Từ lâu tiếng ông trăng đã quen thuộc ở VN, vì ngày xưa ở nước ta bị ảnh hưởng bởi nho giáo phát xuất từ Khổng Tủ, một quan niện khá khắt khe với người phụ nữ, nói một cách khác trong quan niệm của Nho giáo là trọng nam khi nử....nên khi xét đến giới tính của Trăng, thì Trăng thuộc nam tính tức là ông Trăng. Cũng từ những quan niệm đóng khung và ảnh hưởng những phong tục tập quan bất bình đẳng trong thời quân chủ của ngày xưa, nên chúng ta thường chỉ thấy Ông Trời, Ông Trăng, Ông Sao.... mà không là Bà Trăng hay bà Trời, Trăng, Sao... Trong sự giải thích về giới tính của Trăng, thì quan niệm trọng nam khinh nữ của ngày xưa xem ra hợp lý nhất. Cũng thấy có sự giải thích rất dí dỏm và tinh nghịch như sau:
Bắc thang lên hỏi ông Trăng
Tại sao họ gọi anh bằng: “Hằng Nga”?
Chị đã giải phẫu rồi nha!
Xưng hô bậy bạ, chổi chà… vô mông!
(ST)
Trong phạm trù văn học, nghệ thuật... trăng là một đề tài không thể nào thiếu được trong các sáng tác của văn, thi...nhạc sĩ. Đề cập đến ông trăng người ta đã nhân cách hoá ông trăng qua nhiều hình thức và bộ mặt khác nhau. Như nhà thơ bất hạnh nổi tiếng về Trăng là Hàn Mặc Tử, nếu nói ông là một chuyên gia về Trăng thật không sai tí nào. Viết về ông thì đã có quá nhiều rồi, hậu bối nầy không cần phải lập lại, nhưng chỉ biết mượn một vài nét về ông Trăng của HMT để làm đề tài cho bài viết khác về Ông Trăng
Sáng Trăng (trích)
Năm nay em dậy thì
Làm sao không quyến luyến
Hoa gió đã tình si
Em tôi còn ngẫm nghĩ
Chưa thấy nói năng chi...
hay...
Trăng vàng trăng ngọc ( trích)
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang...
Tại sao người ta thường ví Hàn Mặc Tử là một chuyên gia về Trăng? Quả thật người ta tìm thấy Ông Trăng của Hàn Mặc Tử rất phong phú trong 12 bài thơ về Ông Trăng đủ mọi khía cạnh như:
1.Trăng vàng trăng ngọc,
2.Sáng trăng,
3.Ngủ với trăng,
4.Say trăng,
5.Rượt trăng,
6.Trăng tự tử,
7.Chơi trên trăng,
8.Một miệng trăng,
8.Uống trăng,
9.Đêm trăng,
10.Vầng trăng,
11.Ưng trăng.
12.Đà Lạt trăng mờ,
Với mười hai bài Ông Trăng nầy của thi sĩ Hàn Mặc tử đã làm cho những người yêu thơ người xé lòng, rung động trong đũ mọi cách diển tả rất lảng mạn về Ông Trăng. Ông từng thú nhận ông là người thĩ sĩ khát khao trăng... với vầng Trăng khuyết ( bán nguyệt), ông có thể ví như như bị ai đó cắn vỡ làm đôi...
Hôm nay còn một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi!
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột!
Gió làm nên tội buổi chia phôi!....
Vui thì ông rượt Trăng để đùa vui..
Ha ha! Ta đuổi theo trăng
Ta đuổi theo trăng
Trăng bay lả tả trên cành vàng
Tới đây là nơi tôi được gặp nàng....
Buồn thì ông đem bán..
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
https://www.youtube.com/watch?v=Ha3I7kv21PA
Còn Ông Trăng với Nhạc sĩ Phạm Duy được diển tả qua bài hát " Ông Trăng xuống chơi":
Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa
Ông trăng xuống chơi nhà Vua thì nhà Vua cho lính
.....
Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa
Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái
Ông Trăng- Thái Hiền ca
Người thi sĩ tài danh nầy đã ấp ũ Ông Trăng trong các sáng tác thơ của mình, vậy chúng ta vào một ngày sáng Trăng nào đó hãy nhìn thật kỷ Ông Trăng coi ra sao? Trong tiếng Việt, Mặt Trăng còn được gọi bằng những tên khác như ông trăng, ông giăng, giăng, nguyệt, Hằng Nga, v.v...
Thật ra mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất (quay chung quanh trái đất) theo một quỷ đạo cố định. .
NGUỒN GỐC CỦA ÔNG TRĂNG VÀ CÁC ĐẶC TÍNH
Hiện tại, có ba giả thuyết chính giải thích về nguồn gốc của mặt trăng. Giả thuyết thứ nhất là bụi và những đám khí vũ trụ đã hình thành mặt trăng, cũng giống trái đất chúng ta 4,6 tỷ năm trước đây. Giả thuyết thứ hai là mặt trăng đã vỡ ra từ vỏ Trái Đất bởi các lực ly tâm, và để lại một vùng trũng – được cho là Thái Bình Dương ngày nay. Giả thuyết thứ ba là mặt trăng là một hành tinh độc lập bắt được lực hấp dẫn từ trái đất khi đi ngang qua, và nó xoay quanh trái đất kể từ đó. Mặt Trăng các xa Trái Đất trung bình 384.403 km với cận điểm 363.104 km, viễn điểm 405.696 km .
THỦY TRIỀU
Thủy triều hay còn gọi là nước lớn hay nước ròng thường xãy ra hàng ngày trên trái đất có liên quan rất nhiều với Mặt Trăng. Lực hấp dẫn thủy triều xuất hiện bởi phía Trái Đất hướng về Mặt Trăng (gần nó hơn) bị hút mạnh hơn bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng so với tâm Trái Đất
Ánh sáng mà chúng ta thấy trên Mặt Trăng chính là ánh sáng phản chiếu từ nguồn ánh sáng của Mặt Trời.
Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất và cả hai cùng xoay quanh Mặt Trời. Vì ánh sáng mặt trời chỉ chiếu được một phía, nên dù đang ở vị trí nào Mặt Trăng cũng luôn có một phần ánh sáng và phần còn lại chìm trong màn đêm. Từ Trái Đất, tùy theo góc độ, chúng ta chỉ thấy được từng phần sáng khác nhau của Mặt Trăng.
Do vậy, tùy theo sự thay đổi vị trí tương đối của địa cầu, Mặt Trăng và Mặt Trời mà chúng ta có được các hình ảnh khác nhau về nó.
NHÃT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC
Nhật/Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Nhật thực xảy ra gần tuần trăng mới, khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất. Trái lại, nguyệt thực xảy ra gần lúc trăng tròn, khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.
Vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với góc nghiêng khoảng 5° so với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, các cuộc nhật/nguyệt thực không xảy ra tại mọi tuần trăng mới và trăng tròn. Để có thể xảy ra nhật/nguyệt thực, Mặt Trăng phải ở gần nơi giao cắt của hai mặt phẳng quỹ đạo.
Nhật thực, có nghĩa là Mặt Trăng ăn Mặt Trời= là một sự che khuất Mặt Trời. Bởi Mặt Trăng gần với Trái Đất, ngay trong giờ phút đó thì Trái Đất sẽ mất ánh sáng của Mặt Trời mặt dù là ban ngày.
NHỮNG TỪ NGỮ VỀ HÌNH DẠNG THAY ĐỔI CỦA TRĂNG TRONG VĂN HỌC
1.Trăng lưỡi liềm
Trăng lưỡi liềm hay Trăng khuyết là ánh trăng mà chỉ có một phần nhận được từ Mặt Trời, thường xảy ra vào cuối tháng âm lịch. Ánh trăng này thường màu cam, ở Việt Nam là màu cam nhạt. Ánh trăng chỉ làm sáng một phần khu vực đang chiếu sáng.
2.Trăng thượng huyền
Trăng thượng huyền là ánh trăng lớn hơn trăng lưỡi liềm một chút. Ánh trăng này thường màu vàng. Ánh trăng có thể thấy vào gần chiều. Ánh trăng chỉ làm sáng một số khu vực trong thành phố.
3.Trăng bán nguyệt
Trăng bán nguyệt là ánh trăng mà chỉ nửa diện tích là nhận được từ Mặt Trời, xảy ra vào tuần thứ 3 trong tháng. Ánh trăng này màu vàng cam, chỉ làm sáng được cho một thành phố.
4.Trăng hạ huyền
Trăng hạ huyền là ánh trăng nhỏ hơn trăng xế. Ánh trăng này màu vàng nhạt, có thể thấy vào tối hoặc chiều tối. Ánh trăng chỉ làm sáng một miền đất của một quốc gia
5.Trăng xế
Trăng xế là ánh trăng mà một phần không nhận được từ Mặt Trời. Ánh trăng chỉ xuất hiện được vào buổi tối hoặc chiều. Ánh trăng chỉ làm sáng cả đất liền của một quốc gia.
6.Trăng tròn
Trăng tròn là ánh trăng nhận được toàn phần từ Mặt Trời. Ánh trăng xuất hiện vào đêm rằm, ngoại trử đêm Nguyên tiêu. Ánh trăng làm sáng cả đất và biển của một quốc gia.
7.Trăng quầng
Trăng quầng là ánh trăng nhạt hơn tất cả các ánh trăng nêu trên. Ánh trăng xuất hiện vào đêm Nguyên tiêu. Ánh trăng vốn mờ nhạt nên chỉ làm sáng vùng biển của thế giới.
8.Không trăng
Không trăng hay Trăng non
Trước năm 1975 những người nhạc sĩ cũng đem Trăng đến gần gủi với những người chiến sĩ Cộng Hoà, như trong sáng tác của Phạm Thế Mỹ:
Trăng tàn Trên Hè Phố
Tôi lại gặp anh
Người trai nơi chiến tuyến
Súng trên vai bước lê qua đường phố
Tôi lại gặp anh
Giờ đây nơi quán nhỏ
Tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
........
.......
Thôi mình chia tay
Cầu mong anh chiến thắng
Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Nỗi buồn vui biệt ly chưa xóa mờ
Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Đừng lưu luyến gì đây
Thôi bọn mình chia tay
Thôi bọn mình chia tay
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương ......
Trăng tàn trên hè phố
Trăng Thề ( Shayla)- Lời Khánh Băng
Và nhiều sáng tác nhạc khác rất phong phú về Ông Trăng như:
1.Đâu phải con chẳng muốn về (Trăng Thề) Nhạc lời Hàn Lệ Nhân.
https://www.youtube.com/watch?v=hxX9X_blWsM
2.Trang Mo Ben Suoi Ngoc Ha
https://www.youtube.com/watch?v=zYGn79-Fp0w
3.Trăng Rụng Xuống Cầu (Hoàng Thi Thơ) - Mạnh Đình & Mỹ Huyền
https://www.youtube.com/watch?v=mE71F_4-Wl0
4. Múc Ánh Trăng Vàng (Hoàng Thi Thơ)
https://www.youtube.com/watch?v=mE71F_4-Wl0
5. Huong Lan " Trang ve thon da " Nhac truoc 1975
https://www.youtube.com/watch?v=HkBKm2dWMjY
6.Trăng Quê - Trung Hậu
https://www.youtube.com/watch?v=F24KEcsqofs
7. Trăng Sơn Cước- Văn Phụng
https://www.youtube.com/watch?v=a0Du1rK9nNo
https://www.youtube.com/watch?v=u_c6ff8qzks
8. Trăng sáng vườn chè
https://www.youtube.com/watch?v=s1miODA4IIo
9.Hẹn Hò Đêm Trăng _ Mạnh Đình & Như Quỳnh
Xem ra ông trăng của các nước khác không biết có hạnh phúc và được tôn vinh như ở VN hay không ? nếu không thì xin chớ đừng có ganh tỵ.... vì VN chúng tôi có được một thiên tài kiệt xuất về Trăng như nhà thơ Hàn Mặc Tử và rất nhiều nhạc sĩ hàng ngày bỏ trăng vào rượu ngâm để thưởng thức vào những đêm tỉnh lặng......Người Viết mong rằng ông trăng sẽ sớm toả sáng trên quê hương VN để người người được vui hưởng không khí tự do dân chủ hạnh phúc và ấm áp trên quê hương VN.
Trăng nơi toà Nhà Trắng nước Mỹ
Trăng ở Madrid Tây Ban Nha
Trăng ở Tiểu bang Colorado Mỹ
Trăng lên ở vùng núi Little Florida ở Deming-Newmexico Mỹ
Trăng tròn
Trăng chụp từ Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà VN
4.7.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét