Powered By Blogger
THU VỀ NÓI CHUYỆN "THU"

MỘT CHÚT KHÁI NIỆM VỀ MÙA THU
Mùa thu là mùa mà trong khoảng thời gian đó, phần lớn các loại cây trồng được thay nhau rụng mất  của chúng. Nó cũng là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và tiết trời lành lạnh hơn ( rõ nét nhất là ở ngoài Bắc VN và các nước Âu Châu). Tại các miền ôn đới như VN thì lượng mưa cũng tăng nhiều lên trong một số khu vực.

Sắc màu mùa thu
Về mặt thiên văn học, mùa thu bắt đầu từ thời điểm thu phân (khoảng 23 tháng 9 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 3 ở Nam bán cầu), và kết thúc vào thời điểm đông chí (khoảng 21 tháng 12 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 6 ở Nam bán cầu). Tuy nhiên, các nhà khí tượng học tính toàn bộ các tháng Ba và Năm ở Nam bán cầu cũng như các tháng ChínMười và Mười Một ở Bắc bán cầu như là thời gian của mùa thu. 
Ngoại lệ đối với các định nghĩa này là lịch Ireland trong đó người ta vẫn tuân theo chu kỳ Celt, ở đó mùa thu được tính như là toàn bộ các tháng Tám, Chín và Mười. Ngoài ra, theo lịch Tàu thì mùa thu bắt đầu được tính từ tiết lập thu (khoảng ngày 7 tháng 8 và kết thúc vào tiết lập đông (khoảng ngày 7 tháng 11 dương lịch).
Mặc dù thời gian ban ngày bắt đầu ngắn lại rõ nét từ tháng Bảy hoặc tháng Tám ở Bắc bán cầu và tháng Giêng hay tháng Hai ở Nam bán cầu,  thông thường thi trong tháng Chín hay tháng Ba sự thay đổi thời tiết và ngày đêm trở nên rõ ràng, nhất là ở Âu Châu. Giờ giấc củng thay đổi trong tháng tư và tháng 10. Tới tháng mười dương lịch tại các nước Âu Châu rút lại 1 giờ.
Mùa thu thông thường cũng được định nghĩa như là mùa khai trường ở phần lớn các quốc gia, do chúng thông thường bắt đầu vào đầu tháng Chín hay tháng Ba (phụ thuộc vào từng bán cầu).
                   

                
    BA TUYỆT TÁC VỀ THU CỦA CỤ NGUYỄN KHUYẾN

Trong mùa Thu, thì trên cây lá bắt đầu vàng và chuẩn bị lìa cành...Trong nền văn học nước ta, cụ Nguyễn Khuyến đã để lại 3 bài thơ về thu thật tuyệt vời, viết theo thể Đường Luật, thất ngôn bát cú..
Di ảnh cụ Nguyễn Khuyến

Đó là  ba bài Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh của Nguyễn Khuyến (1835), người làng Yên Đổ (Hà Nam), là những thi phẩm tuyệt tác hiện còn truyền tụng cho đến ngày nay.
                             


Thu Điếu ( mùa thu câu cá)
https://www.youtube.com/watch?v=PMOg2AwsqAA


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
( Nguyễn Khuyến)                                            


Thu Ẩm ( mùa thu uống rượu)

Năm gian nhà nhỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
( Nguyễn Khuyến)

Thu Vịnh ( mùa thu ngâm thơ)

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!
(Nguyễn Khuyến)            
                         


THƠ VUI HOẠ THƠ CỤ NGUYỄN KHUYẾN
(thơ vui nhiều tác gỉa hoạ thơ về "THU" của cụ Nguyễn Khuyến)
Tô canh lạnh lẽo nước trong veo.
Một miếng thịt heo bé tẻo teo.
Bốn thằng to béo tranh nhau vớt.
Một đứa nhanh tay hớt cái vèo.
Thịt heo trôi nổi giờ đâu mất
Ba thằng không được mặt như heo
Tựa gối ôm thìa lâu chẳng được
Thịt đâu còn nữa dưới nước lèo.
(Sưu tầm)

Thu Lội

Nhìn xuống hồ Thu nước trong veo,

Nước mùa Thu lạnh nghĩ cũng teo.
Nhắm mắt làm liều ùm một phát,
Đạp chân thục mạng lội cái vèo.
Thân trên run rẩy người lạnh ngắt,
Phía dưới co ro nó đã teo.
Tựa gối ôm ... cần chờ ấm lại,
Sao vẫn mềm như cái bánh bèo.


(Thi s
ĩ BP Thành 9/7/14)

                   


Thu ẩm

Năm gian nhà nhỏ thấp le te
Ngõ tối đêm khuya đóm lập loè. 
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, 
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. 
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, 
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe. 
Rưọu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.

( Thi sĩ Chan Son WU )

Thu vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, 
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu. 
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào. 
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, 
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!

( Thi sĩ Chan Son WU )                                     
                              

Trong ba bài thơ trên, Nguyễn Khuyến dùng toàn những lời nói bình dân thông thường của ngôn ngũ Việt, không xen lẫn một danh từ Hán-Việt hay mọt từ ngữ, một điển tích ngoại lai nào (trừ điển tích "ông Đào" ở cuối bài Thu vịnh). Ông đã dùng nhiều âm láy, như: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, (Thu điếu); le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh, ngắt, (Thu ẩm); lơ thơ, hắt hiu (Thu vịnh)... Trong ngôn ngữ Việt, mỗi từ phải có một nghĩa, nhưng cũng có nhiều từ vô nghĩa, dạng thể đơn như: veo, ngắt, hoe..., hoặc dạng thể kép, như 2 tiếng vô nghĩa được ghép với nhau: le te, lơ thơ, hiu hắt; hoặc một tiếng vô nghĩa ghép với một tính từ...

NGUYỄN KHUYẾN THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP


Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝), hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796-1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (陳式湍, 1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc (陳公鐲), từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (三元閼堵).

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.


Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
              
Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.
Lúc này Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, họ tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.
Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,"Bạn đến chơi nhà", và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
                                   
Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.
Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. ( nguồn Wikipedia)

Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở nông thôn. Quê ông là một miền đồng chiêm nghèo trũng nước. Nguyễn Khuyến sống ở quê và quan hệ thân tình với mọi ngườị Ông làm thơ tặng bạn bè, tặng anh vợ, tặng ông hàng thịt,... làm câu đối viếng người làng, viếng người thợ rèn, mừng đám cưới, mừng nhà mới,... Nguyễn Khuyến viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn. Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, nhưng hình ảnh nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt. Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học. 

Nguyễn Khuyến xứng đáng được gọi là nhà thơ của nông thôn. Dưới ngòi bút của ông, cuộc sống ở nông thôn dường như lúc nào cũng khó khăn, túng thiếu: 

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, 
Chợ búa, trầu cau chẳng dám mua . 
(Chốn quê) 

Nỗi ám ảnh thường xuyên của người nông thôn là lo mất mùa, lụt lội: 

Năm nay cày cấy vẫn chân thua, 
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùạ 
(Chốn quê) 
                                                    

Hay: 
Quai Mễ Thanh Liêm đã vờ rồi, 
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôị 
(Nước lụt Hà Nam) 

Ngày tết đến, nếu là năm được mùa thì còn có chút vui: 

Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng, 
Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt. 
(Cảnh tết) 

nhưng chẳng may gặp năm mất mùa thì tết nhất lại càng thê thảm: 

Dở trời mua bụi còn hơi rét, 
Nếm rượu tường đền được mấy ông? 
Hàng quán người về nghe xáo xác, 
Nợ nần năm hết hỏi lung tung. 

(Chợ Đồng) 

 Các thể loại khác trong thơ của cụ:

Ngày xuân dạy các con

    Năm mới vừa sang năm cũ qua
    Tuy nghèo ta vẫn mến nhà ta
    Chín sào công thổ là nơi ở
    Một bó tàng thư ấy nghiệp nhà
    Trước ngõ khói dày non khuất bóng
    Bên tường mưa ít cúc thưa hoa
    Các con nối chí cha, nên biết
    Nghiên bút đừng quên lúa , đậu , cà .



Về Hay Ở



Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe;

Lặng đi kẻo động khách lòng quệ

Nước non có tớ càng vui vẻ,

Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê ?
Quyên đã gọi hè quang quác quác,
Gà từng gáy sáng tẻ tè tẹ
Lại còn giục giã về hay ở ?
Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe 


Lên Lão

Ông chẳng hay ông tuổi đã già,
Năm lăm ông cũng lão đây mà.
Anh em làng xóm xin mời cả,
Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là.
Chú Đáo bên làng lên với tớ,
Ông Từ xóm chợ lại cùng tạ
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, 
Có rượu thời ông chống gậy rạ



Tự Trào 

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng. 


TÂM TÌNH NGUYỄN KHUYẾN ĐƯỢC GỞI GẤM TRONG THƠ VĂN CỦA ÔNG
                 
Sáng tác của Nguyễn Khuyến hầu hết được làm sau lúc từ quan, hiện còn khoảng hơn 400 bài, gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm. Có bài ông viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, cả hai đều rất điêu luyện. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh ba nội dung:

- Bộc bạch tâm sự của mình;
- Viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương - một vùng đồng chiêm nghèo ở Bắc Bộ;
- Chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, tùy thời, cơ hội lúc bấy giờ.

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được đào tạo theo khuôn mẫu của đạo đức của Nho giáọ Đối với ông, con người sinh ra ở đời sau khi học hành, đỗ đạt thì phải ra làm quan để "thờ vua giúp nước", thực hiện nghĩa vụ "trí quân trạch dân" (vừa giúp vua, vừa làm cho dân được nhờ) mà đạo lý nhà nho đã quy định.

Trong một thời buổi bình thường chắc Nguyễn Khuyến sẽ trở thành một ông quan thanh liêm, mẫu mực. Nhưng thời Nguyễn Khuyến sống, Pháp đang đánh chiếm Việt Nam, triều đình vì bạc nhược nên đã lần lượt đầu hàng giặc. Trong một bối cảnh như thế nếu Nguyễn Khuyến cứ làm quan thì không khác nào tiếp tay cho giặc, đó là điều mà các nhà nho chân chính rất sợ. Nguyễn Khuyến lúng túng trong thái độ ứng xử. Cuối cùng ông quyết định từ quan.

Trong thơ ông có rất nhiều bài thể hiện cái tâm trạng ấỵ Lúc đầu ông do dự "mình bỏ nước về nhưng bạn bè đâu phải không có người ở lạị Và về như thế chắc gì con cháu đã khen".

Về sau ông mới dứt khoát cho rằng lui về là phải, và ông tiếc là một số bạn bè đã không hành động như ông. Có điều thời cuộc thì mỗi ngày một xấụ Thực dân Pháp ngày một lấn tới, bọn cơ hội, tùy thời lúc đầu còn rụt rè, về sau thì công khai ra cộng tác với giặc. Nguyễn Khuyến cảm thấy buồn vô hạn. Ông viết về tiếng con cuốc kêu và đó cũng là tiếng lòng của ông đối với non sông đất nước:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mợ 


Và cho đến lúc nghĩ là mình sắp từ giã cuộc đời, trong bài Di chúc, ông vẫn nói:

Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹo trời! 
    

Nhà lưu niệm cụ Nguyễn Khuyến là từ đường Nguyễn Khuyến, một phần khu nhà cũ mà nhà thơ đã sống gần 20 năm cuối đời tại thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, (Bình Lục, Hà Nam) .

                              
Ngôi nhà của cụ Nguyễn Khuyến

Ao thu trước nhà cụ Nguyễn Khuyến


VÀI NÉT VỀ " AO THU" CỦA NGUYỄN KHUYẾN

Khi bước ra khỏi ngôi nhà từ đường, trước mặt s là “ngõ trúc quanh co” và “ao thu lạnh lẽo, nước trong veo”. Cái ao đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng, nước trong leo lẻo, quả ổi vàng ruộm bên bờ rụng xuống, làm tan vỡ cả một mảnh mây trời. “Nhân vật” chính trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến cũng trải qua nhiều bước thăng trầm.

Trước nhà ông , một ao rộng mênh mông, chạy đến tận mép con mương bao quanh làng. Ấy vậy nên Nguyễn Khuyến đã viết: “Trước ngõ hơn chừng một mẫu ao; Cá không phải thả vẫn dồi dào; Người giàu làm chủ lời hàng vạn; Kẻ khó mua về kiếm được bao; Gạo đắt khôn xoay lo đủ bữa; Nước sâu lại gặp cảnh mưa rào; Giàu nghèo ai biết nào do số; Đừng oán sầu chi, gắng sức vào”.

Cái ao nằm trong tính toán phong thủy của Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến mệnh Hỏa nên trấn trạch hai thủy một hỏa để cân bằng âm dương. Hai thủy gồm cái ao lớn có bờ cỏ thẳng ngăn ở giữa rồi đến cái lạch nước trong. Cái ao và lạch giống hình bút lông và nghiên mực của các nhà nho.


Trong Văn học VN, Nguyễn Khuyến là một hiện tượng đặc biệt. Cụ là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là một đại khoa quan triều vừa là một thôn dân thực thụ. 

Qua ba bài thơ “Thu” nổi tiếng. Cả ba khoa thi Hương, thi Hội , thi Đình cụ đều đỗ thủ khoa. Là một nhà thơ có lòng ái quốc và tự tôn dân tộc cao, cụ căm ghét chế độ thực dân và quan triều bạc nhược. Cụ coi nghiệp văn chương và là nghiệp chính, lớn đối với ông. 
Với truyền thống văn hoá Nghệ –Tĩnh và Nam Định- Hà Nam hun đúc nên một Nguyễn Khuyến làm rạng rỡ làng Yên Đổ ( làng Và) .Ông là dòng thơ lớn sáng chói trong nền văn học nước ta, trong lịch sử văn hoá Việt Nam.

Hình ảnh và tài liệu về cụ Nguyễn Khuyến được tác gỉa sưu tầm trên mạng, xin cám ơn các tác gỉa.
                      

Lý Bích Thủy biên khảo
7.9.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét