SỰ SỤP ĐỔ CỦA CỘNG SẢN VN LÀ ĐIỀU TẤT YẾU QUA SẤM KÝ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nói tới sấm ký được truyền lại và được ứng nghiệm với những biến cố chính trị từng đã xảy ra và được ghi nhận đúng, người nổi tiếng về sấm ký tiên tri trên thế giới mà nhiều người biết đến đó là Nostradamus, một nhà tiên tri nổi danh của nước Pháp thế kỷ 16. Cùng thời gian này, một nhân vật xuất chúng trong lịch sử Việt Nam cũng thấy có xuất hiện một nhà tiên tri kiệt xuất. Ông chính là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc và thay đổi bộ mặt chính trị của xã hội VN.
Sấm ký, còn gọi là Sấm Trạng Trình là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019). Đây là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán- sứ giả của triều Thanh). Sấm ký, giai thoại và giải đoán chứa đựng nhiều thú vị về một trí tuệ bậc Thầy kỳ tài muôn thuở, nặng lòng yêu nước thương dân và sâu sắc hiếm thấy. Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. (Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thái Ất thần kinh”,“Sấm ký”,“Bạch Vân Am thi văn tập”, “huyền thoại và di tích lịch sử” đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá.
Trạng Trình, dân gian quen gọi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) (阮 秉 謙) là Trạng Trình, vì cụ thi đậu trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535), lại được phong tước Trình Quốc Công (程 國 公). Không những Trạng Trình tiên đoán nhiều sự việc ứng nghiệm, mà ngay cả quốc hiệu Việt Nam (越 南) cũng được cụ sử dụng trước vua Gia Long mấy thế kỷ, qua bốn câu thơ :
Việt Nam khởi tổ xây nền
Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh
Thùy thị phương danh trọng Việt Nam
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam
Bốn câu thơ trên cho thấy tính khả tín của những câu sấm Trạng Trình.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khả năng dự báo thiên tài và tầm nhìn kiệt xuất của một trí thức lớn. Tác phẩm được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm, là những áng văn xuất sắc, là viên ngọc rất quý của người xưa xứng đáng được đọc đi đọc lại nhiều lần. Ông đã để lại cho đời 487 câu sấm ký gọi là “Sấm Trạng Trình” cách đây đã trên 500 năm. Thật lạ lùng là có rất nhiều sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới suốt 500 năm qua ứng nghiệm với “lời sấm Trạng Trình”. Lịch sử khoa cử Việt Nam có hàng chục trạng nguyên, nhưng ít có ông trạng nào mà tên tuổi lại được nhắc tới với nhiều giai thoại kỳ bí như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Là một nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao tư tưởng nhân nghĩa, hòa bình. Chính ông là người đầu tiên nhắc tới hai chữ Việt Nam trong các tác phẩm của mình.
Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.
Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiêm đã thuộc vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Ông chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù loà được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, ông sợ liên luỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm Quảng Hoà thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.
Treo mũ về quê, ông dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm di tích để lại.
Trong những câu sấm ký do Nguyễn Bỉnh Khiên ghi chép và lưu lại trong thi tập này, trong đó người ta có thấy được hai câu với ý nghĩa như sau:
Bỉnh chúc vô minh quang tận diệt
炳 燭 無 明 光 盡 滅
Trọng ngân bạc phúc sản tiêu vong
重 銀 薄 福 産 消 亡
Diễn nghĩa :
Câu 1: Ngọn đuốc (Bỉnh chúc) mà không có nguồn sáng (vô Minh), thì ánh sáng tự mất (Quang tự diệt).
Câu 2: Ham hố tiền bạc (Trọng Ngân) nhưng không chịu tu nhân tích đức, khiến cho phúc mỏng (bạc Phúc) thì của cải, tài sản (hay cộng sản?) chắc cũng mất thôi! Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc và chế độ cộng sản sẽ tiêu vong.
Đây là 2 câu thơ đã làm sôi nổi trong giới quan tâm tới hiện tình đất nước trong 2 năm gần đây, vì những từ được cụ sử dụng trong hai câu thơ trên đều đang ứng với những tên tuổi của các trùm Mafia cộng sản VN như: Trọng Lú, Kim ngân, T Đ Quang , N X Phúc và chế độ cộng sản. Sở dỉ được giới đấu tranh quan tâm vì sấm ký của cụ Trạng trình từ xưa tới nay đều rất đúng với tình hình chính trị có liên quan với các chế độ cầm quyền và những nhân vật lãnh đạo tại VN trong quá khứ và hiện tại. Có phải đó là cơ trời qua cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã báo trước về ngày tàn sắp xảy ra của của chế độ phản dân hại nước ?
Nhân dịp cuối năm 2017, giới đấu tranh trong và ngoài nước hãy xem hai câu thơ đó như một thông điệp rất lạc quan trong năm mới sắp đến trong việc giải thể chế độ độc tài toàn trị này. Mặc dù đó là cơ trời, nhưng chúng ta không nên khoanh tay ngồi chờ ông trời hay các nguồn ngoại lực giúp chúng ta thay đổi hoàn cảnh xã hội, mà chính chúng ta phải nổ lực hơn trong việc xoay chuyễn tình thế bằng chính chính lực của chúng ta. Lòng dân khi đồng thuận với ý trời thì núi Thái Sơn cũng có thể san bằng hay tát cạn biển Đông. Dứt khoát một điều là chế độ cộng sản không thể tồn tại khi lòng dân đã quyết từ chối sự tồn tại của một chế độ gây quá nhiều nghiệp chướng hơn nửa thế kỷ qua trên quê hương VN.
Xem thêm:
1. Sấm Trạng Trình toàn tập
2.Tiểu Sử Nguyễn Bỉnh Khiêm
3.Trạng Trình - Người tiên tri họ Nguyễn
Lý Bích Thủy 23.12.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét