Powered By Blogger

LỊCH SỬ THAM DỰ OLYMPIC CỦA VNCH

Olympic mùa hè năm 1952, Quốc gia Việt Nam đại diện cho nước Việt Nam tham gia tranh tài. Đoàn Việt Nam tham dự với 8 vận động viên (toàn bộ đều là nam) ở 5 môn: điền kinh, đấu kiếm, đua xe đạp, quyền anh và bơi. Đây là lần đầu tiên Việt Nam góp mặt tại một kỳ Thế vận hội mùa hè với bè bạn thế giới.

Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Olympische_Sommerspiele_1952/Teilnehmer_(Vietnam)

Olympic mùa hè năm 1956, VNCH có sáu người tham gia thi đấu tại Melbourne:tay đua xe đạp Lê văn Phước và Nguyễn Văn Nhiêu thi ở môn chạy 1000 mét, và đội cua rơ 4 người thi đấu chạy đường dài 187, 73 km. Không đoạt huy chương nào.

 Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Olympische_Sommerspiele_1956/Teilnehmer_(Vietnam)

Olympic năm 1960, VNCH tham dự với 3 thể tháo gia tranh tài với 2 bộ môn. Trần Văn Xuan thi Kiếm , Phan Hữu Dong thi bơi 100 mét tự do ( hạng 5) và Trướng Kế  Nhơn  bơi ếch (hạng 7).

Olympic mùa hè 1964 được tổ chức tại Nhật Bản, phái đoàn VNCH với 16 người  đã  Thế vận hội Mùa hè Tokyo 1964. VNCH đã thi đấu  5 môn:điền kinh, đua xe đạp, đấu kiếm, Judo và bơi lội. 

Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Olympische_Sommerspiele_1964/Teilnehmer_(S%C3%BCdvietnam)



Vào hai giờ chiều ngày 10/10/1964, tại sân vận động Olympic, Tokyo, quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa nền vàng ba sọc đỏ dẫn bước 16 vận động viên Việt Nam đóng bộ com-lê đen bước đi trước tiếng reo hò của hàng triệu khán giả. 

Khi đất nước vẫn ngập trong nội chiến với miền Bắc, 16 người đó thuộc một trong những thế hệ người Việt Nam đầu tiên thi đấu thể thao ở đẳng cấp quốc tế với điều kiện tập luyện rất thiếu thốn.

Olympic 1968 tại Mexico, phái đoàn Việt Nam Cộng hòa đại diện Việt Nam tham dự Thế vận hội Mùa hè với 9 vận động viên tranh tài ở 5 môn thể thao: điền kinh, đua xe đạp, đấu kiếm, bắn súng và bơi. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có vận động viên nữ tham gia (7 nam, 2 nữ).

Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Olympische_Sommerspiele_1968/Teilnehmer_(S%C3%BCdvietnam)

Olympic mùa hè năm 1972 tại Thế vận hội Munich tại Tây Đức, phái đoàn VNCH  đại diện Việt Nam tham dự với 2 vận động viên tranh tài ở 1 môn thể thao là bắn súng.

Đây là lần Việt Nam có số vận động viên tham gia ít nhất kể từ khi Việt Nam tham gia Thế vận hội lần đầu tiên vào năm 1952 ở Helsinki, Phần Lan. Thậm chí ít hơn rất nhiều so với con số 16 vận động viên tham gia vào năm 1964 ở Tokyo, Nhật Bản. Và năm 1974 cũng là năm cuoosicufng của VNCH tham dự tranh tài ở Olympic mùa hè.

Trong suốt thời gian này, miền Bắc đã không tham gia Thế vận hội, mãi cho đến năm 1980

Miền Nam từng tranh tài ở thế vận hội như thế nào?

Tranh tài ở thế vận hội khi đó không đơn giản là đất nước ghi danh để bạn tham gia. Bạn phải là nhà vô địch hoặc có thứ hạng cao trong khu vực. Các vận động viên Việt Nam Cộng hòa, hay thời đó người ta gọi họ là các lực sĩ, cũng không phải ngoại lệ.

Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 25/11/1951 và được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận. Một năm sau, Việt Nam bắt đầu thi đấu ở thế vận hội. 

 

Thế vận hội Tokyo 1964 đánh dấu Việt Nam lần đầu tranh tài tại môn Judo với ba võ sĩ Nguyễn Văn Bình (25 tuổi), Thuc Thuan Thai (39 tuổi), và Lê Bả Thành (30 tuổi).  Đây cũng là lần miền Nam có số vận động viên tham gia thế vận hội đông nhất với 16 người.

Năm 1968, các xạ thủ Việt Nam lần đầu tranh tài môn bắn súng tại Thế vận hội Mexico.  Trung tá quân đội Vũ Văn Danh (42 tuổi) thi đấu nội dung súng ngắn bắn nhanh 25 mét, Trung tá cảnh sát Hồ Minh Thu (39 tuổi) và Dương Văn Dan (31 tuổi) thi đấu ở nội dung súng ngắn 50 mét.

Thế vận hội Mexico cũng đánh dấu lần đầu tiên phụ nữ miền Nam bắt đầu thi đấu ở Olympic.

Cô Hoàng Thị Hương là nữ xạ thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu ở thế vận hội. Cô học bắn súng khá muộn từ người chồng quân nhân của mình. Cô thi đấu tại thế vận hội sau cùng mà miền Nam tham gia, vào năm 1972 tại Tây Đức. Người ta gọi cô là Annie Oakley của miền Nam Việt Nam vì tài năng bắn súng làm kinh ngạc các quý ông (Annie Oakley là xạ thủ nổi tiếng tại Mỹ vào cuối thế kỷ 

Xạ thủ Hoàng Thị Hương: Phụ nữ cũng bắn súng giỏi

Vào tháng 8/1972, xạ thủ Hoàng Thị Hương còn cách ngày thi đấu tại Tây Đức chưa đầy hai tháng. Cô dành bốn tiếng mỗi ngày tập luyện tại trường bắn.

Đó là thời điểm hãng tin AP thực hiện một bài viết về cô. Nên có nhiều phụ nữ tham gia môn bắn súng hơn nữa, cô Hương nêu ý kiến trong bài báo, “vì đây là bộ môn mà phụ nữ có thể tranh tài ngang hàng (về các nội dung thi đấu) với cánh đàn ông”. 

Tại trường bắn, người ta thấy cô tập luyện với khẩu súng lục do chính tay cô gọt dũa báng súng sao cho thật vừa vặn với lòng bàn tay. Cô mang theo các con của mình khi tập luyện. Chính những đứa con, chứ không phải thế vận hội, mới là lý do ban đầu đưa cô đến với môn bắn súng.

Xạ thủ Hoàng Thị Hương có sáu đứa con. Cô học bắn súng vào năm 1965 từ người chồng quân nhân cũng là xạ thủ thế vận hội – Trung tá quân đội Vũ Văn Danh – khi gia đình sống tại một đồn lính trong vùng chiến sự tại Huế. Trong bối cảnh như vậy, Trung tá Danh đã dạy vợ bắn súng để đề phòng quân Việt Cộng.

Kỹ năng bắn súng của cô lần đầu hữu dụng vào năm 1968 trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Cô bảo vệ sáu đứa con của mình với khẩu súng đã lên sẵn đạn.

Năm 1969, cô tham gia một cuộc thi bắn súng với 45 nam quân nhân cốt để giải khuây, nhưng cuối cùng đã hạ hết các tay súng và giành huy chương vàng. Kể từ đó, cô đại diện miền Nam Việt Nam tại các cuộc thi bắn súng quốc tế và giành huy chương vàng Đông Nam Á vào năm 1971.

Tháng 10/1972, cô thi đấu nội dung súng ngắn 50 mét, xếp hạng 56/59 xạ thủ

Xạ thủ Hoàng Thị Hương không phải là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại thế vận hội. Có một vận động viên khác đã ghi tên mình vào lịch sử đó.

Kình ngư Nguyễn Minh Tâm: Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia thế vận hội

Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại thế vận hội là kình ngư Nguyễn Minh Tâm.  Cô thi đấu lần đầu ở bộ môn bơi lội vào năm 18 tuổi tại Thế vận hội Mexico năm 1968.

Ngoài cô ra, còn có kình ngư Nguyễn Thị Mỹ Liên, nhưng chỉ có Tâm được công nhận là phụ nữ đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa tham gia thế vận hội.


Kình ngư Nguyễn Minh Tâm sinh ngày 26/8/1950. Cô sinh ra trong một gia đình giàu có tại Sài Gòn.  Cô là thành viên của câu lạc bộ thể thao sang trọng dành cho giới nhà giàu Sài Gòn có tên là Cercle Sportif, nơi có hồ bơi đẹp nhất thành phố. (Nơi này bị chính quyền tịch thu sau năm 1975, hiện là Cung Văn hóa Lao động TP. HCM.) 

Tại Thế vận hội Mexico 1968, Nguyễn Minh Tâm thi đấu ở hai nội dung bơi tự do 100 mét và 200 mét. Ở nội dung thứ nhất, cô xếp hạng 53/61 vận động viên với thời gian 1 phút 09. [13] Ở nội dung thứ nhì, cô không được công nhận thành tích cùng với 7 vận động viên khác. 

Nguyễn Minh Tâm không tham gia thế vận hội sau cùng của miền Nam vào năm 1972 tại Tây Đức. Năm đó, phái đoàn thể thao miền Nam Việt Nam chỉ tham gia môn bắn súng với hai xạ thủ.

Trong sáu thế vận hội mà miền Nam tham gia, có sáu vận động viên thi đấu liên tục hai kỳ là Lê Văn Phước (đua xe đạp đường trường), Trần Văn Xuân (đấu kiếm), Phan Huu Dong (bơi lội), Hồ Minh Thu (bắn súng), và Nguyễn Văn Lý (điền Kinh).

Đoàn thể thao miền Nam không giành được huy chương nào trong sáu kỳ tham gia thế vận hội. Tranh tài tại châu Á, miền Nam Việt Nam có một số gương mặt nổi bật như Hồ Minh Thu giành huy chương đồng bộ môn bắn súng vào năm 1970 tại Bangkok; Trần Gia Thu giành huy chương đồng môn đua xe đạp đường trường năm 1966 tại Bangkok;  Ngô Thành Liêm và Trần Văn Nên giành huy chương đồng môn đua xe đạp đường trường vào năm 1958 tại Tokyo. 

Miền Nam gặp không ít khó khăn khi tham gia các thế vận hội hay các giải đấu lớn. Vấn đề không nằm ở tài năng của các vận động viên mà ở khía cạnh tài chính.

Thể thao miền Nam thi đấu trong khó khăn

Nếu trở về thời kỳ đó, bạn có thể sẽ thấy khó chịu khi đất nước đang ngập trong đau khổ của chiến tranh, chết chóc, mà lại có người cứ tập luyện thể thao để thi đấu quốc tế – một việc rất tốn kém.

Đối với một đất nước không có truyền thống thể thao, việc các vận động viên miền Nam đạt đến tiêu chuẩn thi đấu tại thế vận hội đã là một nỗ lực đáng được ghi nhận. Báo chí quốc tế đã ghi nhận họ tập luyện trong một điều kiện thiếu thốn nhưng không bao giờ từ bỏ hy vọng.

Một bộ tem lấy chủ đề thể dục – thể thao vào giai đoạn 1965 – 1966, thời Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: hipstamps.com.

Tháng 8/1960, các quan chức Ủy ban Olympic Quốc gia miền Nam thông báo phải cắt số vận động viên sẽ tham gia Olympic tại Rome, Italy từ 5 người xuống còn 3 người vì lý do tài chính. 

Tháng 4/1969, Hiệp hội Quần vợt Việt Nam thông báo hủy tham gia giải quần vợt Davis Cup tại Tokyo diễn ra vào cuối tháng cũng vì lý do về tài chính.  Ngoài ra, tay vợt ngôi sao của đội có tên Lưu Hoàng Đức lúc đó đã mất tích ở Hồng Kông.

Năm 1968, 11 vận động viên miền Nam lên đường thi đấu tại Thế vận hội Rome, Italy nhưng chính phủ chỉ tài trợ vé máy bay, các chi phí khác vận động viên phải tự túc.

Trước Thế vận hội Rome, Russ Whitman, huấn luyện viên cho  các vận động viên, nói với báo chí rằng họ hầu như không có chỗ tập luyện, các sân vận động của thành phố đã trở thành các khu tị nạn vì cuộc tấn công Mậu Thân. 

Khu vực Chợ lớn bị đánh bom nặng nề vào tháng 6/1968. Ảnh: Bettmann/CORBIS.

Để thi đấu chuyên nghiệp, vận động viên cần giữ nhịp độ tập luyện liên tục. Tuy nhiên, việc đó là quá sức trong tình trạng chiến tranh tại miền Nam.

Russ lấy ví dụ rằng dân chúng từng bị yêu cầu ở nhà ít nhất trong 40 ngày khi xảy ra cuộc tấn công Mậu Thân. Không ai có thể giữ được thân hình tối ưu để thi đấu trong điều kiện như vậy.

“Ngay lúc này chúng tôi không có thời gian và tiền bạc cho thể thao”, Trung tá Vũ Văn Danh nói vào năm 1972, “khi hòa bình đến chúng tôi sẽ chơi tốt hơn nữa”. 

Tuy nhiên, hòa bình vào tháng 4/1975 đã vượt xa những gì Trung tá Danh có thể hình dung.

 CHXHCNVN tại thế vận hội sau 1975

Trong khi miền Nam tham dự sáu kỳ thế vận hội liên tục và Liên XôCộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tham gia từ năm 1952, chính quyền miền Bắc Việt Nam đã không tham gia. 

Năm 1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định thành lập Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam.  Mãi đến năm 1980 thì ủy ban này mới được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận.

Vì vậy, Việt Nam đã bỏ lỡ Thế vận hội Montreal vào năm 1976 tại Canada.

Năm 1980, các vận động Việt Nam trở lại thi đấu tại Thế vận hội tại Liên Xô với 22 vận động viên.

Việt Nam tiếp tục bỏ lỡ một kỳ Olympics nữa vào năm 1984 sau khi Liên Xô tẩy chay Thế vận hội mùa hè Los Angeles, Mỹ.  Không chỉ có Việt Nam, các nước cộng sản như Bulgaria, Đông Đức, Mông Cổ và Tiệp Khắc và Lào cũng tuyên bố không tham gia. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tham gia.

Đến nay, Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam vẫn không ghi rõ trong phần giới thiệu trên websites rằng Việt Nam Cộng hòa đã đại diện cho Việt Nam thi đấu tại các thế vận hội từ năm 1952. 

Việt Nam giành được huy chương thế vận hội đầu tiên vào năm 2000. Người mang về huy chương bạc năm đó là võ sĩ Taekwondo nữ Trần Hiếu Ngân

OLYMPIC HÈ 2020 !! PHÁI ĐOÀN VN THAM DỰ VỚI NHỮNG DIỂN VIÊN CHÍNH ÍT HƠN ĐÁM CHẦU RÌA.


VN dự thi đấu ở Tokyo 11 bộ môn, nhưng có tới 18 Huấn Luyện Viên và Chuyên gia tháp tùng theo phái đoàn. Còn nửa, có 4 cán bộ, không biết đi theo để làm gì?? Tổng cộng phái đoàn chxhcnvn có 43 người đến Tokyo . Tuy là Olympic he 2020, nhưng được dời đến hè 2021 vì trận đại dịch Covid.19 và đã được tổ chức từ 23/7/2021 đến 8/8/2021. Phái đoàn VN không chiếm được một huy chương nào.


Sáng 6/8/2021, tờ Sohu (Trung Quốc) bất ngờ đăng tải bài bình luận nhằm công kích đoàn thể thao Việt Nam. Bài viết có tiêu đề: “Các VĐV Việt Nam chỉ có thể đăng những tấm ảnh du lịch ở Thế vận hội chứ không phải hình ảnh trên bục nhận huy chương”. Nguồn từ báo lề phải :https://canhco.net/bao-trung-quoc-ca-chau-a-chi-co-doan...
NHIỀU TUYỂN THỦ NGƯỜI GỐC VIỆT THAM DỰ OLYMPIC 2020

Tại Olympic Tokyo 2020 ở Nhật Bản, nhiều gương mặt tuyển thủ là người gốc Việt khoác áo đội tuyển các quốc gia tranh tài. . Một trong những gương mặt được chú ý là tay vợt cầu lông có tên Nhat Nguyen, đại diện duy nhất của đội tuyển cầu lông Cộng hòa Ailen tại Olympic Tokyo 2020. Lá thăm đã đưa tay vợt này nằm ở bảng F của vòng loại nội dung đơn nam tại Olympic lần này cùng đôi thủ Wang Tzu Wei (Đài Loan - Trung Quốc hạt giống số 10) và Niluka (Sri-lanka).


Đoàn thể thao Đức có 425 tuyển thủ dự Olympic Tokyo 2020 và có 1 đại diện gốc Việt là tuyển thủ nữ Kim Bui Ngan ở đội tuyển TDDC. Cô đã vào đội tuyển TDDC nữ Đức từ năm 2004 tới nay và có kinh nghiệm dự các kỳ Olympic 2012, 2016. Thành tích tốt nhất của Kim Bui Ngan là tấm HCĐ cá nhân nội dung xà lệch ở giải vô địch châu Âu năm 2011.


Nhat Nguyen sinh năm 2000 và thành tích tốt nhất đến lúc này mới là tấm HCĐ giải trẻ châu Âu từng đạt được năm 2018. Trên bảng xếp hạng thế giới của Liên đoàn cầu lông quốc tế (BWF) công bố ngày 20-7, Nhat Nguyen đứng hạng 54 trong khi Nguyễn Tiến Minh của Việt Nam ở hạng 60.

Trước đây, tuyển TDDC nam Đức có VĐV Marcel Nguyen là người gốc Việt từng tham dự Olympic London 2012. Tại Olympic lần này, Marcel Nguyen không góp mặt.

Tại Olympic Tokyo 2020, sau khi siêu sao Simone Biles bỏ cuộc, Sunisa Lee đã giữ vững truyền thống cho đội tuyển thể dục dụng cụ Mỹ bằng cách đoạt Huy chương vàng toàn năng nữ trong ngày thi đấu 29-7. Đây là lần thứ 5 liên tiếp một cô gái người Mỹ đoạt Huy chương vàng ở nội dung này tại Olympic. Chiếc Huy chương vàng toàn năng nữ vừa giành được chính là thành tích cá nhân nổi bật nhất từ trước đến nay của Sunisa Lee. Ngoài chiếc Huy chương bạc đồng đội cũng tại Olympic Tokyo 2020, Lee còn giành được Huy chương vàng đồng đội ở giải Vô địch thế giới năm 2019.


Điền kinh Hungary có sự góp mặt của nữ tuyển thủ Nguyen Anasztazia trong nội dung nhẩy xa. Tuyển thủ 28 tuổi của Hungary từng tham gia các nội dung cự ly ngắn 60m, 100m và 200m nhưng đã chuyển sang nhảy xa và đạt chuẩn dự Olympic năm nay. Cha cô là người gốc Việt còn mẹ là người Hungary.

Một trong những VĐV gốc Việt nổi tiếng nhất ở các kỳ Olympic gần đây chính là cựu tuyển thủ Carol Huynh của đội vật Canada. Cô từng giành HCV môn vật tại Olympic 2008 và HCĐ tại Olympic 2012.
Thật hữu duyên, trong cuộc đấu hạng 48 kg vật tự do nữ ở Olympic năm 2012, Carol Huỳnh là người vượt qua VĐV Nguyễn Thị Lụa của Việt Nam tại vòng 1/8 giành quyền đi tiếp. Hiện tại, Carol Huỳnh đã giải nghệ và là thành viên huấn luyện đội vật trẻ Canada tại điểm tập ở thành phố Calgary.


VNCH THỐNG TRỊ LÀNG QUẦN VỢT ĐÔNG NAM Á

Quần vợt VNCH hoàn toàn thống trị bộ môn này khi tham dự đủ 7 lần SEAP Games đầu tiên trước năm 1975. Các tay vợt VNCH đoạt đến 12 huy chương vàng trong tổng số 19 huy chương vàng quần vợt của cả 7 kỳ, trong đó nổi bật nhất ông Võ Văn Bảy được tôn vinh là ngôi sao của làng quần vợt thế giới.

Đại hội thể thao Bán Đảo Đông Nam Á (khi đó được gọi tắt là SEAP Games) lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 12 đến 17 tháng 12 năm 1959 tại Bangkok, Thái Lan. Đại hội lần đầu chỉ có số thành viên tham dự tương đương số lượng của một đoàn thể thao của một nước ngày nay, 527 quan chức và vận động viên. Tham dự đại hội có 6 thành viên của Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á: Miến Điện, Malaysia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam Cộng Hòa. Số lượng môn thi đấu cũng rất khiêm tốn, chỉ có 12 môn. 

Tại các giải này hoàn toàn không có sự tham gia của cộng sản bắc việt như trong Wikipedia và trong một số tài liệu của chxhcnvn thực hiện về các giải thi đấu này trước 1975. Đảng đã chúng đánh tráo sự tham dự của VNCH bằng VNDCCH. Xem nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%99i_Th%E1%BB%83_thao_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81



VÔ ĐỊCH KHU VỰC ĐÔNG Á Làng Quần vợt VNCH lừng danh trong khu vực Đông Nam Á với 12 huy chương vàng (HCV) trên bao gồm 3 HCV đồng đội nam SEAP Games 4 (1967), 5 (1969) và 5 (1971), 2 HCV đơn nam của Võ Văn Bảy (1961) và Võ Văn Thành (1967), 7 HCV đôi nam tuyệt đối của các đôi Bảy – Thành (1959, 1961, 1969), Thành – Đức (1965), Bảy – Đức (1967) và Bảy – Lý Aline An (1971 và 1973). Các HCV còn lại thuộc về Thái Lan (6) và Myanmar (1).

Ngoài các HCV trên, các tay vợt VNCH cũng đóng góp thêm các huy chương bạc trong 7 SEAP Games trên: đồng đội nam (1965) đơn nam (Võ Văn Bảy 1959, Võ Văn Thành 1971 và 1973); các huy chương đồng đơn nam (Lưu Hoàng Đức 1965 và 1967), đôi nam Võ Văn Thành – Tạ Duy Báu (1973), Dương Văn Minh – Aline An (1969) Thành tích nổi bật của những tuyển thủ quần vợt VNCH rong vòng 16 năm, đủ để chứng minh niềm tự hào của tay vợt trong lành banh nỉ của 7 kỳ SEAP Games. Trong suốt mấy chục năm thi đấu, Võ Văn Bảy là tay vợt đem về rất nhiều huy chương cao quý cho VNCH. Một trong những thành tích nổi bật nhất của ông mà đến nay vẫn còn được nhiều người hâm mộ nhắc đến là trận thắng tay vợt Nhật Bản đương kim vô địch châu Á Toshio Sakai trong vòng hai Cúp Davis khu vực châu Á năm 1972 khi ông đã 41 tuổi. Trong trận đấu này, ông Bảy đã để lại một trận đấu để đời với chiến thắng thuyết phục 3-1 (11/13, 6/4, 6/2).

CƯU DANH THỦ BÓNG BÀN MAI VĂN HÒA: VÉ VỚT VẪN THẮNG VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI.
Mặc dù đã ra đi vĩnh viễn cách đây 49 năm, danh thủ Mai Văn Hòa vẫn để lại trong lòng người hâm mộ những tình cảm sâu đậm đối với một người đã mở đường cho bóng bàn Việt Nam vang danh trên đấu trường quốc tế.

THẾ NGUYỄN KIM HẰNG VÀO GIỜ CHÓT
Năm 1942 khi cùng gia đình sinh sống tại Kompong Cham (Campuchia), Mai Văn Hòa đã thắng được vô địch Đông Dương Adi Trần Liên Lợi để giành chức vô địch Campuchia khi mới 15 tuổi. Đến năm 1947, ông về Sài Gòn và trong hơn 10 năm sau đó tiếp tục đạt nhiều thành tích đáng nể phục như: 2 HCV đơn nam Á châu (1953, 1954), 2 HCV đôi nam Á châu (với Trần Cảnh Được – năm 1953, 1957), HCV đồng đội nam châu Á 1957, hạng 5 đồng đội nam thế giới 1957… Tuy vậy, những trận đấu của ông diễn ra ở Á vận hội lần 3 tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) cuối tháng 5.1958 mới thật sự là “điểm son” đặc biệt với bóng bàn toàn cầu. Lúc đó, ông và các đồng đội trong đội tuyển miền Nam Việt Nam chiến thắng đội ĐKVĐ thế giới Nhật Bản ngay tại đất nước hoa anh đào của họ để đoạt HUY CHƯƠNG VÀNG đồng đội nam và đôi nam. Chính Mai Văn Hòa đã làm khán giả nhà thực sự buồn đau khi anh thắng ĐKVĐ đơn nam thế giới Tanaka 2-0 (21/17, 21/18) ở trận đấu thứ 8 (theo thể thức Swaythling) để giúp đội Việt Nam thắng chung cuộc đội Nhật Bản với tỷ số 5-3.
Có điều, ít người biết rằng trước đó Mai Văn Hòa không có tên tham dự Á vận hội Tokyo 1958. Mỗi lần xuất ngoại, Tổng cuộc bóng bàn (TCBB) miền Nam đều cho thi đấu trong các VĐV có đẳng cấp để tuyển chọn người tham dự. Lê Văn Tiết là người duy nhất được ưu tiên chọn mà không cần thi đấu vì anh là đương kim vô địch quốc gia (năm 1957), 3 người có thứ hạng cao nhất qua tuyển chọn năm 1958 là Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Nguyễn Kim Hằng được đưa vào danh sách chính thức. Khi biết danh sách không có Mai Văn Hòa – thời điểm đó làm việc ở Tổng Nha Thanh niên (cơ quan quản lý nhà nước, tương tự Tổng cục TDTT hiện nay) - vì kết quả thi đấu tuyển chọn của ông Hòa xếp sau Nguyễn Kim Hằng, lãnh đạo Tổng Nha Thanh niên lúc đó là Cao Xuân Vỹ đã gây áp lực, buộc TCBB phải ghi tên Mai Văn Hòa vào.
Trong hồi ký của mình, ông Đinh Văn Ngọc - Chủ tịch TCBB miền Nam lúc đó - kể lại: “Thế là sóng gió bùng lên. Tổng Nha tìm mọi cách ngăn cản để đoàn tuyển thủ bóng bàn không được lên đường, nếu không có mặt Mai Văn Hòa. Cuối cùng để tránh sự đổ vỡ, tôi khuyến cáo anh em trong ban chấp hành tạm thời nhượng bộ, tuy nhiên danh nghĩa đi thi đấu của Mai Văn Hòa là "vớt thêm" chứ không phải là do tuyển chọn".

Khi có mặt đầy đủ tại Tokyo, ông Ngọc duyệt lại một lần nữa, cân nhắc từng cá nhân từ tâm lý thi đấu, tài ba đến kinh nghiệm và phải còn ăn ý khi đánh đôi. Nguyễn Kim Hằng tuy xếp cao hơn trong thi tuyển, nhưng về kinh nghiệm quốc tế bị nhận xét là yếu hơn nhiều so với Mai Văn Hòa. Thế là ông Ngọc bàn với thủ quân Chu Văn Sáng, thay vì ý định trước là chọn ông Hằng thì để ông Hòa đánh chính thức. Quyết định này bị ông Hằng phản ứng rất mạnh, nhưng “Vì danh dự của đất nước, tôi vẫn giữ nguyên quyết định mới này”, ông Ngọc đã viết trong hồi ký như thế.


Đúng như nhận định của ông Ngọc, đội Việt Nam đoạt vô địch đồng đội nam, trong đó có công lớn của Mai Văn Hòa. Cũng ở Á vận hội 1958, đôi nam Mai Văn Hòa – Trần Cảnh Được còn đoạt thêm HCV thứ hai sau khi thắng đôi Li Kou Tin – Son Yin (Trung Quốc) ở chung kết. Rõ ràng thực tài của Mai Văn Hòa đã hóa giải tất cả. Chính ông Đinh Văn Ngọc cũng thừa nhận “Sự thay đổi của tôi, được hầu hết tuyển thủ cũng như ghi nhận là đúng như sự lượng định, để đạt được chiến thắng vẻ vang cho đất nước chứ không phải do áp đặt của Tổng Nha”.
MỞ CỬA VÀO ĐẤU TRƯỜNG THẾ GIỚI
Với lối cắt bóng phòng thủ kiên trì, ngay từ năm 1948 tại Sài Gòn, Mai Văn Hòa đã có trận thắng 3-2 trước tay vợt số 2 của Pháp là Amouretti. Có lẽ nhờ chính trận thắng này nên cánh cửa vào đấu trường thế giới đã mở toang cho bóng bàn Việt Nam. Dù chưa gia nhập TCBB quốc tế (năm 1952 mới là thành viên chính thức) nhưng chính phủ Pháp có cảm tình qua trận thắng nói trên của Mai Văn Hòa đã quyết định tài trợ và cho đội tuyển nam VN thi đấu dưới màu cờ… nước Pháp.
Cuối tháng 1.1950, lần đầu tiên các tay vợt Việt Nam như Mai Văn Hòa, Trần Quang Nhụy, Phó Đức Huy, Mai Văn Chất và Trần Văn Liễu đã có mặt tại Budapest (Hungary) để dự tranh ở Giải vô địch thế giới (VĐTG) lần 17. Sau lần đầu không có thành tích, ở giải lần 18 tại Vienne (Áo) vào năm 1951, đội nam Việt Nam đã có thứ hạng 7/24 nước. Tám năm sau, đội tuyển miền Nam Việt Nam với Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Được và Trần Văn Liễu vươn lên mạnh mẽ và đoạt HCĐ ở giải VĐTG 1959 tại Tây Đức. Cũng từ thành tích này, Lê Văn Tiết được xếp hạng 6 và Mai Văn Hòa hạng 12 của TCBB thế giới.
Năm 1961, Mai Văn Hòa còn được tay vợt người Anh Richard Bergmann (4 lần VĐTG) mời tham dự đoàn bóng bàn nhà nghề đi thi đấu biểu diễn khắp nơi trên thế giới. Cùng tham dự đoàn này còn có các danh thủ Satoh (Nhật Bản – VĐTG 1952), Leach (Anh – VĐTG 1949, 1951), Ogimura (VĐTG 1954, 1956)… Rất tiếc, sau gần 20 năm cầm vợt đem lại nhiều thành tích vang dội cho bóng bàn Việt Nam, ông Mai Văn Hòa đã ra đi vĩnh viễn vì một tai nạn giao thông trong tháng 5.1971, khi ông mới 44 tuổi.
Tuy đã giã từ cõi trần 50 năm, danh thủ Mai Văn Hòa vẫn còn được người hâm mộ tiếp tục nhắc nhở với niềm kính phục khi ông và các đồng đội trong đội tuyển miền Nam VN đã làm vang danh bóng bàn VN ra thế giới. Đến nay, các thế hệ họ Mai tiếp nối ông Hòa đều là những tay vợt nổi tiếng trong làng banh nhựa đất nước.


Đầu tiên là người cháu Mai Văn Minh kêu ông Hòa bằng cậu đã từng ở trong tuyển quốc gia trước năm 1975, cùng với danh thủ Huỳnh Văn Ngọc vào bán kết đôi nam tại Asiad 1974. Các em ruột của ông Minh là Mai Văn Giót, Mai Văn Quang, Mai Văn Lê đều có công đào tạo con cháu mình giữ vững truyền thống họ Mai như Mai Xuân Hằng (con ông Minh) thắng Ngô Thu Thủy 4-1 để lên ngôi vô địch đơn nữ quốc gia năm 2005 và nhiều năm sau đó có trong đội tuyển quốc gia, Mai Hoàng Mỹ Trang (con ông Quang) với hơn 10 lần vô địch đơn nữ quốc gia, Mai Tú Uyên (con ông Lê) với thành tích mới nhất là vào bán kết đơn nữ (thua Mỹ Trang) và á quân đôi nữ quốc gia 2020.

Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thủy 09.08.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét