Powered By Blogger

 "XIN TẶNG"- THỨ VĂN HÓA MẤT DẠY KIÊU CĂNG CỦA ĐÁM LÀM TRUYỀN THÔNG LỀ PHẢI TRONG NƯỚC!!

Trong kho tàng văn học mang đậm tính nhân văn và truyền thống của Việt tộc đã để lại cho đời chúng ta những câu nói thật hay, thật đẹp: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đây là thứ văn hóa rất nhân văn trong cách dạy bảo của tổ tiên về cách ứng xử với những người thân trong gia đình, hàng xóm trong cộng đồng xã hội chung quanh ta, của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc. Một thứ văn hóa thể hiện được tính đồng bào ruột thịt, anh em cùng huyết thống Lạc Hồng. Một thứ văn hóa tôn vinh lễ nghĩa, nó phải được đưa ra phía trước, rồi mới đến các câu chuyện hàn huyên phía sau, nó cũng có thể được coi là một ngôn ngữ ngoại giao. Ngày xưa trước 1975, giáo dục VNCH rất chú trọng đến văn hóa truyền thống của tổ tiên , nên nền GD/VNCH được đặt trên nền tảng triết lý Dân Tộc - lấy cái hay cái đẹp của dân tộc để đưa vào giáo dục các thế hệ học sinh miền nam. Những câu tục ngữ như " Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" thường thấy hầu hết trên các vách tường, nơi lớp học của bậc tiểu học trên toàn quốc. Đây cũng chính là sự khác biệt rất lớn  của hai miền Nam và Bắc trước 1975 trong công tác Giáo Dục Đào Tạo các thế hệ tương lai của quốc gia. 

Phải học Ăn như thế nào cho có văn hóa, Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp không xúc phạm hay chạm lòng người.... GÓI, MỞ thế nào cho đẹp thanh lịch về hình thức, nhìn vào thật bắt mắt - làm hài lòng người nhận.  Đó chính là một phần trong nghệ thuật ứng xử giao tiếp của những người có văn hóa.

Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, khi phát ngôn phải thể hiện được nét văn hóa. Câu tục ngữ “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” là chìa khóa để mở đường cho mọi khúc mắc trong đời sống xã hội, thế nên, muốn hòa đồng được trong cộng đồng, nên cái gì muốn biết ta phải ra sức học hỏi. 

Sống trong một xã hội văn minh, chúng ta phải học từ cách ăn uống, từ cách đứng ngồi sao cho hợp cách cho đúng phép qua câu tục ngữ:" ăn trông nồi ngồi trông hướng". Làm được như thế là ta đã thể hiện được nét văn hóa, tri thức, trình độ văn minh, sự lịch sự trong sinh hoạt ăn uống và giao tiếp của mình; nó còn thể hiện lối ứng xử phù hợp và hòa đồng với người chung quanh. 

Trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng phải giao tiếp, giao tiếp với rất nhiều nhiều giai cấp khác nhau, vì thế cần phải sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với mọi người, có như vậy ta đã thành công về mặt tiếp cận với con người trong xã hội. Học và phải học thật nhiều.. “Học nói” là một nghệ thuật để thu phục nhân tâm, từ đó ta nắm trong tay mọi loại chià khóa để mở được thật nhiều cánh cửa bước vào đời.

Đó là những người có văn hóa, có tri thức; nhưng đối với bọn làm truyền thông gia nô trong nước, chúng chỉ biết học cách ăn nói sao cho trịch thượng, văn hóa hống hách, kiêu căng, tự phụ vô lối... những thứ ngôn ngử mà chúng ta thường gặp trên FB và trong hệ thống truyền thông cộng sản, rất kém văn hóa như: ba que, phản động, đu càng, ĐM.. mày biết bố tau là ai không?". Đây là thứ văn hóa của đám thất học DLV, những tên bưng bô thế quyền, ôm chân đảng bán nước và đám truyền thông gia nô trong nước...

Trở lại việc Luật sư Võ Đức Duy (là người Việt Nam ở Mỹ) và các cộng sự trong ngành luật tại Mỹ và tại TP.HCM), bỏ tiền túi ra để mua một lô vắc xin Modenna với số lượng là 50.000 lọ để tặng trực tiếp cho người dân TP.HCM, góp phần trong công cuộc phòng chống và ngăn ngừa đại dịch lây nhiễm.

Truyền thông gia nô trong nước viết: " XIN ĐƯỢC TẶNG!!", một thứ văn hóa chỉ có nơi bọn truyền thông gia nô cộng sản.

Chỉ có một câu nói mà nhiều khi kết quả là được tất cả hay mất tất cả. Đám Tuyên láo cộng sản chỉ viết sao cho vừa lòng đảng, rồi bất chấp mọi hậu quả xấu tốt nếu có, sau một câu nói vô văn hóa. Trong kho tàng ca dao , tục ngữ về cái học đã chất chứa rất nhiều điều hay, như:

TỤC NGỮ:

Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.

Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

Học để làm người.

Học khôn đến chết, học nết đến già.

Nói phải củ cải cũng nghe.

Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời.

CA DAO:

Học là học để mà hành

Vừa hành vừa học mới thành người khôn

hay:

Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi

hay:

Học là học biết giữ giàng

Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.

Tóm lại: Hy vọng đám viết lách trong làng báo gia nô trong nước hiểu được ý nghĩa của câu nói: "Chó sủa cả đời cũng không thành người, nhưng người chỉ sủa có một tiếng đã xuống làm chó.."

Bình luận thời sự từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 12.08.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét