HOA HUỆ
Sao bóng hoa trên tường lại đen?
Em đừng nhìn đi đâu thế em
Anh không biết vì sao, ai có lỗi...
Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi
Sao bóng hoa trên tường lại đen?
(Bế Kiến Quốc)
Huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa) (danh pháp khoa học: Polianthes tuberosa), là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt.
Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), hình dáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.
Hai giống này có thể phân thành nhiều loại trong đó có huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài. Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm, ngoài ra còn có huệ đỏ.
Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Nhiều người cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ.
HOA HUỆ LAN
Tay thon những ngón xinh xinh ,
Nở ra ngọc chuốt ân tình trao nhau ,
Huệ thơm ép tấm lụa đào ,
Trăm năm tình vẫn ngạt ngào hương thơm .
(ST)
Hoa huệ đỏ
Hoa Huệ đỏ
Hoa Huệ tím
Hoa huệ cam
Kỹ thuật trồng hoa huệ trắng
Vì sao đêm đến hoa huệ mới toả hương ngào ngạt?
Những ngày trời mưa hoa huệ ngát hương, tục ngữ có câu:
" Hoa không phơi náng không thơm"
Đó là là khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều. Nhưng đêm thì làm gì có nắng, vậy mà hoa huệ lại toả mùi thơm hơn cả ban ngày.
" Hoa không phơi náng không thơm"
Đó là là khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều. Nhưng đêm thì làm gì có nắng, vậy mà hoa huệ lại toả mùi thơm hơn cả ban ngày.
So với các loài hoa nở ban ngày, hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt. Mỗi khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra. Vì vậy, tuy ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.
Cũng vì hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, nên nếu chú ý bạn sẽ thấy không chỉ ban đêm, mà ngay cả ban ngày, vào những hôm có mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng. Vì lẽ đó, hoa huệ còn có tên là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa).
Mặt khác, hoa huệ thơm về đêm cũng vì một lẽ rất đơn giản, ấy là đa số các giống huệ đều nở về đêm. Tập tính này của huệ có lẽ đã hình thành qua nhiều thế hệ tiến hoá. Bình thường, hoa tỏa ra mùi thơm để mời côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống. Đa số hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban ngày, vì vậy chúng nở vào ban ngày để quyến rũ ong bướm. Tuy nhiên, hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên nó phải chuyển giờ nở sang đêm để chiều lòng "khách" vậy.
HUỆ TA
Huệ tây (Lys)
HOA HUỆ Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ Phật mà không dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.
Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp. Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau. Cúng chùa dâng lễ Phật cơ bản có hai loài thích hợp nhất là sen và huệ… Nhiều loài hoa, nhưng chỉ có một số loại dùng để thờ cúng như hoa huệ, hồng, cúc vàng.. dùng để dâng cúng. Do đó, cần biết để chọn hoa cúng phù hợp mới trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với Phật và ông bà tổ tiên. Hoa huệ dùng để dâng cúng rất thích hợp trong đạo Phật, người phật tử cần biết chọn hoa để cúng cho phù hợp không khí trang nghiêm và thể hiện được lòng thành kính.
Khi mua hoa huệ về nhà, trước khi đặt vào bình ta nên vạt bỏ một đoạn gốc cành, vì vết cắt từ trước có thể bị nhiễm khuẩn không thể chưng được lâu. Trong bình tất nhiên phải có chứa nước và nước này nên thay hằng ngày. Mỗi lần thay nước là thêm một lần vạt bớt thêm một đoạn gốc, nếu không gốc sẽ bị thúi (do nhiễm khuẩn) mà nước trong bình cũng không có mùi khó ngửi.
Hoa Huệ được trồng nhiều tại miền Bắc và một số vùng ở miền Trung. Hoa huệ được tiêu thụ nhiều nhất vào mùa lễ hội, đi chùa sau tết âm lịch ở Việt Nam.
Hiện nay, huệ đang được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là các vùng trồng hoa lân cận Hà Nội.[
Dùng hoa huệ trong các dịp lễ tết đã là một thói quen tiêu dùng của Việt Nam.. vì vậy nhu cầu tiêu thụ hoa huệ rất lớn. Tuy nhiên, do quá trình độ thị hoá nên diện tích trồng Huệ ở đây đã bị thu hẹp nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu về hoa Huệ trên thị trường ngày càng gia tăng vì vậy giá hoa Huệ nhiều năm vẫn ở mức cao.
Trung bình từ 10 – 15 nghìn một chục, đặc biệt trong các dịp lễ, tết giá hoa có thể tăng gấp rưỡi đến gấp đôi. Mỗi sào Huệ sau khi trừ đi mọi chi phí khoảng 8 triệu đồng, thu tiền lãi từ 9 đến 10 triệu đồng một năm. Nếu thời tiết thuận lợi có thể thu lãi được 15 đến 20 triệu đồng/sào.
Nhiều nông dân ở các tỉnh lân cận gần Sài Gòn đã chuyển sang trồng hoa huệ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều gia đình nông dân đã thay đổi hoàn cảnh sống nhờ trồng hoa Huệ. Ngày nay với kỹ thuật mới, người nông dân có thể trồng được các loài huệ đỏ, cam, tím..https://www.youtube.com/watch?v=xOUY7_6jam4,
Hoa huệ cũng được coi là nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng.
HOA HUỆ TRẮNG
Vuờn huệ sau nhà lớp lớp bông
Năm xưa thương khó mẹ vun trồng
( Nửa chừng xuân thắm thành sương phụ )
Hoa trắng như lòng mẹ trắng trong .
Từng búp hoa non mẹ dịu dàng
Nâng niu chiều xuống đến ngày sang
Chờ hương tỏa ngát tình nhân thế
Thành kính dâng lên lễ Phật đàn .
Hoa trắng tuổi thơ trắng áo cơm
Nặng vai đầu chợ sớm chiều hôm
Các con khôn lớn từ tay mẹ
Thành đạt như vườn hoa huệ thơm .
Đau lòng con trẻ ở phương xa
Nhớ mẹ con trồng huệ truớc nhà
Hoa thơm tình nguời trắng tóc mẹ
Nhưng mẹ đâu còn để ngắm hoa .
Mất mẹ trong đời mất lớn lao
Con chưa phụng duỡng một ngày nào
Đuốc thiêng , tìm kiếm ngàn năm nữa
Vẫn chẳng bao giờ thấy mẹ đâu !
Con dâng hoa huệ thắp hương đăng
Thành kính như xưa truớc Phật đàn
Mẹ cúng Phật Trời con cúng mẹ
Mong Nguời thanh thản cõi bình an .
(Quế Phượng )
|
HOA LAN HUỆ
Hoa lan huệ vốn thích hợp với khí hậu ôn đới, chịu lạnh tốt nhưng cây vẫn cho hoa hằng năm khi được trồng tại nước ta. Tên tiếng anh của hoa lan huệ là Amaryllis. Từ xưa, hoa này vốn đã có ở Việt Nam, chúng thường được trồng làm hàng rào với tông màu đỏ, cam, đôi lúc mọi người cũng không quan tâm giống hoa này.
Gần đây, do xuất hiện nhiều giống mới với những tông màu đặc sắc, có loại cho hương thơm nên một số người không ngần ngại mang bằng được giống hoa này từ nước ngoài về.
Cây chỉ ra hoa một lần trong năm, khoảng thời gian từ lễ giang sinh đến hết tháng một âm lịch, thậm chí, hoa nở trong 7 ngày sẽ tàn nhưng với những người hiểu biết về nó, họ có thể kích thích ra hoa vào đúng dịp mong muốn như tết âm lịch.
Giống lan huệ Picotee
HOA HUỆ TRONG ẨM THỰC
Hoa huệ xào thịt bò
Nguyên Liệu:
- 3 cây hoa huệ.
- 100gr thịt bò mềm.
- 1/2 củ cà rốt, bột năng.
- Gia vị: 3 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê tỏi.
- 100gr thịt bò mềm.
- 1/2 củ cà rốt, bột năng.
- Gia vị: 3 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê tỏi.
Thực Hiện:
- Hoa huệ tách từng bông, rửa sạch, chần nước sôi.
- Thịt bò thái miếng vừa ăn, ướp với một thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê bột năng, 1 thìa cà phê bột nêm. Để 10 phút cho thịt ngấm gia vị.
- Phi thơm tỏi, cho thịt bò và cà rốt vào chảo, đảo đều. Nêm gia vị.
- Cho hoa huệ vào đảo nhanh tay , tắt bếp.
- Thịt bò thái miếng vừa ăn, ướp với một thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê bột năng, 1 thìa cà phê bột nêm. Để 10 phút cho thịt ngấm gia vị.
- Phi thơm tỏi, cho thịt bò và cà rốt vào chảo, đảo đều. Nêm gia vị.
- Cho hoa huệ vào đảo nhanh tay , tắt bếp.
CÁCH TỈA HOA LYS ( Hoa Huệ) ĐỂ TRANG TRÍ TRONG ẨM THỰC
TRỒNG HOA HUỆ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG
TÂM SỰ CỦA MỘT NÔNG DÂN TRỒNG HOA HUỆ
Mạnh dạn đầu tư trồng huệ trắng, ông Đỗ Văn Bảy (ngụ ấp Trường Thạnh A, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ) thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Ông Bảy cho biết: “Trước khi bắt tay trồng huệ tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình và học hỏi kinh nghiệm trồng”. Sau khi có một số kiến thức kha khá, ông bắt tay vào cải tạo lại ruộng đất, lên liếp cao 4 – 5 tấc, rồi trồng hoa theo luống để tránh ngập nước. Thời gian từ khi trồng đến khi huệ ra hoa khoảng 4 tháng.
“Hiện, nguồn thu nhập chính của gia đình tôi nhờ vào 2,5ha hoa huệ. Tiền phân bón, thuốc trừ sâu… khoảng 10 triệu đồng/công/năm. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi có thu nhập gần 500 triệu đồng” – ông Bảy cho hay.
Theo ông Bảy, trồng hoa huệ không tốn công chăm sóc nhiều, không phải tưới nước thường xuyên, chỉ cần chú ý theo dõi kỹ: “Mình phải theo sát, khi có dấu hiệu của sâu bệnh là phải dùng thuốc ngay, tránh để dịch xảy ra. Bên cạnh đó, nên sử dụng phân chuồng thường xuyên bón cho hoa để tạo độ tơi xốp cho đất mà hạn chế được dịch bệnh, chi phí chăm sóc. Điều cần lưu ý nữa, sau khi trồng hoa huệ từ 3 – 4 năm thì mình phải cải tạo lại đất và trồng lại vụ huệ khác, nếu cứ để giống cũ mà thu hoạch hoài thì sẽ không hiệu quả, hoa sẽ bị sâu bệnh nhiều” - ông Bảy sẻ chia kinh nghiệm.
Được biết, nhờ có bí quyết trồng hoa nên mặt hàng hoa huệ của ông Bảy rất đẹp, được rất nhiều bạn hàng ở các tỉnh, thành ĐBSCL ưa chuộng.
Cầm trên tay những cành huệ trắng, ông Bảy tâm sự: “Từ khi bén duyên với cây huệ, tôi thấy cuộc sống gia đình tôi nhẹ nhàng mà ổn định hơn trước rất nhiều. Tôi nghĩ, với nghề trồng hoa, trước hết phải có tình yêu, sự đam mê với nó thì mới làm được”.
Nguyễn Thị Hồng
6.9.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét