Powered By Blogger
CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ VN 
Trong lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận phụ nữ là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa trong các phương diện cuộc sống gia đình. Những người phụ nữ VN ngày xưa thường được nhắc nhở bằng trong văn học qua các câu ca dao như:

Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh,
Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm.
Ra ngoài giúp nước, giúp non,
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.


Phụ nữ có các vai trò là người yêu, người vợ, người mẹ, người phục tùng bền bỉ sự nghiệp của nhà chồng, thật là một sự hy sinh vô bờ bến trong bối cảnh ảnh hưởng mạnh của Nho giáo.

Những người phụ nữ thường được nhắc tới trong sử Việt như: Quốc Mẫu Âu Cơ, người phụ nữ gốc Tiên  kết duyên cùng Lạc Long Quân sinh được 100 người con trai, trong đó người con trai Hùng Vương thứ nhất khai sinh ra nước Văn lang và một triều đại kèo dài qua 18 đời  2879 năm (TCN). https://www.youtube.com/watch?v=s_NoM8kKGWg&list=UUVT7m9M6dOX-UerZA_wcoXg
Đền  thờ Quốc mẫu được xây trên núi Ốc Sơn, còn gọi là núi Vặn, cao trên 147m so với mặt biển. Nằm trong khu di tích đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 
Đặc điểm: Đền Quốc mẫu Âu Cơ được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đông Sơn. Đền thờ Mẹ Âu Cơ, người mẹ huyền thoại, linh thiêng, huyền diệu có công đầu trong việc khai hoang, mở cõi của dân tộc.
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VAI TRÒ CHỐNG GIẶC GIỬ NƯỚC

Phụ nữ Việt Nam còn gắn liền với dân tộc và lịch sử vì thế khi tổ quốc lâm nguy, khi sơn hà nguy biến người phụ nữ Việt Nam hăng hái đưa vai gánh vác giang sơn như trường hợp Bà Trưng, Bà Triệu và những vị anh hùng liệt nữ khác.
Hai chị em Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị, quê quán làng Cổ Lai, đất Mê Linh. Lúc ấy nước nhà đang bị người Tàu cai trị bằng chính sách hà khắc khiến dân ta vô cùng khốn khổ. Rồi vào năm 40, sau Tây Lịch, Thái Thú Tô Định lại bắt giết ông Thi Sách, chồng Bà Trưng Trắc làm cho nợ nước chồng chất thêm thù nhà cho nên Bà Trưng Trắc cùng em là Bà Trưng Nhị đứng lên chiêu tập binh mã, anh hùng hào kiệt khắp nơi để đánh đuổi quân xâm lăng bạo tàn. Quân binh của Hai Bà chiến đấu rất dũng mãnh, chiếm được 65 thành, đánh đuổi quân Tô Định chạy về Tàu. Sau khi đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dân chúng tôn Bà Trưng Trắc lên làm Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Đến năm 42, vua Tàu là Quang Vũ nhà Đông Hán sai Mã Viện kéo quân qua phục thù. Trước địch quân hùng hậu, quân ta chống cự không lại nên Hai Bà đã gieo mình xuống giòng Hát Giang tuẫn tiết. 
Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.                
Hình minh hoạ Hai bà Trưng cởi voi ra trận

Không có hình ảnh nào vừa hào hùng, vừa lãng mạn cho bằng hình ảnh của hai vị liệt nữ anh hùng gieo mình xuống giòng nước trả nợ núi sông và để lại gương “Thiên thu thanh sử hữu anh thư”. Hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, từ năm 40 đến năm 43. Khi vua Tự Đức đọc đoạn sử Hai Bà Trưng, ngài đã ngự phê: “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách”. Và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã ghi lại công nghiệp của Hai Bà bằng những vần ca dao lịch sử:
Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên,
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành.
                          




Đền thờ Hai Bà Trưng

ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, là 1 trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và lâu đời nhất ở nước ta. Nguyên xưa, ngôi đền nằm trên bờ cửa sông Hát (một đoạn của sông Đáy), ngày nay, vì sông đổi dòng, nên đền đã ở sâu vào đất liền.


Còn Bà Triệu, tên thật là Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa vào năm 248, sau Tây Lịch để chống lại quân xâm lăng Đông Ngô của Tàu. Bà còn trẻ nhưng rất can đảm, Bà thường nói: “Tôi muốn cỡi gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém kình ngư ở biển đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân cứu nước chứ không thèm bắt chước người đời còng lưng làm tì thiếp người ta”. Ra trận Bà cỡi voi mặc giáp vàng trông rất oai phong làm quân Ngô khiếp sợ. Nghĩa binh tôn Bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà Triệu đã anh dũng đền nợ nước khi Bà mới có 23 tuổi:
Ru con, con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Có Bà Triệu Tướng cỡi voi bành vàng.
                                                    
Bà Triêu Thi Trinh
Bà Trưng, Bà Triệu là những bậc nữ lưu anh hùng đầu tiên trong lịch sử thế giới nổi lên sớm nhất chống ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc. Bà Triệu. Bà Trưng bà Triệu là những người phụ nữ đáng trân trọng trong sử của Việt tộc.
Phấn son tô điểm sơn hà,
Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam!
Sau Bà Trưng bà Triệu một người phụ nữ cũng thường hay được Việt tộc luôn nhắc nhở , đó là Thái Hậu Dương Vân Nga (942-1000) là người đàn bà quyền lực của 2 triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê, bà được biết đến với vai trò là vợ của 2 vua.
Năm 979, kinh thành Hoa Lư có biến, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn hơn một nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta. Ở biên giới phía Bắc, giặc Tống lợi dụng tình hình Đại Cồ Việt rối ren, đang chuẩn bị cất binh xâm lược nước ta. Bối cảnh lúc đó rối ren
Thái Hậu Dương Vân Nga sai Lê Hoàn chọn tướng sĩ để chống cự, lại cử Phạm Cự Lượng làm Đại tướng tiên Phong. Khi đang chuẩn bị  cất binh , Phạm cự Lượng cùng các tướng mặc đồ nhung phục, đi thẳng vào triều đường, bảo mọi người rằng: “ thưởng người có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh, là kỷ luật hành quân. Nay Chúa Thượng trẻ thơ, chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, may lập được chút công thì ai biết cho ? Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo Tướng quân làm Thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn!” Quân sĩ nghe nói thế đều hô “ vạn tuế” thái hậu Dương Vân Nga nghe nói vậy sai hữu Ty đem đủ nghi trượng rước Hoàn vào cung, lấy áo rồng khoác lên mình Hoàn, khuyên Hoàn lên ngôi Hoàng đế”.
Hành động này của thái hậu Dương Vân Nga bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt. Các nhà nho phong kiến và dư luận, kể cả sau này hết sức chỉ trích. Song, trong tình thế đất nước lúc đó hết sức cấp bách bởi nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã  hiện ra trước mắt, thái hậu Dương Vân Nga đã có cái nhìn vô cùng sáng suốt, đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích dòng tộc, chọn Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy quân dân ta lúc đó đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước.
Năm 981, cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, thái hậu Dương Vân Nga đón Lê Hoàn chiến thắng trở về ở Bến Ngự ( sông Van Sàng, nay thuộc thành phố Ninh Bình).
Năm Nhâm Ngọ (982), Lê đại Hành lập thái hậu Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, là một trong năm hoàng hậu của vua Lê.  Năm Canh Tý (1000), Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đời. 
 Ngoài những người phụ nữ có cái nhìn nhìn xuyên suốt từ việc nội chính đền việc chống giặc giử nước như bà Trưng  Triệu , Thái Hậu Vương Vân Nga, trong sử còn nhắc tới nguyên phi Ỷ Lan (tên thật là Lê Thị Ỷ Lan) triều Lý, bà xuất thân từ gia đình nông dân nhưng sau trở thành Hoàng thái hậu. Công chúa Huyền Trân (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) là con gái vua Trần Nhân Tông, bà được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) để đổi lấy hai châu Ô và Lý cho nước Đại Việt; Công chúa An Tư (thời vua Trần Nhân Tông), là con gái út vua Trần Thánh Tông, bị gả cho Thoát Hoan nhằm trì hoãn cuộc xâm lăng của quân giặc, chờ thời cơ đánh thắng giặc; Công chúa Ngọc Hân (1770-1799) là con vua Lê Hiển Tông, bà có tài văn học nên được Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ phong làm Bắc cung Hoàng Hậu; Công chúa Ngọc Vạn (thế kỷ 17) giữ những chức vụ quan trọng trong triều Chân Lạp, bà đã có công mở đường cho người Việt trong cuộc Nam tiến mở rộng giang sơn; Bùi Thị Xuân (?-1802) là tướng tài giỏi của nhà Tây Sơn, vợ của danh tướng Trần Quang Diệu...

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÀI DANH TRONG VĂN HỌC


Ngày xưa, trong phạm trù văn học, cũng có được một số người phụ nữ rất hiếm hoi là nhà văn, nhà thơ có danh phận được nhiều đời truyền tụng, như: 
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1746) người tỉnh Bắc Ninh, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ rất giỏi thơ văn; http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=24951        
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (段氏點) sinh năm 1705 tại làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) mất năm 1748 tại tỉnh Nghệ An. Bà có tài, có sắc, thông minh từ nhỏ, học vấn uyên bác, viết nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là bản dịch Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người vợ có chồng đi chiến trận). Khúc ngâm này nguyên tác bằng chữ Hán của nhà thơ Đặng Trần Côn (1715-1750) quán làng Nhâm Mục (làng Mọc) thuộc Kinh thành Thăng Long.
Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm để ghi nhận một hiện thực lịch sử của đất nước. Trải bao thế kỷ, dân tộc ta phải đương đầu chống giặc ngoại xâm, trai tráng trong nước phải tòng quân giết giặc, những người phụ nữ phải đảm nhiệm công việc gia đình, đồng ruộng. Và kiên trì chờ đợi ngày về của người lính chiến. Tình trạng ấy cũng diễn ra trong đời sống của tác giả và dịch giả là thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nạn binh hỏa liên miên không dứt.
Dịch Chinh phụ ngâm từ thơ chữ Hán sang thơ tiếng Việt, Đoàn Thị Điểm không làm công việc chuyển dịch bình thường. Bà đã tạo nên một công trình văn học dịch có giá trị cao, không những sát với nguyên tác mà có phần còn vượt nguyên tác. Tâm tư và cảnh ngộ của bà giống hệt tâm tư cảnh ngộ của người vợ trong khúc ngâm. Vì vậy, tuy là dịch thơ mà bà đã "dịch" chính đời mình ra thơ:http://trankimlan.wordpress.com/2011/09/09/ba-doan-th%E1%BB%8B-di%E1%BB%83m-va-chinh-ph%E1%BB%A5-ngam-khuc/
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Đời bà vất vả thế. Ba mươi tám tuổi lấy chồng (ông tiến sĩ Nguyễn Kiều). Lấy chồng được một tháng, chồng đi sứ ba năm. Cảnh tiễn biệt:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy         
                             
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1780-1820) có tài thơ văn cả về chữ Nôm và chữ Hán; http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3n2nvnvn31n343tq83a3q3m3237nvn
                      
Bà Huyện Thanh Quan (Đầu thế kỷ 19) tên thật là Nguyễn Thị Hinh, bà được mời làm Cung Trung giáo tập, dạy cung phi và công chúa trong cung; http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=372026&mpage=1
Thái Hậu Từ Dũ (1810-1902) người tỉnh Gia Định, hiệu Từ Dũ Bát Huệ Thái hoàng Thái hậu, là quí phi của vua Thiệu Trị, sinh ra vua Tự Đức nên trở thành Tháí Hậu. 
Trong các bậc mẫu nghi thiên hạ ít ai được như Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ. Bà là người mẫu mực về đức hạnh, yêu thương dân, nuôi dạy con giỏi và biết đối nhân xử thế; khi cần biết tham gia việc triều chính đúng mức, hiệu quả. Người đời sau trân trọng gọi bà là Quốc mẫu. Sử nhà Nguyễn ngợi ca bà: “Hợp tất cả phúc của thiên hạ làm phúc của mình”.
Bà là Phạm Thị Hằng, trưởng nữ của Thượng thư Bộ Lễ Phạm Đăng Hưng, quê ở Gò Công. Bà làm mẫu nghi thiên hạ liên tục tám đời vua, trong đó có năm triều vua bà là Thái Hoàng Thái hậu. Cuộc đời bà vẹn toàn một tiếng thơm, rạng ngời trong sử sách. Sau khi qua đời lăng mộ bà được táng trong khuôn viên Xương Lăng (lăng vua Thiệu Trị), linh vị bà được thờ ở Thái Miếu trong Hoàng thành, ở điện Bửu Đức trong Xương Lăng và ở điện Lương Khiêm trong lăng Tự Đức.
    

Từ cung nữ đến Thái hoàng Thái hậu
Là người hiền thục, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, hiếu nghĩa, ham đọc sách, hiểu biết rộng nên mới 14 tuổi ái nữ của ngài Quốc công tiền triều được Thuận Thiên Cao Hoàng hậu tuyển vào cung chăm sóc cho Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, cháu nội của bà. Năm 1841 Miên Tông kế vị ngai vàng, niên hiệu Thiệu Trị, bà Phạm Thị Hằng trở thành Quý phi. Con trai của bà là Hồng Nhậm, nối ngôi năm 1848, niên hiệu Tự Đức, tại vị cho đến năm 1883. Bà có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với các vua Thiệu Trị, Tự Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi. Hoàng trưởng tử Miên Tông lên ngôi, bà được phong Thượng nghi để coi sóc Tam cung Lục viện. Hai năm sau bà được phong Thần phi. Đầu năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), bà được phong Giai phi, rồi Nhất giai phi. Bà được phép ngồi sau màn nhung nghe vua bàn quốc sự với các đại thần, hoàng thân.
Trước khi lâm chung vua Thiệu Trị nói với các đại thần: Quí Phi là nguyên phối của Trẫm, công, dung, ngôn, hạnh rất mực đoan trang, phước đức hiển minh, sau này con cháu ắt hưởng phúc dài lâu, lại tận tụy giúp trẫm trong bảy năm cầm quyền (1841-1847). Ý trẫm muốn sắc lập Hoàng hậu cho chính vị trong cung, nhưng tiếc thay chưa kịp. Theo ý chỉ, vua Tự Đức nhiều lần ngỏ ý tấn tôn cho mẹ, nhưng bà viện dẫn mọi lý do rất thực tế để từ chối. Khi thì “Lúa mạ các nơi chưa được mùa, dân các nơi chưa vui đủ”. Lúc thì “Biên cương chưa yên, cơ vụ còn nhiều, còn lòng nào ta vui riêng được”. Nhân lễ ngũ tuần, vua Tự Đức cùng đình thần dâng sớ khẩn thỉnh tấn tôn mỹ hiệu, bà dụ rằng: Ta đã được thiên hạ phụng sự, thì nên lo những việc thiên hạ đương lo. Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được vui sướng, chính lúc Hoàng đế phải chăm lo, lòng ta nào nỡ thản nhiên. Vả lại tánh ta vốn kiệm ước, chẳng chuộng phù hoa, không ngờ ngày nay hưởng được tôn vinh, ta thường e sợ, tu tỉnh chẳng rồi, huống chi còn gia thêm cho hư danh để ta còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì sớ thỉnh ấy nên bãi đi, chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị, giáo dục thế nào cho ta được thấy thịnh trị thái bình, thì không chi vui bằng.
Cho đến lễ lục tuần bà mới thuận nhận Kim bảo và tôn hiệu là Hoàng Thái hậu nhưng buộc lễ tấn phong phải thật đơn giản, ít tốn kém… Danh tiếng của bà vì thế mà được người đương thời và hậu thế mãi mãi lưu truyền. Tháng sáu năm Quí Mùi (1883), vua Tự Đức băng hà, có để di chiếu tôn bà làm Từ Dụ Thái hoàng Thái hậu. Nhưng vì thời cuộc, vì triều chính rối ren, đến năm 1885 vua Hàm Nghi mới làm lễ tấn tôn cho bà.

Chiếc ấn vàng của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ
Người mẹ giỏi dạy con
Xuất thân danh gia vọng tộc, biết kế thừa truyền thống gia đình, truyền thống liệt nữ trong sử sách nên bà Từ Dũ có kiến thức sâu rộng, thông hiểu việc nước việc đời cũng như việc nuôi dạy con cháu trong gia đình. Bà thường hỏi vua Tự Đức từ quốc gia đại sự cho đến chuyện thường ngày trong thiên hạ và ban dạy những điều hay lẽ phải. Là người con rất hiếu thảo, biết vâng lời mẹ nên khi Đức Từ Dũ truyền dạy điều gì hay vua Tự Đức đều ghi chép cẩn thận, về sau cho khắc in gọi là Từ Huấn Lục.
Biết giữ gìn đạo lý và bản sắc văn hoá dân tộc
Dưới thời Tự Đức hát tuồng phát triển rực rỡ cả về số lượng lẫn chất lượng, ngành nghệ thuật này đạt đến đỉnh cao. Bản thân vua Tự Đức là một nhà sáng tác, nhà lý luận văn học và am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tuồng. Ông đã cho thành lập Ban Hiệu thư, một tổ chức tập trung các học giả có biệt tài sáng tác và chỉnh lý kịch bản tuồng của triều đình, hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính nhà vua. Chủ trương, việc làm của vua Tự Đức không phải là ngẫu nhiên, tùy hứng. Bà Từ Dũ rất mê hát tuồng. Nhân ngày khánh tiết, bà cho mời đội tuồng ở Thanh Bình Thự vào diễn trong cung Diên Thọ. Hôm ấy đội tuồng diễn vở Đường Chinh Tây, lớp Phàn Lê Huê truy huynh sát phụ. Các diễn viên diễn rất hay nhưng bà Từ Dũ không vui. Bà gọi viên Đội trưởng đội Thanh Bình tới bảo: Người Tàu bày đặt câu chuyện ấy là tầm bậy, trái với đạo lý. Đã cho Phàn Lê  Huê tài giỏi như thế thì thiếu chi cách gỡ kịch tính, xung đột, cớ chi phải để cho hắn giết cả cha lẫn anh. Như thế thì còn tình nghĩa chi nữa mà diễn cho người đời xem? Người Tàu khác, người mình khác. Người đặt truyện đã đặt tầm bậy cớ chi người soạn tuồng cũng tầm bậy theo? Phải sửa lại, đừng để nguyên xi như thế, sao cho hợp lý và thuận với người nước ta!
Đội trưởng đội tuồng Thanh Bình nhận lỗi và hứa sẽ sửa chữa lại. Vua Tự Đức đã sửa sai bằng việc cho thu về tất cả các kịch bản tuồng đang lưu hành trong dân gian và trong cung để nhuận sắc lại. Vở nào không phù hợp với đạo lý của người ViệtNam đều phải chỉnh sửa. Nhờ việc làm này mà giá trị văn học và tư tưởng của tuồng được nâng cao một bước.
Ngự sử của triều đình
Là bậc mẫu nghi thiên hạ, uy tín trong triều ngày càng lớn, nhưng bà không vụ lợi, không thiên vị con cháu trong dòng họ khi cất nhắc, đề bạt, ban thưởng, mà ngược lại, rất chặt chẽ, nghiêm khắc. Có người trong thân tộc từ Gò Công ra Huế cầu xin vua Tự Đức ban cho chức tước. Bà nhắc nhở nhà vua: Người trong họ mẹ, không có công lao gì thì không được ban cho họ tước lộc. Hễ có ai làm điều gì sai trái thì cứ nghiêm trị đúng luật lệ để giữ kỷ cương phép nước, làm gương công minh cho thần dân đều biết.
Bà thường khuyên vua Tự Đức chăm chỉ đọc sách, trau dồi kinh sử và cùng con suy nghĩ, bàn luận những điều trong kinh thư, Hán sử, Việt sử để rút ra bài học trị nước, chăn dân. Bà luôn luôn quan tâm đến hiện tình đất nước và nhắc nhở con: Nhân bất học bất tri lý. Làm vua thì phải cảnh giác với bọn quan tham. Xưa nay trên quan trường một chữ tham là chưa trừ được, sinh ra mọt nước hại dân là từ đám tham quan. Quan bổ ra các tỉnh, khi trở về thì vị nào cũng giàu có. Của cải ấy không lấy của dân thì lấy ở đâu mà ra?
Không chỉ có những lời dặn dò, ban dạy nhà vua trong những lúc mẹ con tâm sự hay đàm luận về sử sách. Nhiều lần, bà đã trực tiếp uốn nắn những việc làm sai trái của nhà vua. Lúc vua Tự Đức mới lên ngôi, còn trẻ tuổi, lại hay đau yếu nên việc triều chính hay bị trễ nải, nhiều cuộc thiết triều quan trọng bị bãi bỏ bất thường. Đình thần nhiều người lo lắng nhưng không ai dám lên tiếng. Chỉ có Tiến sĩ Phạm Phú Thứ dâng sớ đàn hạch nhà vua sao nhãng quốc sự. Vua Tự Đức giận dữ, cách chức Phạm Phú Thứ, cho về làm lính trạm ở Thừa Nông. Thái hậu Từ Dũ hay chuyện, biết Phạm Phú Th chính là người chính trực và trung thành nên khuyên nhủ Tự Đức ân xá cho Phạm Phú Thứ. Tự Đức nhận ra, mời ông trở lại kinh, phục hồi chức vụ, giao công việc mới ở sở Tu thư. Nhìn nhận đánh giá về Phạm Phú Thứ của bà Từ Dũ quả không sai. Sau này ông tham gia sứ bộ sang Pháp điều đình chuộc lại đất lục tỉnh. Ông ghi chép những điều tai nghe mắt thấy về văn minh phương Tây, trên cơ sở đó đề xuất với nhà vua nhiều ý kiến về canh tân đất nước.
Quốc mẫu biết lo cuộc sống muôn dân
Vừa giúp vua về triều chính bà vừa trông coi hậu cung. Bà rất nhân từ với các phi tần, không bao giờ hiềm khích, đố kỵ, thương yêu con của các phi tần như chính con của mình. Trong triều ngoài nội ai ai cũng quý trọng đức độ, nhân cách và công lao của bà. Bà nổi tiếng là một Thái hậu thương dân. Năm 1874, khi quân Pháp xâm chiếm hoàn toàn lục tỉnh Nam Kỳ, buộc triều đình nhà Nguyễn phải ký hòa ước, cắt đất sáu tỉnh làm nhượng địa, bà Từ Dũ bỏ ăn mấy ngày liền, mặt mày ủ rủ theo vận nước lúc lâm nguy, dân tình khốn khổ. Ngày trước ở Huế có lưu truyền bài vè bà Từ Dũ xin miễn thuế cho dân. Lúc ấy người Pháp cho xây lại cầu Trường Tiền bằng sắt, bắt dân phải nộp thêm thuế với lý do để lấy kinh phí làm cầu. Bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết một lá đơn gửi Toà Khâm sứ xin miễn thuế…
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, nhân đức của bà đã đi vào lòng người. Từ trước năm 1975 ở Sài Gòn có một bệnh viện phụ sản được đặt tên Từ Dũ, vừa là ghi nhớ công đức của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ vừa là nhắc nhở, giáo dục người thầy thuốc phải luôn luôn trau dồi y đức, tận tuỵ chăm sóc bệnh nhân.
Với quan niệm sông Hương là dòng sông nghệ thuật, dòng sông tâm linh và thể hiện sự tri ân những người đã tôn vẻ đẹp cho dòng sông thơm, đầu thập niên 1990, khi thực hiện đồ án quy hoạch đôi bờ sông Hương, KTS Nguyễn Trọng Huấn đề nghị dựng tượng nữ thần sông Hương ở đầu phía đông cồn Dã Viên, hướng về phía kinh thành; ở bờ bắc sông Hương thì dựng tượng hai người đẹp, hai nàng công chúa đến từ xứ Bắc là công chúa Huyền Trân và công chúa Ngọc Hân, bờ phía nam dựng tượng hai người phụ nữ tiêu biểu đến từ miền Nam là Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ và danh tướng nhà Tây Sơn Bùi Thị Xuân.
Trong văn học Việt , rất hiếm hoi các danh tài của phái nữ với lý do chính, là người phụ nữ không bao giờ được đến trường để được khai trí như nam giới, ngoài những người trong hoàng tộc và các quan lớn trong triều
Những người còn lại trong giới phụ nữ là dân thường, lam lũ với cuộc sống, với những số phận và tâm tư hạn hẹp; tuy nhiên cũng vẩn còn có một số nhỏ người phụ nữ được lịch sử trân trọng lưu lại với nhiều hình ảnh và ghi chép từ những thời buổi đang còn Nho giáo độc tôn như những người đã được đề cập phía trên.


 NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN THƠ VN
                                                                                                                     






Hình ảnh phụ nữ trong phạm trù văn thơ, ca dao, tục ngữ truyền tụng trong dân gian:
https://www.youtube.com/watch?v=1KmgTNh5aWw
https://www.youtube.com/watch?v=wtNAbbQv9yI

"Thân cò lặn lội bờ ao 
 Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non".

Qua mấy câu ca dao đó, người ta thấy rõ được đậm nét kỳ thị về người phụ nữ trước đây hàng chục thế kỷ, họ thường bị gạt ra bên lề của các sinh hoạt, không có cơ hội chung tay xây dựng xã hội, vi nho giáo mang đầy tính gia phong cổ hủ. Người phụ nữ bị dồn nén vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (Ở nhà theo cha. Lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Khi lấy chồng, người con gái phải học hành cách để gánh vác nhiều công việc chính trong gia đình. Họ học không để thi cử, tiến thân, mà để chuẩn bị cho cuộc sống mới bên nhà chồng. Có quan niệm, hôn nhân đối với người phụ nữ là do số phận sắp đặt sẵn, may mắn thì gặp được người chồng tử tế, giỏi giang, lỡ lấy phải người chồng vũ phu hoặc nghèo khó thì phải gắng chịu. Người phụ nữ làm dâu có trách nhiệm và quán xuyến mọi việc gia đình, theo thời gian đã có được ý chí và nghị lực can trường, tuy nhiên thực tế cuộc sống vẫn đẩy họ đến cảnh cam chịu, gần như suốt cả cuộc đời phải gánh chịu những hậu quả không ra gì về cả thể xác và tinh thần. Vì thế "Kiều" chính là hình ảnh của số phận người phụ nữ trong một bối cảnh hoành hành của Khổng thuyết trên đất Việt. 
              
KHNG THUYẾT NGUYÊN NHÂN TẠO MÂU THUẨN TRONG HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ.

Với quan niệm:

 "Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng"

 Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ), luôn chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau. Khi người chồng chết người phụ nữ cũng mất quyền thừa kế tài sản và phải phục tòng người con trai của họ. Đó là tai hoạ cho người phụ nữ ngày xưa khi mà Nho Học thịnh trị trên toàn cỏi VN. Với một chủ thuyết làm người phụ nữ bị dìm xuống tận đáy bùn trong cuộc sống. Người phụ nữ không được đến trường để đi học, ngày ngày phải phục nhà chồng, đến khi chồng chết thì phục cho con cho đến khi từ gỉa cuộc đời.
"Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử..." đó là con đường được Vạn Thế Sư Biểu, Khổng Tử của Tàu đặt ra cho người phụ nữ ngày xưa đi vào bến mơ, có thể ví như thiên đường XHCN trong học thuyết Marx mà các đảng cộng sản trên thế giới coi như là bảo bối cứu nước và dựng nước trong quá khứ, nhưng cuối cùng có nước nào thấy được thiên đường cs ra sao??

Nhìn kỷ vào Khổng thuyết để thấy đó là một quy luật để bảo đãm an toàn cho chế độ quân chủ chuyên chế và nam giới trong vai trò chuyên chế và vi phạm nhiều đến nhiều phạm trù nhân quyền, mà trào lưu tư tưởng văn minh ngày nay không thể nào chấp nhận được. Những việc nầy được tìm thấy qua các lời giáo huấn của Vạn Thế Sư Biểu:

“trung thần bất sự nhị quân” hay “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung,”

Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam nội nữ ngoại). Người phụ nữ không có được cơ hội phát triển ngang tầm với phát triển của xã hội, là hình bóng sau lưng người chồng trong các gia đình nhưng vẫn được xem là người lãnh giải an ủi trong sự thành công của người chồng.

Vì ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo nên, người phụ nữ bị vất bên lề phát triển của xã hội, để hoàn toàn đóng vai trò một nguời đãm đang một người con hiếu thảo bên nhà chồng khi tới tuổi cập kê. Người phụ nử trong thời phong kiến hoàn toàn không đưọc cắp sách đến trường để mở mang trí tuệ, góp bàn tay xây dựng và phát triển xã hội.
                                    
Khổng Tử

Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu trao mình

Tam tòng, tứ đức là những quy định mang tính nghĩa vụ đối với phụ nữ phương Đông xuất phát từ các quan niệm hẹp hòi của Nho giáo để trói buộc người phụ nữ vào quỷ đạo của nhà chồng.



Tam tòng

  1. Tại gia tòng phụ (在家從父): người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.
  2. Xuất giá tòng phu (出嫁從夫): lúc lấy chồng phải theo chồng.
  3. Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai.

Tứ đức

Với người phụ nữ, tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行):
  1. Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là maythêudệtbếp núcbuôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa.
  2. Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân
  3. Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng
  4. Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt.
Hãy xem Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: Quân Thần (vua tôi), Phụ Tử (cha con), Phu Phụ (vợ chồng), để thấy nhân quyền không bao giờ có trong thời quân chủ dưới lăng kính của Khổng Tử.

1. Quân thần
- Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
- Nghĩa là: dù vua có bảo thần chết đi nữa thì thần cũng phải tuân lệnh, nếu ko tuân lệnh thì xem như không trung với vua.

2. Phụ tử
- Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
- Nghĩa là: cha bảo con chết, con không chết thì con không có hiếu.

3. Phu phụ
- Phu xướng phụ tùy.
- Nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo. M
ột hình thức Robot được điều khiển bằng bộ phận điều khiển từ xa


Chính vì quan niệm hẹp hòi của Nho Giáo, nên người phụ nữ chỉ là một công cụ của nhà chồng khi lập gia đình. Để rồi luôn hãnh diện mình là những người có đầy đủ đức hạnh, lấy việc nội trợ và giáo dục con cái làm nghề nghiệp, và luôn hạnh phúc được làm bóng mờ bên cạnh chồng.

SỰ CHÀ ĐẠP NHÂN PHẨM NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN

Cộng sản cũng theo đuôi Nho Giáo trong việc trù dập người phụ nữ một cách tinh vi và kín đáo hơn. Từ khi xuất hiện triều đại cộng sản trên toàn thế giới,  chưa bao giờ thấy bất kỳ một lãnh tụ nào trong thế giới cộng sản, dám công khai dẩn người phụ nữ của mình đi bên cạnh hay đứng bên cạnh các tên lãnh đạo cao cấp  cho đến thời  Tổng Bí Thư Michail  Gorbatschow xuất hin trên chính trường Liên Xô, thì truyền thống nầy mới được thay đổi.

Những người csVN cũng không ngoại lệ, tiêu biểu là họ Hồ, một người đàn ông khét tiếng với những mối tình chăn gối bất chính sau hậu cung, lừa những người phụ nữ nhẹ dạ trên bước đường làm chính trị của ông. Bịp nhân dân cã nước về tình trạng độc thân của ông ta cho đến khi qua đời.http://chuyennuocnon.blogspot.de/2012/09/ho-chi-minh-phu-nu-va-nhung-he-luy.html
                  
Trong XHCN hoàn cảnh người phụ nữ còn bị đối xữ tồi tệ hơn thời Nho thịnh trên nước ta, người phụ nữ bị đảng đem rao bán khắp nơi, tồi tệ hơn ngày xưa là phải trần truồng cho người Đài Loan, Hàn Quốc chọn vợ,  xúc phạm nghiêm trọng tới nhân phẫm của người phụ nữ.http://sieunhanvn.blogspot.de/2012/01/lo-clip-gai-viet-tran-truong-cho-trai.html.

Cộng sản là gắn liền với dối trá tuyên truyền bịp bợm, đảng thường ca ngợi người phụ nữ nên thường tổ chức ngày 8.3 hàng năm thật lớn để vinh danh người phụ nữ, hòng che đậy các âm mưu chà đạp phẫm giá của người phụ nữ. Chúng ta hãy cố gắng nhìn kỷ các việc làm của đảng thì chúng ta sẽ thấy được bộ mặt thật của csVN.

Từ Ngày Việt Cộng Cướp Quyền, Phụ Nữ Việt Nam Làm Nô Lệ Tình Dục Khắp Thế Giới 


Ảnh người phụ nữ dưới thời XHCN cởi truồng cho đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc chọn vợ.

Phụ nữ Việt được quảng cáo rao bán trên xứ người
NHỮNG QUÝ TÍNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VN XƯA
                           
Người phụ nữ trong chiếc áo truyền thống tứ thân
                           
Dù đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chịu ảnh hưởng sâu đậm của thời đại phong kiến ngày xưa, thời trọng nam khinh nữ, nhưng những đức tính của người phụ nữ, cho đến bây giờ vẫn còn có một chỗ đứng vững vàng trong nên văn học nước nhà.Người phụ nữ trong việc nội trợ và giáo dục con cái: trong một gia đình khi người con gái lớn lên khoảng mười hai, mười ba tuổi, ngoài việc ngày hai buổi được đến trường học hỏi để mở mang về đức dục và trí dục, khi về nhà người Mẹ cũng đã dạy dỗ cho con mình, những môn như nữ công gia chánh, để khi lớn lên hầu áp dụng vào đời sống, đem lại hạnh phúc cho gia đình:

Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thời giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thời đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân

Ngoài việc dạy cho con gái mình những việc trong nhà, để trở thành một người đảm đang trong gia đình... người Mẹ còn phục sức cho con những nét thùy mị, đoan trang, dạy cho con gái biết chải tóc soi gương, để trở thành một thiếu nữ duyên dáng làm hành trang để bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Sự xác nhận vị trí tuổi tác của mình cũng là một cách đối đãi với tha nhân, với bạn bè đôi lứa:

Em còn nhỏ em chưa biết gì

Để em về chải tóc soi gương

                                                                             
Không phải chỉ trau chuốt bề ngoài, để trở thành cánh hoa hữu sắc vô hương mà người Mẹ thời xưa còn dạy những đức tính tốt theo nho học, hầu tạo cho con mình trở thành những người chín chắn, không đua đòi:

Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trao mình

Song song với việc khuyên con gái phải giữ gìn tiết hạnh, người Mẹ còn chuẩn bị cho con gái một tâm tình phong phú, để đợi ngày sánh duyên kết bạn. Tình cảm người con gái thì luôn luôn e ấp, thẹn thùng vì cố giữ những nét kín đáo của người phụ nữ Á Đông. Cụ Nguyễn Du cũng đã diễn tả tâm trạng của những thiếu nữ mới lớn, khi đứng trước ngưỡng cửa tình yêu đôi lứa:

Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e

Sự dè dặt trước tình yêu đôi khi là những nét quyến rũ nhất, tạo cho đối tượng những cảm giác không nhàm chán, luôn mơ ước và theo đuổi để khám phá những chân trời mới mẻ nhất trong tình yêu, như định nghĩa của một nhà văn Tây phương rằng: "Tình yêu lứa đôi là một đóa hoa quý, nhưng nó chỉ nở trong bóng tối".

Khi bước chân vào đời, người thiếu nữ cũng cảm thấy phân vân lo lắng cho cuộc sống tình cảm đang còn lơ lửng trước những ước mơ thầm kín:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Bướm vàng chứ bướm vàng đậu nhánh mù u 
Lấy chồng càng sớm, lời ru thêm buồn.

Lấy chồng chẳng biết mặt chồng 
Đêm nằm mơ tưởng, í đến anh láng giềng 
Lấy chồng từ thuở mười ba 
Chồng chê em bé, chẳng nằm cùng em.


                    
Ngày xưa, Bà Trưng, Bà Triệu là những vị anh thư dân tộc, đã đánh đuổi quân xâm lăng Đông Hán để giữ vững sơn hà. Tiếp theo dòng lịch sử quật cường trước làn sóng Bắc xâm ấy, những người trai phải lên đường theo nghiệp đao cung, người phụ nữ đã hi sinh hạnh phúc gia đình đưa chồng đi làm nghĩa vụ:

Chàng đi đưa gói thiếp mang

Đưa gươm thiếp xách cho chàng đi không


                           
Những cử chỉ nhỏ nhặt như xách gói xách gươm cho chồng, cũng đã nói lên tinh thần trách nhiệm của người phụ nữ đối với Tổ Quốc như thế nào rồi, chưa đủ, họ còn muốn làm hơn thế nữa, đôi khi họ cũng ước là nếu làm được việc của nam nhi họ sẽ làm thay cho chồng nghỉ ngơi:

Phải chi vác nổi súng đồng

Thì em đi lính thế cho chồng vài năm

Nhìn vào lịch sử Việt Nam đã trải dài trên bốn ngàn năm văn hiến, qua bao thăng trầm, biết bao lần phương Bắc muốn gột rửa cái hồn Việt trong chúng ta để đồng hóa với nền văn hóa ngoại xâm, ngõ hầu tiêu diệt một dân tộc để đem tất cả về làm con dân của họ, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn còn, vẫn tồn taị cái Việt tính trong chúng ta. Bởi vì nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt đã in sâu vào tâm khảm, vẫn tiềm tàng và phát triển từ thời đại này qua thời đại khác, như một dòng suối mát luân lưu bất tận. Nhờ đó mà tâm hồn người Việt Nam rất phong phú, nhất là đối với người phụ nữ, họ không chỉ tận hưởng để làm thăng hoa cuộc sống riêng mình, mà còn gìn giữ cho mai sau con cháu từ thuở còn nằm nôi; tình mẫu tử của những bà mẹ Việt Nam bao la như trời bể, luôn luôn bảo bọc, che chở cho con:

Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

Mẹ tôi là một người phụ nữ Việt Nam không bị ảnh hưởng nặng nề của các chế độ phong kiến với những tàn tích của Nho Giáo, nên tôi rất hãnh diện và tự hào về mẹ tôi, một người vợ của một cựu quân nhân quân lực VNCH. Tôi hết lòng kính yêu mẹ cha tôi và tôi cũng hết lòng kính mến người phụ nữ Việt Nam qua những cái đẹp và những đức tính cao quý của họ.
                            
Ân cha lành cao như núi Thái
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi.
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sinh ta.

QUAN NIỆM ĂN MẶC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ XƯA

Trong văn hóa, giáo dục đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm thẩm mỹ, phong cách ăn mặc của người phụ nữ Việt Nam. Ăn mặc vì thế, trong thời gian dài, ít được người phụ nữ Việt Nam xem như là nhu cầu làm đẹp! Và người đàn ông Việt Nam ngày xưa nhìn, “thương” người con gái qua nết na, ăn nói mặn mà, dịu dàng, v.v... .
                           


“Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
.........
Sáu thương nón nghệ quai tua, dịu dàng.
.........
Bảy thương nết ở khôn ngoan,

Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh...”

......
(Ca dao)



                                         
CÁC NÉT ĐẸP VỀ VÓC DÁNG NGƯỜI PHỤ NỮ VN

Về thể tác, về vóc hình thuộc nhóm “nhỏ và trung bình”, cân nặng trung bình 45 kg (2,2046 x 45 = 99,2025 lb). Do vậy về cấu trúc của cơ thể người Việt, nhìn vào thấy hơi “yếu ớt”, mảnh khảnh. Người Việt có cấu trúc vai rộng, ngực nhỏ, thân người dài so với hai chân. Chân ngắn, xương chậu ít phát triển khiến mông nhỏ. Do đó thân hình người Việt tự nhiên không béo phì, nhờ vậy việc đi lại nhanh nhẹn. Phụ nữ Việt thường có tay thon nhỏ nên khéo tay; cổ chân, bàn chân mảnh mai, trông đẹp tự nhiên.

Ăn mặc của phụ nữ với cái áo tứ thân (xưa), áo dài, áo bà ba quần dài ống rộng, rất thích hợp với vóc dáng.  Phụ nữ Tây Phương có thân hình nhỏ, mặc áo dài trông không đẹp bằng phụ nữ Việt Nam bởi họ trông “cứng”, không có cái nhanh nhẹn.

                           


Chiếc áo dài truyền thống của tổ tiên để lại là tuyệt phẩm dành cho phụ nữ Việt. Nay trong đời thường với quần jean-áo T-shirt giày cao gót cũng vẫn thích hợp với vóc dáng của phụ nữ Việt. Chiếc skirt/váy quá ngắn, đôi khi không đẹp đối với phụ nữ có cặp giò cong, đi “chữ bát”.

Người phụ nữ Việt có đôi mắt rất đen trông hiền và diễn cảm khiến dễ phân biệt với người Hán, người Miên, Xiêm. Ðôi môi người Việt “mộng” mà không dày lắm. Hàm nhỏ, răng đẹp. Người Bắc và Bắc Trung Kỳ xưa có tục nhuộm răng đen để giữ gìn bảo vệ răng không hư. Răng đen cũng góp phần tăng vẻ đẹp của người phụ nữ theo quan niệm thời xưa. Phụ nữ Ðàng Trong không nhuộm răng, phần nhiều ăn trầu làm cho răng tốt, môi má thêm hồng, thêm duyên trong thời buổi chưa có son phấn. Ngày nay còn rất ít người phụ nữ ăn trầu.


Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ  đừ

Những người con mắt lá răm
Đôi mài lá liễu đáng trăm quan tiền

Tóc người Việt đen huyền, rậm, cứng, dài thẳng, mượt, óng ả và bạc muộn hơn người Âu. Tóc đen óng mượt thẳng cứng không quăn vừa đẹp vừa không bị rụng sói; khi về già tóc người Việt trở “màu muối tiêu” hấp dẫn.
                               
Tóc em dài em cài hoa lý
Miệng em cười có ý anh thương

Chân mày vòng nguyệt có duyên
Tóc mây dợn sóng tợ tiên non bồng
                         
Người Việt ở tuổi trẻ trông thanh tú, về già thì người đàn bà trở nên quí phái, mệnh phụ dễ coi hơn so với với phụ nữ Tây Phương.                    
Cơ thể người Việt phát triển chậm, thanh niên, thanh nữ  20 tuổi coi như mới 15-16. Thiều nữ Việt Nam do cơ thể nên trong thời gian dài trông giống như còn bé gái, tuổi dậy thì muộn. Xưa phụ nữ miền Bắc kết hôn trung bình xưa là 14-15, lại say con, nên mau già. Người Việt Nam xưa nói chung do thiếu dinh dưỡng nên trông mau già nhưng sống cũng thọ không thua các dân tộc khác.                             
Ðôi môi người phụ nữ Việt Nam “mng” mà không dày, xứng trên khuôn mặt trái xoan da màu hột dẻ. Hàm của người mình rất phát triển nhưng không to, không nhô cao hay đưa ra như một số chủng tộc khác. Mặt của phụ nữ Việt Nam nói chung “diễn cảm ngầm”, “mời gọi”

Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi nuôi con

Vì cam cho quíđèo bồng
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương

Vào vườn trẩy quả cau non,
Thấy em đẹp dòm muốn kết nhân duyên


Về ngoại hình người phụ nữ VN rất đẹp rất hấp dẫn

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh

Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chổ nào cũng xinh.
                              
Thân trúc thẳng, suông mảnh mai dùng để so sánh với dáng thon cao. mạnh khoẻ của các cô gái nơi thôn dã cộng thêm với mái tóc thật huyền (đen) dài thì đúng là một tuyệt tác của trời về người phụ nữ Việt. Nét đẹp của người phụ nữ VN không dừng lại ở chân mài, đôi mắt , môi....mà còn tìm thấy nơi cổ tay:

Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau

Má lúm đồng tiền còn là cái duyên trời cho, làm tăng thêm nét đẹp khiêu khích liêu trai cho các chàng trai ngày xưa..

Hai má có hai đồng tiền
Càng nom càng đẹp càng nhìn càng ưa

Ba thương má lúm đồng tiền,
Bống thương răng lánh hạt huyền kém thua

Không những đẹp về ngoại hình mà còn đẹp về tâm hồn

Rượu lưu ly chân quỳ tay rót
Cha mẹ uống rồi dời gót theo anh


Ghe bầu trở lái về đông
làm thân con gái thờ chồng nuôi con.

Khi bước chân lên kiệu (xe) hoa, đời người phụ nữ chấp nhận những khuyết điểm của người chồng, để suốt đời nương tựa vào nhau và xây dựng túp lều lý tưởng trong hạnh phúc lứa đôi.

Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Chử thiếp nơi đây không phải là tì thiếp mà là một cách  xưng hô khiêm tốn, một chút e ấp, nũng nịu...được kèm với "cùng", " cam" " chịu" nghe rất êm dịu và thật mát lòng....Đức tính quí hiếm của người phụ nữ xưa là nhường nhịn " một câu nhịn chín câu lành", nhịn để không tạo ra chiến tranh lạnh, để nhà cửa êm ấm.

Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?
Thưa anh, anh giận em chi
Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho...

Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi, nhỏ lửa một đời không khê.

Gặp người chồng thích nhậu thì biết làm mồi cho chồng nhậu....                                              

Món cá lóc nướng trui nơi miền quê, nhậu rất bắt
Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi.

Ngoài công việc chăm lo hạnh phúc trong gia đình, người phụ nữ ngày xưa rất tuyệt vời trong việc yêu nước, khuyến khích chồng lên đường đánh giặc, bảo vệ quê hương. Nàng thì ở lại quán xuyến trông coi việc nhà chăm sóc con cái.

Chàng ơi đi lính thì đi
Cửa nhà đơn chiếc đã thì có tôi
Anh đi em ở lại nhà
hai vai gánh vác mẹ gìa con thơ.                                      
Hình ảnh người phụ nữ ngày xưa như mẹ tôi, nội tôi những người được hấp thụ một nền tảng văn hoá tốt đẹp từ cung cách giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hoà, nên mẩu người phụ nữ Việt nam xuyên qua đó, rất tuyệt vời, vùa đẹp người lại đẹp nết. Họ là những người vợ đãm đang, hiền thục với tinh thần yêu nước nồng nàn, rất hoàn hảo, khó kiếm đưọc một khuyết điểm dù rất nhỏ nơi họ, tôi rất kính yêu mẹ tôi và nội tôi.. Còn người phụ nữ ngày nay thì tôi không dám mạn bàn. 

Năm 1975 , sau khi người cộng sản tiến chiếm miền nam, một số gia đình đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún để di tản ra ngoại quốc lánh nạn cộng sản và định cư tại các quốc gia có nền văn hoá khác lạ hơn phương đông. Nhưng nhờ vào nền tảng văn hoá của họ hấp thụ được rất chu đáo từ truyền thống của ĐẠO VIỆT, trước khi họ đi di tản, nên khi đặt chân đến đất lạ họ vẩn giử được phong cách sống đúng với truyền thống ngày xưa và dạy dỗ con cái theo phương hướng đó trên đất người. Văn hoá Việt vẩn tiếp tục phát triển và du nhập vào văn hoá nước người. Những gia đình VN sống tạm dung trên đất khách rất thành công trog việc dạy dổ con cái theo tập quán VN xem lẩn với văn hoá sở tại. Với cuộc sống  40 năm nơi xa quê hương xa tình tự dân tộc nhưng giờ đây các hàng ngũ hậu duệ đã trưởng thành và đang thành công rất nhiều trên xứ người.


NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NỔI DANH TRÊN NƯỚC MỸ VÀ THẾ GIỚI, GỐC VIỆT

Nữ Khoa Học gia Dương Nguyệt Ánh.

                                            


Bà Elizabeth Phạm
Bà Elizabeth PhạmPhi công cuả Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vừa mới đuợc vinh thăng thiếu tá. Bà là phi công lái máy bay F-18, phi cơ tối tân nhất hiện nay của Quân Lực Hoa Kỳ.Thân phụ của bà là một cựu bác sĩ quân y QLVNCH, thân mẫu của bà cộng tác đắc lực trong hội hậu phương ủng hộ tiền tuyến tại địa phương cư ngụ, thành phố San Diego. Đó cũng là căn cứ gốc của thiếu tá Elizabeth Phạm .
Sau khi tốt nghiệp đại học, vị nữ sĩ quan này đã gia nhập Không Quân; bà đỗ thủ khoa trong khóa học đáp xuống hàng không mẫu hạm, thử thách lớn nhất cho mọi phi công.
Bà đã phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, tăng cường hỏa lực, yểm trợ tại mặt trận cho lực lượng TQLC Hoa Kỳ trong các chiến dịch tại đó.
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân thiếu tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm.
                          
HQ Đaị tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung 

Gia nhập ngành Nha khoa Hải quân Hoa Kỳ năm 1989 trước khi hoàn tất văn bằng Bác sĩ Nha khoa năm 1990. Trước đó cô có ý định gia nhập Thuỷ quân lục chiến, nhưng TQLC không có ngành Nha khoa !
Được thăng cấp Thiếu tá năm 1996, Trung tá năm 2003, Đại tá năm 2009.
Hiện nay HQ Đại tá Nhung đang phục vụ tại Denbn Naval Dental Center Camp Pendleton, CA.

HQ Đại tá Nhung cũng là một trong những Đại tá gốc Việt hội đũ các điều kiện để có thể được chọn thăng cấp Phó đề đốc Nha sĩ Hải quân Hoa Kỳ.

HQ Đại tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung "ngồi" và 
HQ Đại tá Nha sĩ Thu Phan Getka "đứng".
                     
Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene
Giám đốc chương trình Y khoa Quốc tế Không quân
Hoa Kỳ – Director of The Air Force International Specialist Program.
    
                                 

Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene.

Nữ khoa học gia Vật lý thiên văn Jane X. Luu, 

Nổi tiếng nhất Việt Nam và thế giới, có tên Việt đầy đủ là Lưu Lệ Hằng, viết trong hồ sơ ở ngoại quốc là Jane X. Luu. Còn trẻ nên hẳn có thể xưng hô thân mật là cô Hằng hay chị Lưu.
Ra đời 5 năm, Giải thưởng Kavli đã trở thành giải thưởng quốc tế lớn; được xem là một “Nobel Thiên văn học”. Vừa mới đây, chủ nhân của giải này năm 2014 đã được chọn, điều này gợi nhớ về một người phụ nữ Việt Nam xuất chúng năm 2012 đã sở hữu không chỉ một Giải Thiên văn học là "Nobel thế giới”, mà còn cả một “Nobel Phương Đông” nữa.

Đ
ó là niềm tự hào của người Việt hải ngoại!!

Sinh năm 1963, mang dòng máu cả cha và mẹ xứ Bắc, lớn lên và học tiểu học ở miền Nam, năm 1975 sang Mỹ và hoàn thành học vấn ở các trường nổi tiếng: 1984 nhận bằng Cử nhân Vật lý thủ khoa tại Đại học Stanford, bằng Thạc sĩ Cao học tại Viện Berkeley thuộc Đại học California và cuối cùng, năm 1990 bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts MIT.      
                       
      
 Với tư chất thông minh và nghị lực bẩm sinh, niềm say mê và điều kiện học tập, nghiên cứu hàng đầu thế giới, các kết quả học tập và nghiên cứu xuất sắc đạt được trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu Cao học và Tiến sĩ đã đưa tên tuổi nhà khoa học Jane X. Lưu nổi tiếng như một một phụ nữ trẻ thông thái với một khối kiến thức rộng lớn cổ kim về bầu trời vô hạn gần xa, đặc biệt đã đi tiên phong trong những phát minh đặc sắc lớn và hiện đại nhất, mở rộng tầm nhìn của loài người về những chân trời bao la, rất xa.

Và chính những thành tựu lao động sáng tạo đó đã mang lại cho Lưu Lệ Hằng những giải thưởng danh giá, đồng thời đưa chị lên những bậc thang danh giá, đặc biệt đối với môt phụ nữ gốc nước ngoài, trong sự nghiệp giảng dạy đại học là Giáo sư ở Đại học Havard, Mỹ (1994 – 1998) và Đại học Leiden, Hà Lan (1998 - 2001) và trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học là nghiên cứu viên cao cấp danh dự ở các địa chỉ danh tiếng lớn như các Phòng Thí nghiệm ở Đại học Havard, Viện Khoa học Khảo sát Không gian ở Đại học Hawaii, các Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachussetts MIT...

Phát triển nhận thức Thái Dương Hệ 

Đên bây giờ đó là sự nghiệp lớn nhất của nhà khoa học nữ Lưu Lệ Hằng. Sự hiểu biết của nhân loại về Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) đã thay đổi rất nhiều mang tính cách mạng trong vài chục năm qua. Và nhà bác học nữ họ Lưu không những nắm vững nhanh chóng kiến thức phong phú thu thập được trong nhiều thế kỷ qua về Thái Dương Hệ mà chính chị đã đóng góp vào kho tàng đó bằng những phát minh đặc sắc làm thay đổi nhận thức của con người về không gian vũ trụ bao la mình đang sống.


Khoảng mươi năm trước, cấu trúc của Hệ Mặt Trời Dương Hệ vẫn còn được hình dung đơn giản so với bây giờ  
                            
Cấu tạo Thái Dương Hệ.

Thái Dương Hệ được mô tả là một hệ các hành tinh, Mặt Trời nằm ở chính giữa và bao bọc bên ngoài bởi 9 thiên thể chịu sức hút của Mặt Trời, gồm 8 hành tinh chính và 1 hành tinh “phụ”, hợp thành 3 nhóm.

Nhóm I ở vùng trong cùng, gồm 4 hành tinh nhỏ: Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Trái đất (Earth) và Hỏa tinh (Mars), đây là những hành tinh nhỏ, rắn chắc, cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá và kim loại, có mật độ cao và thành phần tương đối giống nhau nên có tên gọi là nhóm các hành tinh đá.

Nhóm II ở vùng ngoài, gồm 4 hành tinh khí khổng lồ có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh nhóm I. Trong đó, 2 hành tinh lớn nhất, Mộc tinh (Jupiter) và Thổ tinh (Saturn), có thành phần chủ yếu từ heli và hyđrô; và hai hành tinh nhỏ hơn, Thiên vương tinh (Uranus) và Hải vương tinh (Neptune), có thành phần chính từ băng (như nước, amoniac và mêtan). Chúng có kích thước rất lớn nhưng mật độ thấp và vì vậy có khi còn được gọi là phân nhóm các hành tinh băng đá “khổng lồ”.

Nhóm III trong nhiều năm trước được cho rằng chỉ có một mình Diêm vương tinh (Pluto). 

Nhận thức về cấu trúc Thái Dương Hệ như trên cho tới cuối thế kỷ 20 đã tỏ ra chưa đầy đủ, chưa giải thích được tất cả thông tin do các thiết bị khảo sát thiên văn hiện đại thu thập được. Lưu Lệ Hằng đã nhập cuộc vào chính giai đoạn này bên cạnh nhà nghiên cứu thiên văn bậc thầy David Jewitt ngay trong thời gian làm nghiên cứu sinh bậc Cao học và bậc Tiến sĩ Vật lý Thiên văn. Cả hai người chính là chủ nhân và là nòng cốt thực hiện đề tài nghiên cứu về một hướng khoa học mới mẻ và táo bạo - Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài Hệ Mặt Trời.

Họ tiến hành nghiên cứu chứng minh cho sự tồn tại một vành đai gồm một “rừng” vô số hành tinh lớn bé phân bố từ bên ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh (Neptune), vượt qua Diêm vương tinh (Pluto) và ra xa hơn. Vành đai này có tên là vành đai Kuiper (Kuiper Belt) do hai nhà thiên văn Edgeworth và Kuiper đặt ra trong tưởng tượng từ giữa thế kỷ 20. Miệt mài 5 năm làm việc, sử dụng các phương tiện nghiên cứu tiên tiến nhất ở Trung tâm nghiên cứu MIT và Đại học Harvard, ở các cơ sở thiên văn Kitt Peak (thuộc Arizona) và Mauna Kea (thuộc Hawaii), năm 1992 Jewitt và Luu tìm ra được thiên thạch đặt tên là 1992 QB1 có đường kính 280 km (bằng 1/8 Diêm vương tinh hay Pluto). Và tiếp theo là hàng chục khám phá nữa của bản thân nhóm nghiên cứu này và hàng trăm khám phá khác của đông đảo cộng đồng thiên văn trên toàn thế giới.

Tất cả đều chứng tỏ ở không gian bên ngoài quỹ đạo của Hải vương tinh (Neptune) tồn tại các vật thể lớn bé có thành phần cấu tạo nhẹ như nước, amoniac, mêtan. Đó là hàng nghìn thiên thể nhỏ bé có kích cỡ khác nhau, từ sao chổi, centaurs đến bụi liên hành tinh. Trong số đó có 5 thiên thể nhĩnh lên về kích cỡ, là Ceres, Haumea, Makemake, Eris và cả Pluto (Diêm vương tinh) nữa. Các hành tinh này, dù được coi là đủ lớn để có được dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của mình, nhưng do độ xốp cao (mật độ vật chất rất thấp) hay tổng khối lượng vẫn bé nhỏ, nên kể từ tháng 8 năm 2006 nhóm các hành tinh này được mang tên là nhóm hành tinh lùn. Nhóm “lùn” này chính là nhóm III trong sơ đồ cấu trúc Thái Dương Hệ (hình 2) mà trước đây chỉ mới biết một mình Diêm vương tinh Pluto.

Vậy là sự tồn tại trong thực tế vành đai Kuiper mà thầy trò hay hai đồng nghiệp Jewitt và Lưu theo đuổi thực hiện đã được minh chứng. Phát minh này có ý nghĩa rất lớn, nó mở đầu cho một kỷ nguyên mới về nhận thức đầy đủ hơn về cấu tạo Thái Dương Hệ và góp phần hoàn chỉnh dần học thuyết hình thành vũ trụ. Sự tồn tại vành Kupler cũng không có gì đáng nghi ngờ vì sự tồn tại một Vành đai tiểu hành tinh khác nữa nằm giữa Hỏa tinh (Mars) và Mộc tinh (Jupiter), tuy thành phần cấu tạo khác hơn với phần lớn là đá và kim loại, cũng đã được xác định trước đó.

Với những thành quả nghiên cứu đạt được, nữ khoa học gia họ Lưu đã liên tiếp nhận được những phần thưởng danh giá của khu vực và thế giới. Năm 1991, ngay sau khi nhận bằng Tiến sĩ không lâu, Hiệp hội Thiên Văn Mỹ đã trao Giải thưởng Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho Tiến sĩ mới gốc Việt Lưu Lệ Hằng. Và để ghi nhận công lao của chị trong việc tham gia khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, người ta lấy tên của chị đặt cho một thiên thạch mới do chính chị khảo sát và phát hiện, đó là Asteroid 5430 Luu.

Đặc biệt, năm 2012 quả là năm của nhà Vật lý Thiên văn ưu tú này khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới trong cùng một năm. Tháng 3 năm 2012, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli đã công bố Giải Kavli Thiên văn học năm 2012 với số tiền thưởng 1 triệu USD. Giải này được xem là Giải “Nobel Thiên văn thế giới” và chủ nhân là ba nhà thiên văn đã khám phá ra nhiều vật thể lớn trong vành đai Kuiper, đó là David Jewitt, Jane X. Luu (tức Lưu Lệ Hằng), và Michael Brown. Tiếp theo, tháng 5 năm 2012, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw lại xướng danh các chủ nhân đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012; còn gọi là “Giải Nobel Thiên văn Phương Đông” kèm 1 triệu USD tiền thưởng, đó là tân Tiến sĩ Jane X. Luu cùng với người thầy – đồng nghiệp của mình là Giáo sư David C. Jewitt, Giám đốc Viện nghiên cứu thiên thể (Institute for Planets and Exoplanets), Đại học California – Los Angeles, Hoa Kỳ.về những đóng góp trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.

Với tài năng và thành quả nghiên cứu nổi bật, nữ khoa học gia người Việt Lưu Lệ Hằng quả là xứng đáng với sự tôn vinh khách quan của giới khoa học thiên văn và các tổ chức giải thưởng trên thế giới. Điều đáng suy nghĩ là sau 3 năm làm việc ở Hà Lan, năm 2001, nhà khoa học; nhà giáo này trở lại nước Mỹ nhưng không trở lại chức vụ nghiên cứu khoa học ở Viện nào hay ngồi lại chiếc ghế giáo sư ở đại học nào cả. Lưu Lệ Hằng nhận công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT, chuyên nghiên cứu chế tạo các thiết bị thiên văn và hiện nay lại nghiên cứu thêm giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Và hiện nay chị vẫn sống bình dị cùng chồng tên là Hoogerwerf, một nhà thiên văn người Hà Lan và một con gái nuôi gốc Việt 6 năm tuổi tại Lexington, Massachusetts, gần đại học Harvard và MIT ( nguồn Trần Minh VNN)

NỮ THẪM PHÁN MỸ GỐC VIỆT

Với 91 phiếu thuận và 3 phiếu chống, Thượng viện Mỹ ngày 7.5 đã chấp thuận việc bổ nhiệm bà Jacqueline H. Nguyễn vào chức vụ thẩm phán tại Tòa Kháng án Liên bang khu vực 9.
Bà Jacqueline H. Nguyễn đã trở thành một phụ nữ gốc Á đầu tiên được cử vào một tòa kháng án liên bang. Thẩm phán Jacqueline Nguyễn đã được Tổng Thống Barack Obama đề cử từ tháng 9.2011, nhưng việc bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng này cần phải được Thượng viện Mỹ thông qua                       
Thẩm phán Jacqueline Nguyễn tên đầy đủ là Jacqueline Hồng - Ngọc Nguyễn, sinh năm 1965 tại Đà Lạt (Việt Nam).Bà Jacqueline H. Nguyễn rời Việt Nam khi còn nhỏ và tốt nghiệp cử nhân tại đại học Occidental College, sau đó đậu tiến sĩ luật tại Đại học UCLA tại California.
Năm 1975, bà sang Mỹ rồi định cư tại thành phố Los Angeles thuộc bang California. Vào thời gian đầu sống tại Mỹ, bà Jacqueline Nguyễn trải qua không ít khó khăn, phải giúp mẹ lau chùi tại một cơ sở nha khoa và phụ bán hàng trong cửa hàng bánh rán.
Năm 1987, bà Jacqueline Nguyễn tốt nghiệp cử nhân Trường Occidental tại Los Angeles. Tiếp đến, vào năm 1991, bà được trao bằng tiến sĩ luật của Đại học California (UCLA). Sau đó, bà Jacqueline Nguyễn bắt đầu làm trong khu vực tư nhân trước khi chuyển sang ngành tư pháp nhà nước của Mỹ. Từ năm 1995 - 2002, bà làm việc tại Văn phòng Công tố khu vực trung tâm bang California. Tại đây, sau khi đảm nhiệm công việc phòng chống tội phạm gian lận và tham nhũng, bà giữ chức Phó bộ phận triệt phá tội phạm có tổ chức. Đến năm 2002, bà Jacqueline Nguyễn được chỉ định vào vị trí thẩm phán Tòa thượng thẩm Los Angeles. Đồng thời bà cũng từng đảm nhiệm vai trò huấn luyện các công tố viên mới.
Thẩm phán Nguyễn đã được nhận Giải thưởng vinh danh các đóng góp trong lĩnh vực thực thi pháp luật (2002), Giải thưởng của Trung tâm pháp lý Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương (2002),  Giải thưởng tiên phong của Hiệp hội Luật sư Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương (2006), Giải thưởng dành cho cựu sinh viên của Trường Occidental.
Bên cạnh đó, bà còn là thành viên của một số tổ chức như: Nhóm luật sư Mỹ gốc Á, Hiệp hội Nữ luật sư Los Angeles. Bà cũng từng là Chủ tịch Hiệp hội Luật sư người Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2002, bà được bổ nhiệm vào Tòa Thượng thẩm Los Angeles, đến năm 2009 cũng chính Tổng thống Obama đã đề cử bà làm thẩm phán tòa sơ thẩm liên bang cho trung tâm California. Khu vực 9 bao gồm toàn bộ miền Tây nước Mỹ với 9 tiểu bang, trong đó có California, và hai lãnh thổ Guam và Northern Mariana.
Ngoài những người phụ nữ tài danh trên đất Mỹ trong quân lực Hoa K, tôi xin được giới thiệu thêm một số gương mặt phụ nữ gốc Việt tài danh khác trên thế giới. Họ là những phụ nữ mang trong mình dòng máu Việt và đã được thế giới biết đến bởi tài năng xuất sắc của mình. 

“Vua đầu bếp Mỹ” Christine Hà

Christine Hà sinh năm 1979, hiện cô đang sinh sống tại bang Texas, Mỹ. Cha mẹ cô đều là người Việt, tên thật của cô là Hà Huyền Trân.
Christine mắc phải căn bệnh hiếm gặp khiến cô mất dần thị lực và cuối cùng, bị mù hẳn từ năm 2007. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tài chính và quản lý thông tin của Đại học Texas nhưng Christine không thể đi làm vì vấn đề thị lực.
Có niềm đam mê lớn với việc nấu nướng, cô thử lập một trang web cá nhân để đăng tải các công thức nấu ăn của mình. Trang web của Christine Hà nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng những người yêu bếp núc ở Mỹ. https://www.youtube.com/watch?v=2bdnCfNdCNs                              

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới


Có quyết tâm lớn cùng tài năng nấu nướng, Christine Hà đã mạnh dạn tham dự cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ 2012 và vượt qua tất cả các thí sinh khác để giành ngôi vị quán quân Vua đầu bếp Mỹ mùa thứ 3.
Cho tới nay, cô vẫn là thí sinh khiếm thị duy nhất từng tham gia cuộc thi này. Nghị lực của Christine Hà trong suốt quá trình thi đã khiến khán giả xem truyền hình trên khắp thế giới xúc động.

Chuyên gia trang điểm Michelle Phan

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới

Michelle Phan sinh năm 1987, hiện cô đang sinh sống ở bang Florida, Mỹ. Cô là nhà trang điểm người Mỹ gốc Việt nổi danh thế giới. Cách gây dựng tên tuổi của Michelle Phan rất đơn giản, cô tự thực hiện những đoạn video dạy cách trang điểm và làm đẹp rồi đăng tải trên YouTube.
Những video của Michelle Phan hiện đã có hàng triệu lượt xem. Tuy không phải nhân vật nổi tiếng bước ra từ giới giải trí nhưng danh tiếng mà Michelle Phan có được đã giúp cô trở thành gương mặt đại diện trên mạng của những hãng mỹ phẩm nổi tiếng.

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Hiện cô đã cho ra mắt một thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình có tên EM Michelle Phan - một cái tên đậm chất Việt với đại từ nhân xưng “em” rất dễ thương. Michelle Phan từng nhận được giải thưởng Ngôi sao mới của tạp chí chuyên về làm đẹp Womens Wear Daily và lọt vào top Những gương mặt đáng chú ý dưới tuổi 30 của tạp chí Marie Claire.

Nhà thiết kế thời trang Nini Nguyễn

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Nini Nguyễn sinh ra tại Việt Nam và từng sống ở đây 6 năm. Sau này, cô sang Mỹ định cư cùng cha mẹ. Bước đầu khởi nghiệp của Nini Nguyễn không dễ dàng. Vốn yêu thích thời trang nhưng vì không giỏi tiếng Anh, Nini không được bất cứ hãng thời trang nào nhận vào làm việc.
Cô đành khởi nghiệp bằng nghề lao công và sau này làm nhân viên bán hàng của các hãng bán lẻ thời trang. Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Nini là khi cô quyết định trở thành nhà thiết kế thời trang.

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Khách hàng tìm tới Nini Nguyễn rất đông, có cả những người nổi tiếng, đặc biệt nhất nhất là nữ ca sĩ Rihanna. Hiện giờ, Nini Nguyễn đang là nhà thiết kế chính cho phong cách thời trang ấn tượng của nữ ca sĩ người Barbados.

Nhiếp ảnh gia Lê Mỹ An

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Nhiếp ảnh gia gốc Việt - Lê Mỹ An từng vinh dự nhận được giải MacArthur Fellowship - giải “Thiên tài” của Mỹ. Đây là một giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh những cá nhân có hoạt động sáng tạo xuất sắc, công nhận những cống hiến và thành tựu ấn tượng của các cá nhân cho cộng đồng.
Lê Mỹ An được biết tới là một nhiếp ảnh gia chuyên về đề tài chiến tranh. Sang Mỹ định cư từ năm 1975, những tác phẩm ảnh của người phụ nữ 53 tuổi này chủ yếu lấy cảm hứng từ chiến tranh bởi chính bà đã có những trải nghiệm về nó.

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Một đề tài cũng luôn trở đi trở lại trong các tác phẩm của Lê Mỹ An là mối quan hệ giữa những người Việt Nam định cư ở Mỹ và nỗi nhớ quê hương. Khi có dịp, Mỹ An vẫn quay về Việt Nam để thực hiện các tác phẩm ảnh.

Nữ nhà văn Lại Thanh Hà

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Lại Thanh Hà sinh năm 1965 tại Việt Nam và định cư tại Mỹ từ năm 1975. Tốt nghiệp Đại học Texas chuyên ngành báo chí, Lại Thanh Hà khởi nghiệp bằng nghề phóng viên cho tờ tin tức The Register chuyên về các thông tin của cộng đồng người Việt ở Quận Cam, bang California.
Chính nhờ công việc này mà kỹ năng viết tiếng Anh của Lại Thanh Hà đã tiến bộ nhanh chóng. Sau gần 2 năm làm phóng viên, Lại Thanh Hà quyết định nghỉ việc và bắt đầu tập trung cho sáng tác.

Nữ nhà văn Lại Thanh Hà nhận giải National Book Award cùng 3 nhà văn Mỹ khác.
Nữ nhà văn Lại Thanh Hà nhận giải National Book Award cùng 3 nhà văn Mỹ khác.

Cuốn sách đầu tay của cô là một tác phẩm dành cho thiếu nhi có tên "Inside Out & Back Again" (Từ trong ra ngoài và bắt đầu lại - 2011). Cuốn sách nhanh chóng gây được tiếng vang, giúp Lại Thanh Hà đoạt giải National Book Award - một giải thưởng thường niên lâu đời và uy tín nhằm tôn vinh những tác phẩm văn học xuất sắc của các tác giả Mỹ.

BA BÔNG HOA VIỆT TRÊN TRUYỀN HÌNH MỸ

Betty Nguyễn, Châu Nguyễn và Thúy Vũ là 3 trong số những MC gốc Việt đạt được nhiều thành công trên truyền hình Mỹ.

Cô Leyna Nguyễn, chủ một chương trình tin tức của kênh KCAL tại bang California (Mỹ), từng chia sẻ rằng với một phụ nữ, lại là người gốc Á, sẽ gặp nhiều chông gai khi chọn ngành truyền thông ở Mỹ. Tuy nhiên, những chông gai đó không đủ sức cản trở các tài năng được vun đắp bằng đam mê và nỗ lực. Vì thế, không ít phụ nữ gốc Việt đã giành được vị thế nổi bật trong ngành truyền hình Mỹ. Betty Nguyễn, Châu Nguyễn và Thúy Vũ là 3 trong số những người như thế.

Leyna Nguyễn từng được bình chọn là một trong 
25 người Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ.
Người phụ nữ gốc Việt đóng giày cho các tài danh trên đất Mỹ
Trong bảy giám khảo cuộc thi Hoa hậu Mỹ 2011 có một vị giám khảo là người Mỹ gốc Việt - cô Taryn Rose. Vốn là một bác sĩ, Rose lại thành danh trong lĩnh vực giày thời trang tại Mỹ và thế giới.
Ít ai ngờ rằng, cô gái đang theo đuổi ngành y hơn 20 năm trước nay đã trở thành một người nổi tiếng trong lĩnh vực giày thời trang. Cô đã làm thay đổi nền công nghiệp giày thế giới và tạo ra một trong những nhãn hiệu giày cao gót thành công nhất ngày nay.
Sản phẩm của cô được nhiều ngôi sao tên tuổi của Mỹ ưa chuộng như Oprah Winfrey, Angeline Jolie... Cựu phu nhân tổng thống Mỹ Laura Bush cũng là một người hâm mộ giày Taryn Rose.
Bác sỹ thiết kế… giày

Taryn Rose (thứ 2 từ phải sang) cùng các thành viên BGK và tân hoa hậu Mỹ.

Năm 1999, Taryn Rose hoàn thành quá trình thực tập môn phẫu thuật chỉnh hình. Trong thời gian thực tập, cô đã gặp nhiều bệnh nhân có các vấn đề nghiêm trọng về bàn chân do thói quen đi giày cao gót và mũi nhọn. Bản thân Rose cũng bị đau chân sau những ngày mang giày cao 7-8 cm làm việc 14 giờ một ngày.
Thực tập xong, cô đột ngột bỏ nghề và chuyển sang thiết kế thời trang giày. Gia đình và bạn bè hết sức ngạc nhiên trước quyết định này. Họ cho rằng, cô đã điên khi từ bỏ một công việc có thu nhập cao và ổn định như vậy để gắn bó với một nghề không có mấy tương lai.
Rất khó khăn vì để có thể trụ được với ngành thời trang giày ở Mỹ, phải có ít nhất 10 triệu USD để tạo dựng thương hiệu. Không có nhiều tiền, cô thuyết phục được Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ của Mỹ cho vay 200.000 USD để khởi nghiệp.
Với kiến thức y học cùng với đam mê thời trang (Rose rất mê giày cao gót), cô đã nghiên cứu làm ra những đôi giày cao gót với tiêu chí vừa đẹp, vừa thoải mái. Cô đã sang Milan, Ý học kỹ nghệ đóng giày. Ít lâu sau, xưởng giày đầu tiên của cô ra đời từ… gara để xe của cô.
Các sản phẩm này được bán ngay ở các cửa hàng do chính cô mở ra ở Beverly Hills, San Jose và các cửa hàng bách hóa cao cấp như Nordstrom, Neiman Marcus. Nhớ lại thuở đầu lập nghiệp, Taryn Rose cho biết, đã có những lúc chán nản và muốn bỏ cuộc khi luôn bị khách hàng thúc giục: “Giày của tôi đâu?”, còn người bán hàng thì hỏi “cô ơi, lương của tôi đâu?”. Thời gian đầu, cô đã phải đủ mọi việc từ thiết kế mẫu, đặt hàng, quảng cáo và đòi nợ…
Không ngờ, câu chuyện khởi nghiệp của cô lại hấp dẫn các phương tiện truyền thông. Nhờ những lần xuất hiện trên một số đài truyền hình lớn như CNN, Discovery Channel và các báo lớn như New York Times, Wall Street Journal…, công ty Taryn Rose International đã nhanh chóng phát triển và có được nhiều đối tác.
Lợi nhuận thu về hàng năm lên tới 40 triệu USD với hơn 200 cửa hàng đại lý trên khắp nước Mỹ và vươn ra thế giới. Với giá giày từ 200 USD - 1.200 USD, giày Taryn Rose (có in hình một bông hồng lớn ở đế) có thể phục vụ được các khách hàng khó tính vì nó được làm bằng tay.
Không chỉ giày cao gót, Taryn Rose còn mở rộng ra các thể loại giầy từ giầy đế bệt, xăng đan và giày nam. Gần đây, Taryn Rose lấn sân sang sản xuất các sản phẩm chăm sóc chân, chăm sóc da toàn thân. Năm 2006, dây chuyền túi xách mang nhãn hiệu Taryn Rose ra đời. Những năm gần đây, Taryn mở thêm một vài cửa hàng thời trang cao cấp ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Seoul, Hàn Quốc.
NỮ DOANH NHÂN GỐC VIỆT 

jenny-ta-400x330Jenny Tạ – nữ doanh nhân gốc Việt tài ba

Chiều thứ Bảy 21/06/2014, tại The Waterfront Beach Resort – A Hilton Hotel, tọa lạc ở 21100 Pacific Coast Hwy, Huntington Beach, CA 92648, Hoa Kỳ, đã diễn ra một buổi dạ tiệc sang trọng do Công ty Sqeeqee.com và chủ nhân của nó là Jenny Tạ tổ chức. Công ty Sqeeqee.com từng gần gũi với cộng đồng người Việt qua những bài đăng tải trên mạng Internet. Jenny Tạ là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty Sqeeqee. Cô là người Mỹ gốc Việt lớn lên tại Hoa Kỳ. Sau gần 20 năm lăn lộn tại trung tâm tài chính quốc tế Wall Street, Jenny Tạ đã khiến cho nhiều người khâm phục. Cô là phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên thành lập hai công ty chứng khoán có tầm vóc quốc tế tại Phố Wall, Nữu Ước. Năm 2013, Jenny Tạ lại đánh dấu một bước ngoặt lớn khi dấn thân vào thế giới truyền thông qua việc thành lập Công ty Sqeeqee.com. Sqeeqee.com được coi là công ty mạng đầu tiên trên thế giới khai sinh khái niệm “Social Networthing”, tổng hợp các dịch vụ trực tuyến với hàng loạt bài trên các trang web, video trên YouTube, và trên nhiều trang web nổi tiếng, như tài chính của Yahoo, CNBC. Sqeeqee.com còn được ông Howard Stern, một người nổi tiếng, giới thiệu trên đài phát thanh do ông làm chủ có hơn 20 triệu người ghi tên nghe.
Nữ doanh nhân gốc Việt lừng danh tại Phố Wall
Nói đến nữ doanh nhân gốc Việt ở Phố Wall, chúng ta không thể không nghĩ đến Jenny Tạ, con gái một phụ nữ độc thân (single mom) nghèo khó, đến Hoa Kỳ khi mới 6 tuổi. Ngay từ nhỏ, Jenny Tạ không được hưởng cuộc sống đầy đủ như biết bao cậu ấm cô chiêu con nhà giàu. Vì vậy, khi đặt chân đến đất nước Hoa Kỳ tự do và giàu có, cô thiếu nữ người Việt này có cái nhìn mới mẻ với giấc mơ làm giàu. Tốt nghiệp trung học, cô nữ sinh Jenny Tạ nghĩ rằng, sau này mình phải cố gắng làm việc thật nhiều để trở thành một nhà kinh doanh.
Năm 21 tuổi, với mảnh bằng cử nhân về Hệ thống Thông tin Kinh doanh (Business Information Systems) và Tài chính (Finance), Jenny Tạ được mời vào làm tại Công ty chứng khoán Shearson Lehman nổi tiếng, đồng thời được chứng kiến dòng tiền khổng lồ giao dịch tại trung tâm tài chính quốc tế. Tại đây, cô quyết tâm mở cho riêng mình một công ty chứng khoán. Từ đó cô đã bỏ ra vài ba năm để học lấy đủ các loại bằng cần thiết cho công việc của mình. Sau 6 năm làm việc tại nhiều công ty tài chánh khác nhau, năm 27 tuổi, Jenny Tạ mở cho mình một công ty tài chánh có tầm vóc tại Phố Wall, thành phố Nữu Ước.
Sau gần 20 năm lăn lộn tại trung tâm tài chính thế giới, nhiều người khâm phục Jenny Tạ vì cô là phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên thành lập 2 công ty chứng khoán có tầm vóc quốc tế tại Phố Wall. Khi có người hỏi, Jenny Tạ chia sẻ: “20 năm trước, phụ nữ Mỹ làm kinh doanh gặp khó khăn hơn nam giới 4-5 lần. Phụ nữ nói chung làm trong ngành chứng khoán đã khó khăn, phụ nữ gốc Á làm ngành này lại càng khó khăn hơn. Muốn làm trong ngành này, phụ nữ cần phải có bản lĩnh và quyết tâm”. Do quyết tâm và có bản lĩnh, Jenny Tạ trở thành triệu phú có 2 công ty chứng khoán của riêng mình với số tài sản trên 250 triệu USD.
Jenny Tạ kể lại một kỷ niệm không bao giờ quên được. Đó là, khi cô làm CEO cho Công ty chứng khoán Vantage Investments của riêng mình. Trong một lần giao dịch cổ phiếu hơn 100 triệu USD, một nhà giao dịch chứng khoán độc lập (Market Maker) thấy cô là phụ nữ Châu Á đã đưa ra một giá rất tệ, chênh lệch 1/8 giá trị trong hợp đồng với số tiền chênh lệch khủng khiếp là $12,5 triệu! Sau khi khám phá ra điều đó, Jenny Tạ kiên quyết bắt ông ta trả lại phần chênh lệch.
Thành công của Jenny Tạ không dừng lại ở đó khi cô bước sang mảng truyền thông xã hội bằng cách thành lập Công ty Sqeeqee.com tổng hợp những tính năng tốt nhất giữa eBay, Amazon, Facebook, Google, Groupon, Kickstar, YouTube AdWords, APP cùng các trang khác vào một trang web…
Lập công ty Sqeeqee.com
Năm 2013, đánh dấu một bước ngoặt lớn của người phụ nữ có nhiều mơ ước khi cô dấn thân vào thế giới rộng lớn này qua việc thành lập Công ty Sqeeqee.com được đánh giá có giá trị không dưới 1 tỷ USD. Đây là công ty đầu tiên trên thế giới mang khái niệm kết nối xã hội. Nói đơn giản, đây là một trang mạng xã hội có thể giúp mọi người kết nối và tìm kiếm lợi nhuận. Ý tưởng táo bạo này đã được người sử dụng ở Hoa Kỳ hào hứng đón nhận.
Công ty Sqeeqee.com bao gồm hàng chục tính năng của những trang web nổi tiếng như Google, Facebook, Amazon, Ebay, YouTube… kết nối chúng lại thành một nền tảng đa chiều. Chỉ cần một mật hiệu đăng nhập là người dùng có thể kết nối với hàng triệu người, đồng thời có thể niêm yết sản phẩm để mua bán, chia sẻ hình hay video với bạn bè và người thân trên khắp thế giới. ( nguồn Vũ Khoan, Văn Học cội nguồn)

Nhà Trắng vinh danh hai phụ nữ gốc Việt 'thay đổi nước Mỹ'

Hai phụ nữ gốc Việt Van Ton-Quinlivan và Minh Dang nằm trong số những người sẽ được Nhà Trắng vinh danh vì có những đóng góp to lớn làm thay đổi nước Mỹ.
Ngày 6/5 tới, Van Ton-Quinlivan và Minh Dang cùng 13 người khác sẽ được vinh danh là "Nhà vô địch về sự thay đổi", một danh hiệu dành cho phụ nữ ở các đảo Thái Bình dương và người Mỹ gốc Á (AAPI). Những phụ nữ này được đánh giá là có công việc phi thường, tạo ra một tương lai công bằng, an toàn và thịnh vượng hơn cho cộng đồng và quốc gia.
"15 phụ nữ này đại diện cho sức mạnh và sự đa dạng của cộng đồng AAPI. Các nữ lãnh đạo về kinh doanh, vận động, từ thiện, nghệ thuật, học thuật, là những điển hình xuất sắc cho phụ nữ trẻ trên khắp cả nước", California Forward dẫn lời bà Valerie Jarrett, cố vấn cấp cao cho tổng thống Mỹ, kiêm chủ tịch Hội đồng Phụ nữ Nhà Trắng nói.
Van Ton-Quinlivan. Ảnh: swccd

Van Ton-Quinlivan là một trong số 5 phụ nữ đến từ bang California nằm trong danh sách trên. Bà sinh ra ở Việt Nam, đến Mỹ năm 6 tuổi và trải qua thời thơ ấu ở Hawaii. Bà tốt nghiệp đại học Georgetown ở Washington với tấm bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh.
Sau đó bà lấy bằng thạc sĩ về Chính sách Giáo dục và Quản trị Kinh doanh ở đại học Stanford năm 1995. Qua những năm tháng ngồi trên giảng đường, tình yêu đối với ngành giáo dục của bà được nhen nhóm và phát triển.
Năm 2000, bà là một trong số 14 phụ nữ trên toàn cầu vinh hạnh được lựa chọn là một Hội viên Lãnh đạo của Diễn đàn Phụ nữ Quốc tế.
Theo Dân Việt, năm 2010, bà Ton-Quinlivan được chọn là một trong 10 lãnh đạo công nghệ để cố vấn cho Hội đồng Cố vấn phục hồi kinh tế của Tổng thống Mỹ. Bà là một trong 5 lãnh đạo công nghệ được mời dự Hội nghị Đại học Cộng đồng được tổ chức lần đầu tiên tại Nhà Trắng.
Tháng 7/2012, bà được nữ Bộ Trưởng Hilda Solis bổ nhiệm vào Ủy Ban Cố vấn về Chương trình học nghề thuộc Bộ Lao Động. Bà hiện là phó hiệu trưởng về phát triển nhân lực và kinh tế của hệ thống gồm 112 trường Cao đẳng Cộng đồng California và đã có một con trai hai tuổi.
"Tôi rất vinh hạnh khi những đóng góp của mình được công nhận, bởi điều đó có nghĩa là mọi người quan tâm đến công việc vất vả mà chúng tôi đang làm ở hệ thống Cao đẳng Cộng đồng California. Thật tuyệt vời!", bà Ton-Quinlivan nói. "Tuy nhiên, đây thực sự là công sức của một tập thể gồm những người trong hệ thống của chúng tôi và những người mà chúng tôi hợp tác cùng để tạo ra những tiến bộ".
Theo Daily California, Dang từng trải qua những năm tháng tuổi thơ cay đắng vì bị lạm dụng tình dục. Từ năm 10 tuổi đến 18 tuổi, Dang bị bố mẹ bán cho các nhà chứa.Trong khi đó, Minh Dang được vinh danh bởi những nỗ lực chiến đấu chống nạn buôn người và lạm dụng tình dục trẻ em. Cô gái 28 tuổi sống từ nhỏ ở vùng Bay Area sắp tốt nghiệp thạc sĩ ngành Phúc lợi Xã hội ở đại học Berkeley, California.
Cô đã nỗ lực vượt lên bi kịch bằng niềm đam mê với học tập, bóng đá và hoạt động cộng đồng. Minh Dang hiện là giám đốc điều hành của Don’t Sell Bodies, một chiến dịch do diễn viên Jada Pinkett Smith thành lập nhằm hỗ trợ chấm dứt nạn buôn bán trẻ em ở Mỹ.
Cuộc đời của Dang từng là đề tài cho một bộ phim tài liệu của hãng MSNBC năm 2010 mang tên "Những nô lệ tình dục ở Mỹ: câu chuyện của Minh". Dang hy vọng một ngày nào đó có thể tự viết câu chuyện về cuộc đời của riêng cô.
"Việc nhận được giải thưởng này giúp tôi kể cho cả đất nước nghe sự thật về tình trạng nô lệ trẻ em", cô nói. "Sự nô lệ vẫn chưa kết thúc, và trẻ em - cả những bé trai và bé gái ở Mỹ - vẫn còn phải làm nô lệ năm 2013. Mọi trẻ em đều xứng đáng được sống trong tự do".

Nữ khoa học gia Tara VanToai,  gốc Việt thành công nghiên cứu đổi Gen cho cây đậu nành

image
Sinh ra và lớn lên ở vùng châu thổ sông Cửu Long, trong khung cảnh đồng lúa khắp nơi, cô Trần Kiều Nga, sau khi lập gia đình có tên là Tara VanToai, luôn có ước mộng nghiên cứu về canh nông và hy vọng gia tăng năng suất của nông nghiệp để phục vụ nhân loại.

Cuộc đời của bà Tara VanToai là một hành trình học hỏi và nghiên cứu không ngừng về canh nông. Năm 1966, bà Tara VanToai được học bổng Colombo Plan, đi du học New Zealand và là nữ sinh Việt Nam đầu tiên về canh nông. Sau đó bà về Việt Nam học tiếp cao đẳng canh nông tại Saigon và trở thành giảng viên tại đây. Biến cố Tháng Tư năm1975 đã đưa Bà sang Hoa Kỳ tị nạn. Tại đây, Bà vào Đại học Cornell University ở New York và tốt nghiệp bằng Thạc sĩ canh nông. Vài năm sau Bà tốt nghiệp Tiến sĩ, cũng về canh nông tại đại học Ohio State University. Ngay sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, bà Tara VanToai trở thành giáo sư tại đại học Ohio, đặc trách các dự án nghiên cứu nông nghiệp.

image

Một trong các công trình nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Tara VanToai gần đây được bộ Canh Nông Hoa Kỳ ca ngợi là tạo ảnh hưởng tốt cho kinh tế Hoa Kỳ cũng như tăng năng suất đậu nành trên thế giới. Đó là việc biến đổi Gen của cây đậu nành Hoa Kỳ để giống cây này có thể sống và có năng suất cao tại các vùng đất có nhiều độ ẩm tại Bắc và Trung Tây Hoa Kỳ. Cuộc nghiên cứu và thử nghiệm của Bà và các cộng sự viên kéo dài trong 27 năm qua, với sự hợp tác của các khoa học gia từ Pháp, Trung quốc, Brazil, Hungary. Ngoài ra còn có khoa học gia Henry Nguyễn, thuộc đại học Missouri, khoa học gia từ Việt Nam là Bà Trần Thị Cúc Hoa và một phụ tá là bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ. Trước khi có sự nghiên cứu của Giáo sư Tara VanToai, cây đậu nành của Hoa Kỳ có năng suất kém và hay chết khi đất bị sũng nước vì mưa. Giáo sư VanToai giải thích tóm tắt công trình nghiên cứu trong 27 năm qua của bà và các cộng tác viên như sau:
“Dùng cái Gen của một cây chống ủng nước để đưa vào cây đậu nành của Mỹ, không có cái tánh chống ủng nước. Sự khảo cứu của tôi phần lớn là về khoa học cơ bản, thành ra tôi nghiên cứu về các dữ kiện khoa học, từ đó làm nền tảng cho các phát triển khoa học khác".

image

 Bà nói thêm là những cây đậu nành lai giống do nhóm bà nghiên cứu, có khả năng chống lại sự sũng nước, đã được dùng để gây giống rộng rãi trong kỹ nghệ trồng đậu nành tại Hoa Kỳ và công trình này có thể làm lợi cho kinh tế Hoa Kỳ mỗi năm hàng tỉ mỹ kim:
“Vấn đề ủng nước là một vấn đề rất hệ trọng, ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Theo các tài liệu thống kê thì khoảng 16% diện tích cây trồng trên thế giới bị nạn ủng nước. Riêng tại Mỹ quốc, từ năm 1951 đến năm 1998 thì nạn ủng nước làm giảm năng suất của cây trồng khoảng 3% tức là khoảng một tỉ rưỡi dollars mỗi năm”.

image

 Giáo sư Tara VanToai nói rằng, việc nghiên cứu của bà là để đáp ứng nhu cầu của bộ canh nông Hoa Kỳ, nhằm nâng cao năng suất của đậu nành cho vùng Trung Mỹ. Thành quả trên trở thành căn bản cho kỹ thuật biến đổi Gen của các loại cây nông nghiệp trên thế giới. Giáo sư Tara VanToai được giới chuyên gia nông nghiệp Hoa Kỳ rất ngưỡng mộ. Năm 2009 Bà được chọn làm thành viên của Fellow American Society of Agronomy, một vinh dự tối cao cho một khoa học gia Hoa Kỳ trong ngành nông học.

Giáo sư Tara VanToai đã từng về giảng dạy tại đại học Cần Thơ và Hà Nội về nông nghiệp trong chương trình Viêt Nam Education Foundation của chính phủ Hoa Kỳ. Bà chia sẻ những nhận xét của Bà về đại học Vietnam như sau:
“Việt Nam thay đổi về kỹ thuật rất là nhanh chóng. Các trường đại học có nhiều máy móc dụng cụ tinh vi, tối tân mà phần lớn là do các cơ quan quốc tế tài trợ. Máy gì mà trường Mỹ có là hầu như trường Việt Nam có. Nhưng mà các hóa chất để làm thí nghiệm thì họ phải nhập cảng. Có máy là một chuyện nhưng khi mình xài thì nó có thể hư mà phải bảo tồn. Bảo tồn rất là đắt đỏ cho nên sinh viên Việt Nam phần lớn ít có cơ hội thực tập như sinh viên ở Mỹ".

image
 Tiến sĩ Tara VanToai

Tiến sĩ Tara VanToai chia sẻ những quan ngại của các khoa học gia trên thế giới trước viễn ảnh những vùng trồng trọt ven biển Việt Nam có thể ngập nước biển do sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Bà cũng tỏ ý lo ngại cho tương lai nông nghiệp Việt Nam có thể gặp khó khăn vì phần đất xa biển lại trở nên khô cằn, do các đập nước mà Trung Quốc xây cất ở thượng nguồn sông Mekong. Thêm vào đó là nhà nước Việt Nam lại dành quá nhiều đất cho công nghệ nên diện tích trồng trọt ngày càng ít trong khi dân số ngày càng động:
“Trong khi đó bao nhiêu đất, vùng đất gần Cần Thơ, vùng đó ngày xưa rất trù phú, phì nhiêu nhưng bây giờ họ làm khu kỹ nghệ hết, như khu Trá Nóc này kia toàn là khu kỹ nghệ hết. Chẳng những thế sở dĩ đồng bằng Cửu Long ngày xưa trù phú sản xuất bao nhiêu lúa để xuất cảng thì bây giờ người Tàu họ đắp đập ở thượng du của sông Mekong, thành ra họ hạn chế nước xuống mà hạn chế nước xuống thì tuy không ngập lụt nhưng đất sẽ khô cằn, thành ra tương lai về canh nông ở Việt Nam có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

image

 Mặc dù rất thành công trong sự nghiệp, Bà VanToai luôn trân trọng sự khuyến khích của chồng là ông Norman VanToai, là một kỹ sư và cũng là Tiến sĩ Kinh tế tại Hoa kỳ. Bà tâm sự:
“Cuộc đời của tôi rất may mắn là tại vì nhà tôi lúc nào cũng hết lòng giúp đỡ và ủng hộ việc làm của tôi. Cũng nhờ sự giúp đỡ này mà tôi mới có ngày nay”.

image

 Trong khi đó ông VanToai nói về người bạn đời của ông suốt 43 năm như sau:
“Gia đình tôi rất vui mừng về những thành quả khoa học của Nga sau hàng chục năm tận tụy nghiên cứu. Nga, căn bản là một con người bình dị, luôn luôn là một người đàn bà Việt Nam tiêu biểu, hết lòng lo cho gia đình đã hơn 43 năm nay. Nga cũng rất tha thiết với những vấn đề cộng đồng và đã hết lòng hoạt động trong các lãnh vực xã hội và thiện nguyện. Gia đình tôi luôn luôn ủng hộ và cảm phục lòng hy sinh và khả năng của một con người đa dạng như là Nga”.

Sự thành công của Giáo sư Tiến sĩ Tara VanToai làm cho nhiều người Việt hải ngoại hãnh diện về Phụ nữ Việt Nam. Tuy thành công rạng rỡ trong sự nghiệp tại Hoa Kỳ nhưng họ vẫn hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình và an sinh của cộng đồng xã hội ( nguồn Nguyễn Phục Hưng- Hoa Lài Huế).

Dù ở bất cứ góc độ nào trong xã hội, người phụ nữ VN ngày nay đã vươn ra để góp mặt với những người phụ nữ của nhiều chủng tộc khác nhau trên thế giới....Với những minh chứng phía trên cho thấy, người phụ nữ gốc Việt ở Hải Ngoại chẳng những rất thành công trong việc tạo dựng địa vị và sự nghiệp nơi xứ người mà còn vang danh thiên h nửa, nhất là trên đất tạm dung Mỹ.

Lê Kim Anh sưu tầm và tổng hợp
             3.9.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét