ĐẢNG PẮC BÓ - THÍCH DÙNG HÀNG NGOẠI TỪ: CN MáC LÊ-MAO, SÚNG ĐẠN NGA TÀU ĐẾN "NGÀY NHÀ GIÁO VN 20-11 " !!
Khi cướp chính quyền Trần Trọng Kim năm 1945, họ Hồ đã nhập hàng ngoại lai "CN Mác - Lenin" đem về VN làm kim chỉ nam cho việc hoàn thành cái gọi là cuộc cách mạng vô sản của giai cấp công nhân.
Lãnh đạo hàng đầu của đảng Pắc Bó, chuyên dùng hàng may mặc cũng từ Mao - Stalin, người dân VN chưa bao giờ thấy tên Việt gian HCM có một ngày bận quốc phục VN....Cái gọi là "Tư Tưởng HCM" cũng là một thứ lai căng từ Mác-Mao-Lenin-Stalin...ngay cả nguồn gốc của tên quốc tặc này cũng xuất thân từ dân TQ. Đang là nguyên nhân của sự băng hoại xã hội và đội quân tham nhũng trong hàng ngũ đảng và nhà nước hiện nay, đông hơn quân Nguyên.
Từ ngày cướp được chính quyền từ tay Trần Trọng KIm năm 1945 nước VNDCCH ở miền bắc và chxhcnVN từ năm 1976, chưa bao giờ người dân VN thấy đảng Pắc Pó vinh danh cái ngày gọi "ngày nhà giáo VN". Vì đảng Pắc Pó chỉ biết chăm sóc cho cái gọi là giai cấp công nông (búa liềm), một giai cấp tiên phong , đi đầu trong mọi cuộc cách mạng do đảng chỉ đạo và các giai cấp khác ngoài công nông, hầu hết đều bị vào loại giai cấp không trung thành với giai cấp vô sản, giai cấp tiểu tư sản trí thức (nhà giáo), là một thứ giai cấp được xếp hạng sau giai cấp công nông, không phải là giai cấp hàng đầu của đảng Pắc Pó.
Nhưng đến giai đoạn cần đến sự đoàn kết để góp phần xây dựng nền kinh tế quốc dân đang kiệt huệ trầm trọng, đất nước đang ở trong giai đoạn tem phiếu, lúc đó đảng Pắc Pó mới thấy cần đến sự đóng góp của giai cấp trí thức tiểu tư sản, nên đảng quay ra ca tụng vinh danh để lôi kéo giai cấp trí thức tiểu tư sản này vào cuộc. Đảng cho phép tên đồ tể Võ Nguyên Giáp thay mặt Hội Đồng Bộ Trưởng ký quyết định thành lập "ngày nhà giáo VN" số 167-HĐBT, ngày 26/9/1982.
Lấy ngày 20-11 làm "Ngày nhà giáo VN", và ngày này chính thức ra đời từ đó, đúng vào lúc nền Kinh Tế Tập Trung ở vào giai đoạn đen tối nhất, dưới sự lãnh đạo của đảng, bị sụp đổ toàn diện, dân khắp 3 miền trong hoàn cảnh hết sức nghèo đói, đất nước sắp sửa bị nổi loạn.
Nói thẳng vào mặt đảng Pắc Pó, nếu đảng đã biết chăm lo tới giai cấp Nhà Giáo, thì ngày 20.11.đã xuất hiện từ những năm 1945 - 46, chứ không đợi tới gần 40 năm sau ngày cướp được chính quyền, mới được thành lập. Đó cũng là ngày đánh dấu giai cấp tiểu tư sản trí thức được đảng cướp Pắc Pó nhắc tới và tôn vinh.
Mối quan hệ thầy trò nói riêng về mặt phong tục tập quán có trong truyền thống Việt đạo, nói tới tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đây chính là mối quan hệ tốt đẹp trong sự tôn kính về mối quan hệ Thầy trò và thứ tự trên dưới nơi học đường, có từ hàng ngàn năm qua - mối quan hệ truyền thống này xuất hiện ở nước ta từ trước khi có sự hiện diện của những đỉnh cao trí tuệ Pắc Pó. Nghề giáo trong truyền thống nhân bản của Việt tộc vốn là nghề cao quí nhất, trong thời quân chủ người thầy (không có cô) được xếp vào vị trí thứ nhì, sau Vua (Quân) mà ta thường thấy đó là Quân, Sư (thầy), Phụ (cha). Do đó sự tôn sư trọng đạo là một thứ trật tự được xếp hạng rất cao trong xã hội phong kiến do tiền nhân thiết lập trong hệ thống Việt đạo có từ thời Hùng Vương. Ngày xưa trong thời quân chủ, người phụ nữ VN không được đi học vì ảnh hưởng đến cái quái thai về cái gọi là Khổng Thuyết, đưa đến sự bất bình đẳng về nam nữ.
Như vậy, khi đề cập tới ngày Nhà Giáo truyền thống của Việt tộc, đó là ngày mồng ba tết nguyên đán hàng năm, chứ không phải là ngày 20-11 mà đảng Pắc Pó đã du nhập từ thủ đô Ba Lan về thay ngày truyền thống của Việt tộc. Ngày 20-11, được đảng Pắc Pó tôn vinh là " Nhà Giáo VN", thể hiện được bản chất thích dùng hàng ngoại của các đỉnh cao trong đảng Pắc Pó. Hy vọng ngày truyền thống nhà giáo của VN ta sẽ được nước VN hậu cộng sản tái lập để theo đứng truyền thống nhân bản của cha ông ta để lại.
Tham luận từ Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức
Lê Kim Anh, 20-11-2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét