 năm trải qua nhiều nhà tù khắc nghiệt của cộng sản như: Chí Hoà, Thuận Hải, Phú Khánh, Xuân Phước, Xuân Lộc.... cuối cùng thầy chưởng môn Lê sáng được trả tự do mấy ngày trước tết âm lịch (1988).
Riêng võ sư Trần Huy Phong sau khi được tự do, ông vẫn tiếp tục công việc huấn luyện và đào tạo môn sinh trong bóng tối như ở thời kỳ 1960-1963 trước đây, song song đó thầy Phong đã kín đáo tổ chức đưa hàng trăm võ sư, huấn luyện viên, vượt biên ra hải ngoại tìm tự do để tiếp tục chăm lo việc phát triển môn phái. Chính nhờ việc làm này của Thầy Trần Huy Phong, ngày nay môn phái vẩn tiếp tục được sự nghiệp phát triển môn phái ở hải ngoại tiếp nối tâm nguyện của các chưởng môn đời II Lê Sáng và Chưởng môn đời III Trần Huy Phong, các võ đường Vovinam-VVĐ lần lượt được xây dựng và lớn mạnh tại các quốc gia mà các võ sư và HLV đã định cư như : Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Âu Châu...Năm 1988 Thầy Trần Huy Phong lại bị cộng sản bắt vào tù lại vì tổ chức vượt biên cho các võ sư của môn phái. Xin xem chuyện kể về võ sư Trần Huy Phong trong những năm bị tu tội trong tác phẩm Đèn Cù: http://www.vinadia.org/den-cu-tran-dinh…/den-cu-2-chuong-29/.
Kế hoạch đưa một số võ sư và HLV vượt biên ra hải ngoại là một tầm nhìn chiến lược của môn phái trong việc "Thiên Đô" thành phần nòng cốt của môn phái ra Hải Ngoại để tránh việc úp bộ toàn phần Vovinam vào quốc doanh.
Năm 1990, bên ngoài VN-tình hình chính trị thế giới đã bước sang khúc quanh mới trong hệ thống các nước anh em Xã Hội Chủ Nghĩa bị rã băng, trong nước kinh tế quốc dân đang ở mức chạm đáy thung lũng, cô đơn trong cộng đồng thế giới, tập đoàn mafia csVN mới đưa ra chiến lược đổi mới toàn diện để không bị thế giới bõ rơi sau lưng. Vovinam được hồi sinh, tà quyền cộng sản cho hoạt động công khai trở lại tại miền nam. Nhưng toàn bộ môn phái phải đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền cộng sản. Nhà nước đương thời đã quốc doanh toàn bộ Vovinam trong nước đồng thời đặt những cánh tay nối dài ra hải ngoại để mưu đồ tóm thâu luôn các võ đường đang hoạt ở hải ngoại do các võ sư và HLV đi vượt biên sau ngày 30.4.1975 và những võ sư đi theo kế hoạch "thiên đô" của võ sư Trần Huy Phong.
Trong lịch sử VN đã từng có nhiều lần dời đô để phù hợp với tình hình an ninh lãnh thổ và quốc gia trước những kẻ thù nhằm thôn tính Việt tộc. Vào thế kỷ 11, Vua Lý Thái Tổ vào mùa xuân năm 1010 đã ra chiếu dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La-Thăng Long (Hà Nội), để tránh áp lực của quân xâm lược Bắc Phương về vấn đề an ninh quốc phòng và phát triển quốc gia. Dời đô là một dấu mốc lịch sử nhằm vào việc bảo vệ sự tồn vong của một dân tộc. Trước một chế độ độc tài toàn trị Chưởng môn đời III Trần Huy Phong đã theo gương người xưa thực hiện việc di chuyễn bộ phận lãnh đạo nòng cốt của mộn phái Vovinam ra hải ngoại để tránh nạn cộng sản và không để Vovinam trở thành một bộ phận ngoại vi cho đảng cộng sản VN. Kế hoạch của thầy Phong được gọi là " Thiên Đô" nhắm bảo vệ môn phái trường tồn trước biến động về chính trị, gây bất lợi cho sự phát triển môn phái theo đúng truyền thống của sáng tổ và các bậc võ sư tiền bối trong thời gian đầu xây dựng môn phái thời kỳ 1964.
Bản chất của cộng sản là dùng bạo lực cách mạng để san bằng các giai cấp nhằm đưa đến việc xây dựng một hàng rào chắn cho chế độ, nói nôm na, nhà nước sẽ chủ đạo trong sinh hoạt của bất cứ các tổ chức dân sự nào có mặt trên toàn lãnh thổ VN kề cả các tôn giáo cũng không được nằm ngoài sự kiểm soát của đảng. Thế nên ngày nay các cơ sở như Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành.... đều bị nhà nước khống chế. Vovinam một tổ chức XHDS nhưng cũng không ngoại lệ nếu như không có người của đảng nằm trong thành phần lãnh đạo.
Thế nên đến năm 1994, khi thấy tình hình chín mùi, mọi cơ sở VVN ở miền nam VN đã hoạt động điều hoà trở lại, cộng sản liền ra quyết định 176 để chi phối toàn bộ hoạt động và trực tiếp nắm quyền điều hành của môn phái VVN, kế tiếp tà quyền ra lệnh cho phát triển VVN-VVĐ rộng ra trên khắp các địa bàn miền bắc. Rồi Tổng cục Thể dục Thể thao CHXHCNVN đã ngang nhiên thành lập một Ban Điều Hành cho VoViNam Việt Võ Đạo toàn quốc bằng quyết định 176 được ký ngày 29/04/1994 bởi Phó Tổng cục trưởng là Mai văn Muôn, Trưởng ban là ông Trương quang Trung, chức vụ là phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng, Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền là Trưởng ban. Kể từ đó tà quyền cộng sản đã tóm thâu được toàn bộ VVN-VVĐ trong nước với sự tiếp tay của Nguyễn văn Chiếu và một số võ sư nằm vùng để biến toàn bộ Vovinam trong nước thành một cơ sở quốc doanh nằm trong qủi đạo của đảng csVN. Thế là Vovinam từ một tổ chức phi chính trị trước 1975 đã biến thành một cơ sở ngoại vi của đảng csVN và bắt đầu bước vào con đường làm chính trị và tay sai chính thức cho đảng csVN. Các qui lệ cũ của môn phái, được các võ sư tay sai góp sức sửa đổi để phù hợp với Tư Tưởng Hồ chí Minh và chủ trương của đảng csVN.
Trước nguy cơ thôn tính và áp đặt môn phái vào qủi đạo của cộng sản, năm 1996 võ sư Trần Huy Phong đã xuất ngoại và kêu gọi các võ sư khắp 5 châu họp tại Paris thành lập Tổng Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo (World Federation Vovinam Vietvodao) và Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới (World Council of Masters). Chính nhờ việc làm này của võ sư Trần Huy Phong mà ngày nay Vovinam Việt Võ Đạo chính thống đã phát triển và tồn tại trên 18 nước, hàng chục Liên Đoàn Quốc gia và hàng nghìn môn sinh ViệtNam và ngoại quốc luyện tập VVN-VVĐ trên khắp thế giới. Ước mơ hoài bão lý tưởng cao đẹp về việc thiên đô của cố võ sư Trần Huy Phong chưa thành tựu viên mãn thì cơn bạo bệnh đã khiến môn phái chúng ta mất đi một võ sư một đời cống hiến cho môn phái và dân tộc.http://vovinamworldfederation.eu/…/thuong-hoi-dong-vo-su-hd…
Võ sư Trần Huy Phong , người thừa kế dòng máu yêu nước di truyền từ Trần Hưng Đạo Đại Vương nên tiềm tàng một tinh thần yêu nước cao độ, lúc nào trong sinh hoạt của môn phái thầy thường chú trọng đến việc đưa tinh thần yêu nước chống ngoại xâm truyền thống của Việt tộc từ ngàn xưa vào chương võ học. Khi Hội Đồng Võ Sư được thành lập năm 1964 tại Sài Gòn, thầy đã bắt tay vào việc huấn luyện và soạn thảo các văn kiên quan trọng để đặt nền móng phát triển môn phái.
Ngoài việc soạn thảo các qui lệ và chương trình chuyên môn cho môn phái cùng với một số các võ sư cao đẳng khác, thầy còn soạn thảo cho chương trình Võ Đạo Hóa công chức hành chánh toàn quốc và Chứng minh "Tính dân tộc của Việt Võ Đạo" nhằm phát huy tinh thần yêu nước của giới trẻ và công chức miền nam VN trước năm 1975.
Võ sư Trần Huy đã từ giả chúng ta và môn phái ra đi, không phải chỉ có môn sinh Vovinam thương tiếc và kính trọng cố võ sư Trần Huy Phong mà cả dư luận rộng rãi trong và ngoài nước cũng biểu lộ sự thương tiếc lòng cảm phục đối với thầy, xem ông như một biểu tượng của những giá trị cao đẹp nhất của cả một giai đoạn lịch sử vô cùng khó khăn của dân tộc Việt nam.
Cố võ sư Trần Huy Phong là “biểu tượng cho một nhân cách sáng ngời và quả cảm trong suốt thời gian còn sinh tiền, thầy tận tụy suốt cuộc đời mình vì lý tưởng Quốc Gia, dân tộc, dân chủ cho đất nước và sự trường tồn của môn phái Vovinam”. Thầy Trần Huy Phong tuy mất vẩn như còn ngự trị trong từng trái tim từ ái của hầu hết các môn sinh chính thống của môn phái Vovinam trên toàn thế giới.
"Công chi sinh, sinh ích vu thời,
Tạo hóa kỳ sinh, sinh hữu tử,
Công chi tử, tử lưu vu hậu,
Quân tử chi tử, tử như sinh"
tạm dịch:
"Ông đã sinh, sinh để có ích cho đời,
Tạo hóa mà sinh, sinh có mất,
Ông đã mất, mất để lưu danh hậu thế,
Quân tử mà mất, mất vẫn như còn".
Chính khí của một danh sư đã làm cho toàn thể các võ sư Cao Đẳng trong kỳ Đại hội Vovinam Viêt võ đạo Thế giới năm 1998 tại Hoa Kỳ đã tôn vinh “Tinh thần Trần huy Phong” là một biểu tượng cao đẹp tuyệt vời sẽ mãi mãi làm rạng danh môn phái, là nguồn sáng rực rỡ - soi đường dẩn lối cho các thế hệ môn sinh hậu duệ Vovinam Việt võ đạo chính thống . Phong cách sống và tinh thần của võ sư Trần Huy Phong chính là tư tưởng và các sống của nhà ái quốc Nguyễn An Ninh
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
Trịnh khánh Tuấn 24.10.2017
Cựu môn sinh võ đường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng 1966
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét